Giáo án Ngữ Văn - Khối 11 - Chương trình chuẩn

Giáo án Ngữ Văn - Khối 11 - Chương trình chuẩn

I. MỤC TIấU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.

 2. Kĩ năng: - Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích.

 3. Thỏi độ: GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

 1. Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác.

 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.

 

doc 296 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ Văn - Khối 11 - Chương trình chuẩn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: ....................................
Ngày dạy: Lớp: .....................ngày..........thỏng................năm.................
Lớp: .....................ngày..........thỏng................năm.................
Lớp: .....................ngày..........thỏng................năm.................
Tiết 1, Đọc văn	
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh kí sự”)
I. MỤC TIấU:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm cùng thái độ và tấm lòng của một danh y qua việc phản ánh cuộc sống, cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh; Hiểu được đặc điểm bút pháp kí sự của tác giả qua đoạn trích.
	2. Kĩ năng: - Rèn luyện HS kĩ năng khái quát , tổng hợp, phân tích. 
	3. Thỏi độ: GDHS có lối sống đạo đức tốt trong mối quan hệ giữa con người với con người trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
	1. Giáo viên: đọc SGK + SGV; Thiết kế bài dạy: Chuẩn bị chân dung Lê Hữu Trác.
	2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRèNH BÀI DẠY:
Hoạt động 1:
	1. Kiểm tra bài cũ:(Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sự chuẩn bị sỏch vở của học sinh)
Cõu hỏi:
Nội dung trả lời: 
Tờn học sinh trả lời: 1. Tờn:..........................................Lớp:................Điểm:..................
	 2. Tờn:..........................................Lớp:................Điểm:...................
	 3. Tờn:..........................................Lớp:................Điểm:...................
	2. Nội dung bài mới: 
	Nói tới người thầy dạy học mẫu mực, chúng ta nghĩ tới Chu Văn An. Nhắc tới người thầy thuốc giỏi, chúng ta nhớ tới Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Hải Thượng Lãn Ông không chỉ là một thầy thuốc giỏi mà còn là nhà thơ, nhà văn có tài.Để thấy được, ta tìm hiểu đoạn Vào phủ chúa Trịnh trích trong tác phẩm Thượng kinh kí sự.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi BẢNG
Hoạt động 2:(20’)
I. Tìm hiểu chung 
(HS đọc SGK) 
(?) Hãy trình bày những nét chính về cuộc đời Lê Hữu Trác?(4’)
(Lười không phải đối lập với chăm chỉ mà không nghĩ gì và lo tính về con đường danh vọng)
(?) Có những hiểu biết gì về sự nghiệp Lê Hữu Trác?(7’) 
 HS trả lời theo phần tiểu dẫn sgk.
- Sinh năm 1720 mất năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi. Quê: sgk/3
 Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). 
 - Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan. Cha đẻ là quan Hữu Thị Lang Bộ Công. Lê Hữu Trác là con thứ 7 nên còn có tên là Chiêu Bảy. Gần ba mươi tuổi Lê Hữu Trác về sống tại quê mẹ thuộc xứ Đầu Thượng, xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh.
- Lê Hữu Trác không chỉ chữa bệnh giỏi mà còn soạn sách, mở trường, truyền bá y học. Sự nghiệp của ông được tập hợp trong bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 66 quyển biên soạn trong thời gian gần 40 năm. Đây là tác phẩm y học xuất sắc nhất trong thời trung đại. Quyển cuối cùng trong bộ sách này là một tác phẩm văn học đặc sắc Thượng kinh kí sự.
- Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại.Tác phẩm hoàn thành vào tháng 8/1783. ở thiên kí sự này, tác giả đã kết hợp nhiều bút pháp, như: du kí, nhật kí, hồi kí, kí phong cảnh, kí ghi người, ghi việc 
- Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy, tai nghe từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán. từ khi nhận được lệnh vào kinh chữa bệnh cho Thế tử Cán ngày 12 tháng giêng năm Nhâm dần (1782), cho đến lúc xong việc về tới tại Hương Sơn ngày 2 tháng 11. Tổng cộng là 9 tháng 20 ngày. Tác phẩm mở đầu bằng cảnh sống ở Hương Sơn của một ẩn sĩ lánh đời. Bỗng có lệnh triệu vào kinh. Lãn Ông buộc phải lên đường. Từ đây mọi sự việc diễn ra theo thời gian và đè nặng lên tâm trạng của tác giả. Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ.
1. Tác giả:
- Sinh năm 1720 mất năm 1791, hưởng thọ 71 tuổi
- Quê: 
- Tên hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (ông già lười ở đất Thượng Hồng). 
- Gia đình có truyền thống học hành thi cử, đỗ đạt làm quan.
2. Sự nghiệp: 
- Lê Hữu Trác chữa bệnh giỏi, soạn sách, mở trường, truyền bá y học.
- Thượng kinh kí sự đánh dấu sự phát triển của thể kí Việt Nam thời trung đại.
- Tác giả ghi lại cảm nhận của mình bằng mắt thấy, tai nghe... 
->Thượng kinh kí sự khẳng định Lê Hữu Trác còn là nhà văn, nhà thơ. 
 (HS đọc SGK)
(?) Thế nào là thể kí(3’) 
(?) Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm nào? Tác phẩm nào là hoàn thiện nhất?(3’) 
(?) Từ đó yêu cầu của người viết kí?
(HS đọc văn bản và chú thích)
(?) Theo em văn bản nên đọc như thế nào?(3’)
(HS đọc SGK) trả lời
- Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về hiện thực con người, cảnh vật đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết.
- Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: “Công dư tiệp kí” của Vũ Phương Đề (thế kỉ XVIII) là tác phẩm mở đầu cho thể kí ở Việt Nam. Sau đó là: “Cát Xuyên tiệp bút” của Trần Tiến, “Bắc hành tùng kí” của Lê Quýnh, “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Nhưng phải đến “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác mới thực sự là tác phẩm kí hoàn chỉnh.
- Yêu cầu với người viết kí phải quan sát nhạy bén, giàu trí tưởng tượng. Đặc biệt phải có xúc cảm chân thành.
- sgk.
- Đọc chậm rãi, thể hiện được những suy nghĩ của tác giả trước uy quyền và cuộc sống của phủ chúa Trịnh.
3. Khái niệm về thể kí Trung đại Việt Nam
- Kí là loại hình văn xuôi tự sự dùng để ghi chép về hiện thực con người, cảnh vật đồng thời thể hiện cảm xúc chân thật của người viết.
- Kí Trung đại Việt Nam bắt đầu bằng tác phẩm: 
- Yêu cầu với người viết kí phải quan sát nhạy bén, giàu trí tưởng tượng. 
4. Đọc - giải nghĩa từ khó: 
(?) Nêu vị trí đoạn trích?(2’)
- Đến kinh đô. Lê Hữu Trác được xếp đặt ở nhà người em của Quận Huy - Hoàng Đình Bảo. Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán. Đoạn trích này bắt đầu từ đó.
5. Vị trí đoạn trích: 
- Đến kinh đô, Sau đó tác giả được đưa vào phủ chúa Trịnh để khám bệnh cho Thế tử Cán. 
(?) Theo em đoạn trích đã đề cập đến vấn đề gì?
- Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh. Đồng thời bộc lộ thái độ xem thường danh lợi và khẳng định y đức của mình. 
- Nội dung đề cập đến:
- Tác giả ghi lại một cách sinh động, chân thực về cuộc sống xa hoa uy quyền của chúa Trịnh.
Hoạt động 3:(17’)
(?) Tác giả đã làm như thế nào để miêu tả quang cảnh của phủ Chúa?
(?) Quang cảnh và cuộc sống đầy uy quyền của chúa Trịnh được miêu tả như thế nào? 
(?) Nội cung miêu tả gồm những gì?
- Bậc danh y tuổi cao, tài lớn đã nhìn thấy và ghi lại quang cảnh ở phủ chúa Trịnh Sâm. 
Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ và nổi lên quyền uy tột bậc của nhà Chúa.
+ Vào phủ Chúa phải qua nhiều lần cửa 
...và “những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp”. “Đâu đâu cũng là cây cối um tùm chim kêu ríu rít, hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương...). 
+ Trong khuôn viên phủ Chúa: “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Bài thơ ghi lại cảm nhận của tác giả để minh chứng cho cảnh sống xa hoa, uy quyền của phủ Chúa.
“Lính nghìn cửa vác đòn nghiêm ngặt
Cả trời Nam sang nhất là đây”.
+ Nội cung: được miêu tả gồm những chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh,hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, mặt phấn áo đỏ...
II. Đọc - hiểu: 
1. Cảnh sống xa hoa đầy uy quyền của chúa Trịnh và thái độ của tác giả :
Đó là cảnh cực kì xa hoa, tráng lệ và nổi lên quyền uy tột bậc của nhà Chúa.
+ Vào phủ Chúa phải qua nhiều lần cửa... 
+ Trong phủ Chúa: 
+ Nội cung: chiếu gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, ...
 (?) Về nghi thức để thăm bệnh cho Thế tử, theo cách miêu tả của Lê Hữu Trác có gì đặc biệt?
(?) Qua cách miêu tả các chi tiết trong phủ chúa Trịnh để nói lên điều gì?
+ Ăn uống thì “Mâm vàng, chén bạc, Lê Hữu Trác phải qua nhiều thủ tục mới được vào thăm bệnh cho Thế tử. 
+ Về nghi thức: ...
 Nào là phải qua nhiều cửa, phải chờ đợi khi có lệnh mới được vào. “Muốn vào phải có thẻ” vào đến nơi, người thầy thuốc Lê Hữu Trác phải “lạy bốn lạy”, khám bệnh xong đi ra cũng phải “lạy bốn lạy”. 
=> Tất cả những chi tiết trên cho người đọc nhận thấy phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. Lời lẽ nhắn tới chúa Trịnh và Thế tử đều phải hết sức cung kính (thánh thượng, ngự, yết kiến, hầu mạch...). Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Tác giả không thấy mặt Chúa mà chỉ làm theo mệnh lệnh của Chúa do quan Chánh đường truyền đạt lại. Xem bệnh xong chỉ được viết tờ khải để dâng lên Chúa. Nghiêm đến nỗi tác giả phải “Nín thở đứng chờ ở xa”.
+ Về nghi thức:
+ Ăn uống thì “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn của ngon vật lạ”. 
+ Về nghi thức: ...
=> Phủ chúa Trịnh thật lộng lẫy, sang trọng, uy nghiêm. 
(?) Em hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
- Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật. Thuật lại sự việc theo trình tự diễn ra. Ta có cảm giác, tác giả không hề thêm thắt, hư cấu mà cảnh vật, sự việc cứ hiện ra mồn một. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc. Đằng sau bức tranh và con người ấy chứa đựng, dồn nén bao tâm sự của tác giả.
- Đó là tài quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động giữa con người với cảnh vật.
(?) Thái độ của tác giả bộc lộ như thế nào trước quang cảnh ở phủ chúa. 
(?) Em có nhận xét gì về thái độ ấy của Lê Hữu Trác?
- Với tư cách của một người: “Vốn con quan, sinh trưởng ở chốn phồn hoa, chỗ nào trong cấm thành mình cũng đã từng biết. Chỉ có những việc trong phủ chúa là mình chỉ mới nghe nói thôi”. Bước chân tới đây tác giả không bộc lộ trực tiếp thái độ. Song ngòi bút sắc sảo, ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe của tác giả, người đọc nhận ra thái độ của người cầm bút. Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa. “Khác gì ngự phủ đào nguyên thuở nào” (một ngự phủ chèo thuyền theo dòng suối lạc vào động tiên). Việc được hưởng thụ giàu sang đang nằm trong tay, nhưng rút cục tác giả chẳng thiết tha gì. Đây là đường vào nội cung Thế Tử: “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. 
- Phải chăng thái độ gián tiếp của tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc thú quá mức của những người giữ trọng trách quốc gia. Cách tìm cuộc sống an nhàn nơi ẩn dật rõ ràng là sự đối trọng gay gắt với cách sống của gia đình chúa Trịnh Sâm và bọn quan lại dưới trướng. Thì ra tất cả những thứ sơn son, thiếp vàng, võng điều áo đỏ, sập vàng, gác tía, nhà cao cửa rộng, hương hoa thơm nức, đèn đuốc lấp lánh... Chỉ là phù phiếm, hình thức che đậy những gì nhơ bẩn bên trong. Những thứ đó qua cái nhìn của một ông già áovải, quê mùa tự nó phơi bày tất cả. Điều đó giúp ta khẳng định Lê Hữu Trác không thiết tha gì với danh lợi với quyền quý cao sang.
ễng khinh thường tất cả.
- Với tư cách của một người: Tác giả tỏ ra dửng dưng trước những quyến rũ của vật chất. Ông sững sờ trước quang cảnh của phủ chúa.
- Phải chăng thái độ gián tiếp của tác giả tỏ ra không đồng tình với cuộc sống xa hoa, hưởng lạc thú quá mức của những người giữ trọng trách quố ...  thức thực hiện
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc SGK, nêu vấn đề, gợi ý thảo luận, trả lời câu hỏi.
III. Phương tiện thực hiện 
1. Giáo viên: + Đọc SGK + SGV + TLTK
+ Thiết kế bài dạy
+ Chuẩn bị chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
	2. Học sinh: chuẩn bị theo hệ thống câu hỏi sánh giáo khoa và GV.
B. Tiến trình bài dạy
	* ổn định tổ chức (1’)	D2:
I. Kiểm tra bài cũ: (3’)
1. Câu hỏi: ? Cảnh tang lễ được tổ chức như thế nào, dụng ý của nhà văn ?
2. Đáp án: - Đám tổ chức theo lối hổ lốn: Ta – Tầu – Tây..(2 điểm)
 - Cách tổ chức như 1 đám rước. (2 điểm)
 - Người đi đưa không hề quan tâm đến nguời quá cố, họ trò chuyện
 đủ thứ .. (3điểm) 
 	 - Tố cáo xã hội tư sản thành thị lố lăng, đồi bài (3điểm)
II. Bài mới
 * Lời vào bài (1’) 
Trong nền văn học dân tộc đặc biệt là văn học hiện thực phê phán Nam Cao được coi là một nhà văn lớn tiêu biểu với ngòi bút tỉnh táo sắc lạnh vừa nặng trĩu những suy tư, vừa đằm thắm những yêu thương. Nam Cao đã góp phần không nhỏ trong nền văn học dân tộc.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
(Phân 4 nhóm, thảo luận và trình bày)
? Nêu những nét khái quát về cuộc đời của nam Cao?
I. Vài nét về tiểu sử và con người (10’)
1. Cuộc đời (5’)
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri (1917 – 1951) 
- Quê: ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, Phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Nam Cao là bút danh. Ông lấy chữ đầu của huyện và của tổng Nam Sang, Cao Đà để đặt bút danh. Điều đó chứng tỏ Nam Cao rất có ý thức với quê hương mình.
- Học hết bậc thành chung, Nam Cao theo một ông bác họ vào Sài Gòn kiếm sống. Vì điều kiện sức khoẻ Nam Cao ra Bắc sống bằng nghề giáo khổ trường tư và bạc bẽo trong nghề viết văn. Năm 1940 Nhật nhảy vào Đông Dương, trường Bưởi phải đóng cửa làm chỗ nhốt ngựa, Nam Cao lại về quê tiếp tục dạy học. Đây là thời gian, ông có điều kiện hiểu biết về người nông dân, về cuộc sống, khát vọng của họ. Năm 1943, Nam Cao bí mật tham gia Hội Văn hoá cứu quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Năm 1945 tham gia cướp chính quyền ở huyện Lí Nhân. Ông được bầu làm chủ tịch xã lâm thời. Năm 1946, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Nam Cao khoác ba lô lên đường trực tiếp tham gia kháng chiến. Ông có mặt ở Nam Trung Bộ trong những ngày đầu. Năm 1947 có mặt tại chiến khu Việt Bắc làm công tác báo chí, tuyên truyền kháng chiến. Ông lần lượt tham gia:
- Năm 1950 tham gia chiến dich biên giới 
- Tháng 11/1951 trên đường công tác vùng địch hậu Liên khu III (Thanh Hoá trở ra Hà Nam) ông bị địch phục kích và sát hại tại một địa điểm cách bốt Hoàng Đan Ninh Bình 3km. 
(Làng Vũ Đại - xã Gia Xuân - huyện Gia Viễn - tỉnh Ninh Bình)
? Con người Nam Cao được tái hiện như thế nào?
2. Con người (5’)
 Nam Cao có hai đặc điểm đáng chú ý.
+ Bề ngoài có vẻ vụng về, ít nói nhưng có đời sống nội tâm phong phú. Những cuộc đấu tranh gay gắt nhiều khi căng thẳng trong lòng Nam Cao trước những suy nghĩ, việc làm mà ông cho là tầm thường của mình. Ông là người trí thức trung thực luôn luôn vươn lên và nghiêm khắc đấu tranh với chính mình để thoát khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khát khao vươn tới tâm hồn của con người thật đẹp. Những tác phẩm viết về đề tài trí thức nghèo của Nam Cao đều gắn với cuộc đấu tranh bản thân trung thực, âm thầm mà quyết liệt trong suốt quãng đời cầm bút.
+ Nam Cao có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương. Ông gắn bó tha thiết với người nông dân ở quê hương mình, nhất là những người nghèo khổ bị áp bức. Nam Cao quan niệm không có tình thương đồng loại thì không đáng là người. Đây là điểm cốt lõi để Nam Cao viết những truyện ngắn về đề tài nông dân chan chứa tinh thần nhân đạo.
? Qua tác phẩm nam Cao đã thể hiện quan điểm sáng tác văn chương như thế nào?
(GV: lấy dẫn chứng và phan tích qua tác phẩm cụ thể: Trăng sáng, Đời thừa, Sống mòn...)
? Em hãy chứng minh: tác phẩm của Nam Cao có giá trị nhân đạo?
? Nam Cao luôn đặt ra yêu cầu về tính sáng tạo của người cầm být. Nhà văn có biến quan điểm nghệ thuật này thành thực tiễn sáng tác của mình không?
? Trước cách mạng, Nam Cao viết về những đè tài gì? 
II. Sự nghiệp văn học (22’)
1. Quan điểm nghệ thuật (8’)
 Nói tới sự nghiệp của Nam Cao phải đề cập đến quan điểm sáng tác, đề tài và tác phẩm chính. Đặc biệt là phong cách nghệ thuật.
+ Quan điểm sáng tác của Nam Cao.
* Nhìn thẳng vào sự thật tàn nhẫn, nhà văn phải mở lòng ra để đón mọi vang động của cuộc đời, phải nói lên nỗi cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng.
Cho nên ông đã đoạn tuyệt với những sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn đương thời, ông tìm đến chủ nghĩa hiện thực “Nghệ thuật vị nhân sinh”.
* Ông khẳng định một tác phẩm hay, có giá trị phải là tác phẩm thể hiện nhân đạo hoá con người. Đó là một yêu cầu tất yếu. Từ đó ông lên án những tác phẩm chỉ tả bề ngoài xã hội. Ví dụ: Nó ca tụng tình thương, tình bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn”.
* Nam Cao ý thức sâu sắc và đòi hỏi các nhà văn phải tìm tòi sáng tạo đồng thời phải có lương tâm, có nhân cách xứng đáng:
“Văn chương không cần.... Chưa có”
“Cẩu thả trong bất cứ...sự cẩu thả trong văn chương thì thật đê tiện”.
* Sau cách mạng và những năm đầu cuộc kháng chiến với quan điểm “Sống đã rồi hãy viết”. Ông tận tuỵ trong mọi công việc với quan điểm “Bây giờ tôi làm những việc không nghệ thuật để sửa soạn cho tôi có một nghệ thuật cao hơn”.
=> Những quan điểm này không được trình bày trong một chuyên luận mà được thể hiện trong cấctcs phẩm. Tuy thế, chúng vẫn cho thấy tính thống nhất, nhất quán và tiến bộ trong quan niệm về nghệ thuật (văn học) của Nam Cao. Gần một thế kỉ trôi qua nhưng những suy nghĩ, chiêm nghiệm của Nam Cao về chức năng của nghệ thuật chân chính và giá trị của tác phẩm văn học, về nghề văn và người nghệ sĩ vẫn còn nguyên tính thời sự.
2. Các đề tài chính (6’)
a. Những đề tài chính của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám 1945
Đề tài
Nông dân
Trí thức nghèo
Tác phẩm
Chí Phèo, Dì Hảo, Lão Hạc, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ em không được ăn thịt chó, Tư cách mô, Nửa đêm
- Trăng sáng, Đời thừa, Những chuyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt... và tiểu thuyết Sống mòn.
Nội dung phản ánh
- Dựng lên bức tranh chân thực về đời sống nông thôn Việt Nam nghèo đói, xơ xác trong sự bần cùng hoá hết sức thê thảm vào những năm 1940 - 1945
 + Chú ý những con người cùng đường, thấp cổ bé họng. Những số phận bi thảm, những con người bị đầy đoạ vào cảnh nghèo đói bị lăng nhục tàn nhẫn bất công.
 + Một bộ phận nông dân bị xô đẩy vào con đường bần cùng đầy tội lỗi không lối thoát, đặc biệt là bị tha hoá, lưu manh hoá.
- Miêu tả bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Đó là “Giáo khổ trường tư” nhà văn nghèo, viên chức, những con người làm công ăn lương... tất cả đều có ý thức về sự sống và nhân phẩm có hoài bão, có tâm huyết và tài năng. Họ đều muốn xây dựng sự nghiệp tinh thần cao quý. Nhưng cơm, áo, gạo, tiền và hoàn cảnh xã hội, làm cho họ phải “sống mòn”, “chết mòn” một kẻ vô ích, một người thừa “đời thừa”.
Giá trị
Kết án xã hội tàn bạo đã huỷ diệt nhân tính của những người nông dân hiền lành dồng thời khẳng định nhân phẩm và bản chất lương thiện của họ.
Phê phán xã hội phi nhân tính đã tàn phá tam hồn con người đồng thời thể hiện niềm khao khát một cuộc sống có ích, thực sự có ý nghĩa.
Kết luận: Viết về người nông dân hay người trí thức, tác phẩm của Nam Cao mang nội dung tư tưởng, triết học sâu sắc. Đó là vật chất và ý thức, hoàn cảnh và con người, môi trường và tính cách, Nam Cao rất chú ý về nhân phẩm, về thái độ khinh, trọng đối với con người, xã hội vô nhân đạo đối với con người.
? Sau cách mạng và thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống pháp Nam Cao viết những tác phẩm nào?
? Có vị trí như thế nào trong những năm đầu của nền văn học kháng chiến?
? Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của Nam Cao?
? Hãy đánh giá tổng quát về vị trí vàvai trò của nhà văn Nam Cao trong tiến trình lịch sử văn học Việt Nam như thế nào?
? Phân tích đặc sắc nghệ thuật Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc?
(Tìm một vài đoạn tiêu biểu và phân tích ngắn gọn)
b. Sau cách mạng và thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống pháp 
- Đôi mắt (1948) (Truyện ngắn). Tô Hoài cho rằng “Truyện ngắn Đôi mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của lớp nhà văn chúng tôi ngày ấy”
 - Nhật ký ở rừng (1948). Chuyện biên giới (1950),... đều là những tác phẩm có giá trị của nền văn học kháng chiến chống thực dân Pháp thời kỳ đầu.
-> Sau CM NC lao mình vào mọi công tác CM và K/c ông tự ngyện là người cán bộ vô danh tuyên truyền CM và có ý thức tự rèn luyện mình trong thực tế k/c.
3. Phong cách nghệ thuật (8’)
- Trong văn xuôi hiện đại Việt Nam, Nam Cao đã tạo cho mình một phong cách riêng:
 + Một là: Nhà văn có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật kể cả nhân vật có tâm lí phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính: dở say, dở tỉnh, dở khóc, dở cười, mấp mé ranh giới giữa thiện và ác, giữa con người, con vật. Nam Cao đã tạo ra những đoạn độc thoại, đối thoại rất chân thật, sinh động. Do chú ý phân tích tâm lí nhân vật nên kết cấu về thời gian đôi khi bị đảo lộn hoặc tạo ra không gian nghệ thuật (không gian chở tâm trạng con người)
 + Hai là: Truyện của Nam Cao thường viết về những phạm vi nhỏ hẹp, những vấn đề quen thuộc, cả những cái tầm thường nhưng lại chứa đựng những vấn đề lớn lao, những triết lí sâu sắc về cuộc sống về nghệ thuật. Cho nên giọng văn của Nam Cao buồn thương đến chua chát, rưng rưng đến lạnh lùng mà vẫn đằm thắm yêu thương.
=> Nam Cao là nhà văn lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. Nếu thời gian là thước đo để thử thách thì tác phẩm của ông càng ngời sáng.
III. Kết luận (3’)
- Nam Cao là nhà văn hiện thực lớn, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, có đóng góp quan trọng đối với quá trình hiện đại hoá truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên bước đường hiện đại hoá nửa đầu thế kỷ XX. Ông có quan điểm nghệ thuật sâu sắc, tiến bộ, đạt dược thành tựu xuất sắc về đề tài người trí thức nghèo và con người nông dân cùng khổ. Ông đặc biệt quan tâm đến đời sống tinh thần của con người, luôn đau đớn trước tình trạng con người bị rơi vào thảm cảnh sống mòn, bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí bị huỷ hoại cả nhân tính.
- Nam Cao là nhà văn có phong cách độc đáo: luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người; có biệt tài trong việc mieu tả và phân tích tâm lí; viết về cái nhỏ nặt hằng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc và có giọng văn đặc sắc.
IV. Luyện tập (3’)
Gợi ý:
- Có biệt tài phân tích tâm trạng nhân vật: “Lão cố làm ra vẻ vui vẻ...hu hu khóc”.
- Đối thoại thành công: “Khôn nạn...ông giáo ạ”.
- Đầm đà triết lí sâu sắc, ý vị:Không! Cuộc đời ...đi một sào”.
C. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị mới (2’)
 1. Bài cũ: - Học nắm vững nội dung cơ bản; Nắm chắc phong cách nghệ thuật.
 - Tìm đọc 1 số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao.
 2. Bài mới: chuẩn bị bài Phong cách ngôn ngữ báo chí 
	Yêu cầu: đọc bài và nắm các phương pháp diễn đạt và đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 11Chuan.doc