Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian trong trường trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian trong trường trung học cơ sở

A – PHẦN MỞ ĐẦU

I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Hiện nay, tình trạng học sinh chán học hay nghỉ học cách nhật, dẫn đến bỏ học giữa chừng, xảy ra ở hầu hết trên các địa bàn dân cư, các cấp học, trường học.

 Một phần vì hoàn cảnh điều kiện gia đình, xa trường, việc đi lại gặp nhiều khó khăn . Một phần các em có hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn về kinh tế. Một phần các em chán học vì học không vào, kiến thức bị hổng từ những năm trước. Phần khác lại thấy nhàm chán khi phải đến trường, đến lớp vì bị sức ép học tập đè lên quá nhiều.

 Để nhận thức đúng mức công việc của các em Đội viên, khi cắp sách tới trường có hiệu quả hơn với công việc học tập của mình. Nhằm thu hút học sinh đến trường , đến lớp giảm tình trạng chán học, nghỉ học cách nhật, bỏ học giữa chừng, về phía người phụ trách Đội TNTP cần quan tâm tới việc tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng, nó làm giải tỏa được nỗi lo sợ của các em khi phải đến trường đến lớp. Các em có thể thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Các em có thể hòa đồng hơn cùng bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp. Từ đó, các em có thể nhận thức đúng hơn vể công việc học tập, rèn luyện của bản thân mình.

 

doc 29 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2020Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian trong trường trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Phßng gi¸o dôc-ĐÀO TẠO huyÖn tuÇn gi¸o
Tr­êng thcs m­êng mïn
 † 
ĐỀ TÀI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ PHƯƠNG PHÁP
 TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN TRONG 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HỌ VÀ TÊN : NGỌC THANH MẠNH
TỔ : VĂN – SỬ
TRƯỜNG : THCS MƯỜNG MÙN
MƯỜNG MÙN THÁNG 05 NĂM 2010
LỜI CẢM ƠN !
 Để hoàn thành được đề tài này, tôi không thể không nói tới sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, đồng chí, đồng nghiệp trong trường và ngoài trường. Đồng thời tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu các trường kết nghĩa, trường bạn.
 Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy giáo, cô giáo các bạn đồng nghiệp. Đặc biệt là các đồng chí trong nhà trường THCS Mường Mùn.
 Qua việc tìm tòi và nghiên cứu, cũng là tâm nghiệm của bản thân tôi với công việc yêu nghề của mình tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi trong nhà trường THCS . Từ đó, muốn cùng các đồng nghiệp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm cùng nhau. Trong việc nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được sự động viên, lượng thứ và những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo các đồng chí, đồng nghiệp với đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Mường Mùn, ngày 20/05/2010
 Tác giả đề tài
 Ngọc Thanh Mạnh
A – PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
 Hiện nay, tình trạng học sinh chán học hay nghỉ học cách nhật, dẫn đến bỏ học giữa chừng, xảy ra ở hầu hết trên các địa bàn dân cư, các cấp học, trường học.
 Một phần vì hoàn cảnh điều kiện gia đình, xa trường, việc đi lại gặp nhiều khó khăn . Một phần các em có hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn về kinh tế. Một phần các em chán học vì học không vào, kiến thức bị hổng từ những năm trước. Phần khác lại thấy nhàm chán khi phải đến trường, đến lớp vì bị sức ép học tập đè lên quá nhiều.
 Để nhận thức đúng mức công việc của các em Đội viên, khi cắp sách tới trường có hiệu quả hơn với công việc học tập của mình. Nhằm thu hút học sinh đến trường , đến lớp giảm tình trạng chán học, nghỉ học cách nhật, bỏ học giữa chừng, về phía người phụ trách Đội TNTP cần quan tâm tới việc tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng, nó làm giải tỏa được nỗi lo sợ của các em khi phải đến trường đến lớp. Các em có thể thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Các em có thể hòa đồng hơn cùng bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp. Từ đó, các em có thể nhận thức đúng hơn vể công việc học tập, rèn luyện của bản thân mình.
 Hiện nay, việc tổ chức các trò chơi dân gian trên một số địa bàn dân cư, trường học chưa được coi trọng và tổ chức rộng rãi. Đặc biệt là các trường đóng tại địa bàn vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn. Việc đi lại đã khó, việc học tập còn khó hơn. Cho nên một số các em rất ngại đến trường, đến lớp. Từ tâm lý đó, các em sẽ dễ dẫn đến tình trạng bỏ học.
 Việc tổ chức các trò chơi nó mang đậm ý nghĩa sâu xa về dân tộc. Khi tham gia trò chơi các em có thể thoải mái hơn trong khi nhập cuộc. Từ đó, các em có thể dẫn đến thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận về việc học tập để mỗi ngày đến trường, đến lớp là một ngày vui.
 Từ những góc độ đó, tôi cho rằng cần có một sự điều tra cụ thể vể việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các trường học nói riêng và trên địa bàn nói chung. Và đưa ra thử nghiệm một số giải pháp để dần dần khắc phục các tình trạng nói trên.
 Với những lý do như vậy, tôi đã lựa chọn và quyết định đưa ra “Một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian ở các trường Trung học cơ sở”. Từ đó, nhằm nâng cao tinh thần, trách nhiệm của các em Đội viên trong việc học tập ở trường, cũng như ở nhà được tốt hơn.
II . MỤC ĐÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 1 . Mục đích nghiên cứu
 Nghiên cứu đề tài này, tôi tự đặt cho mình mục đích chính là:
 Xác định yêu cầu về mặt tư tưởng cho học sinh. Trước hết là muốn tham gia các trò chơi,sau đó là muốn được chơi trò chơi và tiến đến là tự tổ chức trò chơi. Từ đó tôi đưa ra một số giải pháp về việc tổ chức các tro chơi dân gian ở các trường trung học cơ sở.
 2 . Đối tượng nghiên cứu
 Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Học mà chơi-Chơi mà học”. Việc tổ chức các trò chơi, cũng chính là việc thu hút đông đảo các em chú ý. Từ việc chú ý đó các em cảm thấy vui hơn,thoải mái hơn dẫn đến muốn tham gia trò chơi. Từ việc tham gia các em được hiểu thêm được ý nghĩa về các trò chơi dân gian. Nhằm mở rộng và duy trì nét truyền thống của các dân tộc , phần nào các em giảm bớt được những căng thẳng khi đến trường, đến lớp . Từ đó, khi vào tiết học tinh thần của các em bớt căng thẳng, đẫn đến việc tiếp thu kiến thức có hiệu quả cao hơn. 
 Chính vì thế, đối tượng nghiên cứu của tôi ở đây chính là “Một số giải pháp về phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian ở các trường trung học cơ sở”, thông qua các thầy giáo, cô giáo làm công tác tổ chức trong nhà trường, các em Đội viên trong Liên đội.
III . NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
 1. Cần thiết phải đưa ra cơ sở lý thuyết có liên quan tới việc giải pháp tổ chức các trò chơi dân gian.
 2. Học sinh ở các trường học vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đa số là các học sinh con em các dân tộc thiểu số ít người, ở vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn,các em có tiếng nói khác nhau, suy nghĩ khác nhau. Từ đó, dẫn tới việc hòa đồng của các em cũng phần nào hạn chế.
 Do đó, việc tiếp theo của tôi ở đây là phải khảo sát thực tế qua việc tổ chức các trò chơi dân gian của các trường học. Thông qua việc tổ chức của các anh, chị phụ trách, Tổng phụ trách. Để từ đó nhận biết hay thấy rõ được tình hình tổ chức các trò chơi và phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian của các trường học. Từ đó rút ra kết luận về thực trạng phương pháp tổ chức trò chơi dân gian ở các trường trung học cơ sở. Bởi vì hầu hết các em ở trên địa bàn chỉ được tiếp xúc các trò chơi vào dịp tết, hoặc vào các ngày lễ lớn trong năm. Nên việc tổ chức trò chơi ở trong trường học được thường xuyên thông qua các hoạt động đầu giờ, ngoài giờ hay giữa giờ là rất tốt và bổ ích cho các em .
 3. Là một giáo viên dạy học trong trường, việc tổ chức các trò chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp là điều rất cần thiết và quan trọng. Tuy là các trò chơi tưởng là rất đơi giản, nhưng cách tổ chức để thu hút sự nhiệt tình tham gia của các học sinh thì mỗi giáo viên, mỗi quản trò đều có những phương pháp, cách tổ chức khác nhau. Và cách tổ chức có thể không chính xác , hoặc không thu hút sự chú ý của các em. Thậm chí từ việc chơi trở nên bắt buộc phải chơi, từ đó gây ức chế tạo không khí căng thẳng cho các em trong quá trình tổ chức trò chơi. Do đó, dẫn đến việc tổ chức trò chơi cho các em sẽ không thành công .
 Chính vì vậy, việc đưa các trò chơi dân gian vào trường học thường xuyên là rất cần thiêt. Nhưng để tổ chức các trò chơi theo đúng nghĩa, đúng mục đích là trò chơi thì chúng ta cần phải có những giải pháp, phương pháp thích hợp đúng theo nguyên tắc của nó. Từ đó người tổ chức trò chơi (Quản trò), mới không mắc phải sai lầm khi đã tổ chức (như đã nêu ở trên).
 Chính vì vậy, phương pháp tổ chức các trò chơi dân gian nói riêng, đối với các giáo viên chủ nhiệm, Anh, chị phụ trách, Tổng phụ trách quản trò nói chung là rất cần thiết và quan trọng.
IV . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
 Vấn đề một số giải pháp tổ chức các trò chơi là cả một vấn đề lớn , đối vơi những người tổ chức các trò chơi nói chung và đối với các em học sinh trong nhà trường nói riêng. Các nhà nghiên cứu đã dưa ra rất nhiếu các phương pháp khác nhau, rất nhiều tài liệu để phần nào khắc phục và nâng cao hiệu quả của việc tổ chức các trò chơi. Từ đó nhằm thu hút, lôi kéo đối tượng tham gia chơi có tác dụng, kết quả tốt hơn và cao hơn trong quá trình tổ chức trò chơi.
 Vì vậy, về vấn đề nghiên cứu này tôi chỉ dừng lại nghiên cứu về một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian ở trong nhà trường trung học cơ sở nói riêng. Qua đó, phần nào khắc phục được những tình trạng lơ là về việc đến trường, đến lớp của các em học sinh vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn.
V . KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
 Hiện nay, hầu hết các giáo viên chủ nhiệm, Anh, chị phụ trách và Tổng phụ trách, phần đông đa số là chưa nắm được các phương pháp tổ chức các trò chơi. Chính vì vậy, khi tổ chức trò chơi cho các em không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ, dẫn đến lung túng trong quá trình tổ chức, nên việc xảy ra các tình huống khi tổ chức là điều khó tránh khỏi. Từ đó, dễ dẫn đến sự nhàm chán cho các đối tượng, học sinh khi tham gia chơi trò chơi.
 Đó cũng chính là vấn đề tương đối quan trọng cho những người khi muốn tổ chức trò chơi nhằm mục đích lôi kéo học sinh của mình ra lớp, ra trường. Do đó, khách thể địa bàn nghiên cứu ở đây chính là những người tổ chức trò chơi như : Các giáo viên chủ nhiêm lớp,những Anh, chị phụ trách,Tổng phụ trách Đội trong nhà trường Trung học cơ sở, thông qua đối tượng là các em Đội viên trong nhà trường.
VI . GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
 Hiện nay các giáo viên chủ nhiệm, Anh, chị phụ trách, Tổng phụ trách của các trường học chủ yếu tổ chức trò chơi bằng những thói quen vốn đã có từ trước. Chưa chú trọng cho lắm, về các giải pháp khi tổ chức các trò chơi cho mình.
 Cho nên, để khắc phục phần nào về tình trạng này chúng ta phải mất không ít thời gian và công sức để nâng cao hiệu quả,trình độ về giải pháp, phương pháp khi tổ chức trò chơi cho người quản trò.
 Từ những khía cạnh nêu trên, chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tình trạng đó. Nhằm giúp cho các Giáo viên chủ nhiêm, Anh, chị phụ trách, Tổng phụ trách có những kiến thức cơ bản về phương pháp khi tổ chức các trò chơi cho bản thân mình được tốt hơn, có kết quả cao hơn.
VII . LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
 Về lịch sử về vấn đề giải pháp tổ chức trò chơi, cũng chỉ xuất hiện rất gần đây. Khi mà xã hội chúng ta mới phát triển. Thì lúc đó các trò chơi mới được hình thành có nguyên tắc hơn và các nhà nghiên cứu mới đề cập rộng rãi hơn, có quy củ hơn.
 Cũng như nhiệm vụ phát triển đất nước, toàn xã hội chúng ta luôn luôn đẩy mạnh các phong trào nhằm đưa đất nước trở thành một đất nước CNH-HĐH trong mọi lĩnh vực để chứng tỏ và khẳng định mình. Thì bên cạnh đó việc vui chơi, giải trí cũng là phần nào về việc duy trì và bảo tồn tính truyền thống của dân tộc nhằm lôi cuốn con người vào công việc đổi mơi đó.
 Chúng ta tổ chức tốt thì thu hút được nhiều đối tượng. Khi thu hút được nhiều đối tượng thì việc tuyên truyền theo mục đich chính của mình đạt được nhiều kết quả hơn. Ngược lại, người tổ chức yếu, rời rạc thì sẽ không cuấn hút được đối tương tham gia. Từ đó, dẫn đến mục đích chính của mình cũng sẽ không thành công , thậm chí còn gây ức chế tới đối tượng mà mình thu hút, khó tuân thu theo yêu cầu, mục đích mà người quản trò hướng tới.
 Từ việc kiểm nghiệm quan sát đó,nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả đã đưa ra nhiều phương pháp khác nhau nhằm hướng tới mục đích chính của mình để có kết quả cao hơi trong qua trình tổ chức trò chơi.
 Việc tổ chức các trò chơi đó đã ứng dụng ở trên nhiều lĩnh vực và thông tin. Đặc biệt qua truyền hình, qua báo trí,Chương trình nào muốn thu hút đông đảo khán giả hơn thì c ... ại các trò chơi thu thập được theo sự phân loại cụ thể.
 - Hoặc dùng các phiếu rời. Mỗi phiếu dùng để ghi một trò chơi (theo phân loại). Sau một thời gian, nếu tìm được những trò chơi cùng loại, hoặc là các biến dạng của trò chơi đã ghi, bạn sễ ghi tiếp vào cùng 1 phiếu.
 Việc sử dụng các phiếu rời, thật ra để khoa học hơn là dùng sổ. Với mỗi phiếu, bạn nên đục lỗ ở cạnh gáy để tiên đóng các phiếu cùng loại trò chơi với nhau (đóng cơ động, chứ không đóng chết, để khi cần có thể lấy ra bổ sung tiếp, hoặc đính thêm phiếu mới vào) 
 2 . Cách ghi một trò chơi : 
 Một trò chơi cần ghi rõ các đề mục :
 2.1 Mục đich giáo dục
 2.2 Địa điểm tổ chức 
 2.3 Số lượng người tham dự
 2.4 Vật dụng cần chuẩn bị
 2.5 Diễn biến chơi cụ thể (cách chơi)
 2.6 Luật chơi
 2.7 Các quy định thưởng phạt.
 Với những trò đã chơi và có kinh nghiệm, nên ghi thêm “những điều cần lưu ý” ( trong đó có điều chỉnh hay bổ sung những điều kiện chơi cụ thể, hoặc ghi những tình huống có thể xảy ra để phòng ngừa)
 3 . Cách phân loại trò chơi :
 Trò chơi trong sổ tay, cần sắp xếp theo hệ thống phân loại cụ thể. Cho đến nay, nhiều tài liệu trên thế giới vẫy có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống phân loại trò chơi. Thí dụ ; Phân loại theo tính chất và không gian, địa điểm tổ chức chơi (trò chơi động-tĩnh, trong phòng-ngoài sân-dưới nước...) hoặc phân loại theo nội dung giáo dục, theo lứa tuổi ( thiếu niên – nhi đồng) ...Do đó, tùy qua điểm của bạn mà chọn một cách phân loại cụ thể.
 a . Phân loại động – tĩnh :
 - Trò chơi động : Nhằm rèn luyện cơ năng (vận dụng nhiều đến cơ bắp) bao gồm : chạy nhảy, ném, mang vác, chống đỡ, dài hơi, thăng bằng, nhanh nhẹn khéo léo(buộc người chơi phải di chuyển nhiều) – chơi với dụng cụ hoặc không có dụng cụ.
 - Trò chơi tĩnh ; Nhằm rèn luyện trí năng bao gồm : chú ý, tự chủ, quan sát, suy đoán rèn thị giác, thính giác, xúc giác, khứu giác, trí nhớ, trò chơi học tập
 b . Phân loại theo địa điểm : trong phòng (thường sử dụng những trò chơi tĩnh, ít chạy nhảy) – ngoài sân (có thể sử dụng hầu hết các loại trò chơi – nhưng phải chú ý độ phù hợp của sân bãi) – dưới nước
 c . Phân loại theo giới tính : nam (bạo dạn xông xáo) – nữ (có thể bớt tính mạnh bạo hơi so với nữ).
 d . Phân loại theo lứa tuổi : nhi đồng – thiếu niên – thanh niên – cao niên – lão niên
 e . ngoài ra, cón có những tró chơi theo những dạng như :
 - Trò chơi vui, giải trí
 - Trò chơi lớn.
V . GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHỎ TẬP THỂ
 1. Bủa lưới bắt cá
 1.1 Đối tượng : Thiếu niên, nhi đồng
 Hai đôi chơi có số lượng bằng nhau
1.2 Cuẩn bị : Sân chơi hình vuông hay hình tròn. Nếu sân quá rộng thì phải vẽ vạch giới hạn, rộng chừng 60m. Nếu số lượng chơi quá đông thì sân rộng hơn.
 1.3 Cách chơi : Bên làm cá “bơi” tự do trong vạch giới hạn. bên làm “lưới” nắm tay nhau tạo thành một vòng “lưới” hở một đầu. Khi lệnh chơi bắt đầu, bên làm lưới tìm cách vây để “bắt cá”. Trong một thời gian nhất định lưới vây khép kín. Số “cá” nhiều hay ít chính là kết quả của các bên tham gia trò chơi. Sau đó trò chơi tiếp tục, bên là ‘cá” sẽ đóng làm “lưới’
 - Chú ý - “cá” không được bơi qua vạch giới hạn
 - Khi nào “lưới” khép kín mới được tính kết quả.
 2 . Tập múa
 2.1 Yêu cầu : Rèn óc quan sát bắt chước
 2.2 Số lượng : Nhóm chơi
 2.3 Chuẩn bị : Học bài hát nhịp 3-2 :
 Bố đi săn – mang nỏ. 
 Mẹ xuống chợ - mang gùi
 Bà đi chơi - chống gậy 
 Con suối chảy – vòng quanh
 2.4 Cách chơi : Cử một em làm trưởng trò, đứng dẫn trò các em khác xếp hàng một đi vòng vo quanh sân chơi.
 * Trưởng trò đọc :
 - Bố đi săn Tất cả đáp
 - Mang nỏ ! (Đồng thời vừa đi vừa làm động tác bắn nỏ)
 * Trưởng trò đọc :
 - Mẹ xuống chợ...Tất cả đáp :
 - Mang gùi ! (Đồng thời...mang gùi)
 * Trưởng trò đọc :
 - Bà đi chơi... Tất cả đáp : 
 - Chống gậy ! (Đồng thời...Bà lão trống gậy)
 * Trưởng trò đọc :
 - Con suối chảy... Tất cả đáp : 
 - Vòng quanh ! (Đồng thời quay một vòng tại chỗ)
 * Trưởng trò đọc :
 - Rừng cây xanh... Tất cả đáp :
 - Nghiêng ngả ! (Vừa đi vừa đảo người).
 * Trưởng trò đọc :
 - Con công múa... Tất cả đáp :
 - Nhịp nhàng !(Đồng thời hai tay đưa lên đưa xuống như con chim đang bay).
 * Trưởng trò đọc :
 - Con chuồn chuồn... Tất cả đáp :
 - Bắt nhịp 1 (dừng lại, theo đội hình hàng ngang hướng về phía quản trò)
 Tất cả cùng đọc :
 - Ta cùng hát – bài ca (Vừa đọc vừa đưa hai tay lên xuống nhịp nhàng)
 - Sau mỗi lần chơi, Trưởng trò quan sát thấy em nào chơi đúng, hơi đẹp thì mời em đó thay làm trưởng trò. Trưởng trò cũ lại hòa nhập với các bạn đang chơi. Trò cứ tiếp diễn nhiều lần như vậy.
 3 . Tìm bạn
 + yêu cầu : Nhận biết bạn mình qua đôi bàn tay.
 + Chuẩn bị : Một khăn bịt mắt.
 + Cách chơi : Những em chơi đứng thành vòng tròn. Từ một em bất kì. Đếm số thứ tự từ 1 đến hết. Em nào rơi vào số cuối cùng thì vào tìm trước. Em “tìm bạn” phải bịt mắt. Một em nào đó dẫn em bịt mắt đi vài lần trong vòng tròng rồi bỏ em bịt mắt ra và hô : “xong”. Em bịt mắt dùng đôi bàn tay của mình sờ mặt những em đứng vòng quanh . Cảm giác về hình hài của bạn mình qua tay mà nhận ra bạn và xướng lên đúng tên của bạn. Em bị chỉ đúng tên sẽ lại vào thay chỗ em đi tìm bạn mà tìm tới ba lần không đúng tên của bạn thì sẽ bị phạt. Hình phạt như sau :
- “Mình yếu tim yếu phổi
 Mình kém mắt khờ tay
Nên chả nhận ra bạn
Tạ lỗi một vái này !”
 Và vái các bạn vòng quanh một vái dài.
 4 . Câu cá
 + Yêu cầu : Rèn luyện mắt tinh tay khéo.
 + Chuẩn bị : Bứt vài chiếc là có cuống to, rải ra mặt đất
 - Lấy một tay tre dài chừng 1,5m làm cần câu.
 - Dây câu bất kì là dây gì, nhỏ cỡ dây chỉ khâu. Đầu dây được tết thòng lọng thay cho lưỡi câu. Dây câu dài chừng một 1m.
 + Cách chơi : Từng em vào câu. Vị trí đứng câu tơi chỗ “cá lội” không được ngắn hơi tầm của cần câu. Tay cầm cần câu lùa thòng lọng vào cuống là mà giật. Thòng lọng thít vào cuống lá mà giật. Thòng lọng thít vào cuống lá theo cành câu vút lên là đã câu được cá. Em nào câu được cả số “cá” rải ra trên mặt đất là em đó đạt chức “vô địch”.
 + Chú ý : Buộc thòng lọng, thòng lọng phải chơn thì mới câu được cá.
 5 . Xếp hàng
 + Yêu cầu : Phản ứng nhanh nhạy, khẩn trương
 + Địa điểm : Sân chơi, bãi cỏ
 + Chuẩn bị : Học thuộc bài háy nhịp 4 – 4
Nu na nu nống – cái trống cà rình
 Đánh 3 tiếng xình – là đi đều bước
Đánh 3 tiếng cắc – là hát vang lên
 Đánh nhịp ngũ liên – Lf ta cùng chạy
 Khi thôi không chạy – thì ta xếp hàng
 Hàng dọc hàng ngang – xem ai nhanh nhất.
 + Cách chơi : Tất cả cử ra một trưởng trò. Trưởng trò là người sẽ ra những quy ước về các kiểu xếp hàng của trò chơi.
 Bắt đầu chơi, mọi người đứng tự do trên sân và đọc bài hát theo nhịp. Vừa đọc vừa vỗ tay. Đến hết câu cuối cùng, trưởng trò hô nhanh : “Tập hợp !” vừa hô vưa đưa tay làm những động tác thuộc điều lệnh nghi thức Đội, quy ước về đội hình ; hàng ngang, hàng dọc, chữ u – vòng tròn. Mỗi lần chơi chỉ thực hiện một kiểu trong các dạng về đội hình nói trên. Trưởng trò phát hiện, ai là người xếp hàng sau cùng thì người đó sẽ bị phạt.
 Hình thức phạt : hát hoặc cười, hay làm một trò gì đó mà tập thể yêu cầu.
C - PHẦN KẾT LUẬN
 Tất cả các hoạt động của Đội TNTP phải đảm bảo tính định hướng chính trị - xã hội, đó là nguyên tắc. Nói cách khác, hoạt động Đội nói chung phải góp phần hình thành cho các em thế giới quan khoa học : Các em được giáo dục toàn diện, từng bước nắm bắt được quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc XHCN, đưa nước ta trở thành giàu mạnh, xã hội công bằng văn minh. Hình thành nhân sinh quan đúng đắn cho các em. Các em tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của Đảng, Đoàn, Đội...yêu quý cuộc sống, thấy được vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong hiện tại và tương lai, từ đó ra sức rèn luyện để trở thành cháu ngoan Bác Hồ.
 Chính vì vậy, hoạt động trò chơi cũng là một trong những mặt quan trọng, để từ đó các em phần nào cũng rèn luyện tốt được bản thân mình, mọi lúc, mọi nơi. Thông qua đề tài này phần nào giúp các bạn hiểu hơn về vai trò trách nhiệm của những người làm công việc giáo dục nói chung. Trong quá trình điều tra tôi thấy, nếu được sự giúp đỡ sát sao của các Ban ngành, Đoàn thể, sự nhiệt tình của các Anh, chị phụ trách, các giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách thì sự rèn luyện, học tập của các em sẽ đúng hướng hơn.
 Việc tổ chức các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng, cũng chính là một phần nào giải tỏa được nỗi lo sợ của các em khi phải đến trường đến lớp. Các em có thể thoải mái hơn sau những tiết học căng thẳng. Các em có thể hòa đồng hơn cùng bạn bè, thầy cô trong và ngoài lớp. Từ đó, các em có thể nhận thức đúng hơn vể công việc học tập, rèn luyện của bản thân mình. 
 Trong thực tiễn, khắc phục việc tổ chức trò chơi trong nhà trường THCS cần được coi trọng và chú ý, sát sao hơn, nếu không nó cũng phần náo ảnh hưởng tới việc giáo dục tri thức của các em. Tôi nghĩ rằng, việc tổ chức trò chơi thường xuyên trong nhà trường là điều mà chúng ta cần làm, chúng ta không nên coi nhẹ. Bởi vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một vài suy nghĩ vể thực trạng và giải pháp khắc phục về một số phương pháp tổ chức trò chơi trong nhà trường THCS. Với mong muốn những giáo viên làm công tác tổ chức được hoàn thiện hơn về mọi mặt. Góp phần đẩy mạnh các phong trào hoạt động của nhà trường đi lên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 – Bùi Sĩ Tụng – nguyễn Thúy Cảnh – Trần Như Tỉnh – nguyễn Thế Tiến. Nghi thức và các hoạt động mang tính nghiệp vụ của đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản giáo dục – 2001.
2 – Nguyễn Minh Quang – Trương Ngọc Thời – Ngô Tấn Tạo. Phương pháp tổ chức công tác Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhà xuất bản giáo dục – 2006.
3 – Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh.
4 – Phạm Tiến Bình, 100 trò chơi khỏe, NXB TDTT, 1985.
5 – Hương Liên , Cẩm nang trò chơi, NXB Trẻ, 2002.
6 – Cẩm nang người Phụ trách Đội.
 MỤC LỤC
 Trang
 A – PHẦN MỞ ĐẦU
I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 
II . MỤC ĐÍCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3
III . NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
IV . GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
V . KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 5
VI . GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 5
VII . LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 6
VIII . PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 
B – PHẦN NỘI DUNG
 Chương I :
 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8
I . PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 8 
II .N ĂNG KHIẾU CỦA NGƯỜI QUAN TRÒ 9
II . VÌ SAO PHẢI RÈN LUYỆN PHƯƠNG PHÁP 10
 TỔ CHỨC TRỎ CHƠI
 Chương II
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG
 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I . NHẬN XÉT CHUNG 12
II . KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VIỆC TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 
 CỦA MỘT SỐ GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM, ANH CHỊ PHỤ TRÁCH, 
TỔNG PHỤ TRÁCH TRONG TRƯỜNG HỌC. 12
 Chương III
NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 
VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN 
TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I . GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHI HÌNH THÀNH TRÒ CHƠI 17
II . GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRƯỚC KHI HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI 18
III . GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TRONG KHI TỔ CHỨC TRÒ CHƠI 20 
IV . GIẢI PHÁP THỰC HIÊN SỔ TAY TRÒ CHƠI 22
V . GIỚI THIỆU MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHỎ TẬP THỂ 24
 C - PHẦN KẾT LUẬN 27
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 28

Tài liệu đính kèm:

  • docNỘI DUNG ĐỀ TÀI.doc
  • docBÌA ĐỀ TÀI.doc
  • docMỤC LỤC.doc