Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Bài 25: Thực hành Hướng động - Sinh học 11 cơ bản

Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Bài 25: Thực hành Hướng động - Sinh học 11 cơ bản

Thí nghiệm là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, vì vậy nó cũng được sử dụng trong dạy học Sinh học.

Thí nghiệm Sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học. Hệ thống hoá được kiến thức, biến kiến thức thành vốn riêng của bản thân. Tiến hành thí nghiệm Sinh học sẽ rèn luyện cho học sinh được những đức tính như chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, trong đó có tư duy quy nạp.

Thí nghiệm Sinh học còn là một hình thức để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, gây được niềm tin sâu sắc cho bản thân, kết quả thu được càng làm tăng lòng say mê, hứng thú học tập môn Sinh học.

Thực hiện thí nghiệm Sinh học sẽ đưa việc học tập của học sinh tiến gần đến cách nghiên cứu của các nhà khoa hoc, vì rằng bản thân thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải phát hiện ra những vấn đề mới, có thể chỉ là vấn đề nhỏ mà các nhà khoa học đã phát hiện ra, nhưng nó cũng là yếu tố lôi cuốn học sinh hứng thú với công việc.

 

doc 13 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 3307Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Bài 25: Thực hành Hướng động - Sinh học 11 cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và đào tạo Hải dương
Tháng 4 năm 2009
Tên Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Bài 25 Thực hành: Hướng động 
Sinh học 11 Cơ bản
Đánh giá, nhận xét của Sở Giáo dục và đào tạo
Sở Giáo dục và đào tạo Hải dương
Trường THPT Hoàng Văn Thụ
Tháng 4 năm 2009
Tên Sáng kiến kinh nghiệm:
Một số kinh nghiệm trong giảng dạy Bài 25 Thực hành: Hướng động 
Sinh học 11 Cơ bản
Đánh giá, nhận xét của Tổ chuyên môn
Đánh giá, nhận xét của Trường
Phần 1: đặt vấn đề
Hiện nay, việc đổi mới chương trình giáo dục THPT đã tiến hành đến lớp 12. Cùng với đó, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề trọng tâm với mục tiêu giáo dục phổ thông là “giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. 
Với mục tiêu đó, yêu cầu giáo viên phải thực hiện những vấn đề sau:
- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, trường và địa phương.
- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tam gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức
- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng, hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp.
Sinh học là khoa học thực nghiệm, nghĩa là từ những kết quả thu được từ thực nghiệm, các nhà khoa học khái quát và hệ thống lại, xây dựng thành những lý thuyết khoa học. Do đó, trong quá trình dạy học, sử dụng thí nghiệm như là biện pháp, là con đường giúp học sinh phát hiện kiến thức mới, kỹ năng mới cho bản thân là điều cần được quan tâm đúng mức. Mặt khác, việc sử dụng các thí nghiệm để học sinh có thể kiểm chứng, củng cố khắc sâu kiến thức đã học cũng mang lại hiệu quả dạy học rất cao.
Với phương châm “Học đi đôi với hành”, trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng chú trọng việc nghiên cứu, giảng dạy các bài thực hành. Sau đây là “Một số kinh nghiệm trong việc giảng dạy Bài 25 Thực hành: Hướng động - chương trình Sinh học 11 ban cơ bản”.
Phần 2: Cơ sở khoa học
Thí nghiệm là phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học, vì vậy nó cũng được sử dụng trong dạy học Sinh học.
Thí nghiệm Sinh học giúp học sinh đào sâu, mở rộng những kiến thức đã học. Hệ thống hoá được kiến thức, biến kiến thức thành vốn riêng của bản thân. Tiến hành thí nghiệm Sinh học sẽ rèn luyện cho học sinh được những đức tính như chính xác, cẩn thận, khoa học, đặc biệt là phương pháp phát triển tư duy, trong đó có tư duy quy nạp.
Thí nghiệm Sinh học còn là một hình thức để học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn sản xuất, làm chủ được kiến thức, gây được niềm tin sâu sắc cho bản thân, kết quả thu được càng làm tăng lòng say mê, hứng thú học tập môn Sinh học.
Thực hiện thí nghiệm Sinh học sẽ đưa việc học tập của học sinh tiến gần đến cách nghiên cứu của các nhà khoa hoc, vì rằng bản thân thí nghiệm đòi hỏi học sinh phải phát hiện ra những vấn đề mới, có thể chỉ là vấn đề nhỏ mà các nhà khoa học đã phát hiện ra, nhưng nó cũng là yếu tố lôi cuốn học sinh hứng thú với công việc.
1. Cấu trúc của thí nghiệm Sinh học
Để tổ chức tốt học sinh thực hiện thí nghiệm Sinh học, giáo viên cần hiểu rõ cấu trúc của thí nghiệm Sinh học. Mỗi thí nghiệm Sinh học được tạo thành bởi các thành phần sau: 
1, Đối tượng thí nghiệm
Đối tượng là cái đem ra nghiên cứu để thực hiện được nhiệm vụ nhất định.
2, Mục đích thí nghiệm
Mục đích là cái đặt ra phải đạt tới.. Trong thí nghiệm Sinh học sẽ phải phát hiện, chứng minh hay khẳng định vấn đề khoa học.
3, Phương pháp thí nghiệm
Phương pháp là cách thức đạt tới mục đích, trong thí nghiệm phải định rõ được cách thức tác động vào đối tượng, nhằm làm cho đối tượng bộc lộ những đặc điểm vốn có của mình qua hiện tượng biểu hiện bên ngoài. Từ những biểu hiện bên ngoài, người nghiên cứu sẽ thu thập, xử lý để có được kết luận khoa học.
4, Chỉ tiêu thí nghiệm
Kết quả thí nghiệm được hiểu là nhữg biểu hiện của đối tượng thí nghiệm mà người thực hiện thu thạp được, theo các chỉ tiêu định trước và được xử lý nhằm tìm ra dấu hiệu, bản chất về khía cạnh đang nghiên cứu của đối tượng.
5, Nhận xét kết quả thí nghiệm
Nhận xét kết quả thí nghiệm là đưa ra lời nhận xét của tư liệu thu được và chỉ ra mối liên hệ, những dấu hiệu bản chất, tính quy luật, tư đó khái quát hoá khoa học và được diễn đạt bằng kết luận khoa học.
2. Quy trình sử dụng thí nghiệm Sinh học trong dạy học Sinh học
Để sử dụng tốt thí nghiệm Sinh học trong dạy học cần đảm bảo quy trình sau:
Bước 1: Nêu nhiệm vụ nhận thức
Thực chất là nêu rõ mục đích của thí nghiệm.
Bước 2: Nêu phương pháp tiến hành
Là gợi cho học sinh cách làm thí nghiệm để đạt được mục đích đó.
Bước 3: Nêu kết quả thí nghiệm
Là tìm ra được những điểm biến đổi, những đặc điểm biểu hiện của đối tượng khác với trước khi thực hiện thí nghiệm.
Bước 4: Nêu nhận xét kết quả và xác định mối liên hệ nhân quả
Giáo viên hướng dẫn, tổ chức cho học sinh dựa vào các số liệu hay hiện tượng thu được ở thí nghiệm, phát hiện mối quan hệ, phát hiện xu thế biểu hiện qua số liệu, hiện tượng, khái quát hoá những cứ liệu để tìm ra dấu hiệu bản chất.
Bước 5: Nêu kết luận khoa học
Giáo viên hướng dẫn để học sinh dựa vào những nhận xét kết quả thí nghiệm, sử dụng thuật ngữ khoa học để diễn đạt thành mệnh đề khẳng định mang tính khoa học và phù hợp với mục đích thí nghiệm.
Phần 3: kết quả
1. Cấu trúc thí nghiệm “Phát hiện hướng trọng lực của cây” 
Gồm các thành phần sau:
- Đối tượng thí nghiệm: 
Hạt đậu, ngô, lúa mới nhú mầm.
- Mục đích thí nghiệm:
Chứng minh rễ cây có tính hướng trọng lực dương.
- Phương pháp thí nghiệm: 
+ Chọn các hạt đã có rễ mọc thẳng.
+ Dùng ghim cắm xuyên hai hạt vừa chọn (có thể dùng thép nhỏ, miễn là cố định chắc chắn hạt trên miếng xốp) sao cho rễ mầm ở thế nằm ngan hướng ra mép nút cao su (hoặc miếng xốp), còn các lá mầm thì hướng vào bên trong.
+ Cắt bỏ tận cùng rễ ở một hạt.
+ Đặt nút cao su (có thể thay bằng miếng xốp) lên trên đáy của đĩa có nước.
+ Dùng giấy lọc phủ lên lá mầm, hai đầu của giấy lọc nhúng vào nước ở trong đĩa để cây mầm không bị khô. (Nếu dùng miếng xốp cắm hoa thì không cần giấy lọc vẫn đảm bảo cây mầm không bị khô)
+ úp lên đĩa bằng chuông thuỷ tinh và đặt vào trong phòng tối.
+ Sau 1-2 ngày, quan sát sự vận động của rễ của cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ.
- Chỉ tiêu theo dõi:
Hướng phát triển (sự vận động) của rễ của cây mầm còn nguyên rễ và cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ.
- Kết quả thí nghiệm:
Cây còn nguyên đỉnh rễ có rễ cây uốn cong xuống phía dưới.
Cây bị cắt đỉnh rễ có rễ cây không uốn cong xuống phía dưới, tức là vẫn ở thế nằm ngang.
- Nhận xét kết quả thí nghiệm:
Rễ cây (còn đỉnh rễ) uốn cong xuống phía dưới là do tác động của trọng lực.
Rễ cây bị cắt đỉnh không uốn cong xuống phía dưới như rễ nguyên vẹn chứng tỏ đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực.
2. Quy trình sử dụng thí nghiệm “Phát hiện hướng trọng lực của cây” 
Bài 25: Thực hành hướng động
I - Mục tiêu
	HS thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây.
II- Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên
a, Nhắc HS chuẩn bị tiến hành thí nghiệm:
	GV chia lớp thành 8 nhóm, mỗi tổ 2 nhóm.
	GV nhắc HS về nhà chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm tại nhà sau khi học xong bài 23: Hướng động và đến bài 25 (1 tuần sau) mang thí nghiệm đến lớp để báo cáo kết quả.
	Lưu ý HS những vấn đề sau:
	a.1. Chuẩn bị dụng cụ:
	Để thí nghiệm được tiến hành dễ dàng, có thể thay thế một số dụng cụ mà sgk yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị như sau:
	Hai đĩa đáy sâu, 1 chuông thuỷ tinh hay nhựa trong suốt. Hai dụng cụ này có thể thay bằng một hộp nhựa trong suốt.
	Một nút cao su (hoặc xốp gỗ) có đường kính 5-6 cm, mềm đủ để cắm được kim, một giấy lọc. Hai dụng cụ này có thể thay bằng một miếng bọt biển thường dùng để cắm hoa (thường có màu xanh) vừa dễ ghim hạt vừa có khả năng cung cấp nước cho hạt mà không cần giấy lọc.
	Hai ghim nhỏ hoặc có thể sử dụng thép nhỏ có thể uốn cong, thậm chí có thể dùng que tăm gập đôi lại cũng có thể cố định hạt trên miếng bọt biển.
	Ngoài ra còn cần chuẩn bị một panh gắp hạt, một dao lam hoặc kéo.
	a.2. Chuẩn bị mẫu vật:
	Sgk gợi ý dùng hạt đậu (hoặc ngô, lúa) mới nhú mầm. Nhưng theo tôi không nên dùng hạt đậu vì khi cây đậu sinh trưởng bình thường phần thân dài ra đẩy hai lá mầm (tức là hạt đậu ban đầu) lên trên, nên nếu ta ghim hạt đậu lại trên miếng xốp thì phần thân dài ra sẽ bị cong queo, khó nhận biết được phản ứng hướng trọng lực của rễ. Dùng hạt ngô hoặc lúa mới nhú mầm sẽ cho kết quả rõ ràng.
	a.3. Nội dung và cách tiến hành:
	Chọn các hạt (có thể dùng 4 -6 hạt) đã có rễ mầm mọc thẳng: Nên cho HS về nhà ngâm hạt ngay, sau 2-3 ngày hạt nảy mầm và có rễ mầm dài khoảng 1 - 1,5 cm thì tiến hành thí nghiệm.
	Trước khi ghim hạt cần ngâm miếng bọt biển vào nước một thời gian để nước ngấm sâu vào trong.
	Dùng ghim nhỏ hoặc có thể sử dụng thép nhỏ có thể uốn cong, thậm chí có thể dùng que tăm gập đôi lại cũng có thể cố định hạt trên miếng bọt biển.
	Cần phải ghim sao cho rễ mầm ở thế nằm ngang hướng ra mép miếng xốp, còn các lá mầm thì hướng vào bên trong. Lưu ý nên ghim hạt ở mép miếng xốp sẽ thấy kết quả rõ ràng.
	Cắt bỏ tận cùng của rễ ở một (hoặc vài) hạt, nên cắt đoạn rễ dài 2-3 mm tính từ đỉnh rễ.
	Ngửa nắp hộp nhựa, đặt miếng xốp đã ghim hạt lên trên, đổ một lượng nước vừa phải vào nắp hộp (mức nước cao bằng 1/2 chiều cao nắp hộp).
	Sau đó úp thân hộp lên trên rồi đặt vào trong tối, 1-2 ngày sau quan sát sự vận động của rễ mầm.
	So sánh giữa rễ cây mầm còn nguyên rễ và rễ cây mầm đã bị cắt đỉnh rễ để rút ra nhận xét về sự vận động của rễ cây mầm và vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm.
Thu hoạch:
	Các nhóm viết tường trình về quá trình thí nghiệm để chuẩn bị báo cáo kế quả trước lớp.
b, Tiến hành thí nghiệm
	GV tiến hành thí nghiệm ở nhà để làm mẫu cho HS quan sát, đối chứng kết qủa.
2. Chuẩn bị của học sinh
	Mỗi nhóm HS (5-6 em) chuẩn bị và tiến hành thí nghiệm.
a, Dụng cụ
	Một hộp nhựa trong suốt, một miếng bọt biển thường dùng để cắm hoa (thường có màu xanh), hai ghim nhỏ (hoặc thép nhỏ có thể uốn cong, hoặc dùng que tăm gập đôi lại), một panh gắp hạt, một dao lam hoặc kéo.
b, Mẫu vật
	Hạt ngô hoặc lúa mới nhú mầm.
III - Tiến trình
1. ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra sự chuẩn bị thí nghiệm của các nhóm.
3. Tiến trình thực hiện
	- GV yêu cầu học sinh nêu mục đích của việc thực hiện thí nghiệm.
- GV yêu cầu đại diện các nhóm HS trình bày cách tiến hành thí nghiệm và báo cáo kết quả trước lớp.
	- Các nhóm báo cáo kết quả thu được, nhận xét kết quả và đưa ra kết luận 
	- GV cho HS các nhóm kiểm tra và nhận xét kết quả của nhau. 
	- GV kiểm tra kết quả của các nhóm.
	- GV yêu cầu học sinh nêu kết luận rút ra từ nhận xét.
	Lưu ý: Rễ mầm vận động hướng theo chiều trọng lực (hướng trọng lực dương). Vị trí tiếp nhận kích thích trọng lực ở cây mầm là đỉnh rễ, đỉnh ngọn và đỉnh thân, tức là những bộ phận sinh trưởng. Vì thế, rễ cây chỉ cong ở vị trí có độ dài từ lúc bắt đầu thí nghiệm.
4. Củng cố
GV nhận xét giờ thực hành.
Yêu cầu HS viết báo cáo thu hoạch theo hướng dẫn
Nhắc nhở HS vệ sinh dụng cụ thí nghiệm, lớp học.
5. Hướng dẫn về nhà
Hoàn thành báo cáo thu hoạch.
Chuẩn bị bài 26: Cảm ứng ở động vật.
Phần 4: kết quả
Với việc chuẩn bị và thay thế một số dụng cụ mà sách giáo khoa yêu cầu như đã trình bày ở trên, khi tổ chức bài thực hành này, tôi thấy học sinh tiến hành dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều, đem lại hiệu quả cao và em nào cũng có thể thực hiện được thí nghiệm này và thu được kết quả tốt.
	Vì vậy, tôi mạnh dạn viết ra một số kinh nghiệm thu được, mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí để việc giảng dạy môn Sinh học mang lại hứng thú thực sự cho học sinh và đạt hiệu quả dạy học cao.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN.doc