Ôn tập kiểm tra học kì I - Môn Lý 11 (nâng cao)

Ôn tập kiểm tra học kì I - Môn Lý 11 (nâng cao)

Câu 1: Có hai bình điện phân cùng đựng dung dịch AgNO3 mắc nối tiếp. Bình thứ nhất có nhiệt độ lớn gấp 1,2 lần nhiệt độ bình thứ hai như¬¬ng có nồng độ chỉ bằng 1/2 lần nồng độ của bình thứ hai. Cho một dòng điện qua hai bình trong cùng một thời gian. Khối l¬¬ượng bạc thoát ra ở catốt của mỗi bình là m1 , m2 ta có:

A. m2 = 0,6m1 C. m1 = 1,2m2

B. m2 = 2 m1 D.m1 = m2

Câu 2.Có 3 bình điện phân đựng các dung dịch CuSO4 , CuCl, CuCl2 mắc nối tiếp. Cho một dòng điện qua 3 bình trong cùng thời gian. Khối l¬ựơng đồng thu đ¬¬ược ở catốt của mỗi bình theo thứ tự trên là m1 , m2 , m3 : Ta có:

A. m1 = m2 = m3 B.m1 = m2 = m3 /2 C. m1 = m3 = m2 /2 D. Một hệ thức khác

Câu 3. Có 3 bình điện phân đựng các dung dịch NaCl, CuCl2 , AlCl3 mắc nối tiếp. Cho một dòng điện qua hai bình trong cùng thời gian. Thể tích khí Clo thu đ¬ược ở các bình theo thứ tự trên là V1 , V2 , V3 Ta có :

A. V1 = V2 = V3¬ C. V1 = 2V2 = 3V3¬

B. V1 = = D. Một hệ thức khác

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 5870Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập kiểm tra học kì I - Môn Lý 11 (nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP KIỂM TRA HK I- LÝ 11NC
****************
Câu 1: Có hai bình điện phân cùng đựng dung dịch AgNO3 mắc nối tiếp. Bình thứ nhất có nhiệt độ lớn gấp 1,2 lần nhiệt độ bình thứ hai nhưng có nồng độ chỉ bằng 1/2 lần nồng độ của bình thứ hai. Cho một dòng điện qua hai bình trong cùng một thời gian. Khối lượng bạc thoát ra ở catốt của mỗi bình là m1 , m2 ta có:
A. m2 = 0,6m1	 C. m1 = 1,2m2
B. m2 = 2 m1	D.m1 = m2
Câu 2.Có 3 bình điện phân đựng các dung dịch CuSO4 , CuCl, CuCl2 mắc nối tiếp. Cho một dòng điện qua 3 bình trong cùng thời gian. Khối lựơng đồng thu được ở catốt của mỗi bình theo thứ tự trên là m1 , m2 , m3 : Ta có: 
A. m1 = m2 = m3	B.m1 = m2 = m3 /2	C. m1 = m3 = m2 /2	D. Một hệ thức khác
Câu 3. Có 3 bình điện phân đựng các dung dịch NaCl, CuCl2 , AlCl3 mắc nối tiếp. Cho một dòng điện qua hai bình trong cùng thời gian. Thể tích khí Clo thu được ở các bình theo thứ tự trên là V1 , V2 , V3 Ta có :
A. V1 = V2 = V3	C. V1 = 2V2 = 3V3	
B. V1 = = 	D. Một hệ thức khác
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất của tia catôt:
	A. Tia catôt truyền thẳng, không bị lệch khi qua điện trường hay từ trường.
	B.Tia catôt phát ra vuông góc với mặt catôt.
	C. Tia catôt có thể xuyên qua các lớp kim loại mỏng.
	D. Tia catôt kích thích một số chất phát sáng.
Câu5.Trong các dòng điện sau đây:
	I. Dòng điện qua dây dẫn kim loại.
	II. Dòng điện qua bình điện phân có cực dương tan.
	III. Dòng điện qua ống phóng điện.
	IV. Dòng điện trong chân không.
 Dòng điện nào tuân theo định luật Ôm?
	A. I và II	C. I, II và III	 B. I và III	D. I, II và IV
Câu 6. Điện phân dung dịch AgNO3 với điện cực bằng bạc (Ag = 108). điện lượng qua bình điện phân là 965C. khối lượng bạc tụ ở catôt là:
A. 1,08g	B. 10,8g	C. 0,108g D. Một giá trị khác	
Câu 7.Điện phân dung dịch NaCl với dòng điện có cường độ 2A. Sau 16 phút 5 giây thể tích khí hidrô ( ở điều kiện tiêu chuẩn ) thu được ở catôt là: 
A. 2240cm	C. 1120 cm B. 224 cm	D. 112 cm
Câu 8. Điện phân dung dịch H2SO4 với dòng điện có cường độ I. Sau 32 phút 10 giây thể tích khí ôxy ( ở điều kiện tiêu chuẩn ) thu được ở anôt là 224 cm. I có giá trị nào trong số những giá trị sau?
A. 1A	B. 0,5A	C. 1,5A	D. 2A 
Câu 9. Điện phân dung dịch AgNO3 với dòng điện có cờng độ I = 2,5A. Sau bao lâu thì lượng bạc bám vào catôt là 5,4g?
A. 965s	B. 1930s	C. 2700s	D. Một đáp án khác.
Câu 10. Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là d = 0,05mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm2. Niken có khối lượng riêng D = 8,9. 10kg/ m, A = 58, n = 2. 
Cường độ dòng điện qua bình điện phân là:
A. 1,48A	B. 2,12A	C. 2,47A	D. 1,50A 
Câu 11. Mắc nối tiếp hai bình điện phân, bình thứ nhất đựng dung dịch CuSO4 , bình thứ hai đựng dung dịch AgNO3 . Sau 1 giờ, lượng đồng tụ ở catôt của bình thứ nhất là 0,32g. Khối lượng bạc tụ ở catôt của bình thứ hai có giá trị nào sau đây? Cu = 64, Ag = 108 
A. 1,08g	B. 5,4g	C. 0,54g	D. Một giá trị khác + -
Câu 12. Một bình điện phân đựng dung dịch CuCl có điện cực bằng đồng bố trí 
như hình vẽ. Hai catôt có cùng diện tích, có khoảng cách tới anôt là l1 , l2 với l1 = 2l2 . 
Đặt vào hai điện cực của bình một hiệu điện thế U. Khối lượng đồng bám vào mỗi 
catôt sau cùng một thời gian là m1 , m2 . 
 A. m1 = m2 	B. m1 = 2m2 	C. m2 = 2m1 D. m1 = 4m2	
Câu 13 Một bình điện phân dung dịch CuSO4 có điện cực bằng Platin có suất điện động 3,1V, điện trở trong 0,5Ω. Mắc bình điện phân vào nguồn điện có suất điện động 4V điện trở trong 0,1 Ω. Cu = 64. Sau bao lâu thì khối lượng đồng bám vào catôt là 2,4g? 
A. 9650s	 B. 4650s	C. 4825s	 D. Một giá trị khác 
Câu 14 . Hai điện tích dương cùng độ lớn được đặt tại hai điểm A, B. Đặt một chất điểm tích điện tích Q0 tại trung điểm của AB thì ta thấy Q0 đứng yên. Có thể kết luận
A. Q0 là điện tích dương.	 B. Q0 là điện tích âm.
C. Q0 là điện tích có thể có dấu bất kỳ	D. Q0 phải bằng không.
Câu 15 .Hai điện tích đẩy nhau bằng một lực F0 khi đặt cách xa nhau 8 cm. Khi đưa lại gần nhau chỉ còn cách nhau 2 cm thì lực tương tác giữa chúng bây giờ là:
A. 	B. 2F0	C. 4F0	D.16F0
Câu 16 .Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rẳng cả hai quả cầu đều:
A. Tích điện dương.	B. Tích điện âm.
C. Tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau.	D. Tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau.
Câu17.Hai quả cầu kim loại giống nhau được treo vào điểm O bằng hai dây cách điện cùng chiều dài. Gọi P = mg là trọng lượng một quả cầu. F là lực Coulomb tương tác giữa hai quả cầu khi truyền điện tích cho một quả cầu. Khi đó
A. Hai dây treo hợp với nhau gúc a với tan a = 	B. Hai dây treo hợp với nhau gúc a = 0
C. Hai dây treo hợp với nhau góc a với sin a = 	D. Cả A, B, C đều sai
Câu 18 .Một hệ cô lập ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra? 
A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều 
B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng 
C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều 
D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng 
Câu 19: Vật dẫn cân bằng điện trong điện trường có: 
A. cường độ điện trường bên trong vật bằng không. 	B. điện thế tại mỗi điểm trên bề mặt bằng nhau. 
C. điện tích tập trung nhiều ở chỗ lồi, nhọn trên vật. 	 	D. cả A, B, C đều đúng. 
Câu 20 . Bản chất của dòng điện trong chân không là
A. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trường và của các iôn âm ngược chiều đ/trường
B. Dòng dịch chuyển có hướng của các electron ngược chiều điện trường
C. Dòng chuyển dời có hướng ngược chiều điện trường của các electron bứt ra khỏi catốt khi bị nung nóng
D. Dòng dịch chuyển có hướng của các iôn dương cùng chiều điện trờng, của các iôn âm và electron ngược chiều điện 
trường
Câu 21. Cường độ dòng điện bão hoà trong chân không tăng khi nhiệt độ catôt tăng là do:
A. Số hạt tải điện do bị iôn hoá tăng lên.	B. Sức cản của môi trờng lên các hạt tải điện giảm đi.
C. Số electron bật ra khỏi catốt nhiều hơn.	D. Số eletron bật ra khỏi catốt trong một giây tăng lên.
Câu 22. Bản chất dòng điện trong chất khí là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm, electron ngược chiều đ /trường
B. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.
C. Dòng chuyển dời có hướng của các iôn dương theo chiều điện trường và các electron ngược chiều điện trường.
D. Dòng chuyển dời có hướng của các electron theo ngược chiều điện trường.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Dòng điện trong kim loại cũng như trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các electron, ion dương và ion âm.
B. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không và trong chất khí đều là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
C. Dòng điện trong kim loại và trong chân không đều là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron, của các iôn dương và iôn âm.
D. Dòng điện trong kim loại và dòng điện trong chất khí là dòng chuyển động có hướng của các electron. Dòng điện trong chân không là dòng chuyển động có hướng của các iôn dương và iôn âm.
Câu 24 .Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A.Đối với vật liệu siêu dẫn, để có dòng điện chạy trong mạch ta luôn phải duy trì một hiệu điện thế trong mạch.
B.Điện trở của vật siêu dẫn bằng không.
C.Đối với vật liệu siêu dẫn, năng lượng hao phí do toả nhiệt bằng không.	
D.Đối với vật liệu siêu dẫn, có khả năng tự duy trì dòng điện trong mạch sau khi ngắt bỏ nguồn điện.
Câu 25 .Chọn câu trả lời đúng. Người ta mắc hai cực của một nguồn điện với một biến trở. Thay đổi điện trở của biến trở, đo hiệu điện thế U giữa hai cực của nguồn điện và cường độ dòng điện I chạy trong mạch, ta vẽ được đồ thị là một đường thẳng. Biết khi I = 0 thì U = 4,5V và khi I = 2A thì U = 4V. Từ đó tính E và r.
A.E = 4,5 V, r = 1 B.E = 9 V, r = 4,5 C.E = 4,5 V, r = 4,5 D.E = 4,5 V, r = 0,25 
Câu 26. Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 () được mắc với điện trở 4,8 () thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là 
	A. E = 14,50 (V). 	B. E = 12,00 (V). 	C. E = 12,25 (V). 	D. E = 11,75 (V). 
Câu 27. Đường sức điện của một điện tích điểm cô lập q>0 là 
	A. đường thẳng đi từ điện tích ra xa vô cùng. 	B. đường cong bất kỳ bao quanh điện tích. 
	C. đường tròn bao quanh điện tích. 	D. đường thẳng đi từ vô cùng đến điện tích. 
Câu 28. Để bóng đèn loại 100V - 50W sáng bình thường ở mạng điện có hiệu điện thế là 220V, người ta phải mắc nối tiếp với bóng đèn một điện trở có giá trị 
	A. R = 200 (). 	B. R = 240 (). 	C. R = 120 (). 	D. R = 100 (). 
Câu 29. Suất điện động của nguồn điện được đo bằng 
	A.công của lực điện trường làm di chuyển một đơn vị điện tích dương từ cực âm đến cực dương bên trong nguồn điện. 
	B.công của lực lạ làm di chuyển một đơn vị điện tích dương từ cực dương đến cực âm bên trong nguồn điện. 
	C.công của lực điện trường làm di chuyển một đơn vị điện tích dương ở mạch ngoài từ cực dương đến cực âm của nguồn điện. 
	D.công của lực lạ làm di chuyển một đơn vị điện tích dương từ cực âm đến cực dương ở bên trong nguồn điện. 
Câu 30 Điện tích của êlectron là - 1,6.10-19 (C), điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong 30 (s) là 15 (C). Số êlectron chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn trong thời gian một giây là 
	A. 9,375.1019. 	B. 3,125.1018. 	C. 7,895.1019. 	D. 2,632.1018. 
Câu 31. Hai quả cầu giống hệt nhau, ban đầu quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B không bị nhiễm điện. Sau khi cho chúng tiếp xúc nhau và tách ra thì 
	A. quả cầu A sẽ trung hũa về điện. B. cả hai quả cầu đều nhiễm điện âm. 
	C. cả hai quả cầu đều nhiễm điện dương. D. quả cầu A nhiễm điện dương, quả cầu B nhiễm điện âm. 
Câu 32. Một quả cầu khối lượng m=100g khi treo bằng một sợi dây mãnh trong điện trường đều hướng nằm ngang có cường độ điện trường E=1000V/m thì dây treo bị lệch 450 so với phương thẳng đứng. Cho biết g=10m/s2. Điện tích của quả cầu trên là 
A. 0,5.10-3C B. .10-2C C. 10-1C 	D. 10-3C 
Câu 33. Đũa thuỷ tinh cọ xát vào lụa , lụa bị tích điện dương là vì khi cọ xát 
	A. các prôton chuyển từ lụa sang đũa thuỷ tinh. B. các êlectron chuyển từ đũa thuỷ tinh sang lụa. 
	C. các êlectron chuyển từ lụa sang đũa thuỷ tinh. D. các prôton chuyển từ đũa thuỷ tinh sang lụa. 
Câu 34. Hai điện tích q1 = 5.10-9 (C), q2 = - 5.10-9 (C) đặt tại hai điểm cách nhau 10 (cm) trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là 
	A. E = 1,800 (V/m). 	B. E = 0 (V/m). 	C. E = 18000 (V/m). 	D. E = 36000 (V/m). 
Câu 35. Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 
	A. 25(V) 	B. 100(V). 	C. 12,5(V) 	D. 50(V) 
Câu 36. Suất phản điện của máy thu đặc trưng cho sự 
	A. chuyển hoá điện năng thành dạng năng lượng khác, không phải là nhiệt của máy thu. 
	B. chuyển hoá nhiệt năng thành điện năng của máy thu. 
	C. chuyển hoá cơ năng thành điện năng của máy thu. 
	D. chuyển hoá điện năng thành nhiệt năng của máy thu. 
Câu 37. Một tụ điện có điện dung C = 5 (F) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi có cân bằng điện thì 
	A. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ). B. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ). 
	C. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ). D. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ). 
Câu 38. Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài 
	A. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch. B. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. 
	C. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch. D. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng. 
Câu 39. Hai quả cầu bằng kim loại có bán kính như nhau, mang điện tích cùng dấu. Một quả cầu đặc, một quả cầu rỗng. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì 
	A. hai quả cầu đều trở thành trung hoà điện. B. điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng. 
	C. điện tích của hai quả cầu bằng nhau. D. điện tích của quả cầu rỗng lớn hơn điện tích của quả cầu đặc. 
Câu 40. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
	A. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện cùng chất. 
	B. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó một điên cực là vật dẫn điện, điện cực cũn lại là vật cỏch điện. 
	C. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là vật cách điện. 
	D. Nguồn điện hoá học có cấu tạo gồm hai điện cực nhúng vào dung dịch điện phân, trong đó hai điện cực đều là hai vật dẫn điện khác chất. 
Câu 41. Một tụ điện phẳng gồm hai bản tụ có diện tích phần đối diện là S, khoảng cách giữa hai bản tụ là d, lớp điện môi có hằng số điện môi , điện dung được tính theo công thức 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 42 . Lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích như nhau có độ lớn 1 cách nhau 10cm là
	A. 0,9N. 	B. 10-10N. 	C. 9N. 	D. 9.105N. 
Câu 43. Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
	A. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường. 
	B. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra. 
	C. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó. 
	D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường. 
Câu 44. Bộ tụ điện gồm hai tụ điện: C1 = 20 (F), C2 = 30 (F) mắc song song với nhau, rồi mắc vào hai cực của nguồn điện có hiệu điện thế U = 60 (V). Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là 
	A. U1 = 60 (V) và U2 = 60 (V). 	B. U1 = 45 (V) và U2 = 15 (V). 
	C. U1 = 15 (V) và U2 = 45 (V). 	D. U1 = 30 (V) và U2 = 30 (V). 
Câu 45. Một điện tích q chuyển động từ điểm M đến điểm N theo một đường cong như hình vẽ. Công của lực điện trường trong trường hợp đó 
	A. AMN0 	
	C. AMN không xác định được . 	D. AMN=0 
Câu 46. Một tụ điện mica phẳng có diện tích mỗi bản tụ là 4cm2, hai bản cách nhau 2mm biết hằng số điện môi của mica là=4. Điện dung của tụ điện đó là 
	A. 7.10-12F. 	B. 7.10-9F 	C. 7.10-10F 	D. 3,5.10-12F 
Câu 47. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
	A. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ cơ năng thành điện năng. 
	B. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ quang năng thành điện năng. 
	C. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ hoá năng thành điên năng. 
	D. Trong nguồn điện hoá học (pin, ácquy), có sự chuyển hoá từ nội năng thành điện năng. 
Câu 48. Biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong trường hợp mạch ngoài chứa máy thu là 
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 49. Một tụ điện không khí phẳng mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 200 (V). Hai bản tụ cách nhau 4 (mm). Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện là 
	A. w = 1,105.10-8 (J/m3). 	B. w = 11,05 (mJ/m3). 	C. w = 8,842.10-8 (J/m3). 	D. w = 88,42 (mJ/m3). 
Câu 50. Phát biểu nào sau đây là không đúng? 
	A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. 
	B.Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dũng điện và được đo bằng điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. 
	C. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các êlectron tự do. 
	D. Chiều của dòng điện được quy ước là chiều chuyển dịch của các điện tích dương. 
Câu 51. Hai điện tích q1=4.10-8C, q2=-4.10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một khoảng a=4cm trong không khí. Lực tác dung lên điện tích q=2.10-9C đặt tại điểm M sao cho AM=4cm, BM=8cm có độ lớn là 
	A. 3,375N. 	B. 3,375.10-4N. 	C. 4,5.10-4N. 	D. 1,125.10-4N. 
Câu 52. Cho hai quả cầu tích điện đặt gần nhau. Nếu tăng khoảng cách giữa các tâm của chúng lên hai lần và điện tích của một trong số hai quả cầu lên ba lần thì lực tương tác tĩnh điện giữa hai quả cầu đó sẽ 
	A. tăng lần. 	B. tăng lần. 	C. tăng lần. 	D. tăng lần. 
Câu 53. Phát biểu nào sau đây là đúng? 
	A. Cường độ điện trường tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó. 
	B. Một quả cầu kim loại nhiễm điện âm thỡ điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu nhỏ hơn điện thế ở tâm quả cầu. 
	C. Điện tích ở mặt ngoài của vật dẫn kim loại nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm. 
	D. Một quả cầu bằng nhôm nhiễm điện dương thỡ cường độ điện trường tại điểm bất kỳ bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu. 
Câu 54. Mối liên hệ giữa hiệu điện thế hai điểm M, N: UMN và UNM là 
	A. UNM=-UMN 	B. UMN=UNM 	C. UMNUNM 
Câu 55. Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện đó là: 
A. Cb = C/2. B. Cb = 4C	C. Cb = C/4. 	D. Cb = 2C	 
Câu 56. Một vật dẫn tích điện thì 
	A. Điện tích chỉ phân bố ở bề mặt của vật dẫn. B. Điện tích phân bố dày ở tâm và càng xa tâm càng thưa. 
	C. Điện tích tập trung ở tâm của vật. D. Điện tích phân bố đều trong thể tích của vật. 
Câu 57. Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện? 
	A. W = 	B. W = 	C. W = 	D. W = 
Câu 58.Cho hai quả cầu kim loại giống nhau, quả cầu A có điện tích 8C và quả cầu B có điện tích 4C tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra. Điện tích cuối cùng trên quả cầu A là 
	A. 12C 	B. 2C 	C. 4C 	D. 6C 
Câu 59 . Cường độ điện trường gây ra bởi một điện tích điểm tại một khoảng cách đó cho là E. Nếu giữ nguyên khoảng cách và tăng gấp đôi điện tích thì cường độ điện trường sẽ là 
	A. E/2 	B. 2E 	C. E/4 	D. 4E 
Câu 60. Tại ba đĩnh của tam giác đều cạnh a đặt ba điện tích dương q, phải đặt một điện tích q0 ở tâm tam giác có giá trị bao nhiêu để cả hệ 4 điện tích cân bằng ?
	A. -q. 	B. -q. 	C. -3q.	D. q. 	
BÀI TẬP TỰ LUẬN
Câu 1.Cho hai điện tích điểm q1=16mC và q2 = -64mC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 100cm. Xác định lực điện tổng hợp tác dụng lên điện tích điểm q0=4mC đặt tại:
a) điểm M với: AM = 60cm, BM = 40cm.
b) điểm N với: AN = 60cm, BN = 80cm.
ĐS : a) 16N; b)3,94N
Câu 2 Một tụ điện phẳng không khí, có hai bản cách nhau d=1mm và có điện dung Co = 2 pF, được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U= 500V.
a) Tính điện tích mỗi bản của tụ và tính điện tích của tụ điện. Tính cường độ điện trường giữa các bản.
b) Người ta ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi nhúng nó ngập một nửa vào một điện môi lỏng có hằng số điện môi e=2 (hai bản tụ vuông góc với mặt chất lỏng). Tính điện dung của tụ điện và hiệu điện thế của tụ điện khi đó. Tính cường độ điện trường giữa các bản khi đó. 
ĐS: a)10-9C; 5.10-5 V/m; b) U' = 333,3V; E' = 3,333.105 V/m
Câu 3 Cho dòng điện cường độ I=5A qua bình điện phân chứa dung dịch NaOH có điện cực bằng graphit trong thời gian 16 phút 5 giây.
a) Tính khối lượng các chất thu được ở Catot và Anot.
b) Tính thể tích của chất thu được ở Anot dưới áp suất 72cmHg và nhiệt độ 27oC.
ĐS: a);	b)
Câu 4 Một vật kim loại được mạ bạc có diện tích bề mặt S=15cm2, dòng điện có cường độ I=5A qua bình điện phân trong thời gian 16 phút 5 giây. Tính độ dày h của lớp bạc phủ đều trên mặt của vật. Bạc có khối lượng riêng D=10,5.103kg/m3.
ĐS:
E, r
R1
R2
Rx
K
Đ
A
B
C
Câu 5 .Cho mạch điện như hỡnh bờn. Biết r = 2, R1=18, R2= 2, Rx là biến trở, đèn Đ loại 7V- 7W.
a) K đóng, điều chỉnh Rx để đèn sáng bình thường đồng thời lúc này công suất tiêu thụ của đèn đạt cực đại. Tìm suất điện động E và Rx.
b) Với Rx như trên khi K mở, đèn sáng bình thường không ?
ĐS:E = 16V; I < I định mức ® IĐ < I định mức ® đèn sáng yếu hơn bình thường.
Câu 6 .Cho nguồn điện có suất điện động E = 10V và điện trở trong r. Biết rằng, khi lần lượt mắc các điện trở R1 = 2W và R2 = 8W vào nguồn điện trên thì công suất tỏa nhiệt trên các điện trở R1, R2 là như nhau.
a) Tính r và công suất P đó?
b) Người ta mắc song song R1 và R2 với nhau rồi mắc nối tiếp với Rx để tạo thành mạch ngoài của nguồn điện trờn. Hỏi Rx bằng bao nhiêu để công suất mạch ngoài cực đại?
c) Người ta mắc song song R2 với Rx với nhau rồi mắc nối tiếp với R1 để tạo thành mạch ngoài của nguồn điện trờn. Hỏi Rx bằng bao nhiêu thì công suất mạch ngoài cực đại?
d) Trong trường hợp c, hãy tính Rx để công suất trên Rx cực đại?
e) Trong các trường hợp trên, hãy tính công suất nguồn điện và hiệu suất của nguồn?
ĐS: a)®P=5,55(W);b); c);d);e)12,5W và 50%; 11,9W và 52,3%
----------------------HẾT----------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP HKILY 11NC.doc