I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình.
- Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần.
- Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn .
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản.
- Xác định kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản.
3. Thái độ:
Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình.
II. PHƯƠNG TIỆN
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,.
- Học sinh: Vở ghi, sách tham khảo tin học 11, bút, .
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY.
Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình C++?
Câu trả lời:
Ngày soạn: 02/09/2019 Tiết CT: 03 Chương II: CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN Bài 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH Bài 4: MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu chương trình là sự mô tả của thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình. - Biết cấu trúc của một chương trình đơn giản: cấu trúc chung và các thành phần. - Biết được một số kiểu dữ liệu chuẩn . 2. Kĩ năng: - Nhận biết được các thành phần của một chương trình đơn giản. - Xác định kiểu cần khai báo của dữ liệu đơn giản. 3. Thái độ: Xác định thái độ nghiêm túc trong học tập khi làm quen với nhiều qui định nghiêm ngặt trong lập trình. II. PHƯƠNG TIỆN - Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, bảng, phấn, tài liệu,... - Học sinh: Vở ghi, sách tham khảo tin học 11, bút, ... III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình C++? Câu trả lời: 2. Kết nối: Hoạt động của GV và HS Nội dung GV: Cấu trúc của một chương trình bao gồm mấy phần? Đó là những thành phần nào? HS: Gồm 2 phần: Phần khai báo và phấn thân chương trình. GV: Phần nào bắt buộc phải có, phần nào có thể có hoặc không? HS: Phần khai báo có thể có hoặc không, phần thân chương trình bắt buộc phải có. GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình có sẵn một số thư viện, mỗi thư viện cung cấp cho chúng ta một số chương trình thông dụng. Chúng ta phải khai báo sử dụng thư viện trước khi sử dụng các chương trình trong thư viện đó. GV: Cách khai báo biến sẽ được học kĩ hơn ở phần sau. GV: Phần thân của chương trình có thể có rất nhiều lệnh phụ thuộc vào chương trình. GV: Hãy chỉ rõ phần nào là phần khai báo, phần nào là phần thân của chương trình? GV: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường cung cấp một số kiểu dữ liệu chuẩn cho biết phạm vi giá trị có thể lưu trữ, dung lượng bộ nhớ cần thiết để lưu trữ và các phép toán tác động lên dữ liệu GV: Theo các em tại sao trong tin học lại thường có nhiều kiểu dữ liệu như vậy. GV: Một số kiểu dữ liệu chuẩn là những kiểu nào? HS: Dựa vào SGK trả lời câu hỏi. GV: Tập số nguyên là vô hạn và có thứ tự, đếm được nhưng trong máy tính kiểu nguyên là hữu hạn, có thứ tự. Kiểu số nguyên cho kết quả là số đúng, nhưng hạn chế về miền giá trị. GV: Các kiểu số thực cho kết quả tính toán là gần đúng với sai số không đáng kể, nhưng miền giá trị được mỡ rộng hơn kiểu nguyên. Cũng như kiểu nguyên, kiểu số thực trong máy là rời rạc và hữu hạn. GV: Kiểu logic trong C++ chỉ gồm 2 giá trị là False (sai) và True (đúng). Kiểu Logic cũng là kiểu dữ liệu đếm được với True có giá trị là 1 và False có giá trị là 0. Bài 3: CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH 1. Cấu trúc của một chương trình: [] 2. Các thành phần của chương trình: a) Phần khai báo: Hiểu một cách đơn giản, phần khai báo được dùng để nói với chương trình dịch những thứ cần thiết có thể được dùng trong phần thân. VD: C++: #iclude ; #inclde ; Cách khai báo thư viện #include Khai báo hằng Ví dụ const int maxn=1000; Cú pháp của khai báo hằng trong C++ là: const = ; Khai báo hằng thường được sử dụng cho những giá trị xuất hiện nhiều lần trong chương trình Khai báo biến Tất cả các biến trong chương trình đều phải được đặt tên và khai báo cho chương trình dịch biết để lưu trữ, và xử lý. Biến chỉ nhận một giá trị tại mỗi thời điểm thực hiện chương trình được gọi là biến đơn. Cách khai báo biến sẽ được trình bày riêng trong các bài sau. b) Phần thân chương trình: int main() { [khai báo biến] [các câu lệnh] [khai báo biến] [các câu lệnh] return 0; } 3. Ví dụ chương trình đơn giản: [khai báo thư viện] [khai báo hằng] [khai báo thư biến,toàn cục] [khai báo chương trình con] Int main() { [ khai báo các biến, cục bộ] [các câu lệnh] Return 0; } &4. MỘT SỐ KIỂU DỮ LIỆU CHUẨN 1. Kiểu nguyên - Các số nguyên trong máy tính được lưu trữ một cách chính xác và hữu hạn. Nghĩa là tập số nguyên mà máy hiểu được chỉ là một tập con của tập các số nguyên. Số nguyên có dấu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị Signed char 1 byte -128->127 short 2byte -32768..32767 int 2byte -2147483648->2147483647 long 4 byte -2147483648->2147483647 long long 8 byte -9.2e+18->9.2e+18 Số nguyên không dấu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị unsigned char 1 byte 0->255 Unsigned short 2byte 0->65535 unsigned 4byte 0->4294967295 Unsigned long 4 byte -2147483648->2147483647 Unsigned long long 8 byte 0->1.8*1019 2. Kiểu thực Kiểu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị double 8 byte +/- 1.7e+/-308 - Kí hiệu phép chia trong kiểu thực là /. Ví dụ: a/b. 3. Kiểu kí tự Kiểu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi giá trị Char 1 byte 256 ký tự trong bộ mã ASSCII 4. Kiểu lôgic Kiểu Bộ nhớ lưu trữ 1 giá trị Phạm vi gía trị bool 1 byte true hoặc false 1 hoặc 0 3. Củng cố: Cấu trúc của một chương trình, các thành phần của một chương trình. Một số kiểu dữ liệu chuẩn 4. Bài tập về nhà: Học bài cũ, xem trước bài học số 5-6 và chuẩn bị một số kiến thức về thuật toán sau: Giải phương trình bậc nhất 1 ẩn: ax+b=0. Giải phương trình bậc hai 1 ẩn: ax2+bx+c=0 (a¹0). Tìm USCLN(a,b); BSCLN(a,b). 5. Rút kinh nghiệm ...................................................................................................................................... Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm....... KÍ DUYỆT
Tài liệu đính kèm: