Đề kiểm tra 1 tiết năm học: 2009 – 2010

Đề kiểm tra 1 tiết năm học: 2009 – 2010

A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)

Câu 1: Chu kì của chuyển động tròn đều của hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều có dạng:

A. T = (2.π.|q_0 |)/(m.B) B. T = (2.π.m)/(|q_0 |.B)

C. T = (2.m .B)/(|q_0 |.π) D. T = (π.m)/(|q_0 |.B)

Câu 2: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt song song với các đường sức từ có đặc điểm

A. Luôn cùng hướng với đường sức từ B. Luôn vuông góc với đường sức từ

C. Luôn bằng không D. Luôn ngược hướng với đường sức từ

Câu 3: Một dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện có cường độ 2A. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn khoảng 20cm có độ lớn:

A. B = 2.10-6 T B. B = 2.10-5 T

C. B = 4.10-7 T D. B = 4.10-5 T

 

docx 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết năm học: 2009 – 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Phiêng Khoài
Họ tên: .....................................
Lớp: 11A...
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
NĂM HỌC: 2009 – 2010
(Thời gian làm bài 45 phút)
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)
Câu 1: Chu kì của chuyển động tròn đều của hạt mang điện chuyển động trong từ trường đều có dạng: 
A. T = 2.π.q0m.B 
B. T = 2.π.mq0.B
C. T = 2..m .Bq0.π 
D. T = π.mq0.B 
Câu 2: Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt song song với các đường sức từ có đặc điểm
A. Luôn cùng hướng với đường sức từ
B. Luôn vuông góc với đường sức từ
C. Luôn bằng không 
D. Luôn ngược hướng với đường sức từ
Câu 3: Một dây dẫn thẳng, dài mang dòng điện có cường độ 2A. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn khoảng 20cm có độ lớn:
A. B = 2.10-6 T
B. B = 2.10-5 T
C. B = 4.10-7 T
D. B = 4.10-5 T
Câu 4: Một ống dây dài 20cm có 1200 vòng dây. Cảm ứng từ bên trong vòng dây (không kể từ trường trái đất) là B = 7,5.10-3 T. Cường độ dòng điện trong lòng ống dây có độ lớn
A. I = 10A
B. I = 1A
C. I = 0,01A
D. I = 0,1A
Câu 5: Một khung dây tròn có bán kính 40cm gồm 20 vòng dây được quấn sít nhau. Cường độ dòng điện trong khung có độ lớn 1,5A. Tính cảm ứng từ tại tâm vòng dây
A. B = 2,4.10-6 T
B. B = 4,7.10- 6 T
C. B = 2,4.10- 7 T
D. B = 4,7.10-5 T
Câu 6: Một electron bay vào trong từ trường đều có cảm ứng từ 1,2 T với vận tốc 107 m/s và theo phương vuông góc với các đường sức từ. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt electron có độ lớn
A. f = 0
B. f = 1,92.10 – 11 N
C. f = 1,92.10 – 12 N
D. f = 3,72.10 – 24 N
Câu 7: Một khung dây có diện tích S = 0,02m2 đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T. mặt phẳng khung dây hợp với các đường sức từ góc 300. Từ thông xuyên qua diện tích S có độ lớn
A. Φ = 5.10-3 Wb
B. Φ = 8,66.10-3 Wb
C. Φ = 5.10-4 Wb
D. Φ = 8,66.10-4 Wb
Câu 8: Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn:
A. ec = - ∆Φ∆t 
B. ec = ∆Φ∆t
C. ec = -L. ∆Φ∆t 
D. ec = L. ∆Φ∆t 
Câu 9: Để tăng độ tự cảm của ống dây hình trụ, người ta thường làm:
A. Tăng điện trở của ống dây
B. Đặt ống dây trong chân không
C. Giảm cường độ dòng điện trong ống dây
D. Lồng vào trong lòng ống dây một lõi sắt
Câu 10: Định luật Lenxơ là hệ quả của định luật bảo toàn:
A. Năng lượng
B. Động lượng
C. Điện tích
D. Động năng
Câu 11: Để thay đổi từ thông qua một khung dây, người ta thướng sử dụng cách nào sau đây? 
A. Thay đổi góc giữa mặt phẳng khung dây và đường sức từ bằng cách quay khung dây
B. Giảm diện tích khung dây
C. Tăng diện tích của khung dây
D. Tăng cảm ứng từ xuyên qua khung
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai? 
Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi:
A. Dòng điện tăng nhanh
B. Dòng điện có giá trị lớn
C. Dòng điện giảm nhanh
D. Dòng điện biến thiên nhanh
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng?
Câu 2 (2 điểm): Có ba thanh nam châm giống hệ nhau, đặt thẳng đứng ở cùng một độ cao và cho rơi đồng thời. Thanh thứ nhất rơi tự do, thanh thứ hai rơi qua một ống dây hở (hai đầu dây không nối lại với nhau) và thanh thứ ba rơi qua một ống dây kín. Trong khi rơi các thanh nam châm không chạm vào ống dây. Hỏi cả ba thanh nam châm có rơi đến đát cùng lúc không? Giải thích?
Câu 3 (3 điểm): Hai dây dẫn thẳng dài, song song và cách nhanh một khoảng cố định 0,4m. Trong mỗi dây có dòng điện I = 100A chạy qua. Tính cảm ứng từ tại một điểm nằm trong mặt phẳng chứa hai dây dẫn và cách dây dẫn thứ nhất khoảng 10cm. Cho biết dòng điện chạy trong hai dây dẫn ngược chiều nhau
Học sinh không được sử dụng tài liệu ./.

Tài liệu đính kèm:

  • docxĐề kiểm tra 1 tiết (KII)_2.docx