Bài tập củng cố về muối nitrat - Năm học 2021-2022

Bài tập củng cố về muối nitrat - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực

- Củng cố các kiến thức về muối nitrat:

+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học của muối nitrat: dễ bị nhiệt phân, tính oxihoa

trong môi trường axit (xét phản ứng với Cu).

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải các bài tập định tính và định lượng về

muối nitrat, bao gồm:

+ Viết các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn.

+ Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích

dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ; H% của phản ứng nhiệt phân

- Năng lực tự chủ và tự học.

2. Phẩm chất

Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho

HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân

pdf 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập củng cố về muối nitrat - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
Ngày soạn: 22/10/2021 
Ngày dạy: 26/10/2021 
Tiết bám sát 8 
BÀI TẬP CỦNG CỐ VỀ MUỐI NITRAT 
I. MỤC TIÊU 
1. Năng lực 
- Củng cố các kiến thức về muối nitrat: 
+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học của muối nitrat: dễ bị nhiệt phân, tính oxihoa 
trong môi trường axit (xét phản ứng với Cu). 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: giải các bài tập định tính và định lượng về 
muối nitrat, bao gồm: 
+ Viết các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn. 
+ Tính thành phần % khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích 
dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng ; H% của phản ứng nhiệt phân 
- Năng lực tự chủ và tự học. 
2. Phẩm chất 
Góp phần phát triển một số phẩm chất gồm: Trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ cho 
HS thông qua các hoạt động học tập cá nhân. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên 
- Thiết bị dạy học trực tuyến, dạy học bằng Google meet, Shub Classroom, 
ClassPoint, Padlet. 
- Giáo án Word, giáo án Power Point; 
- Học liệu: Phiếu học tập, các câu hỏi và bài tập 
2. Học sinh 
- Thiết bị học trực tuyến. 
- Hoàn thành nhiệm vụ tự học chuẩn bị của cá nhân và nhóm cho tiết học bám sát số 8 
- bài tập về muối nitrat. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
- Ổn định tổ chức, kiểm diện HS (01 phút) 
1. Hoạt động 1: Mở đầu (4 phút) 
1.1. Mục tiêu 
- Học sinh thấy vấn đề cần thiết phải nghiên cứu, tổng hợp kiến thức và rèn luyện kỹ 
năng giải các bài tập về muối nitrat và việc nghiên cứu xuất phát từ nhu cầu thực tiễn. 
- HS tự học để tổng hợp được kiến thức ban đầu về muối nitrat, các dạng bài tập cơ 
bản của muối nitrat; xác định được các nội dung chưa hiểu, các dạng bài tập cần sự trợ giúp 
của HS khác hoặc GV để thực hiện tương tác trên diễn đàn nhóm HS hoặc với GV online. 
1.2. Tổ chức thực hiện 
a) GV giao nhiệm vụ học tập cho HS: 
- Nhiệm vụ ở nhà: Yêu cầu HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao của cá nhân và 
2 
nhóm về muối nitrat hoàn thành và nộp sản phẩm học tập vào thời gian trước khi tổ chức tiết 
học. 
NHIỆM VỤ CHUẨN BỊ CHO TIẾT HỌC 
1. Nhiệm vụ cá nhân 
- Xem video bài giảng về cách giải bài tập muối nitrat theo link sau: 
 https://youtu.be/VsRdTCH2NYQ 
- Vận dụng làm các câu hỏi và bài tập sau vào vở hoặc file word, sau đó chuyển lên 
padlet theo link của nhóm. Hạn cuối hoàn thành trước 22 giờ, ngày chủ nhật (24/10/2021). 
- Hoàn thành các nhiệm vụ trong hoạt động nhóm do nhóm trưởng phân công. 
2. Nhiệm vụ nhóm 
- Thiết lập padlet của nhóm 
- Phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm 
- Hoàn thành sản phẩm của nhóm và đính lên padlet của lớp theo địa chỉ link: 
 https://padlet.com/minhnguyet051074/muoinitrat 
 Hạn hoàn thành trước 22 giờ, ngày chủ nhật (24/10/2021. 
+ Nhóm 1: Sơ đồ hóa kiến thức về muối nitrat; 
+ Nhóm 2: Thuyết trình các câu của dạng 1; 
+ Nhóm 3: Thuyết trình các câu của dạng 2; 
+ Nhóm 4: Thuyết trình các câu của dạng 3. 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 
1. Dạng 1: Tính lượng chất, H% phản ứng 
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là 
A. 2,24. B. 1,12 . C. 3,36. D. 4,48. 
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V 
là 
A. 1,68. B. 6,72. C. 8,4. D. 10,8. 
Câu 3: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối 
lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là 
A. 117,5. B. 49,0. C. 94,0. D. 98,0. 
Câu 4: Nung nóng m gam Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn 
hợp khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước, thu được 2 lít dung dịch 
có pH = 1,0. Giá trị của m là 
A. 9,4. B. 14,1. C. 15,04. D. 18,8. 
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được 
hỗn hợp X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 là 
A. 60%. B. 40%. C. 78,09%. D. 34,3%. 
3 
2. Dạng 2: Tìm công thức muối nitrat 
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam muối R(NO3)n thu được muối nitrit của kim loại R 
và 2,24 lít khí (đktc). Công thức của muối R(NO3)n là 
A. NaNO3. B. KNO3. C. Ca(NO3)2. D. Ba(NO3)2. 
Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn 36 gam muối R(NO3)2, thu được 16 gam oxit kim loại của 
R. Công thức của muối R(NO3)2 là 
A. Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ca(NO3)2. D. Ba(NO3)2. 
3. Dạng 3: Bài toán về Cu + H+ + NO3- 
Câu 8: Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm tiếp 
500 ml dung dịch HCl 2M vào, thu được dung dịch X và có khí NO (sản phẩm khử duy 
nhất) thoát ra. Thể tích (lít) khí NO bay ra (đktc) và thể tích (lít) dung dịch NaOH 0,5M 
tối thiểu cần dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là 
A. 4,48 và 1,2. B. 5,60 và 1,2. C. 4,48 và 1,6. D. 5,60 và 1,6. 
Câu 9: Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch gồm KNO3 0,6M và 
H2SO4 1M, thu được khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và dung dịch X. Cô 
cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 69,44. B. 60,08. C. 66,96. D. 75,84. 
b) HS thực hiện nhiệm vụ 
- Ở nhà: HS trả lời các câu hỏi định hướng về muối nitrat, đính sản phẩm theo đúng 
tên của mình trên link padlet https://padlet.com/minhnguyet051074/muoinitrat. 
- Trên lớp: Đặt câu hỏi nội dung chưa giải quyết được cần trao đổi trước lớp. 
c) GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận: 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS, tổng hợp kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học 
của HS, ghi nhận các vấn đề HS còn thắc mắc cần giải đáp. 
- Đặt vấn đề vào bài. 
d) GV kết luận: 
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ tự học của HS; chốt các nội dung cần thảo 
luận, làm rõ. 
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (20 phút) 
2.1. Mục tiêu. Sau khi thực hiện xong hoạt động 2, HS có được kiến thức và năng lực sau: 
- Hệ thống hóa được các kiến thức cơ bản của muối nitrat, bao gồm: 
+ Tính chất, phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit; cách 
nhận biết ion NO3– bằng phương pháp hóa học; ứng dụng của muối nitrat. 
+ Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn minh họa cho tính chất hoá học. 
+ Các dạng bài tập về muối nitrat và cách giải. Tính được thành phần % khối lượng 
muối nitrat trong hỗn hợp; nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo 
thành trong phản ứng. 
2.2. Tổ chức thực hiện 
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: 
4 
- Yêu cầu HS đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày, HS khác nghe và chuẩn bị ý 
kiến phát biểu, đánh giá. 
+ Nhóm 1: Trình bày kết quả tổng hợp kiến thức về muối nitrat; 
+ Nhóm 2: Thuyết trình các câu của dạng 1; 
+ Nhóm 3: Thuyết trình các câu của dạng 2; 
+ Nhóm 4: Thuyết trình các câu của dạng 3. 
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS tổng hợp được kiến thức sau: 
PHẦN LÝ THUYẾT 
PHẦN BÀI TẬP 
1. Dạng 1: Tính lượng chất, H% phản ứng 
Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 17 gam NaNO3, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là 
A. 2,24. B. 1,12 . C. 3,36. D. 4,48. 
Hướng dẫn giải 
 2NaNO3 
𝑡℃
→ 2NaNO2 + O2 
 V (đktc) O2 = 22,4. 
1
2
. 
17
170
 = 1,12 (lít) => Đáp án B 
Câu 2: Nhiệt phân hoàn toàn 22,2 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V 
là 
A. 1,68. B. 6,72. C. 8,4. D. 10,8. 
Hướng dẫn giải 
 Ta có : nMg(NO3)2 = 
22,2
148
 = 0,15 mol 
 2Mg(NO3)2 
𝑡℃
→ 2 MgO + 4NO2 + O2 
5 
n pứ 0,15 0,3 0,075 
 V (đktc) O2 = 22,4. (0,3+ 0,075) = 8,4 (lít ) => Đáp án C 
Câu 3: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối 
lượng giảm 54 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là 
A. 117,5. B. 49,0. C. 94,0. D. 98,0. 
Hướng dẫn giải 
 2 Cu(NO3)2 
𝑡℃
→ 2CuO + 4NO2 + O2 
n pứ x 2x 0,5x 
 54 = 46.2x + 32.0,5x 
 x = 0,5 (mol) 
Vì H% = 80% => m = 188. 0,5. 
100
80
 = 117,5 (gam) => Đáp án A 
Câu 4: Nung nóng m gam Cu(NO3)2 đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp 
khí NO2 và O2. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí đó bằng nước, thu được 2 lít dung dịch có pH 
= 1,0. Giá trị của m là 
 A. 9,4. B. 14,1. C. 15,04. D. 18,8. 
Hướng dẫn giải 
 2 Cu(NO3)2 
𝑡℃
→ 2 CuO + 4NO2 + O2 (1) 
n pứ x 2x 0,5x (mol) 
 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 (2) 
 2x 0,5x 2x (mol) 
Mà dung dịch thu được có pH =1 => [H+] = 10-1 M 
 nH+ = 2. 10-1 = 0,2 mol 
 2x = 0,2 
 x = 0,1 
 m = 188. 0,1 = 18,8 (gam) => Đáp án D 
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp 2 muối KNO3 và Fe(NO3)2 sau phản ứng thu được 
hỗn hợp X gồm 2 khí có tỉ khối so với H2 là 21,6. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 là 
A. 60%. B. 40%. C. 78,09%. D. 34,3%. 
Hướng dẫn giải 
 2 KNO3 
𝑡℃
→ 2 KNO2 + O2 (1) 
n pứ x 0,5x (mol) 
 4 Fe(NO3)2 
𝑡℃
→ 2 Fe2O3 + 8NO2 + O2 (1) 
n pứ y 2y 0,25y (mol) 
Ta có: 𝑀X . n X = m O2 + mNO2  21,6.2.(0,5x+0,25y+2y) = 32.(0,5x+0,25y) + 46.2y 
 y= 2x 
6 
% m Fe(NO3)2 = 
180.𝑦
180.𝑦+101.0,5𝑦 
 .100% = 78,09% => Đáp án C 
2. Dạng 2: Tìm công thức muối nitrat 
Câu 6: Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam muối R(NO3)n thu được muối nitrit của kim loại R 
và 2,24 lít khí (đktc). Công thức của muối R(NO3)n là 
A. NaNO3. B. KNO3. C. Ca(NO3)2. D. Ba(NO3)2. 
Hướng dẫn giải 
 2 R(NO3)n 
𝑡℃
→ 2 R(NO2)n + n O2 (1) 
n pứ 
0,2
𝑛
 0,1(mol) 
 20,2 = (MR +62n). 
0,2
𝑛
  MR =39.n 
 Với n = 1 => MR = 39 (kali) => Đáp án B 
Câu 7: Nhiệt phân hoàn toàn 36 gam muối R(NO3)2, thu được 16 gam oxit kim loại của R. 
Công thức của muối R(NO3)2 là 
A. Mg(NO3)2. B. Fe(NO3)2. C. Ca(NO3)2. D. Ba(NO3)2. 
Hướng dẫn giải 
TH1: R có hóa trị không đổi 
 2 R(NO3)2 
𝑡℃
→ 2RO +4NO2 + O2 (1) 
n pứ 
36
𝑅+62.2
16
𝑅+16
 (mol) 
Theo (1): Ta có nR(NO3)2 = nRO 
 
36
𝑅+62.2
 = 
16
𝑅+16
R = 70,4 ( loại) 
TH1=2: R có hóa trị thay đổi 
 4R(NO3)2 
𝑡℃
→ 2R2O3 +8NO2 + O2 (2) 
Theo (1) : Ta có nR(NO3)2 =2nR2O3 
 
36
𝑅+62.2
 = 2.
16
2𝑅+16.3
R = 56 => R là sắt => Đáp án B 
3. Dạng 3: Bài toán về Cu + H+ + NO3- 
Câu 8: Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5M, sau đó thêm tiếp 500 ml 
dung dịch HCl 2M vào, thu được dung dịch X và có khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát 
ra. Thể tích (lít) khí NO bay ra (đktc) và thể tích (lít) dung dịch NaOH 0,5M tối thiểu cần 
dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là 
 A. 4,48 và 1,2. B. 5,60 và 1,2. 
C. 4,48 và 1,6. D. 5,60 và 1,6. 
Hướng dẫn giải 
7 
Ta có: nCu = 
24
64
 = 0,375 (mol) ; nHCl = 0,5.2 = 1 (mol) ; nNaNO3 =0,4.0,5 = 0,2 (mol) 
 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1) 
nbđ 0,375 1 0,2 0 0 (mol) 
npứ 0,3 ← 0,8 ← 0,2 0,3 0,2 (mol) 
nspứ 0,075 0,2 0 0,3 0,2 (mol) 
V NO (đktc) = 22,4. 0,2 = 4,48 (lít) 
Dung dịch X gồm : Cu2+ (0,3 mol) ; Na+ ( 0,2 mol) ; H+dư ( 0,2 mol) ; Cl- ( 1 mol) 
Để kết tủa hết Cu2+ trong dung dịch X thì NaOH phản ứng với H+dư trước nên ta có 
 H+dư + OH- → H2O (2) 
 0,2 → 0,2 (mol) 
 Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2 (2) 
 0,3 → 0,6 (mol) 
Vậy nNaOH = 0,2 + 0,6 = 0,8 mol 
 V NaOH 0,5M = 1,6 (lít) 
 Đáp án C 
Câu 9: Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch gồm KNO3 0,6M và H2SO4 1M, 
thu được khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và dung dịch X. Cô cạn dung dịch 
X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 69,44. B. 60,08. C. 66,96. D. 75,84. 
Hướng dẫn giải 
Ta có: nCu = 
25,6
64
 = 0,4 (mol) ; nH2SO4 = 0,4.1 = 0,4 (mol) ; nKNO3 =0,4.0,6 = 0,24 (mol) 
 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O (1) 
nbđ 0,4 0,8 0,24 0 0 (mol) 
npứ 0,3 ← 0,8 → 0,2 0,3 0,2 (mol) 
nspứ 0,1 0 0,04 0,3 0,2 (mol) 
 Dung dịch X gồm : Cu2+ (0,3 mol) ; K+ ( 0,24 mol) ; NO3-dư (0,04 mol) ; SO42- (0,4 mol) 
 m = 64.0,3+ 39.0,24 +62.0,04 + 96.0,4 = 69,44 (gam) 
 Đáp án A 
c) GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận: 
- GV tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận; thuyết trình cá nhân trả lời các vấn đề 
được GV giao và HS trong lớp nêu ra: 
+ Nhóm 1: Sơ đồ hóa kiến thức về muối nitrat; 
+ Nhóm 2: Thuyết trình các câu của dạng 1; 
+ Nhóm 3: Thuyết trình các câu của dạng 2; 
+ Nhóm 4: Thuyết trình các câu của dạng 3. 
- GV quan sát, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc cho HS yếu, HS giỏi (nếu có) 
8 
d) GV kết luận, chuẩn kiến thức 
3. Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút) 
3.1. Mục tiêu: Củng cố các kiến thức đã học về muối nitrat; đánh giá khả năng vận dụng 
kiến thức của HS để giải bài tập trắc nghiệm. 
3.2. Tổ chức thực hiện: 
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: Yêu cầu HS thực hiện làm bài trên phần mềm Shub 
classroom. 
CÂU HỎI LUYỆN TẬP 
Câu 1: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân KNO3 là: 
A. K2O, NO2 và O2. B. K, NO2, O2. 
C. KNO2, NO2 và O2. D. KNO2 và O2. 
Câu 2: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: 
A. Ag2O, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag, NO2, O2. 
Câu 3: Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 là: 
A. CuO, NO và O2. B. Cu(NO2)2 và O2. 
C. Cu(NO3)2, NO2 và O2. D. CuO, NO2 và O2. 
Câu 4: Nhiệt phân hoàn toàn Fe(NO3)2 trong không khí thu được chất rắn là 
 A. FeO. B. Fe(NO2)2. C. Fe2O3. D. Fe. 
Câu 5: Đưa tàn đóm còn than hồng vào bình đựng NaNO3 ở nhiệt độ cao thì có hiện 
tượng nào? 
 A. Tàn đóm tắc ngay. B. Tàn đóm cháy sáng. 
C. Không có hiện tượng gì. D. Có tiếng nổ. 
Câu 6: Hệ số chất oxihóa trong phương trình hóa học sau đây là 
 3Cu + 8HCl + 2NaNO3 → 3CuCl2 + 2NaCl + 2NO + 4H2O 
A. 2. B. 3. C. 8. D. 6. 
Câu 7: Có các mệnh đề sau: 
(1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh; 
(2) Ion NO3- có tính oxi hóa trong môi trường axit; 
(3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn, đều thu được khí NO2; 
(4) Hầu hết muối nitrat đều bền với nhiệt. 
Các mệnh đề sai là: 
A. (1) và (3). B. (3) và (4). C. (2) và (3). D. (1) và (2). 
Câu 8: Nhiệt phân hoàn toàn 14,8 gam Mg(NO3)2, thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là 
A. 0,56. B. 5,6. C. 8,4. D. 4,48. 
Câu 9: Đem nung nóng m gam Cu(NO3)2 một thời gian, để nguội, đem cân lại thấy khối 
lượng giảm 10,8 gam. Biết hiệu suất phản ứng là 80%. Giá trị m là 
A. 23,5. B. 18,8. C. 15,04. D. 25,3. 
Câu 10: Hòa tan 19,2 gam bột Cu trong 800 ml dung dịch gồm HCl 1M và HNO3 0,5M, 
9 
thu được khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và dung dịch X. Cô cạn dung 
dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 45,8. B. 56,4. C. 60,0. D. 60,4. 
b) HS thực hiện nhiệm vụ: HS làm bài trực tiếp trên phần mềm Shub classroom. 
Sản phẩm dự kiến: 
ĐÁP ÁN 
Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 
D D D C B A B B A A 
c) GV tổ chức cho HS báo cáo, thảo luận: 
- GV yêu cầu HS trình bày đáp án cho các câu hỏi (mỗi HS trình bày một câu). Các 
HS khác nhận xét, bổ sung. 
d) GV kết luận: 
- Chữa bài tập, nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng (giao nhiệm vụ cho HS làm ở nhà: 5 phút) 
4.1. Mục tiêu: 
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS. 
4.2. Tổ chức thực hiện 
a) GV giao nhiệm vụ cho HS: và yêu cầu HS nghiêm túc thực hiện. 
BÀI TẬP VẬN DỤNG 
Câu 1: Em hãy tìm hiểu ứng dụng của muối amoni nitrat trong ngành nông nghiệp và 
ngành ngoài nông nghiệp ? 
Câu 2: Cho 24,3 gam bột Al vào 225 ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và NaOH 3M 
khuấy đều cho đến khi khí ngừng thoát ra thì dừng lại và thu được V lít khí (ở đktc). Tìm 
giá trị V ? 
Câu 3: Cho 8,4 gam Fe vào cốc đựng 200ml dd Cu(NO3)2 0,75M. Kết thúc phản ứng lọc 
bỏ chất rắn không tan, thêm tiếp vào cốc dung dịch axit HCl dư. Hỏi sau khi phản ứng 
xong thu được V lít (đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tìm giá trị của V ? 
b) HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà 
c) GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập Shub classrooom 
- GV nhận xét vào bài làm. 
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm 
thích hợp của tiết sau. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_cung_co_ve_muoi_nitrat_nam_hoc_2021_2022.pdf