A. Phần trắc nghiệm (7đ):
Bài 17:
III.2) Hô hấp bằng hệ thống ống khí.
III.4) Hô hấp bằng phổi.
Bài 18,19:
I. 1) Cấu tạo chung
II.1) Hệ tuần hoàn hở
II. 2) - Hệ tuần hoàn kín.
IV.2) Huyết áp
Bài 20:
II. Sơ đồ khái quát co chế cân bàng nội môi
III.2) Vai trò gan
Bài 23
I. Khái niệm ướng động
II. Các kiểu hướng động
Bài 24 :
I. Khái niệm ứng động
II.1- Ứng động sinh trưởng
2- Ứng động không sinh trưởng.
Bài 26:
I. – Khái niệm cảm ứng, khái niệm phản xạ, cấu tạo 1 cung phản xạ.
Bài 31,32 :
II. Phân loại tập tính.
1. Tập tính bẩm sinh.
2. Tập tính học được.
IV.Một số hình thức học tập ở động vật
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN SINH 11 (Năm học: 2019-2020) A. Phần trắc nghiệm (7đ): Bài 17: III.2) Hô hấp bằng hệ thống ống khí. III.4) Hô hấp bằng phổi. Bài 18,19: I. 1) Cấu tạo chung II.1) Hệ tuần hoàn hở II. 2) - Hệ tuần hoàn kín. IV.2) Huyết áp Bài 20: II. Sơ đồ khái quát co chế cân bàng nội môi III.2) Vai trò gan Bài 23 I. Khái niệm ướng động II. Các kiểu hướng động Bài 24 : I. Khái niệm ứng động II.1- Ứng động sinh trưởng 2- Ứng động không sinh trưởng. Bài 26: I. – Khái niệm cảm ứng, khái niệm phản xạ, cấu tạo 1 cung phản xạ. Bài 31,32 : II. Phân loại tập tính. 1. Tập tính bẩm sinh. 2. Tập tính học được. IV.Một số hình thức học tập ở động vật B. Phần Tự Luận( 3đ) Bài tập 1: Ở một người có nhịp tim là 80 lần/ phút, Hãy tính Thời gian 1 chu kỳ tim. Thời gian pha co tâm nhĩ, tâm thất và pha dãn chung. Tính lượng máu bơm/ phút của người đàn ông trên, biết lượng máu trong tim ở cuối tâm trương là 133.567 ml, cuối tâm thu là 78.215ml. Bài tập 2: Ở trạng thái của người bình thường trung bình thể tích máu trong tim vào cuối tâm trương là 110ml, vào cuối tâm thu là 40ml, nhịp tim là 70 lần/phút. a. Lượng máu tim bơm vào động mạch trong một phút là bao nhiêu ml? b. Khi ở trạng thái lao động nặng nhọc lượng máu tim bơm ra trong một phút tăng lên gấp đôi. Vậy lúc này nhịp tim là bao nhiêu lần/phút? Thời gian co, thời gian giãn của tâm thất và tâm nhĩ trong một lần co bóp của tim ? Cho rằng thể tích tâm thu và tâm trương không đổi? C. CÂU HỎI TRÁC NGHIẸM THAM KHẢO: Bài 17: Hô hấp ở động vật. Câu 1: Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát lưỡng cư? A Vì phổi thú có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn. B Vì phổi thú có cấu trúc phức tạp hơn. C Vì phổi thú có khối lượng lớn hơn. D Vì phổi thú có kích thươc lớn hơn. Câu 2: Dế, ve sầu hô hấp A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí. Câu 3: Côn trùng hô hấp A. bằng mang B. qua bề mặt cơ thể C. bằng phổi D. bằng hệ thống ống khí Câu 4. Xét các loài sinh vật sau: (1) ve (2) cua (3) châu chấu (4) trai (5) giun đất (6) dế Những loài nào hô hấp bằng hệ thống ống khí ? A. (1), (2), (3) và (5). B. (4) và (5). C. (1), (3) và (6). D. (3), (4), (5) và (6) Câu 5. Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khi hiệu quả nhất? A. phổi của bò sát. B. phổi của chim. C. phổi và da của ếch nhái. D. da của giun đất Câu 6. Ở bò sát, chim và thú, sự thông khí ở phổi chủ yếu nhờ A. sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng. B. các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích khoang bụng và lồng ngực. C. sự vận động của các chi. D. sự vận động của toàn bộ hệ cơ. Câu 7: Nhóm động vật trên cạn có sự trao đổi khí bằng phổi là A. động vật đơn bào. B. bò sát, chim, thú. C. côn trùng. D. thân mềm. Câu 8 .Trong hoạt động hô hấp, sự thông khí ở phổi của loài lưỡng cư nhờ A. sự vận động của các chi. B. sự tăng lên và hạ xuống của thềm miệng. C. sự vận động của toàn bộ hệ cơ. D. các cơ quan hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực hoặc khoang bụng. BÀI 18, 19: TUẦN HOÀN MÁU Câu 1. Hệ tuần hoàn của động vật được cấu tạo từ những bộ phận : A.tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn. B. hồng cầu. C. máu và nước mô. D. bạch cầu. Câu 2. Trật tự đúng về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở là A. Tìm → Động mạch→ khoang cơ thể→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim. B. Tìm→ động mạch→ trao đổi chất với tế bào→ hỗn hợp máu→ dịch mô→ khoang cơ thể→ tĩnh mạch→ tim C. Tim→ động mạch→ hỗn hợp máu - dịch mô→ khoang cơ thể → trao đổi chất với tế bào→ tĩnh mạch→ tim D. tim→ động mạch→ quang cơ thể→ hỗn hợp máu - dịch mô→ tĩnh mạch→ tim. Tim -> ĐM -> khoang cơ thể -> hh máu-dịch mô -> trao đổi chất với tế bào -> tim Câu 3. Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh. B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao, tốc độ máu chạy chậm. Câu 4. Hệ tuần hoàn hở có ở A. Cá, ốc sên. B. Đa số động vật thân mềm và chân khớp. C. Chim, thú. D. Thủy tức, đỉa. Câu 5. Hệ tuần hoàn kín có ở A. Cá, ốc sên. B. Mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống. C. Cá, chim, thú, người. D. Thủy tức, đỉa. Câu 6. Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là : A. tim -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Động mạch -> Tim B. tim -> Động mạch -> Mao mạch ->Tĩnh mạch -> Tim C. tim -> Động mạch -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim D. tim -> Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động mạch -> Tim Câu 7. Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực A. Cao, Tốc độ máu chảy nhanh. B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm. C. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh. D. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh. Câu 8. Hệ tuần hoàn kín đơn có ở A. Cá. B. Cá, chim, thú. C. lưỡng cư, bò sát, chim, thú, người. D. Thủy tức, đỉa. Câu 9. Hệ tuần hoàn kín kép có ở A. Cá. B. Cá, chim, thú. C. lưỡng cư, bò sát, chim, thú, người. D. Thủy tức, đỉa. Câu 10. Nhóm động vật có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú C. Lưỡng cư và bò sát( Trừ cá sấu). D. lưỡng cư, bò sát, chim Câu 11.Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim A. cá xương, chim, thú B. Lưỡng cư, thú. C. bò sát( Trừ cá sấu), chim, thú D. lưỡng cư, bò sát, chim Câu 12. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở : A. máu chảy trong ĐM dưới áp lực cao hoặc trung bình. B.tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa đến các cơ quan nhanh. C. đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể. D. Cả 3 phương án trên. Câu 13. Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn? A. áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh , đi được xa. B. tăng hiệu qủa cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho TB. C. đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài. D. Cả 3 phương án trên. Câu 14. Ở cá, đường đi của máu diễn ra theo trật tự A. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ B. Tâm nhĩ → động mạch mang → mao mạch mang → động mạch lưng → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm thất C. Tâm thất → động mạch lưng → động mạch mang → mao mạch mang → mao mạch các cơ quan → tĩnh mạch → tâm nhĩ D. Tâm thất → động mạch mang → mao mạch đến các cơ quan → động mạch lưng → mao mạch mang → tĩnh mạch → tâm nhĩ Câu 15. Trong các phát biểu sau: 1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn. 2. Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa. 3. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào. 4. Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh. 5. Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao. Có bao nhiêu phát biển đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở? A. 1 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 16. Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì A. giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối. B. tốc độ máu chảy chậm. C. máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn. D. còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô. Câu 17. Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn bên và cho biết, đây là hệ tuần hoàn đơn hay kép? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình Phương án trả lời đúng là: A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch B. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi C. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch phổi ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - mao mạch ; 2 - động mạch chủ ; 3 - mao mạch phổi Câu 18. Hãy quan sát đường đi của máu trong hệ tuần hoàn dưới đây và cho biết, đây là hệ tuần hoàn đơn hay kép? Điền chú thích cho các số tương ứng trên hình Phương án trả lời đúng là: A. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ B. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm nhĩ C. Hệ tuần hoàn đơn. 1 - tâm nhĩ ; 2 - động mạch mang ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - tĩnh mạch ; 7 - tâm thất D. Hệ tuần hoàn kép. 1 - tâm thất ; 2 - tĩnh mạch ; 3 - mao mạch mang ; 4 - động mạch lưng ; 5 - mao mạch ; 6 - động mạch mang ; 7 - tâm nhĩ. Câu 19. Cho các phát biểu sau (1). Ở cá, tim có 2 ngăn bao gồm 1 tâm thất, 1 tâm nhĩ. (2). Ở lưỡng cư và bò sát( trừ cá sấu) tim có 4 ngăn, máu đỏ tươi. (3). Ở lưỡng cư tim có 3 ngăn, có sự pha trôn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tâm thất. (4). Ở bò sát tim có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn. (5). Hệ tuần hoàn đơn tim có 2 ngăn, hệ tuần hoàn kép tim có 4 ngăn. (6) Hệ tuần hoàn hở đặc trưng cho đa số động vật thân mềm(Ốc sên, trai....) và chân khớp( côn trùng, tôm..) (7) Hệ tuần hoàn của người, chim, thú tim có 4 ngăn, 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ. Phát biểu nào là đúng? A. (1),(2),(3),(4),(5),(6) và (7). B. (1),( 3),(4),( 6) và (7). C. (3),(4),(5),(6) và (7). D. (1),(3),(4),(5),(6) và (7). Câu 20. Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là : A. do hệ dẫn truyền tim. B. Do tim C. Do mạch máu D. Do huyết áp Câu 21 .Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co B. Nút nhĩ thất → hai tâm nhĩ và nút xoang nhĩ → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co C. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất → mạng Puôckin → bó His → các tâm nhĩ, tâm thất co D. Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ → nút nhĩ thất → bó His → mạng Puôckin → các tâm nhĩ, tâm thất co. Câu 22. Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài A. 0,1 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,5 giây B. 0,8 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là 0,4 giây C. 0,12 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây D. 0,6 giây ; trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là 0,6 giây. Câu 23. Nhịp tim của trẻ em là 120 lần/ phút. Thời gian của các pha(pha co tâm nhĩ, pha co tâm thất, pha dãn chung) trong một chu kỳ tim lần lượt là A. 15s-20s-60s. B. 0.0625s-0.1875s-0.25s. C. 0.25s-0.75s-0.1s. D. 0.185s-0,625s-0.25s. Câu 24. Huyết áp là A. áp lực dòng máu khi tâm thất co B. áp lực dòng máu khi tâm thất dãn C. áp lực dòng máu tác dụng lên thành mạch D. dosự ma sát giữa máu và thành mạch Câu 25. Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não? A. Vì mạch bị xơ cứng, máu bị ứ đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. B. Vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. C. Vì mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch D. Vì thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch. Câu 26. Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ A. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch. B. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch. C. Động mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → tĩnh mạch. D. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch. Câu 27. Cho các phát biểu sau (1). Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn. (2). Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp ; tim đập chậm, yếu làm hạ huyết áp. (3). Càng xa tim, huyết áp càng giảm. (4). Nhịp tim động vật tỷ lệ thuận với khối lượng cơ thể. (5). Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện của hệ mạch. Phát biểu đúng là: A. (1),(2),( 4) và (5). B. (1),(2),(3) và (5). C. (1),(3),(4) và (5). D. (2),(3),(4) và (5). BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI Câu 1. Trật tự đúng về cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. B. Bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích. C. Bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích. D. Bộ phận thực hiện → bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận điều khiển → bộ phận tiếp nhận kích thích. Câu 2. Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết B. các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu C. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. D. cơ quan sinh sản Câu 3. Bộ phận thực hiện trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. trung ương thần kinh C. tuyến nội tiết. D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu. Câu 4. Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là A. thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm. B. trung ương thần kinh C. tuyến nội tiết. D. các cơ quan thận, gan, phổi, tim, mạch máu. Câu 5. Khi hàm lượng glucozơ trong máu giảm, cơ chế điều hòa diễn ra theo tật tự nào ? A. tuyến tụy → glucagôn → gan → glicôgen → glucozơ trong máu tăng. B. gan → glucagôn → tuyến tụy→ glicôgen → glucozơ trong máu tăng. C. gan → tuyến tụy → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng. D. tuyến tụy → gan → glucagôn → glicôgen → glucozơ trong máu tăng. Câu 6. Cho các hoocmôn sau : (1)anđôstêrôn. (2) ADH. (3)glucagôn. (4) insulin. (5)rênin Có bao nhiêu hoocmôn do tuyến tụy tiết ra? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Bài 23: Hướng động. Câu 1: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của A. hướng sáng. B. hướng tiếp xúc. C. hướng trọng lực. D. hướng hóa. Câu 2: Ứng dộng của cây trinh nữ khi va chạm là kiểu A. ứng động sinh trưởng. B. quang ứng động. C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động. Câu 3: Ứng động là hình thức A. phản ứng của cây trước tác nhân kích thích lúc có hướng, lúc vô hướng. B. phản ứng của cây trước nhiều tác nhân kích thích. C. phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. D. phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không ổn định. Câu 4: Ứng động khác cơ bản với hướng động ở đặc điểm nào? A.tác nhân kích thích không định hướng. B. có sự vận động vô hướng C. không liên quan đến sự phân chia tế bào. D. có nhiều tác nhân kích thích. Câu 5: Hướng động là hình thức phản ứng của A. rễ cây trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng. B. thân trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định. C. cơ quan thực vật truớc tác nhân kích thích theo một hướng xác định. D. cây truớc tác nhân kích thích theo nhiều hướng. Câu 6. Dưới đây là hình ảnh mô tả cơ chế chung của các kiểu hướng động. Hãy cho biết 1, 2, 3, 4 liên quan đến sự biến đổi của hoocmôn nào và nồng độ biến đổi như thế nào? A. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – thấp ; 4 – cao B. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – cao ; 4 – thấp C. hoocmôn auxin. 1 – thấp ; 2 – cao ; 3 – thấp ; 4 – cao D. hoocmôn auxin. 1 – cao ; 2 – thấp ; 3 – cao ; 4 – thấp Bài 24: Ứng động. Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là A. ứng động sinh trưởng B. quang ứng động C. ứng động không sinh trưởng D. điện ứng động Câu 2. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước A. nhiều tác nhân kích thích B. tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng C. tác nhân kích thích không định hướng D. tác nhân kích thích không ổn định Câu 3. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là A. tác nhân kích thích không định hướng B. có sự vận động vô hướng C. không liên quan đến sự phân chia tế bào D. có nhiều tác nhân kích thích Câu 4. Trong các ứng động sau: (1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng (2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng (3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ (4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại (5) khí khổng đóng mở Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là A. (1) và (2) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (3) và (5) Bài 26: Cảm ứng ở động vật. Câu 1. Cảm ứng của động vật là khả năng cơ thể động vật phản ứng lại các kích thích A. của một số tác nhân môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển B. của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển C. định hướng của môi trường sống, đảm bảo cho cơ thể tồn tại và phát triển D. của môi trường (bên trong và bên ngoài cơ thể) để tồn tại và phát triển Câu 2. Cung phản xạ diễn ra theo trật tự: A. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin B. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận phản hồi thông tin C. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin → bộ phận thực hiện phản ứng D. bộ phận tiếp nhận kích thích → bộ phận trả lời kích thích → bộ phận thực hiện phản ứng Câu 3. Trong các đặc điểm sau, những đặc điểm nào có ở cảm ứng của động vật ? (1) phản ứng chậm (2) phản ứng khó nhận thấy (3) phản ứng nhanh (4) hình thức phản ứng kém đa dạng (5) hình thức phản ứng đa dạng (6) phản ứng dễ nhận thấy Phương án trả lời đúng là : A. (1), (4) và (5) B. (3), (4) và (5) C. (2), (4) và (5) D. (3), (5) và (6) Câu 4. Động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch có thể trả lời cục bộ khi bị kích thích vì A. số lượng tế bào thần kinh tăng lên B. mỗi hạch là một trung tâm điều khiển một vùng xác định của cơ thể C. các tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau D. các hạch thần kinh liên hệ với nhau Bài 31,32: Tập tính của động vật. Câu 1: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều? A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. B. Vì có nhiều thời gian để học tập. C. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron D. Vì sống trong môi trường phức tạp. Câu 2: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập A. Điều kiện hoá hành động. B. Điều kiện hoá đáp ứng. C. Học ngầm. D. Học khôn. Câu 3: Tập tính sinh sản của động vật thuộc loại tập tính A. Phần lớn là tập tính bẩm sinh. B. Phần lớn tập tính học được. C. học được. D. Bẩm sinh. Câu 4: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập A. học khôn. B. quen nhờn C. học ngầm. D. in vết Câu 5. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính A. học được B. bẩm sinh C. hỗn hợp D.vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp Câu 6. Tập tính bẩm sinh là những tập tính A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài C. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể D. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài Câu 7. Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài
Tài liệu đính kèm: