Giáo án Ngữ văn 11 hoàn chỉnh

Giáo án Ngữ văn 11 hoàn chỉnh

Tiết: 1, 2: Đọc văn

VÀO PH Ủ CHÚA TRỊNH

I. MỤC TIÊU.

 Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.

II. CHUẨN BỊ.

- Gv: Sách giáo viên, máy chiếu overhead

- Hs: Đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu lịch sử VN giai đoạn vua Lê – Chúa Trịnh .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

1. Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc 264 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1367Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 hoàn chỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	
Tiết: 1, 2: Đọc văn	
VÀO PH Ủ CHÚA TRỊNH
I. MỤC TIÊU.
 Giúp học sinh hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, cũng như thái độ trước hiện thực và ngòi bút kí sự chân thực, sắc sảo của Lê Hữu Trác qua đoạn trích miêu tả cuộc sống và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh.
II. CHUẨN BỊ.
- Gv: Sách giáo viên, máy chiếu overhead
- Hs: Đọc kĩ văn bản, Tìm hiểu lịch sử VN giai đoạn vua Lê – Chúa Trịnh .
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC..
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Nội Dung cần đạt
H Đ1
- Gv: Yêu cầu Hs đọc phần Tiểu dẫn trong Sgk và nêu câu hỏi thảo luận:
“Phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa trình bày những nội ding gì ?”
- Hs: Đọc sách giáo khoa, thảo luận thành từng nhóm
H Đ 2
GV cho HS đọc văn bản
- Gv: Quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa được tác giả miêu tả như thế nào ? 
- Hs: dựa vào văn bản trả lời
- Gv: Nhận xét của em về cách miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa của tác giả ? 
- Gv: Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa ? 
- Nhóm 1: thảo luận, báo cáo
- Nhóm 2 : thảo luận, báo cáo
- Gv: Ngoài nghệ thuật miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa , đoạn trích còn có gì đặc sắc ?
- Gv: Gọi Hs đọc sgk và nêu câu hỏi thảo luận:
+ Nơi ở của thế tử Trịnh Cán được miêu tả như thế nào ?
+ Em có nhận xét gì về chi tiết miêu tả nơi ở của thế tử Trịnh Cán ? 
- Hs: trả lời – đôi thoại.
+ Hình hài, vóc dáng của thế tử Cán được miêu tả như thế nào ? 
- Hs: trả lời 
+ Em có nhận xét gì về cách miêu tả này ?
- Gv: Thái độ của Lê Hữu Trác và phẩm chất của một thầy lang được thể hiện như thế nào khi khám bệnh cho thế tử Cán? Em có suy nghĩ gì về thái độ và phẩm chất ấy ?
- Gv: Yêu cầu Hs tự tóm tắt những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, 
- Nhận xét.
I. GIỚI THIỆU. 
- Cuộc đời và sự nghiệp của Lê Hữu trác:
 + Lê Hữu Trác sinh năm 1724, mất năm 1791. Quê làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương – nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hương Yên. Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông ( ông già lười ở đất Thượng Hồng). Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ là quan Hữu Thị Lang Bộ Công. Lê Hữu Trác là con thứ bảy nên có tên gọi là Chiêu Bảy. Gần ba mươi tuổi Lê Hữu Trác về sống tại quê mẹ thuộc xứ Bào Thượng, xã Tình Diễm – nay thuộc xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
 + Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sựn nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tong tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời Trung Đại. Quyển sách cuối cùng này là tác phẩm văn học xuát sắc Thượng Kinh Kí Sự.
 + Thượng Kinh Kí Sự đánh dấu sự phát triển của thể kí VN thời Trung đại. Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho thé tử Trinh Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm Dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới nhà ở Hương Sơn ngày 2 tháng 11. Tổng cộng là 9tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh. Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng Kinh Kí Sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là một nhà văn.
 + Đến kinh đô, Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy – Hoàng Đình Bảo, sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa để khám bệnh cho thé tử Cán . Đoạn trích bắt đầu từ đó.
Tác giả ghi lại chân thực , sinh động về cuộc sống xa hoa, uy quyền của phủ chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình.
II. ĐỌC – HIỂU.
1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả:
 + Vào phủ chúa phải qua nhiều lần cửa và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”.
 + Trong khuôn viên phủ chúa”người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”.
 + Nội dung được miêu tả gồm những chiesu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cunh nhân xúm xít, mặt phấn sáo đỏ...
 + Ăn uống thì “ mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”
 + Về nghi thức: Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm baejnh cho thế tử. Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ lệnh mới được vào.” Muốn và phải có thẻ”, vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữ Trác phải “lạy bốn lạy”. 
 => Phủ chúa thật lộng lẫy, sang trọng uy nghiêm. 
- Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, sinh động. Thuật lại theo trình tự diễn ra. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc.
- Mặc dù không tỏ thái độ trực tiếp nhưng người đọc nhận ra thái độ của tác giả: dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất, sưng sờ trước quang cảnh nơi phủ chúa , không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc 
 => Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi, với quyền quí cao sang
2. Trịnh Cán và thái độ, con người Lê Hữu Trác. 
- Miêu tả con người.(Từ quan truyền chỉ đến quan Chánh đường , từ lính khiêng võng đến các quan ngự y, từ cô hầu gái những phi tần, mĩ nữ. Đạc biệt là Trịnh Cán)
- Lối vào chỗ ở của vị chúa rất nhỏ “ Đi trong tối om, qua năm, sáu lần trướng gấm”.
- Nơi thế tử ngự: đặt sập vàng, cắm nến to trên ghế đồng, bày ghế rồng sơn son thiếp vàng, nệm gấm. ngót nghét chục người đướng chầu trực sau tấm màn che ngang sân. Đèn chiếu sáng làm nổi bật màu phấn và màu áo đỏ, hương hoa ngào ngạt.
- Chỉ có môt ấu chúa, thực chất là cậu bé lên 5 tuổi chưa đến tuổi đi học mà vây quanh bao nhiêu là vật dụng gấm vóc, lụa là vàng ngọc. Tất cả, bao chặt lấy con người.Người đông nhưng đều êm lặng thành ra không khí trở nên lạnh lẽo, băng giá. Bao trùm lên các mùi phấn son tuy ngào ngạt nhưng thiếu sinh khí. Một cậu bé như Trịnh Cán rất cần ánh sáng, khí trời, vậy mà bị quây tròn, bọc kín trong cái tổ kén vàng son khác gì mầm non trong vỏ cứng. 
- Diện mạo:
 + Mặc áo đỏ, ngồi trên sập vàng.
 + Biết khen người giữ phép tắc”Ông này lạy khéo”
 + Đứng dậy cửi áo thì: “tinh khí khô hết, mặt khô, rốn lồi to, gân thì xanh, chân tay, gầy gònguyên khí đã hao mòn, thương tổn quá mứcmạch bị tế sác..âm dương đều bị tổn hại”.
- Miêu tả khách quan 
- Khi khám bệnh cho thế tử Cán, thái độ của Lê Hữu Trác diễn biến rất phức tạp:
 + Một mặt tác giả chỉ ra căn bệnh cụ thể, nguyên nhân của nó, một mặt ngầm phê phán.
 + Ông rất hiểu căn bệnh của Trịnh Cán, đưa ra cách chữa hợp lý, thuyết phục nhưng sợ chữa có hiệu quả, chúa sẽ tin dùng, bị trói buộc công danh. Để tránh được chữa cầm chừng, dùng thuốc vô thưởng vô phạt. Song trái lại với y đức, trái với lương tâm, phụ long ông cha.tâm trạng ấy giằng co xung đột. cuối cùng ông làm tròn trách nhiệm – lấy việc trị người làm mục dích chính. 
III. TỔNG KẾT: 
- Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” trích “Thượng Kinh Kí Sự” của Lê Hữu Trác vừa mang đậm giá trị hện thực, vừa thể hiện phẩm chất của thầy thuốc giàu tài năng, mang bản lĩnh vô vi thích sống chan hòa với thiên nhiên, ghẻ lạnh với danh vọng, suốt đời chăm loi giữ y đức của mình.
- Tài năng quan sát sự vật, sự việc, cách kể hấp dẫn, góp phần làm nên giá trị thể kí.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập nâng cao : Dựng lại hình tượng Lê Hữu Trác qua đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
- Soạn bài mới: Ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết: 3	 Tiếng Việt	
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh :
- Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói của cá nhân, mối tương quan của chúng.
- Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong ngôn ngữ của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời, rèn luyện để hình thành và nâng caonăng lực sáng tạo của cá nhân, biết phát huy phong cách ngôn ngữ cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
- Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
II. CHUẨN BỊ:
- Gv: Sách giáo viên, máy chiếu overhead
- Hs: Đọc kĩ sgk
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Nội Dung cần đạt
H Đ 1
Ngôn ngữ tài sản chung của xã hội 
Gv yêu cầu học sinh đọc Sgk và hỏi:
- Tại sao ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội ?
- Hs: đọc Sgk, trả lời câu hỏi
Gv gọi một số Hs trả lời câu hỏi:
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng đồng được biểu hiện bằng yếu tố nào?
- Hs: trả lời
- Tính chung trong ngôn ngữ cộng đồng còn được biểu hiện qua những qui tắt nào ?
- Hs: đọc Sgk, trả lời câu hỏi
Gv yêu cầu Hs đọc Sgk và trả lời câu hỏi:
- Hs: trả lời
- Em hiểu thế nào là lời nói cá nhân ?
- Cái riêng trong lời nói của mỗi người được biểu lộ ở phương diện nào ?
( Gv tổ chức cho Hs thảo luận)
+Thảo luận: nhóm 1,2 và báo cáo
+ Thảo luận: nhóm 3,4 và báo cáo
- Biểu hiện cụ thể nhất và rõ nhất của lời nói cá nhân thường thấy ở những ai ?
H Đ2
Gv: Chia nhóm, giao việc cho học sinh thảo luận:
- hãy tìm và phân tích sự sáng tạo thể hiện qua lời nói cá nhân của nhà văn qua một tác phẩm tiêu biểu của họ ?
I. TÌM HIỂU CHUNG
Tính chung trong ngôn ngữ
- Muốn giao tiếp hiểu biết nhau, dân tộc, cộng đồng xã hội phải có phương tiện chung. Phương tiện đó là ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ là tài sản chung của cộng đồng được thể hiện qua các yếu tố, các qui tắt chung. Các yếu tố và qui tắc ấy phải là của mọi người trong cộng đồng xã hội mới tạo ra sự thống nhất. Vì vậy ngôn ngữ là tài sản chung.
- Tính chung trong ngôn ngữ của cộng dồng được biểu hiện qua các yếu tố:
 + Các âm và các thanh(phụ âm, nguyên âm, thanh điệu) 
Các nguyên âm : e, ê, u, ư, ô, o, ơ, ă, â
Sáu thanh:
1.Khôn (ngang) (không dấu)
2. Huyền 
3. Hỏi
4. Ngã
5. Sắc
6. Nặng
 + Các tiếng(âm tiết) tạo bởi các âm và thanh
Ví dụ: Nhà -> [/n/h/a]2
 + Các từ -> các tiếng (âm tiết) có nghĩa. Ví dụ: cây, me, nhà
 + Các ngữ cố định - > Thành ngữ, quán ngữ: Thuật vợ thuận chồng, bụng ỏng đít vòn, của đáng tội, nói toạc móng heo, cô di đúc lại
 + Đó là phương thức chuyển nghĩa từ. Chuyển từ nghĩa gố sang nghĩa khác (nghĩa phát sinh) hay còn gọi là phương thức ẩn dụ.
 + Quy tắc cấu tạo các loại câu. Ví dụ: Câu dơn hai thành phần; câu dơn đặc biệt..
b) Lời nói sản phẩm riêng của cá nhân
Khi nói hoặc viết mỗi cá nhân sử dụng ngôn ngữ chung để tạo ra lời nói đáp ứng yêu cầu giao tiếp.
Lời nói cá nhân là sản phẩm của một người nào đó vừa có yếu tố qui tắc chung của ngôn ngữ, vừa mang sắc thái riêng và phần đóng góp của cá nhân.
- Giọng nói cá nhân (trong, ồ, the, thé, trầm, )vì thế mà ta nhận ra người quen khi không nhìn thấy mặt.
- Vốn từ ngữ cá nhân (do thói quen dùng những từ ngữ nhất định) vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào nhiều phương diện như lứa tuổi, giới tính, vốn sống, trình độhiểu biết, quan hệ xã hội..
- Sự chuyển đổi khi sử dụng từ ngữ chung . Cá nhân duwjaj vào nghĩa của từ (trồng cây -> trồng người),. Đó là sự sáng tạo của cá nhân.
- Tạo ra các từ mới. Những từ này lúc đầu  ... ôn từ, hình ảnh, nhạc điệu (điệp từ, điệp kiểu câu) 
TÔI YÊU EM
(PU-SKIN)
Tình yêu chân thành, mãnh liệt
vị tha, cao thượng
Ngôn ngữ giản dị, thể hiện tinh tế cảm xúc và lí trí của “tôi”
NHÂN VẬT BÊ-LI-CỐP
Phê phán lối sống ích kỉ, bạc nhược, bảo thủ của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX, đặt vấn đề: phải thay đổi, lối sống, xã hội....
Nhân vật điển hình
Chi tiết nghệ thuật độc đáo: cái vỏ bao, giọng điệu chậm, mỉa mai, đượm buồn.
GIĂNG VAN-GIĂNG
Trong hoàn cảnh bất công, tuyệt vọng, con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình yêu thương đẩy lùi bóng tối của cường quyền bạo lực...đặt niềm tin vào tương lai.
Sự đối lập giữa hai nhân vật:
Gia-ve Giăng Van-giăng
Hình ảnh lãng mạn: nụ cười của Phăng-tin
Nghệ thuật xây dựng nhân vật
(cử chỉ, ngôn ngữ, hành động)
3. Hướng dẫn học bài : 
 	- Ôn kĩ các nội dung còn lại.
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập phần TV 
D. RÚT KINH NGHIỆM 
Tiết 117. 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A. MỤC TIÊU:
- Củng cố, hệ thống hoá những kiến thức về tiếng Việt đã học.
- Rèn kĩ năng, sử dụng, thực hành về tiếng Việt.
B. PHƯƠNG PHÁP: 
Hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Bài cũ: Nêu tiêu mục các bài học TV đã học từ đầu năm học?
2. Bài dạy:Trọng tâm: ôn lại các KT cơ bản của TV 11
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG BÀI HỌC
- HS:làm việc với SGK
- Vì sao ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội?
- Vì sao lời nói lại là sản phẩm của các nhân?
- HS:làm việc với SGK 
- HS:làm việc với SGK 
- HS:làm việc với SGK 
Ngữ cảnh đã chi phối nội dung và hình thức của câu văn như thế nào?
- HS:làm việc với SGK
- Thế nào là nghĩa sự việc, nghĩa tình thái? Nêu những biểu hiện của hai loại nghĩa này?
HS thảo luận:đọc và trao đổi, trả lời các câu 6,7,8.
 CÂU 1 
Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội vì:
+ Trong thành phần ngôn ngữ có yếu tố chung cho tất cả cá nhân trong cộng đồng.
Đó là: các âm, các thanh.
Các âm tiết kết hợp với các thanh theo quy tắc nhất định. Các từ và ngữ cố định.
+ Tính chung còn thể hiện ở quy tắc, phương thức chung sử dụng các đơn vị ngôn ngữ. Quy tắc cấu tạo câu. Phương thức chuyển nghĩa của từ
Các quy tắc và phương thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách.
Lời nói là sản phẩm của các nhân vì:
+ Giọng nói cá nhân
Tuy dùng các âm, các thanh chung, nhưng mỗi người lại thể hiện chất giọng khác nhau.
+ Vốn từ ngữ cá nhân
Cá nhân ưa và quen dùng từ ngữ nhất định
Từ ngữ các nhân phụ thuộc vào tâm lí, lứa tuổi.
Cá nhân có sự chuyển đổi sáng tạo từ ngữ,tạo từ mới
Vận dụng sáng tạo các quy tắc,phương thức chung.
 CÂU 2
Bài thơ gồm 56 tiếng, đều là ngôn ngữ chung.
Sự vận dụng sáng tạo của Tú Xương:
+ “Lặn lội thân cò” lấy từ ngôn ngữ chung, nhưng đã đảo trật tự từ
+ “Eo sèo mặt nước” (tương tự)
+ “Năm nắng mười mưa” (vận dụng thành ngữ)
Tất cả: thể hiện sự chịu thương, chịu khó, tần tảo đảm đang của bà Tú.
 CÂU 3
Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc vận dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, làm căn cứ để lĩnh hội được nội dung, ý nghĩa của lời nói.
CÂU 4
- Bối cảnh rộng: hoàn cảnh đất nước bị xâm lược
- Bối cảnh hẹp: Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc tự vũ trang tập kích giặc ở đồn Cần Giuộc. 
Trong cuộc chiến đấu không cân sức ấy: 21 nghĩa sĩ đã hi sinh bài văn tế đã ra đời trong bối cảnh chung và cụ thể đó.
“Súng giặc đất rền
Lòng dân trời tỏ”
Triều đình nhà Nguyễn đầu hàng giặc, bỏ rơi dân chúng, chỉ có những người nông dân yêu nước, dũng cảm đứng lên đánh giặc. Ngữ cảnh chi phối cách sử dụng từ ngữ của hai câu bốn chữ mở đầu bài văn tế: lòng dân súng giặc 
 CÂU 5
Nghĩa sự việc:
-Là nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến trong câu
Biểu hiện:
+ Câu biểu hiện hành động
+ Câu biểu hiện trạng thái, tính chất. 
+ Câu biểu hiện quá trình
+ Câu biểu hiện tư thế
+ Câu biểu hiện sự tồn tại
+ Câu biểu hiện quan hệ.
Nghĩa tình thái:
Là thái độ, sự đánh giá của người nói với sự việc
Biểu hiện:
+ Khẳng định tính chân thực
+ Phỏng đoán sự việc
+ Đánh giá về mức độ hay số lượng
+ Đánh giá sự việc có thực, hay không có thực
+ Đánh giá sự việc đã xảy ra hay chưa xảy ra
+ Khẳng định khả năng sự việc
+ Là tình cảm của người nói đối với người nghe
+ Tình cảm thân mật, gần gũi
+ Thái độ kính cẩn
+ Thái độ bực tức, hách dịch.
CÂU 6
Dễ họ không phải đi gọi đâu?
Nghĩa sự việc: câu biểu hiện hành động
Nghĩa tình thái: phỏng đoán sự việc 
CÂU 7
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT
VÍ DỤ MINH HOẠ
1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp
1. “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông”
2. Từ không biến đổi hình thái
2. “Con ngựa đá con ngựa đá”
3. ý nghĩa ngữ pháp là ở chỗ sắp đặt từ 
 và cách dùng hư từ 
3. Tôi ăn cơm . Ăn cơm cùng tôi
 Tôi đang ăn cơm 
CÂU 8
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ CHÍNH LUẬN
1.Các phương tiện diễn đạt:
+ Từ vựng (phong phú) cho từng loại
+ Từ ngữ chung, lớp từ chính trị
+ Ngữ pháp: câu đa dạng, ngắn gọn
+ Ngữ pháp: câu chuẩn mực
+ Biện pháp tu từ: không hạn chế
+ Biện pháp tu từ: sử dụng nhiều
2. Đặc trưng cơ bản:
+ Tínhthông tin, thời sự
+ Tính ngắn gọn
+Tính sinh động hấp dẫn
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt suy luận
+ Tính truyền cảm, thuyết phục
 3. Hướng dẫn học bài:
- Ôn kĩ phần lí thuyết, làm lại các BT
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận 
D. RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần 35
Tiết 118 
LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
A - MỤC TIÊU:
Nắm vững cách tóm tắt văn bản
Tóm tắt được văn bản có độ dài 1000 chữ
B - PHƯƠNG TIỆN:
- SGK, SGV, bài soạn
- GV hướng dẫn HS thảo luận và thực hành.
C - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
H Đ1
- Mấy nét về thơ mới trong cách nhìn hôm nay.
- HS đọc và nhận xét
H Đ2
- Đọc bài: “Một thời đại trong thi ca”
- Xác định chủ đề và mục đích của văn bản.
- Trình bày ý định của tác giả qua văn bản:
- Tóm tắt văn bản
1. Đọc văn bản:
- Dự định tóm tắt như một bạn đã làm trong SGK vừa thiếu lại vừa thừa.
- Nên bỏ ý: “Thơ mới là phong trào văn học phong phú: có nhiều yếu tố tích cực:.
- Thêm vào: Thơ mới không nói đến đấu tranh cách mạng. Đó là một đặc điểm lớn.
2. Tóm tắt.
 - Chủ đề: Cảm nhận về tinh thần thơ mới là ở chữ tôi - ý thức cá nhân trỗi dậy một cách tuyệt đối. Đó là cái tôi đáng thương và tội nghiệp chứa đầy bi kịch. Đồng thời khẳng định bi kịch ấy đã dồn vào tình yêu tiếng Việt, yêu thơ, yêu quê hương đất nước mình.
 - Mục đích: Bàn về cái tôi trong thơ mới để người đọc, người nghe hiểu được tinh thần chung về nội dung của thơ mới đồng thời thấy được ý nghĩa xã hội, thời đại tâm lý của lớp người trẻ.
 - Tác giả khai triển bài viết:
+ Nêu vấn đề bàn luận: Tinh thần thơ mới
+ Cái khó giữa ranh giới thơ mới và thơ cũ.
+ Đưa ra nguyên tắc: Không căn cứ vào bài dở mà đối sánh bài hay với bài hay và trên đại thể.
+ Tinh thần thơ mới là ở chữ tôi
Cái khác nhau giữa thơ mới và thơ cũ là ở chữ tôi và chữ ta
Chữ tôi nếu trước đây có cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi trong thơ mới là theo nghĩa tuyệt đối của nó.
Cái tôi bây giờ đáng thương và tội nghiệp. Nó diễn tả các bi kịch và tâm hồn lớp trẻ.
Họ giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi vào tiếng Việt. Vì tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua.
Củng cố: HS đọc lại lý thuyết.
Hướng dẫn: về nhà đọc bài và chuẩn bị ôn tập làm văn.
D. RÚT KINH NGHIỆM. 
Tiết 119
ÔN TẬP PHẦN LÀM VĂN
 I. MỤC TIÊU 
- Giúp học sinh củng cố kiến thức cơ bản của chương trình làm văn lớp 11.
- Biết cách lập luận và vận dụng các thao tác lập luận: so sánh, phân tích, bác bỏ, bình luận trong bài văn nghị luận.
- Biết cách tóm tắt một văn bản nghị luận, viết tiểu sử tóm tắt và bản tin. 
II. PHƯƠNG PHÁP
Giáo viên tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định :Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh
2. Bài mới: 
Trọng tâm: ôn lí thuyết, luyện bài tập
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC 
- GV cho HS nhắc lại lí thuyết
- HS nhắc lại:
I . LÍ THUYẾT 
CÂU 1 
1. Phân tích đề lập dàn ý bài văn nghị luận
2. Thao tác lập luận phân tích
3. Luyện tập thao tác lập luận phân tích
4. Thao tác lập luận so sánh
5. Luyện tập thao tác lập luận so sánh
- Nhận xét, bổ sung
6. Luyện tập kết hợp thao tác phân tích và so sánh
7. Bản tin
8. Luyện tập viết bản tin
9. Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
10. Thao tác lập luận bác bỏ
11. Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ
12. Tiểu sử tóm tắt
13. Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt
14. Thao tác lập luận bình luận
15. Luyện tập thao tác bình luận
16. Luyện tập vận dụng các thao tác lập luận
 CÂU 2;BẢNG TỔNG HỢP
THAO TÁC
NỘI DUNG BÀI HỌC
YÊU CẦU VÀ CÁCH LÀM
SO SÁNH
So sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa hai hay nhiều đối tượng
Đặt đối tượng so sánh trên cùng một bình diện. Đánh giá trên cùng một tiêu chí.
Nêu rõ quan điểm của người viết.
PHÂN TÍCH
Chia tách, tháo gỡ một vấn đề ra thành nhữn+ GV: ấnđề nhỏ, để chỉ ra bản chất của chúng.
Phân tích để thấy được bản chất sự vật, sự việc.
Phân tích phải đi liền với tổng hợp 
BÁC BỎ
Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phê phán, gạt bỏ những quan điểm và ý kiến sai lệch. Từ đó nêu ý kiến đúng, thuyết phục người đọc, người nghe.
Bác bỏ luận điểm, luận cứ
Phân tích chỉ ra cái sai
Diễn đạt rành mạch, rõ ràng. 
BÌNH LUẬN
Đề xuất ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe đồng tình với nhận xét đánh giá của mình về đời sống hoặc văn học.
Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề bàn luận
Đề xuất được những ý kiến đúng
Nêu ý nghĩa, tác dụng của vấn đề. 
TÓM TẮT
 VĂN BẢN 
NGHỊ LUẬN
Trình bày ngắn gọn, nội dung của văn bản gốc theo một mục đích nào đó
Đọc kĩ văn bản gốc.Lựa chọn ý phù hợp với mục đích tóm tắt.
Tìm cách diễn đạt lại luận điểm. 
VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
Văn bản chính xác cụ thể về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sống của người được giới thiệu
Nguồn gốc
Quá trình sống
Sự nghiệp
Những đóng góp
 II. LUYỆN TẬP
 Câu 1 
- HS làm việc với SGK sau đó trả lời.
Phan Châu Trinh đã sử dụng các thao tác:
+ Thao tác lập luận bác bỏ
+ Thao tác lập luận phân tích
+ Thao tác lập luận bình luận 
- HSthảo luận nhóm
Câu 2
Phân tíc+ + GV: :
Cơ sở để xuất hiện câu “thất bại là mẹ thành công" 
- Phát biểu, nhận xét
- GV tổng hợp
+ Trải qua thất bại
+ Biết rút ra bài học kinh nghiệm
Bác bỏ:
- Sợ thất bại nên không dám làm gì
- Bi quan chán nản khi gặp thất bại
- Không biết rút ra bài học
- HS:thảo luận nhóm
- Nhận xét 
Câu 3
-Tác giả bác bỏ hạng người không biết sợ cái gì trên đời này. Đấy là quỷ chứ đâu phải là người. Loại người này rất hiếm, thực ra không có.
-Tác giả bác bỏ loại người thứ hai: “loại người sau đây thì chắc chắn không ít: sợ rất nhiều thứ nhất là quyền thế và đồng tiền. Nhưng đối với cái tài, cái thiên lương thì lại không biết sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi bại nhất”
 3. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Ôn lại nắm chắc lí thuyết, rèn viết thêm
- Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
D. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 11CB vung 135.doc