Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 đến tiết 45

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 đến tiết 45

Tiết 36

 BÀI 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức

- Nêu khái niệm về sự phát triển của thực vật.

- Giải thích sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật

- Phân tích đặc điểm hooc môn ra hoa.

- Đánh giá vai trò của phitocrom trong sự phát triển của thực vật

- Vận dụng kiến thức để tìm giải pháp kích thích hay ức chế ra hoa

b. Kĩ năng

- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp

- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.

- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK

- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp

- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.

NỘI DUNG TÍCH HỢP

- Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của thực vật.

- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.

- Chăm sóc tưới nước bón phân hợp lý.

c.Thái độ: Hứng thú học

 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất

a. Phẩm chất

- Yêu nước

- Nhân ái

- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm

-Trung thực

-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường

b. Định hướng năng lực:

* Năng lực chung

- NL tự học, tự chủ

- NL giao tiếp hợp tác

- NL giải quyết vấn đề sáng tạo

*Năng lực chuyên biệt

- NL nhận thức sinh học

- NL tìm hiểu thế giới sống

- NL vận dụng KT giải quyết tình huống

II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC

1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức

2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực

 

docx 62 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 2129Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 36 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 36
 BÀI 36. PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức
- Nêu khái niệm về sự phát triển của thực vật.
- Giải thích sự xen kẽ thế hệ trong chu trình sống của thực vật
- Phân tích đặc điểm hooc môn ra hoa.
- Đánh giá vai trò của phitocrom trong sự phát triển của thực vật
- Vận dụng kiến thức để tìm giải pháp kích thích hay ức chế ra hoa
b. Kĩ năng	
- Kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp
- Kỹ năng giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng giao tiếp.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi HS đọc SGK
- Kỹ năng phân tích, so sánh tổng hợp
- Tư duy hệ thống, khái quát kiến thức.
NỘI DUNG TÍCH HỢP
- Ô nhiễm môi trường đất và nước gây tổn thương lông hút ở rễ cây, ảnh hưởng đến sự hút nước và khoáng của thực vật.
- Tham gia bảo vệ môi trường đất và nước.
- Chăm sóc tưới nước bón phân hợp lý.
c.Thái độ: Hứng thú học
 2. Định hướng phát triển năng lực và phẩm chất
a. Phẩm chất
- Yêu nước
- Nhân ái
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm
-Trung thực
-Trách nhiệm: bản thân, gia đình, xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên giữ môi trường
b. Định hướng năng lực:
* Năng lực chung
- NL tự học, tự chủ
- NL giao tiếp hợp tác
- NL giải quyết vấn đề sáng tạo
*Năng lực chuyên biệt
- NL nhận thức sinh học
- NL tìm hiểu thế giới sống
- NL vận dụng KT giải quyết tình huống
II. MÔ TẢ CẤP ĐỘ TƯ DUY NHẬN THỨC
1. Bảng mô tả cấp độ nhận thức
2. Biên soạn câu hỏi đánh giá năng lực
Nội dung
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
I.Phát triển là gì
Nêu khái niệm phát triển
Nhận định sau đúng hay sai
Đề xuât biện pháp kĩ thuật chi phối sự ra hoa 
II. Nhân tố chi phối sự ra hoa
Phận biệt các nhân tố chi phối sự ra hoa
Phân tích quang chu kì
III. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
Mô tả mối quan hệ ST- PT
IV. Ưng dụng
Vận dụng KT để Xử lí hạt, củ nảy mầm
Tìm giải pháp xen canh gối vụ hợp với quang chu kì 
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
-PP hoạt động nhóm, PP giải quyết vấn đề, PP dạy học dự án, PP đóng vai, pp trò chơi, pp nghiên cứu trường hợp điển hình
-Kĩ thuật chia nhóm, KT giao nhiệm vụ, KT đặt câu hỏi, KT khăn trải bàn
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh vẽ SGK.
V. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
- Bài cũ: Hooc môn thực vật là gì? Nêu các đặc điểm chung của chúng?
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
-Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ	
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d. Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu phát triển là gì?
a. Mục tiêu: Mô tả phát triển thực vật
b. Nội dung: Phân tích hình ảnh cây có thân, rễ, hoa, quả để mô tả phát triển 
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp 
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi
 + Phat triển là gì?
 + Thế nào là sự xen kẽ thế hệ? Vai trò của sự xen kẽ thế hệ.
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?
1. Khái niệm: 
 Phát triển (PT) của cơ thể thực vật (TV) là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm ba quá trình liên quan với nhau: ST, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả) 
2. Sự xen kẽ thế hệ đơn bội (n) và lưỡng bội (2n) trong chu kì sống của TV
 Hợp tử (2n) à thể giao tử (2n) à Bào tử (n) à Giao tử (n)
 Vai trò của sự xen kẽ thế hệ lưỡng bội (2n) và đơn bội (n): tạo ra các tổ hợp gen mới giúp loài có tiềm năng thích nghi khi môi trường thay đổi và tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho quá trình tiến hóa.
Hoạt động 2: Tìm hiểu những nhân tố chi phối sự ra hoa
a. Mục tiêu: Phân tích các nhân tố chi phối sự ra hoa
b. Nội dung: Hoàn thành nội dung phiếu học tập
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và đáp án PHT
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 36 trả lời câu hỏi
 + Khi nào cây cà chua ra hoa và dựa vào đâu để xác định tuổi của thực vật một năm?
TT2: HS nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 
 + Thế nào là hiện tượng xuân hóa?
 + Quang chu kì là gì? Dựa vào đâu người ta chia thực vật thành 3 nhóm : Cây ngày ngắn, cây ngày dài và cây trung tính.
 + Phân biệt cây ngày ngắn và cây ngắn ngày.
 + Phitocrom là gì ? Ý nghĩa của phitocrom đối với quang chu kì ?
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT7: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, 
 + Cơ chế nào chuyển cây từ trạng thái sinh dưỡng sang trạng thái ra hoa khi cây ở điều kiện quang chu kì thích hợp?
 + Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa?
TT8: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT9: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA
1. Tuổi của cây:
Ở TV điều tiết sự ra hoa theo tuổi không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh. Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa.
2. Nhiệt độ thấp và quang chu kì
a. Nhiệt độ thấp:
- Nhiều loài TV gọi là cây mùa đông như lúa mì, bắp cải chỉ ra hoa kết hạt sau khi trải qua mùa đông giá lạnh tự nhiên hoặc được xử lí bởi nhiệt độ dương thấp thích hợp nếu gieo vào mùa xuân
- Hiện tượng này gọi là xuân hóa.
b. Quang chu kì
- Sự ra hoa của TV phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.
- Phân loại
c. Phitocrom
Là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm
Tồn tại ở 2 dạng:
 + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ ( ánh sáng có bước sóng là 660 nm ) được kí hiệu là Pđ
 + Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa ( ánh sáng có bước sóng là 730 nm), được kí hiệu là Pđx. Pđx làm cho hạt nảy mầm, nở hoa, khí khổng mở
 Hai dạng này chuyển hóa thuận nghịch dước tác động của ánh sáng:
 Nhờ có đặc tính chuyển hóa như vậy, sắc tố này tham gia vào phản ứng quang chu kì của TV.
3. Hoocmon ra hoa
 Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa ( florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa
Hoạt động 3: Tìm hiểu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
a. Mục tiêu: Đánh giá mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
b. Nội dung: Hoàn thành sơ đồ mối quan hệ sinh trưởng và phát triển
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và sơ đồ tư duy
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Sinh trưởng và phát triển ở thực vật có mqh với nhau như thế nào?
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
- ST gắn với PT và PT trên cơ sở của ST
- ST và PT là 2 quá trình liên quan với nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống của cây.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức sinh trưởng và phát triển trong thực tiễn
b. Nội dung: Hoàn thành PHT
c. Sản phẩm: Nội dung trọng tâm ghi vở và PHT
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung 
TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào các thao tác xử lí hạt, củ nảy mầm?
 + Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng vào công nghiệp
TT2: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
TT4: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi
 + Nêu ví dụ vận dụng kiến thức về sinh trưởng vào nông nghiệp.
TT5: HS nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu hỏi.
TT6: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN 
1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng
- Trong trồng trọt:
	+ Đề thúc hạt hay củ nảy mầm sớm khi chúng đang ở trạng thái ngủ, có thể sử dụng hoocmon giberelin.
	+ Trong việc điều tiết ST của cây gỗ trong rừng
- Trong công nghệ rượu bia: Sử dụng hoocmon ST giberelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha
2. Ứng dụng kiến thức về phát triển 
 Kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kì được sử dụng trong công tác chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục đích: 
- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau
- Lúc nào thì cây ra hoa?
- Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm
 C1. Loại chất nào của cây có liên quan tới sự ra hoa?
 A. Gibêrelin B. Xitôkinin C. Xitôcrôm 	D. Phitôcrôm 
 C2. Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:
A. Độ dài ngày đêm B.Tuổi của cây C. Độ dài ngày D. Độ dài đêm
C3. Thời điểm ra hoa ở thực vật một năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo:
A. chiều cao của thân B. đường kính gốc
C. theo số lượng lá trên thân	D. cả A, B và C
C4. Sắc tố tiếp nhậ ... trao đổi giữa cha mẹ, thầy cô và học sinh bao gồm:
-  Ngần ngại hay lẫn tránh giáo dục giới tính cho con/trò ở lứa tuổi học cấp 3 lý do hàng đầu là không biết bắt đầu khi nào và như thế nào.
-  Cha mẹ cho rằng con còn nhỏ chưa cần biết.
-  Thầy cô cho rằng trò sẽ thử nghiệm khi được biết.
-  Thái độ tiêu cực không quan tâm đến vấn đề này ở cha mẹ và thầy cô.
-  Thái độ chủ quan khi cho rằng con/trò sẽ tự biết vấn đề giới tính khi trưởng thành.
 Trường THPT Mai Hắc Đế là trường THPT ngoài công lập nằm trên địa bàn huyện Nam Đàn- Nghệ An. Số học sinh trong năm học 2013-2014 là trong đó số học sinh được tiếp cận với các nguồn thông tin về sức khỏe sinh sản vị thành niên là 100% qua các buổi ngoại khóa và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên số học sinh hiểu biết tầm quan trọng của việc bảo vệ sức khỏe sinh sản và áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản chư đến 50%. (Thông tin khảo sát 2014-2015)
Đọc đoạn thông tin trên, trả lời câu hỏi sau:
3.1.1 Nêu khái niệm sinh đẻ có kế hoạch. Nêu các biện pháp tránh thai phổ biến.
3.2.1. Trình bày cơ sở khoa học của biện pháp tránh thai
3.3.1. Thực trạng hiện nay về việc giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở nước ta và tại trường THPT Mai Hắc Đế
3.3.2. Nguyên nhân nào dẫn đến sự hạn chế trong việc trao đổi giữa cha mẹ, thầy cô và học sinh?
3.4.1. ” Chỉ có gần 30% trong số học sinh hiểu thế nào là quan hệ tình dục an toàn và chỉ 58,7% biết phân biệt hành vi quấy rối tình dục với các trò đùa nghịch khác giới thông thường” Theo em cần có biện pháp nào để bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên.
III. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
Nội dung
Hình thức tổ chức dạy học
Thời lượng
Thời điểm
Thiết bị DH, Học liệu
Ghi chú
Điều khiển sinh sản ở người
Trên lớp
2 tiết
Tiết 46-47
SGK, máy chiếu, PHT
Bài 46,47,48
IV. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
 - Kích hoạt sự tích cực của người học, tạo hứng thú học tập cho học sinh. khơi gợi hứng thú đối với bài học và hơn thế nữa còn khơi dậy niềm đam mê, gây dựng, bồi đắp tình yêu lâu bền đối với môn học
- Huy động kiến thức, kĩ năng, hệ giá trị nền tảng của cá nhân người học tạo tiền đề cho việc tiếp nhận kiến thức mới. 
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho người học- là tiền đề để thực hiện một loạt các hoạt động tìm tòi, giải quyết vấn đề. Vì: Học tập là một quá trình khám phá, bắt đầu bằng sự tò mò, nhu cầu cần được hiểu biết và giải quyết mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều muốn biết.
b. Nội dung: Chơi trò chơi ô chữ	
c. Sản phẩm: Trả lời các câu hỏi trong trò chơi ô chữ.
d. Cách tổ chức:
Bước 1: Giao nhiệm vụ
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát cơ chế điều hòa sinh tinh và sinh trứng và một số tác nhân ảnh hưởng đến sinh tinh, sinh trứng
a. Mục tiêu: Mô tả hiện tượng sinh tinh, sinh trứng. Trình bày các ảnh hưởng nhân tố bên trong , bên ngoài đến sinh tinh và sinh trứng
b. Nội dung: các nhóm báo cáo về cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng
c. Sản phẩm: sơ đồ tư duy cơ chế điều hòa sinh tinh, sinh trứng và bài báo cáo
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Làm việc cả lớp 
- Thành lập nhóm
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của gv và h s
Nội dung 
GV: treo sơ đồ hình 46.1 SGK. Yếu tố nào điều hoà sự sinh tinh ?
HS: hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi mục ‚, sau đó lên bảng chỉ vào sơ đồ 
và báo cáo kết quả.
HS: nhóm HS khác nhận xét và bổ sung.
GV: Nhận xét và chính xác hoá
GV: Khi nồng độ testostêrôn quá cao sẽ dẫn đến hiệu quả gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận và trả lời.
GV: Yếu tố nào tham gia điều hoà sinh trứng?
HS: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi phần ‚, sau đó báo cáo kết quả.
HS: Nhóm học sinh khác nhận xét và bổ sung.
GV: nhận xét và chính xác hoá.
GV: Tại sao trứng có thể rụng theo chu kì kinh nguyệt?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi..
NDTH
Bảo vệ môi trường khói bụi, tiếng ồn, gây căng thẳng thần kinh, ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh và sinh trứng
I. CƠ CHẾ ĐIỀU HÒA SINH TINH VÀ SINH TRỨNG
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
+ LH kích thích tế bào kẽ (TB lêiđich) sản xuất testostêrôn, testostêrôn kích thích sản sinh ra tinh trùng.
- Khi nồng độ testosteron trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
- Khi có kích thích, vùng dưới đồi tiết ra hoocmôn GnRH kích thích tuyến yên tiết FSH và LH:
- FSH kích thích nang trứng phát triển và tiết ra Ơstrôgen.
- LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng, thể vàng tiết prôgestêrôn và ơstrôgen.
+ Prôgestêrôn và ơstrôgen làm cho niêm mạc dạ con phát triển dày lên. 
- Khi nồng độ prôgestêrôn và ơstrôgen trong máu tăng cao gây ức chế ngược, vùng dưới đồi và tuyến yên giảm tiết GnRh, FSH và LH.
II. ẢNH HƯỞNG CỦA THẦN KINH VÀ MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐẾN QUÁ TRÌNH SINH TINH VÀ SINH TRỨNG.
Hoạt động 2: Tìm hiểu biện pháp điều khiển sinh sản động vật
a. Mục tiêu: Trình bày biện pháp điều khiển giới tính ĐV
b. Nội dung: Thảo luận tìm giải pháp điều khiển giới tính ĐV	
c. Sản phẩm: Bài báo cáo, vở ghi nội dung trọng tâm
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và H S
Nội dung
GV: Theo các em, có những biện pháp nào để làm thay đổi số con? Các em hãy lấy 1 số ví dụ về việc sử dụng hoocmôn hoặc chất kích thích nhằm điều khiển sinh sản ở động vật.
HS: Nghiên cứu thông tin SGK và những kiến thức thực tế để trả lời.
GV: Nuôi cấy phôi có những ứng dụng và hiệu quả gì?
Theo các em thụ tinh nhân tạo là gì? Thụ tinh nhân tạo có ý nghĩa gì?
HS: Nghiên cứu thông tin SGk để trả lời.
GV: Tại sao phải điều khiển giới tính? Điều khiển giới tính có ý nghĩa gì? Làm thế nào để điều khiển giới tính ở động vật được? Tại sao phải cấm xác định giới tính của thai nhi người?
HS: Nghiên cứu thông tinh SGK và những hiểu biết thực tế để trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung để hoàn thiện kiến thức
I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
- Nuôi cá rôphi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái quát về sinh đẻ có kế hoạch
a. Mục tiêu: Trình bày biện pháp điều tránh thai ở người
b. Nội dung: Thảo luận tìm giải pháp tránh thai hiệu quả
c. Sản phẩm: Bài báo cáo, vở ghi nội dung trọng tâm	
d. Cách tổ chức:
HOẠT ĐỘNG NHÓM	
Bước 1: Giao nhiệm vụ
- NV: đề xuất các biện pháp tránh thai
- Xác định nhiệm vụ từng nhóm
Bước 2: Làm việc nhóm
-Chia lớp thành 4 nhóm:
+ Phân công vị trí ngồi của nhóm
+ Lập kế hoạch nhiệm vụ từng người
+ Thỏa thuận qui tắc làm việc nhóm
+ Tiến hành từng bạn giải quyết nhiệm vụ
+ Cử đại diện báo cáo
Bước 3: Làm việc cả lớp
+ Báo cáo kết qủa
+ Đánh giá, điều chỉnh.
Hoạt động của GV và H S
Nội dung
GV: Theo các em sinh đẻ có kế hoạch là gì? Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
HS: Nghiên cứu thông tin SGK để trả lời.
GV: Có những biện pháp tránh thai nào?
GV treo sơ đồ bảng 47 SGK.
HS: Hoạt động nhóm và điền thông tin vào bảng 47 SGK, sau đó báo cáo kết quả.
HS và nhóm HS nhận xét và bổ sung.
GV: Khi sử dụng các biện pháp tránh thai cần chú ý điều gì? (VD như đối tượng mỗi người có áp dụng các biện pháp như nhau không? Các biện pháp phá thai (nạo, hút) có được coi là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không? tại sao?
HS: Thảo luận, thống nhấtd ý kiến và trả lời, lớp bổ sung.
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH.
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí
+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai
- Bao cao su
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản nam và nữ
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo
3. Hoạt động Luyện tập
a. Mục đích: 
- HS vận dụng KT, KN đã học vào giải quyết nhiệm vụ cụ thể. GV xem học sinh đã nắm vững kiến thức chưa, nắm KT ở mức độ nào
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ: trả lời các câu hỏi sau
1. Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgestêrôn hoặc prôgestêrôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?
2. Rối loạn sản xuất hoocmôn FSH, LH và testostêrôn có ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh hay không, tại sao?
3. Quá trình sản xuất hoocmôn FSH, LH, ơstrôgen và prôgestêrôn bị rối loạn có ảnh hưởng đến quá trình sinh trứng hay không, tại sao?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT: GV hướng dẫn
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục đích:
- Tạo cơ hội HS vận dụng KT, KN thể nghiệm giá trị đã học vào cuộc sống thực tiễn ở gđ, nhà trường và cộng đồng.
b. Tổ chức :
Bước 1: Giao nhiệm vụ
? Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?
? Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?
Bước 2: HS nhận nhiệm vụ. GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Bước 3:HS thực hiện nhiệm vụ. GV hướng dẫn, , hỗ trợ, quan sát.
Bước 4: HS báo cáo, đánh giá, điều chỉnh, chốt KT.GV hướng dẫn, hỗ trợ, quan sát.
Đáp án: Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì chúng chỉ giúp người nữ không sinh con ngoài ý muốn nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh,... thậm chí tử vong.
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng và mở rộng
? Tìm hiểu qui định pháp luật về cấm xác định giới tính trước khi sinh? 	
- Phải cấm xác định giới tính của thai nhi người để tránh mất cân bằng giới tính, tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống, xã hội.
- HS tự ôn tập bài 48 chương II,III, IV (Nộp đáp án)
V. RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_11_tiet_36_den_tiet_45.docx