Báo cáo Chuyên đề Quy trình soạn một đề kiểm tra một tiết

Báo cáo Chuyên đề Quy trình soạn một đề kiểm tra một tiết

I. Đặt vấn đề :

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đã góp phần khắc phục được tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức, đồng thời thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của người học, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch. Đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng đề ra yêu cầu người học phải chủ động nắm bắt kiến thức một cách toàn diện, tạo điều kiện cho người học rèn luyện tính tự chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề, hạn chế việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài kiểm tra. Những chuyển biến về tinh thần thái độ và phương pháp học tập đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng học tập của HV

• Đánh giá HV toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của người học

• Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực của người học

Để đạt được mục tiêu trên, cần đề ra một hệ thống các giải pháp với các tiêu chí, trong đó tiêu chí kiểm tra đánh giá cũng hết sức quan trọng

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Chuyên đề Quy trình soạn một đề kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo chuyên đề
QUY TRÌNH SOẠN MỘT ĐỀ KIỂM TRA MỘT TIẾT
*************
I. Đặt vấn đề :
Đổi mới kiểm tra, đánh giá đã góp phần khắc phục được tình trạng học thụ động theo kiểu chép lại bài giảng, học thuộc lòng kiến thức mà không biết vận dụng kiến thức, đồng thời thay đổi cách thức học bài trên lớp và học bài ở nhà của người học, loại bỏ dần lối học tủ, học lệch. Đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng đề ra yêu cầu người học phải chủ động nắm bắt kiến thức một cách toàn diện, tạo điều kiện cho người học rèn luyện tính tự chủ trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề, hạn chế việc sử dụng tài liệu trong khi làm bài kiểm tra. Những chuyển biến về tinh thần thái độ và phương pháp học tập đã góp phần từng bước nâng cao chất lượng học tập của HV
Đánh giá HV toàn diện về kiến thức, kỹ năng, năng lực, ý thức, thái độ của người học
Đánh giá đúng thực chất trình độ, năng lực của người học
Để đạt được mục tiêu trên, cần đề ra một hệ thống các giải pháp với các tiêu chí, trong đó tiêu chí kiểm tra đánh giá cũng hết sức quan trọng
II. Tiến hành :
Bước 1 : Xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức KT
Trước khi ra đề KT, cần đối chiếu với các mục tiêu dạy học để xác định mục tiêu, mức độ, nội dung và hình thức KT nhằm đánh giá khách quan trình độ người học, đồng thời thu thập các thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học
Bước 2 : Thiết lập bảng hai chiều ( ma trận đề )
Lập một bảng có hai chiều, trong đó một chiều thể hiện nội dung, một chiều thể hiện mức độ nhận thức cần KT
Viết các chuẩn cần KT ứng với mỗi mức độ nhận thức, mỗi nội dung tương ứng từng ô trong bảng
Xác định số điểm cho từng nội dung kiến thức và từng mức độ nhận thức cần KT
Xác định số điểm cho từng nội dung, căn cứ vào tổng số tiết qui định trong PPCT và mức độ quan trọng của nội dung đó
Xác định số điểm cho từng mức độ nhận thức để bảo đảm cho phân phối điểm có dạng tương đối chuẩn dựa trên nguyên tắc : mức độ nhận thức cơ bản nên có tỉ lệ điểm số cao hơn hoặc bằng các mức độ nhận thức khác
Xác định số lượng, hình thức cho các câu hỏi trong mỗi ô của bảng hai chiều
Xác định thời gian, số điểm tương ứng cho từng phần
Xác định số điểm, số lượng câu hỏi cho từng ô của bảng hai chiều
Nhìn chung càng nhiều câu hỏi ở mỗi nội dung, mỗi mức độ nhận thức thì kết quả đánh giá có độ tin cậy cao, hình thức câu hỏi đa dạng sẽ tránh được sự nhàm chán, đồng thời tạo hứng thú, khích lệ người học tập trung làm bài
* Chú ý :
Số lượng câu hỏi phụ thuộc vào hình thức câu hỏi, số điểm và thời gian dành cho ô tương ứng trong bảng hai chiều
Các câu trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn có số điểm như nhau, không phụ thuộc vào mức độ khó ,dễ của từng câu hỏi
Bước 3 : Thiết kế câu hỏi theo bảng hai chiều
Căn cứ vào bảng hai chiều, GV thiết kế câu hỏi cho đề KT. Cần xác định rõ nội dung, hình thức, lĩnh vực kiến thức và mức độ nhận thức cần cho qua từng câu hỏi và toàn bộ câu hỏi trong đề KT. Các câu hỏi phải biên soạn sao cho đánh giá được chính xác mức độ đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học
Bước 4 : Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm
Việc xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm được thực hiện trên cơ sở bám sát bảng hai chiều. Điểm toàn bài KT tính theo thang điểm 10, làm tròn theo qui định. Điểm của các câu trắc nghiệm được qui về thang điểm 10.
III. Ví dụ :
ĐỀ KT CHƯƠNG II SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM
Vật Lí 12
( 80% TNKQ, 20% TL )
Phạm vi kiểm tra : Sóng cơ và sự truyền sóng cơ. Giao thoa sóng. Sóng dừng. Đặc trưng vật lí và đặc trưng sinh lí của âm
Ma trận đề
 Mức độ nhận thức
 Lĩnh vực KT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
1 Đại cương về sóng cơ
2(0,8đ)
2(0,8đ)
2 Phương trình sóng
2(0,8đ)
1(0,4đ)
3(1,2đ)
3 Giao thoa sóng
1(0,4đ)
4(1,6đ)
2(0,8đ)
1(2đ)
8(4,8đ)
4 Sóng dừng
1(0,4đ)
2(0,8đ)
1(0,4đ)
4(1,6đ)
5 Đặc trưng vật lí và đặc trưng sinh lí của âm
1(0,4đ)
2(0,8đ)
1(0,4đ)
4(1,6đ)
 Tổng
5(2đ)
10(4đ)
5(2đ)
1(2đ)
21(10đ)
20%
40%
20%
20%
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Vật Lý 12 (100% TNKQ)
Phạm vi kiểm tra : Dao động cơ. Sóng cơ và sóng âm. Dòng điện xoay chiều
ma trận đề
 MĐNT
LVKT
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Dao động cơ
3(1,2đ)
4(1,6đ)
1(0,4đ)
8(3,2đ)
Sóng cơ và sóng âm
3(1,2đ)
4(1,6đ)
1(0,4đ)
8(3,2đ)
Dòng điện xoay chiều
3(1,2đ)
4(1,6đ)
2(0,8đ)
9(3,6đ)
 Tổng
9(3,6đ)
12(4,8đ)
4(1,6đ)
25(10đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen de Quy trinh soan KT 1 tiet.doc