Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh

I. LỜI NÓI ĐẦU

 Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức xúc, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người , khi hệ thống giáo dục phát triển phong phú đa dạng thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục là nhằm “ xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng Độc lập dân tộc và Chủ nhĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dung và bảo vệ Tổ quốc, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Môn văn cùng với các môn khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện.

 

doc 18 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2417Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đặt vấn Đề
I. Lời nói đầu	
 Trong sự phát triển của nhà trường, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được đặt ra và được ý thức như một yêu cầu tự nhiên, bức xúc, một động lực của sự phát triển, một yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng đào tạo con người. Những năm đầu thế kỉ XXI, khi những thành tựu kì diệu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật – công nghệ tác động mạnh mẽ đến của cuộc sống con người , khi hệ thống giáo dục phát triển phong phú đa dạng thì vấn đề đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học lại được đặt ra một cách cấp thiết. Nghị quyết hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII về định hướng chiến lược phát triển giáo dục là nhằm “ xây dựng những con người và thế hệ thiết tha với lí tưởng Độc lập dân tộc và Chủ nhĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dung và bảo vệ Tổ quốc, Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại”. Môn văn cùng với các môn khác trong nhà trường phổ thông góp phần quan trọng tạo nền tảng ban đầu để đào tạo con người phát triển toàn diện.
 Đối với người học sinh phổ thông, dù sau này họ có chọn văn chương làm bộ môn gắn bó của đời mình hay không thì những hiểu biết về văn học dân tộc và văn học nhân loại ( ở bất kì thời đại nào ) sẽ là hành trang đi suốt cuộc đời để làm nên cái gọi là “trình độ văn hoá” của mỗi người. Trong dòng chảy bất tận của văn học dân tộc và nhân loại, có lẽ mọi người không thể nào quên những đỉnh cao văn học như Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh, Những người khốn khổ của V. Huy- Gô, Lão Gô- ri- ô của Ban- Dắc và sẽ còn rất nhiều những đỉnh cao có khả năng tạo ra sự đối thoại . Để có thể cũng cố sâu sắc hơn về vốn tri thức ấy, việc tổ chức cho học sinh ôn tập phần văn học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 Những vấn đề nêu trên vừa là cơ sở thực tiễn ,vừa là cơ sở lí luận để mỗi người giáo viên văn trong nhà trường phổ thông phải có trách nhiệm tìm ra con đường hướng dẫn học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức một cách tích cực sáng tạo theo đặc điểm tình hình xã hội cũng như phong tục tập quán địa phương và trình độ cá nhân. Đặc biệt hiện nay toàn ngành đang hướng đến mục tiêu Dạy thực chất, Học thực chất, Thi thực chất thì điều đó càng có ý nghĩa. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng khá phức tạp nếu người giáo viên Ngữ văn không tự hình thành những kĩ năng tổ chức các hoạt đông dạy học, hệ thống hoá vấn đề một cách dễ hiểu
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
1. Tình hình ngại học các bộ môn khoa học xã hội nhân văn, trong đó có bộ môn Ngữ văn đang khá phổ biến ở học sinh phổ thông: kiến thức học xong vội quên, nhất là những kiến thức cơ bản cần phải ghi nhớ; trên lớp học sinh ngại thảo luận, tranh luận; một không khí buồn tẻ bao bọc nhiều giờ văn . Sự ngại học, coi nhẹ đó dẫn đến thực tế đáng buồn là kết quả thi tốt nghiệp, Đại học, Cao đẳng còn thấp. Nguyên nhân trước hết là do một số giáo viên Ngữ văn chưa tích cực tìm giải pháp nâng cao chất lượng giờ học, quá nặng nề đến việc trang bị kiến thức mà không thấy kiến thức ấy phải được tổ chức thế nào để giúp học sinh tiếp nhận một cách hứng thú. Việc ôn tập phần văn học - việc mà nhiều người cho rằng dễ vì đã có trong sách giáo khoa, lại càng phải chú ý. Việc ôn tập phần văn học hiện nay, bên cạnh những điều đã làm được vẫn còn một số vấn đề phải bàn. Qua những lần dự giờ thăm lớp theo kế hoạch chuyên môn của tổ, nhà trường, đặc biệt khi làm nhiệm vụ thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo theo quyết định của Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Thanh Hoá, tôi nhận thấy nhiều giáo viên dạy Ngữ văn được thanh tra khi dạy phần ôn tập văn học đã không chú ý đến việc hình thành kĩ năng khái quát hoá từ những gì cụ thể. Giáo viên chủ yếu mới dừng lại ở cấp độ tường thuật, mô tả thông tin chứ chưa hướng học sinh tới tầng sâu của thông tin, ví như chỉ cho học sinh nêu lại hoàn cảnh sáng tác, chủ đề tác phẩm Cũng có những giáo viên chủ động tìm tòi đưa thêm kiến thức, nhưng lại là những phần kiến thức hầu như ít liên quan đến bài học khiến bài dàn trải. Những câu hỏi đưa ra miễn cưỡng, gượng ép, chưa tiếp nối uyển chuyển giữa các phần kiến thức. Như thế, rõ ràng giáo viên chưa nhận thức rõ vai trò quan trọng việc ôn tập, chưa xác định đúng bản chất của đổi mới phương pháp, tâm lí sợ học sinh không biết nên phải nói hết, khả năng linh hoạt trong giờ dạy còn hạn chế. Điều đó đã góp phần đưa đến thực tế : người học ngại học, người dạy ngại dạy.
Ôn tập là để cũng cố những kiến thức đã học, mặt khác còn là dịp để tổng kết quá trình học một học kì hay một năm. Việc tổng kết sẽ giúp chúng ta nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Thế nhưng, trong thực tế phần lớn giờ ôn tập văn học còn rất nhiều điều bất cập, chưa đạt được mục đích yêu cầu nêu trên. Những người thầy tâm huyết với nghề, quan ngại trước thực tế dạy- học Ngữ văn đã thấy vấn đề: cần tiếp tục chú trọng hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn. ở đây, chúng tôi nhấn mạnh đến vấn đề rất cụ thể : đổi mới cách dạy phần ôn tập văn học.
 2. Nhà trường THPT có vai trò hết sức quan trọng trong việc dạy văn học vì số lương tiết dạy khá nhiều, và vì thế việc ôn tập phần văn học càng trở nên quan trọng. Hoà nhập với việc đổi mơi chương trình, sách giáo khoa, phương pháp kiểm tra đánh giá, ứng dụng công nghê thông tin trong dạy học Ngữ văn hiện nay, rút kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp và bằng thực tế giảng dạy của mình, tôi xin giới thiệu sáng kiến kinh nghiệm : Tổ chức ôn tập phần Văn học trong chương trình Ngữ văn THPT theo hướng phát huy 
tính tích cực, chủ động của học sinh.
 3. Để thực hiện tốt việc ôn tập văn học theo theo tinh thần đổi mới , phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bản thân tôi đã không ngừng đổi mới về tư duy, nhận thức từ khâu soạn giáo án ( Thiết kế bài học ) cho đến cách sử dụng thiết bị dạy học. Lập phiếu điều tra để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, từ đó điều chỉnh cho phù hơp với thực tế nhà trường và địa phương.
B. Giải Quyết vấn đề
I. Vài nét về nội dung ôn tập văn học trong chương trình Ngữ văn THPT 
 Thời lượng dành cho Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài có nhiều nội dung mới và hay đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá, khả năng hội nhập và giao lưu văn hoá. Dù còn mới mẻ nhưng nội dung các bài như Thơ Hai- cư ( Văn học Nhật Bản ), Người trong bao ( Sê- Khốp, Văn học Nga ), Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ ), Hầu trời ( Tản Đà ), Chiếc thuyền ngoài xa ( Nguyễn Minh Châu) của văn học Việt Nam . . ., nhiều tác phẩm nhật dụng, Nghị luận đã góp phần đáng kể giúp học sinh có cái nhìn toàn diện, hệ thống về tri thức văn học. Kéo theo đó số tiết ôn tập , trong đó có phần ôn tập Văn học ( Văn học Việt Nam và Văn học nước ngoài) tăng lên, được bố trí ở cuối học kì, cuối năm học hay kết thúc một bộ phận, giai đoạn, khuynh hướng văn học nào đó.
 Bài ôn tập Văn học được biên soạn có nhiều cải tiến so với trước đây, cụ thể đó không chỉ là những câu hỏi thuần tuý mà còn là những định hướng về nội dung và phương pháp ôn tập. Nội dung trong bài ôn tập Văn học gồm cả văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học. Sự phân bố như vậy là hợp lí, không chỉ về kiến thức mà cả về phương pháp.
II. Tổ chức ôn tập phần Văn học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
 Tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng trong nhà trường phổ thông đã được chứng minh trong thực tiễn thời gian qua. Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo đã và đang thực hiện nhiều giải pháp tích cực để nâng cao chất lượng đào tạo mà khâu then chốt là không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Xét một cách tổng thể, nhiều vấn đề về lí thuyết dạy học đã được phổ biến, rút kinh nghiệm, song đôi lúc chưa phù hợp ở một số địa phương. Xuất phát từ thực tế giảng dạy cũng như vai trò một Tổ trưởng chuyên môn, tôi mạnh dạn đề xuất một cách dạy phần ôn tập Văn học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh bằng việc tham gia thảo luận , tranh luận.
 1. Phương pháp dạy bài Ôn tập Văn học hiện nay
 Phương pháp dạy phần ôn tập Văn học trong giờ Ôn tập đang được sử dụng rộng rãi ở nhà trường phổ thông hiện nay là giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc bằng cách hệ thống hoá những tác giả, tác phẩm đã học trong học kì, trong năm, khẳng định một lần nữa những nét chính về nội dung tư tưởng và phong cách nghệ thuật dựa trên sách giáo khoa. Có thầy cô còn khái quát hoá kiến thức cho các em dựa tên mô hình không gian, ví như ở lớp 10 học Văn học dân gian, Văn học trung đại Việt Nam, sử thi ấn Độ, Thơ Đường, tiểu thuyết Minh- Thanh của Văn học Trung Quốc, Thơ Hai- Cư của Nhật Bản; hoặc theo mô hình văn học dân tộc: Pháp có V. Huy- Gô, H. Ban- Dắc; Nga có A. P u- Skin, Sê- Khốp; Văn học Việt Nam có Thạch Lam, Nam Cao, Xuân Diệutrong chương trình Văn học 11. Nội dung ôn tập trong sách giáo khoa có những vấn đề lớn, sâu đòi hỏi độ tư duy cao nên trong thực tế giáo viên chỉ chọn một số nội dung đơn giản, dễ dạy. Số câu hỏi, nội dung còn lại hoặc là bị bỏ qua hoặc được giải thích một cách nông cạn, đại khái. Nhìn chung, so với bài đọc văn, bài ôn tập chưa có một cách thiết kế thống nhất ( Sách thiết kế của nhiều nhà nghiên cứu văn học, nhiều nhà giáo, sách giáo viên cũng thực hiện mỗi cách khác nhau ). Tuy nhiên, một thực trạng như vậy không hoàn toàn là cái dở mà cũng có cái hay của nó, đó là sự đa dạng về phong cách và phương pháp. Dĩ nhiên điều đó cũng gây nên sự lúng túng, thiếu tự tin, thiếu định hướng cho nhiều giáo viên, kể cả giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy.
2. Cách thức tổ chức ôn tập phần Văn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
 Chúng tôi rất tâm đắc với gợi ý thật cụ thể của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ Người thầy phải suy nghĩ, phải chuẩn bị một cách sáng tạo, thầy và trò có thời gian để đối thoại, thảo luận, tranh luận về tất cả cái gì có liên quan đến bài học. Trí tuệ, tài năng, tác phong của người thầy được thể hiện ở đây như nguồn ánh sáng soi vào bóng tối nhằm phát hiện những gì còn ẩn núp ở đó ”. Đây cũng là cơ hội để học sinh phát huy những gì là sáng tạo, là độc đáo để góp vào cuộc thảo luận chung.
 Một trong những vấn đề then chốt trong việc nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn là vấn đề chủ thể học sinh. Học sinh cần được xác định như là một chủ thể có ý thức. Phát huy tính năng động của chủ thể, năng lực sáng tạo của mỗi người cũng như phát huy chủ thể học sinh chính là đáp ứng một phần quan trọng của phương pháp dạy học thời đại bùng nổ thông tin và hội nhập toàn cầu ( Điều đó gải thích tại sao nhiều chương trình giáo dục của nước ngoài hết sức linh hoạt, một giờ học có khi cả thầy và trò cùng thảo luận và khám phá bài học ).
 ở đây, chúng tôi không có tham vọng đưa ra một cách dạy mới thay thế cách dạy phong phú đa dạng mà lâu nay giáo viên vẫn thường sử dụng và còn tiếp tục được sử dụng. Chúng tôi chỉ xin giới thiệu một cách dạy mà ở đó tính ... bài ôn tập : ở lớp 10 khi ôn tập phần văn học Việt Nam trung đại ( Văn học Lí – Trần ) ta có thể gợi lại không gian lịch sử- văn hoá lúc đó- các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống, Nguyên- Mông; sự phát triển của Phật giáo. ở lớp 11 khi ôn tập cuối học kì I ta có thể gợi lại bối cảnh nông thôn Việt Nam những năm 1930- 1945. Phần văn học nước ngoài cũng có thể làm tương tự. 
 Tạo không khí văn chương bằng cách đưa ra một nhận định tổng quát đòi hỏi học sinh phải tư duy và chưa thể giải quyết ngay, từ đó dẫn dắt các em tìm hiểu các nội dung ôn tập để trả lời được vấn đề vừa nêu ra. Mặt khác giáo viên cũng có thể sưu tầm những giai thoại về nhà văn ( những câu về bút danh nhà văn, về công việc viết văn, về đời tư) tạo thêm những hiểu biết lí thú, sôi động của tiết học. 
 Cũng có thể tạo bầu không khí bằng cách giao lưu đối thoại trực tiếp giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh ( ví dụ đội 1 trả lời, giáo viên có thể hỏi cách nghĩ của đội 2) tạo nên không khí vui vẻ, phấn khởi trong suốt tiết học. Điều này phụ thuộc nhiều vào sự nhanh trí, phản ứng linh hoạt của giáo viên.
 Tạo được bầu không khí văn chương thực sự là môt nghệ thuật. Nó đòi hỏi sự khéo léo, thông minh và tế nhị của người thầy để làm sao giờ học sinh động mà hiệu quả, vui vẻ mà nghiêm túc. Việc tạo không khí văn chương trong giờ ôn tập văn học được thực hiện xen kẽ các nội dung hoặc trong quá trình trả lời câu hỏi của học sinh. Tuyệt nhiên không lạm dụng, làm mất thời gian của việc ôn tập. Điều đó đòi hỏi sự chủ động, nhạy cảm của giáo viên.
2.4. Đánh giá tổng kết
 Cuối phần ôn tập, giáo viên tổng kết điểm, nhận xét từng đội và cá nhân về các nội dung: Tinh thần tham gia học tập, khả năng nắm bắt kiến thức, độ nhanh nhạy khi trả lời các câu hỏi, tinh thần đồng đội, vai trò người đội trưởng. Cách nhận xét, đánh giá của giáo viên phải đảm bảo công bằng, khoa học, chính xác và đặc biệt cũng cần nâng niu, trân trọng những gì các em có. Trong quá trình đánh giá tổng kết, giáo viên cần chỉ ra những hạn chế, thiếu sót để các em rút kinh nghiệm cho những tiết học sau. Càng nghiêm túc bao nhiêu hiệu quả giáo dục của nó sẽ càng cao, không chỉ với tiết học đó mà cả những tiết học sau đó. Đây là những vấn đề không mới nhưng không bao giờ cũ bởi nó là cơ sở, nền tảng, động lực cho sự phát triển của học sinh.
c. kết luận
I. Kết quả
 Tổ chức ôn tập phần Văn học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh là cách làm phù hợp với thực tiễn quá trình đổi mới phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông, phù hợp với sự đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới về phương pháp kiểm tra đánh gia, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn hiện nay. Cách làm này thực chất là biến những gì thuộc về lí thuyết khô cứng thành tư duy sáng tạo – con đường nhanh nhất, đúng đắn nhất nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh. Nhìn một cách tổng thể, việc ôn tập văn học theo cách này chính là đã tạo ra một môi trường hoạt động- giao lưu nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh. Chúng ta đã và đang tìm kiếm con đường nâng cao hiệu quả học tập, phát huy tính tích cực sáng tao , tôn trọng chủ thể học sinh thì đây sẽ là cách làm có thể coi là hiệu quả bởi nó phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi của đa số học sinh, nhất là phù hợp với nhiều địa phương ( kể cả những vùng sâu, vùng xa ). Nói như một nhà phương pháp: không nhảy xuống nước làm sao có được lý thuyết bơi. Những tìm tòi thể nghiệm của bản thân tôi trong quá trình dạy học những năm qua đã thu được những kết quả nhất định.
 Trong mấy năm gần đây khi tổ chức cho học sinh các khối lớp ôn tập theo cách này bản thân tôi thấy rất có hiệu quả. Chính học sinh khi được hỏi cũng rất thích thú với cách làm này. Nhiều học sinh Trường THPT Thống Nhất đã thực sự trưởng thành khi được học những tiết như thế này: Cao Phương Thảo đạt giải Nhất vòng thi tuần Đường lên đỉnh Ôlimpya; Vũ Thị Ngọc Dung, Cao Viết Ban có mặt trong vòng thi tháng Âm vang xứ Thanh; Lê Thị Hà Anh có mặt trong vòng chung kết Âm vang xứ Thanh năm thứ VIII. Đó là kết quả giáo dục tích cực, từ một phương pháp đúng đắn. Không nặng nề bởi những vấn đề lí thuyết, cách làm của chúng tôi khá thiết thực và rất dễ vận dụng.
 Chúng tôi còn thấy cùng một cách ôn tập như thế nhưng nếu có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ( sử dụng giáo án điện tử ) thì hiệu quả giờ học còn cao hơn nhiều. Còn có nhiều vấn đề cần phải rút kinh nghiệm khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn. Song bản thân tôi cùng nhiều đồng nghiệp cho rằng trong những giờ dạy thế này thì sự hỗ trợ của công nghệ thông tin là tốt nhất, phù hợp nhất.
 Tôi đã làm phép so sánh kết quả học tập của học sinh và thu được kết quả rất khả quan.
Bảng so sánh kết quả sử dụng phương pháp dạy học
 Lớp 12A3- Ban cơ bản ( Dạy theo cách Giáo viên gợi ý những câu trả lời, học sinh thảo luận và ghi chép )
Tổng số học sinh
Mức độ nắm kiến thức
Tốt
Khá
Trung bình
Không nắm được
45
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
7
15,6%
10
22,2%
25
55,6%
3
6,6%
 Lớp 12A1- Ban KHTN ( Dạy bằng hình thức một sân chơi khoa học )
Tổng số học sinh
Mức độ nắm kiến thức
Tốt
Khá
Trung bình
Không nắm được
40
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
25
62,5%
12
30%
3
7,5%
0
0%
 Sự chuyển biến của học sinh cần có quá trình lâu dài . Nhưng để quá trình đó diễn ra thuận chiều thì đây là thực tế khả quan. Một giờ học mà cả thầy và trò hăng say khám phá, vẫn còn thấy thiếu một cái gì đó phải tiếp tục tìm hiểu, tôi cho rằng đó là một giờ học có hiệu quả. Chúng tôi rất tin vào cách làm này, hiện đang được tổ Văn Trường THPT Thống Nhất sử dụng.
II. Đề xuất kiến nghị
. Về chương trình
 Nội dung ôn tập Văn học ( Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài) được viết chung với phần ôn tập Lí luận văn học, thời lượng từ 1-2 tiết tuỳ theo nội dung ôn tập. Một đến hai tiết để nhìn lại, củng cố, nâng cao nhận thức thì có phần ít ỏi. Nếu quan niệm ôn tập là “ Ôn cố tri tân ” thì theo chúng tôi có thể tăng số tiết ở một số bài ôn tập cho phù hợp với lượng kiến thức cần củng cố, làm sáng tỏ thêm. Các vấn đề, nội dung ôn tập ở sách giáo khoa (cả chương trình chuẩn và nâng cao) có chỗ chưa tập trung, sát đội tượng nên cũng cần điều chỉnh lại 
Đối với giáo viên và học sinh
 Đây là một hình thức dạy học hợp lí, hấp dẫn, đáp ứng hoàn toàn quan điểm giáo dục về vị trí của giáo viên và học sinh trong cơ chế dạy học văn hiện nay: học sinh đóng vai trò chủ thể, là một nhân cách, một cá thể tiếp nhận sáng tạo; giáo viên đóng vai trò hướng dẫn tổ chức, cố vấn khoa học. ở đây không chỉ có hỏi - đáp trong những tình huống có vấn đề mà còn có không khí thi đua sôi nổi giữa cá nhân – cá nhân, tập thể- tập thể làm cho học sinh cảm thấy yêu mến hơn việc học tập, yêu mến hơn trường lớp, thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên để hình thức học tập này thành công, đạt hiệu quả cao hơn những giờ dạy hoàn toàn theo hình thức truyền thống, cũng cần đòi hỏi nhiều ở cả thầy và trò:
2.1. Đối với giáo viên
 Trước hết để phục vụ cho tổ chức hoạt động dạy học này, người giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt ở nhà. Giáo viên phải chịu khó suy nghĩ, đặt ra nhiều câu hỏi, kiểu câu hỏi và có đáp án đầy đủ. Việc soạn hệ thống câu hỏi này tuy có vất vả nhưng cũng thật thú vị ngay cả đối với người thầy. Hơn nữa, sự vất vả nếu có chỉ ở năm đầu tiên. Bộ câu hỏi này ta có thể lưu lại cho các năm học sau, các lớp khác (cùng chương trình) và có thể thay đổi bổ sung thêm hàng năm. Sự chuẩn bị của người giáo viên càng cẩn thận, chu đáo thì càng đảm bảo sự thành công của giờ học. 
 Khi bước vào giờ học, người giáo viên chỉ đóng vai trò người hướng dẫn tổ chức, người dẫn chương trình kiêm giám khảo. Công việc này không vất vả, nhưng đòi hỏi ở người giáo viên những đức tính như: vui vẻ, khoa học trong dẫn dắt cuộc thi, khách quan, công bằng trong nhận xét và cho điểm để tạo nên hứng thú thi đua ở học sinh.
 Người giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông phải có kiến thức sâu rộng về các bộ môn Văn học Việt Nam, Văn học nước ngoài, Lí luận văn học, Làm văn, Tiếng Việt. Đồng thời có kĩ năng hướng dẫn học sinh tiếp cận một cách khoa học có hiệu quả.
 Giáo viên cần tích cực trao đổi trong nhóm, tổ chuyên môn để tạo được tiếng nói chung thống nhất. Đồng thời từng bước rút kinh nghiệm cho các giờ dạy. 
 Giáo viên cần động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh ; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.
 2.2. Đối với học sinh
 Về phía học sinh, để tham gia tốt sân chơi, trả lời được nhiều câu hỏi, giành được nhiều điểm, học sinh cũng phải có sự chuẩn bị, học tốt trong suốt học kì, năm học và cần xem lại những bài đã học trước khi bước vào sân chơi. Giáo viên có thể dặn học sinh ở cuối tiêt học trước để các em có sự chuẩn bị và có tư thế chủ động. Việc làm ấy góp phần rèn luyện cho học sinh thói quen tự học, tự nắm bắt kiến thức có tính chất cơ sở, tiền đề cho bài học mới. Học sinh phải nhiệt tình, hăng hái tham gia cuộc thi và cổ vũ bạn bè mình, nghiêm túc thực hiện những quy định của lớp học và luật chơi, thể hiện một tinh thần thái độ tốt cùng nhau thi đua học tập chứ không phải ganh đua hẹp hòi.
Đổi mới phơng pháp dạy học yêu cầu giáo viên phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo của học sinh để từ đó góp phần đào tạo được lớp người năng động sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Luật giáo dục ghi rõ: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh ”. Như thế, có thể thấy cách làm của chúng tôi một mặt đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới phương pháp, mặt khác còn là cách làm kết hợp “ hai trong một ” ( một giờ dạy mà vừa có hoạt động tổ chức dạy học, vừa có hoạt động kiểm tra đánh giá ). 
 Mục lục
Trang
A. Đặt vấn đề
 1
I. Lời nói đầu
II. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
B. Giải quyết vấn đề
4
I. Vài nét về nội dung ôn tập phần Văn học
II. Tổ chức ôn tập phần VH theo hướng HS là chủ thể sáng tạo
1. Phương pháp ôn tập phần văn học hiện nay
2. Cách thức tổ chức ôn tập phần VH theo hướng HS là chủ thể sáng tạo
C. Kết luận
13
I. Kết quả
II. Đề xuất kiến nghị
 Tài liệu tham khảo
Hoạt động giáo dục ở trường THPT
Hà Nhật Thăng (chủ biên). NXB Giáo dục 1999
Nhà trưòng trung học với người giáo viên trung học
PGS Nguyễn Hữu Dũng. NXB Giáo dục 1995
Ngữ văn 10, 11, 12 (Chương trình chuẩn và nâng cao)
NXB Giáo dục 2006, 2007
Phương pháp dạy học văn
GS Phan Trọng Luận (chủ biên). NXB Giáo dục 1995
Tạp chí văn học và tuổi trẻ
NXB Giáo dục
Thông tin khoa học
Trường ĐH Hồng Đức
Tạp chí văn học
Viện văn học
Từ điển Văn học
NXB ĐH và THCN 1995

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN mon ngu van.doc