Bài tập và thực hành 5

Bài tập và thực hành 5

I.Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Củng cố cho học sinh những hiểu biết về xâu kí tự, đặc biệt là các thủ tục và hàm liên quan đến xâu.

 - Nắm được một số thuật toán cơ bản : tạo xâu mới, đếm số lần xuất hiện 1 ký tự

 2. Về kĩ năng

 - Khai báo được biến kiểu xâu

 - Nhập, xuất giá trị cho biến xâu.

 - Duyệt qua được tất cả các ký tự của xâu.

 - Sử dụng được các hàm và thủ tục chuẩn.

II. Chuẩn bị:

 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.

 2. Học sinh: SGK, bài tập chuẩn bị sẵn ở nhà

III.Phương pháp – Phương tiện dạy học:

 - Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.

 - Bảng đen, giáo án, bảng phụ.

IV. Tiến trình dạy học:

 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

 2.Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy cho biết thủ tục Insert(S1,S2,n) làm công việc gì? Cho ví dụ minh họa?

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2080Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập và thực hành 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài tập và thực hành 5
I.Mục tiêu
 1. Về kiến thức
 - Củng cố cho học sinh những hiểu biết về xâu kí tự, đặc biệt là các thủ tục và hàm liên quan đến xâu.
 - Nắm được một số thuật toán cơ bản : tạo xâu mới, đếm số lần xuất hiện 1 ký tự
 2. Về kĩ năng
 - Khai báo được biến kiểu xâu
 - Nhập, xuất giá trị cho biến xâu.
 - Duyệt qua được tất cả các ký tự của xâu.
 - Sử dụng được các hàm và thủ tục chuẩn.
II. Chuẩn bị:
 1.Giáo viên: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 2. Học sinh: SGK, bài tập chuẩn bị sẵn ở nhà 
III.Phương pháp – Phương tiện dạy học:
 - Thuyết trình, gợi mở, vấn đáp.
 - Bảng đen, giáo án, bảng phụ.
IV. Tiến trình dạy học:
 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
 2.Kiểm tra bài cũ:
 Em hãy cho biết thủ tục Insert(S1,S2,n) làm công việc gì? Cho ví dụ minh họa? 
3.Nội dung bài học
 Nôi dung bài giảng
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Bài tập 1. SGK
- Giới thiệu nội dung đề bài lên bảng.
- GV diễn giải: Một xâu được gọi là Palindrome nếu ta đọc các ký tự từ phải sang trái sẽ giống khi đọc từ trái sang phải.
- Cho ví dụ minh họa: 
Xâu ‘1234321’, aabaa, abcddcba, 
 Quan sát, đọc kĩ yêu cầu bài toán.
 Chú ý nghe giảng.
 Nôi dung bài giảng
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Chương trình 
Var i, x:Byte; a,p:string;
Begin
 Write(‘nhap vao mot xau’);
 readln(a);
 x:=length(a);
 p:= ‘ ’;
 For i:=x downto 1 do p:=p+a[i];
 If a=p then 
 write(‘xau la Palidrom’)
 else 
 write(‘xau khong la Palidrom’);
 Readln;	
 End.
-Yêu cầu học sinh cho ví dụ về xâu Palindrome.
- Gọi học sinh khác nhận xét.
- GV nhận xét lại
- Viết chương trình bài toán lên bảng
- Thế theo các em xâu p trong chương trình có tác dụng gì?
- Làm sao để biết được xâu đó có phải là xâu Palindrome hay không?
-Theo em ta có thể không dùng đến xâu p mà vẫn biết xâu đó có đối xứng hay không?
-GV: Nhận xét và đưa ra kết luận :
 +Ta có thể so sánh phần tử thứ nhất với phần tử cuối cùng, phần tử thứ 2 với phần tử kề cuối,..
 +Khi đó ta chỉ cần cho vòng for chạy đến vị trí giữa là được.
-GV: yêu cầu học sinh lên bảng viết chương trình, các em còn lại lấy giấy nháp ra làm.
- Giáo viên quan sát và đôn đốc học sinh làm bài.
- Học sinh trả lời:  - Học sinh nhận xét: 
- Học sinh lắng nghe giảng và ghi ví dụ đúng vào vở.
 - Quan sát chương trình trên bảng.
- Học sinh trả lời:
.
- Học sinh trả lời:
.
- Học sinh trả lời:
.
- Học sinh chú ý nghe giảng
- Học sinh chú ý nghe giảng
- Học sinh lên bảng làm bài, các học sinh ở dưới làm bài vào giấy nháp.
 Nôi dung bài giảng
 Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Chương trình:
Program bai_1b.
Uses Crt;
Var i, x: byte;
 a : string;
 t: boolean;
 Begin
 write (‘ Nhap xau: ‘);
 readln(a);
 x: = length(a);
 t:= true;
 for i:=1 to x div 2 do 
 if a[i]a[x-i+1] then
 t:=false;
 if t then 
 write(‘ Xau doi xung’)
 else 
 write(‘ Xau khong doi xung’);
 readln;
End.
GV: Nhận xét và viết chương trình lên bảng để học sinh đối chiếu với bài làm của mình .
Học sinh quan sát chương trình trên bảng và ghi bài vào vở của mình
IV.Củng cố, dặn dò
 - Nhắc lại những sai sót mà học sinh mà gặp phải khi thực hiên thao tác với xâu.
 - Xem lại bài, chuẩn bị làm bài tập 2, 3 SGK.
V.Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap va thuc hanh 5.doc