Hệ thống kiến thức - Bài tập Vật lí chương trình cơ bản

Hệ thống kiến thức - Bài tập Vật lí chương trình cơ bản

1. Điện tích :

- Có 2 loại điện tích : Điện tích dương (+) và điện tích âm ()

- Tính chất tương tác : Các điện tích cùng dấu đẩy nhau , khác dấu hút nhau .

- Đơn vị điện tích : Cu-lông (kí hiệu : C)

2. Sự nhiễm điện :

- Có ba hình thức nhiễm điện : Cọ xát , tiếp xúc . hưởng ứng .

- Giải thích các hình thức nhiễm điện : Sử dụng thuyết êléctrôn (xem SGK )

- Điện tích của êléctrôn là e =  1,6.1019(C) . e gọi là điện tích nguyên tố .

- Điện tích của một vật khi bị nhiễm điện :

* Nếu vật nhiễm điện dương : q = + N.e .

* Nếu vật nhiễm điện âm : q =  N.e .

3. Định luật Cu-lông :

- Nội dung định luật : Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 và q2 đứng yên trong chân không có :

 • phương trùng với đường thẳng nối vị trí 2 điện tích .

 • chiều : là chiều lực đẩy nếu 2 điện tích cùng dấu (tức là có q1.q2 > 0).

 là chiều lực hút nếu 2 điện tích trái dấu (tức là có q1.q2 <>

 • độ lớn :  tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích .

  tỉ lệ nghịch với bình phương khỏang cách giữa chúng .

 

doc 21 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2167Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hệ thống kiến thức - Bài tập Vật lí chương trình cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : ĐIỆN TÍCH - ĐIỆN TRƯỜNG .
Chủ đề 1 
ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG – ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH.
A. Kiến thức trọng tâm:
1. Điện tích : 
- Có 2 loại điện tích : Điện tích dương (+) và điện tích âm (-)
- Tính chất tương tác : Các điện tích cùng dấu đẩy nhau , khác dấu hút nhau .
- Đơn vị điện tích : Cu-lông (kí hiệu : C)
2. Sự nhiễm điện :
- Có ba hình thức nhiễm điện : Cọ xát , tiếp xúc . hưởng ứng .
- Giải thích các hình thức nhiễm điện : Sử dụng thuyết êléctrôn (xem SGK )
- Điện tích của êléctrôn là -e = - 1,6.10-19(C) . e gọi là điện tích nguyên tố .
- Điện tích của một vật khi bị nhiễm điện : 
* Nếu vật nhiễm điện dương : q = + N.e . 
* Nếu vật nhiễm điện âm : q = - N.e . 
3. Định luật Cu-lông : 
- Nội dung định luật : Lực tương tác giữa hai điện tích điểm q1 và q2 đứng yên trong chân không có :
	· phương trùng với đường thẳng nối vị trí 2 điện tích .
	· chiều : là chiều lực đẩy nếu 2 điện tích cùng dấu (tức là có q1.q2 > 0).
	 là chiều lực hút nếu 2 điện tích trái dấu (tức là có q1.q2 < 0).
	· độ lớn : × tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích .
	 × tỉ lệ nghịch với bình phương khỏang cách giữa chúng .
- Công thức tính độ lớn : Với .
- Hình vẽ biểu diễn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm :
	q1	q2
	·	·
	 r	
 	 	(q1.q2 > 0) 
 q1	q2
 ·	 ·
	 r	
	 (q1.q2 < 0)
- Trường hợp hai điện tích điểm đặt trong điện môi có hằng số điện môi e: .
- Phạm vi áp dụng : chỉ áp dụng với các điện tích điểm , tức là kích thước của vật nhiễm điện phải rất bé so với khoảng cách giữa chúng .
4. Định luật bảo toàn điện tích : Trong một hệ cô lập về điện , tổng đại số các điện tích không đổi .
Công thức vận dụng : (hay : )
5. Bổ túc kiến thức về tổng hợp lực : 
- Nếu một điện tích chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực : thì hợp lực tác dụng là .
- Trường hợp điện tích cân bằng thì : 
- Trường hợp chỉ có hai lực tác dụng thì . 
Trị số và hướng của phụ thuộc vào và và 
 luôn có giá trị : . 
B. Bài luyện tập :
1. Bài tập cơ bản : 
Bài 1: Hai điện tích q1 = 8.10-8(C) và q1 = - 8.10-8(C) đặt trong không khí (e=1) tại hai điểm A và B cách nhau 9cm .
a. Xác định lực tương tác giữa hai điện tích và biểu diễn các lực bằng hình vẽ .
b. Để lực tương tác giữa hai điện tích giảm đi 2 lần thì phải đặt 2 điện tích cách nhau bao nhiêu ?
c. Vẫn để hai điện tích cách nhau như câu a , nhúng toàn bộ hệ thống vào trong điện môi có e = 2 thì lực tương tác giữa hai điện tích bằng bao nhiêu ?
Bài 2 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong không khí cách nhau r = 8cm . Lực hút giữa chúng là 
F = 10-5 (N).
a. Tìm độ lớn mỗi điện tích .
b. Để lực hút giữa chúng là 2,5.10-6(N)thì phải đưa 2 điện tích lại gần (hay ra xa nhau ) một khỏang bao nhiêu?
Bài 3: Hai hạt bụi trong không khí ở cách nhau r = 3cm , mỗi hạt mang điện tích q = - 9,6.10-13 (C) .
Tính lực tương tác tĩnh điện giũa hai hạt .
Tính số êlc1trôn dư trong mỗi hạt bụi .
Bài 4 : Hai vật nhỏ giống nhau , mỗi vật thừa mộ êléctrôn . Khối lượng mỗi vật phải bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện bằng lực hấp dẫn giữa chúng .
Bài 5: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r = 30cm trong không khí , lực tác dụng giữa chúng là F0. Nếu đặt chúng trong dầu thì lực tác dụng giữa chúng yếu đi 2,25 lần . như vậy cần dịch chúng lại một khỏang bằng bao nhiêu để lực tương tác giữa chúng vẫn là F0 .
Bài 6: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-9(C) , q2 = - 8.10-9(C) đặt tại A và B cách nhau 12cm trong không khí. Các định lực tác dụng lên q0 = 4.10-9(C) đặt tại C . Xác định lực điện tác dụng lên q0 trong mỗi trường hợp sau :
CA = CB = 6cm .
CA = 8cm và CB = 20cm .
Bài 7: Hai điện tích điểm q1 , q2 = - 4q1 đặt tại A và B cách nhau 8cm trong không khí. Một điện tích q0 đặt tại C. Xác định vị trí C để điện tích q0 cân bằng . 
Bài 8: Hai điện tích điểm q1 , q2 = 4q1 đặt tại A và B cách nhau 9cm trong không khí. Một điện tích q0 đặt tại C. Xác định vị trí C để điện tích q0 cân bằng . Sự cân bằng này có phụ thuộc dấu của q0 hay không ?
Bài 9: Hai điện tích điểm q1 = 8.10-9(C) , q2 = - 8.10-9(C) đặt tại A và B cách nhau trong không khí. Xác định lực điện tác dụng vào điện tích q0 đặt tại C , có CA = CB = 4cm .
2. Bài tập trắc nghiệm tổng hợp 
Câu 1 : Hai điện tích điểm q1 và q2 đẩy nhau . Khẳng định nào sau đây là không đúng ?
A. . 	B. .	C. .	D. 
Câu 2 : Cho 4 vật A , B , C , D kích thước nhỏ , nhiễm điện . Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy vật C . Vật C lại hút vật D . Khẳng định nào sau đây là không đúng ?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu .	B. Điện tích của vật B và D cùng dấu .
C. Điện tích của vật A và C cùng dấu .	D. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
Câu 3 : Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích trong không khí 
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích .
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích .
Câu 4 : Phát biểu nào sau đây về nhiễm điện là đúng ? 
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc , eléctrôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện .
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc , eléctrôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện .
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng , eléctrôn chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện .
D. Khi nhiễm điện do hưởng ứng , sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi .
Câu 5 : Trong sự tương tác của hai điện tích điểm , tăng độ lớn mỗi điện tích lên hai lần và giảm khoảng cách giữa chúng 2 lần thì lực tương tác giữa hai điện tích 
A. tăng 16 lần 	B. giảm 16 lần .	C. không đổi .	D. tăng 4 lần.
Câu 6 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ? 
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Kim lọai chứa rất nhiều các ion dương nên dẫn điện rất tốt.
Câu 7 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êléctrôn đã chuyển từ vật này sang vật khác .
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng , vật bị nhiễm điện vẫn trung hòa về điện 
C. Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện , thì êléctrôn chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương .
D.Khi một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện , thì điện tích dương chuyển từ vật nhiễm điện dương sang vật chưa nhiễm điện .
Câu 8 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Hạt eléctrôn là hạt mang điện tích âm có độ lớn là 1,6.10-19(C ).
B. Hạt eléctrôn là hạt có khối lượng (nghỉ) m = 9,1.10-31(kg).
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm eléctrôn để trở thành ion .
D. Eléctrôn của các kim lọai khác nhau có những đặc điểm khác nhau về điện tích và khối lượng .
Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
Theo thuyết eléctrôn , vật nhiễm điện dương là vật thiếu eléctrôn .
Theo thuyết eléctrôn , vật nhiễm điện âm là vật thừa eléctrôn .
Theo thuyết eléctrôn , vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dưpng .
Theo thuyết eléctrôn , vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm các eléctrôn .
Câu 10 : Khi đưa quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì 
A. Hai quả cầu đẩy nhau .	B. không hút cũng không đẩy nhau .
C. Hai quả cầu hút nhau .	D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
Câu 11 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do .	
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do .
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hòa về điện .
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hòa về điện .
Câu 12 : Phát biểu nào sau đây là sai ? 
Có bốn điện tích điểm M, N, P, Q. Trong đó M hút N, nhưng đẩy P. P hút Q. Vậy : 
A. N đẩy P.	B. M đẩy Q.	C. N hút Q	D. cà A, B, C đều đúng .
Câu 13 : Tổng điện tích dương và tổng điện tích dương trong 1cm3 khí hiđrô ở điều kiện chuẩn là :
A. và .	B. và .
C. và .	D. và .
Câu 14 : Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7C và 4.10-7C , tương tác với nhau một lực 0,1N trong chân không . Khoảng cách giữa chúng là :
A. 0,6 cm	B. 0,6 m	C. 6,0 m	D. 6,0 cm
Câu 15 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1, lực đẩy giữa chúng là F1. Để lực đẩy giữa chúng là F2 = thì khoảng cách giữa chúng phải là :
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 16 : Hai điện tích điểm q1 , q2 = 4q1 đặt tại A và B cách nhau l trong điện môi . Một điện tích q0 cân bằng khi đặt tại C. Vị trí C đặt điện tích q0 cách q1 và q2 lần lượt là 
A. và .	B. và .	C. và .	D. và. .
Câu 17 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khỏang r = 2cm. Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4(N) . Độ lớn của hai điện tích đó là :
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 18 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khỏang r = 2cm. Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4(N) . Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,510-4(N) thì khỏang cách giữa chúng là :
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 19 : Hai điện tích điểm q1 = +3(mC) và q1 = -3(mC), đặt trong dầu(e =2) cách nhau một khoảng r = 3(cm) . Lực tương tác giữa hai điện đích đó là :
A. Lực hút với độ lớn F = 45(N).	B. Lực hút với độ lớn F = 90(N).
C. Lực đẩy với độ lớn F = 45(N).	D. Lực đẩy với độ lớn F = 90(N).
Câu 20* : Hai điện tích điểm q1 = 2.10-6(C) , q2 = - 2.10-6(C) đặt tại A và B cách nhau 6cm trong không khí. Một điện tích q0 = 2.10-6(C) đặt tại C trên đường trung trực của AB và cách A một khoảng 4(cm). Độ lớn của lực điện do hai điện q1 và q2 tác dụng lên q0 là 
A. 14,40(N).	B. 20,36(N).	C. 17,28(N).	D. 28,80(N).
Câu 21* : Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau , mang các điện tích q1 , q2 đặt trong không khí , cách nhau một khoảng r = 20cm . Chúng hút nhau bằng lực F = 3,6.10-4(N). Cho hai quả cầu tiếp xúc nhau rồi đưa về khỏang cách như cũ , chúng đẩy nhau bằng lực F’ = 2,025.10-4(N). các điện tích q1 và q2 là : 
A. .	B. .
C. .	D. .
 A 
	 I
 C	 B
Câu 22* : Có ba điện tích điểm bằng nhau được đặt
trong không khí tại 3 đỉnh của một tam giác vuông 
ABC (vuông tại C). Cho biết hợp lực của các lực tĩnh 
điện tác dụng lên điện tích đặt tại C có phương là trung 
tuyến CI . Các khoảng cách AC và BC có tỉ lệ như thế nào?
A. .	 B. .	C. . 	 D. một tỉ lệ khác với A ,B ,C . 
23 Hai điện tích điểm đặt trong không khí ,cách nhau khoảng R =20cm.Lực tương tác tĩnh điện giữa chúng có một giá trị nào đó .Khi đặt trong dầu ,ở cùng khoảng cách ,lực tương tác tĩnh điện giữa chúng giảm đi 4 lần.Để lực tương tác giữa chúng bằng lực tương tác ban đầu trong hkông khí ,phải đặt chúng trong dầu một khoảng bao nhiêu ? 
A. 5cm B. 10cm C. 15cm D. 20cm
24. Hai điện tích điểm q1 = .10-8 C và q2 = - 2.10-8C đặt cách nhau 3cm trong dầu có hằng số điện môi ε = 2.Lực hút giữa chúng có độ lớn 
A. 10-4N B. 10-3N C. 2.10-3N D. 0,5. 10-4N 
25. Hai điện tích điểm q1 = .10-9 C và q2 = - 2.10-9C hút nhau bằng lực có độ lớn 10-5N khi đặt trong không khí .Khoảng cách giữa chúng là :
A. 3cm B. 4cm C. 3cm D. 4cm
 25 Chọn câu ... t đó gọi là một bản tụ điện .
B. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ điện là hai tấm kim lọai phẳng có kích thước đặt đối diện nhau.
C. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được đo thương số giữa điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện .
D. Hiệu điện thế giới hạn là hiệu điện thế lớn nhất đặt vào hai bản tụ điện mà lớp điện môi của tụ điện đã bị đánh thủng .
2/ Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào 
A. hình dạnh kích thước của hai bản tụ điện .	B. khoảng cách giữa hai bản tụ điện .
C. bản chất của hai bản tụ điện .	D. chất điện môi giữa hai bản tụ điện .
3/ Phát biểu nào sau đây là đúng ? Điện dung của một tụ điện 
A. tỉ lệ thuận với điện tích của tụ điện .
B. tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện .
C. tỉ lệ thuận với diện tích đối diện giữa hai bản tụ điện .
D. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai bản tụ điện .
4/ Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng là 
A. . B. . C. .	D. . 
5/ Một tụ điện phẳng , giữ nguyên điện môi giữa hai bản tụ điện , tăng khoảng cách giữa hai bản lên hai lần và giảm diện tích đối diện xuống 2 lần thì 
A. điện dung không đổi . 	B. điện dung tăng 2 lần . 
C. điện dung giảm 4 lần .	D. điện dung tăng 4 lần .
6/ Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ điện có điện dung . Ghép nối tiếp chúng lại với nhau thì ta được một bộ tụ điện có điện dung là 
A. . B. . C. .	D. .
7/ Bốn tụ điện giống nhau, mỗi tụ điện có điện dung . Ghép song song chúng lại với nhau thì ta được một bộ tụ điện có điện dung là 
A. . B. . C. .	D. .
8/ Một tụ điện có điện dung 500(pF) được mắc vào hiệu điện thế U = 100V thì tụ điện được tích điện 
A. . B. . C. . 	D. . 
9/ Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạnh hình tròn bán kính 3cm đặt cách nhau 2cm trong không khí . điện dung của tụ điện đó là 
A. . B. . C. . 	D. . 
10/ Một tụ điện phẳng gồm hai bản có dạnh hình tròn bán kính 5cm đặt cách nhau 2cm trong không khí . Điện trường đánh thủng với không khí là 3.105(V/m). Hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản của tụ điện khi sử dụng là 
A. 3000V. B. 6000V. C. 15.103 V.	D.6.105V .
11/ Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50V . Ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì 
A. điện tích của tụ điện tăng hai lần . B. điện dung của tụ điện tăng hai lần .
C. điện dung của tụ điện giảm hai lần . D. điện tích của tụ điện giảm hai lần .
12/ Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50V . Ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì 
A. điện tích của tụ điện không đổi . B. điện tích của tụ điện tăng hai lần .
C. điện dung của tụ điện tăng hai lần . D. điện tích của tụ điện giảm hai lần .
13/ Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50V . Ngắt tụ ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 
A. 50V. B. 150V. C. 100 V.	D.200V .
14/ Bộ tụ điện gồm ba tụ điện , , mắc nối tiếp nhau . Điện dung của bộ tụ điện là 
A. . B. . C. .	D. .
15/ Bộ tụ điện gồm ba tụ điện , , mắc song song với nhau . Điện dung của bộ tụ điện là 
A. . B. . C. .	D. .
16/ Bộ tụ điện gồm hai tụ điện và mắc nối tiếp với nhau , rồi mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V . Điện tích của bộ tụ điện là 
A. . B. . C. .	D. .
17/ Bộ tụ điện gồm hai tụ điện và mắc nối tiếp với nhau , rồi mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V . Điện tích của mỗi tụ điện là 
A. và . B. và . 
C. và . D. và .
18/ Bộ tụ điện gồm hai tụ điện và mắc nối tiếp với nhau , rồi mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V . Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là 
A. U1 = 60V và U2 = 60V . B. U1 = 15V và U2 = 45V . 
C. U1 = 45 V và U2 = 15V. D. U1 = 30V và U2 = 30V .
19/ Bộ tụ điện gồm hai tụ điện và mắc song song với nhau , rồi mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V . Hiệu điện thế trên mỗi tụ điện là 
A. U1 = 60V và U2 = 60V . B. U1 = 15V và U2 = 45V . 
C. U1 = 45 V và U2 = 15V. D. U1 = 30V và U2 = 30V .
20/ Bộ tụ điện gồm hai tụ điện và mắc song song với nhau , rồi mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế U = 60V . Điện tích của mỗi tụ điện là 
A. và . B. và . 
C. và . D. và .
21/ Phát biểu nào sau đây là đúng ? 
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hóa năng .
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng .
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng .
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng năng lượng điện trường .
22/ Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện đã được tích điện
A. . B. . C. . 	 D. . 
-------------------------------- dc ------------------------------
ĐỀ TỰ KIỂM TRA KIẾN THỨC CHƯƠNG I 
Thời gian làm bài 30 phút 
Câu 1:Phát biểu nào sau đây đối với vật dẫn cân bằng điện là không đúng ? 
	a	Điện tích của vật dẫn phân bố đều trên bề mặt vật dẫn .
	b	Điện tích của vật dẫn chỉ phân bố trên bề mặt vật dẫn .
 c	Véc tơ cường độ điện trường ở bề mặt vật dẫn luôn vuông góc với bề mặt vật dẫn .
	d	Cường độ điện trường trong vật dẫn bằng không .
Câu 2 : Hai quả cầu nhỏ có điện tích q1=10–7(C) và q2 = 4.10–7(C) đặt cố định và cách nhau một khoảng r = a. Đặt một điện tích q0 tại một vị trí M cách q1 khoảng r1 và cách q2 khoảng r2 thì thấy q0 cân bằng . Kết quả nào sau đây là đúng ?
	a	q0 cân không bền , r1 = 2a/3 , r2 = a/3	b	q0 cân bằng bền , r1 = a/3 , r2 = 2a/3
	c	q0 cân bằng bền , r1 = 2a/3 , r2 = a/3	d	q0 cân không bền , r1 = a/3 , r2 = 2a/3
 Câu 3 :Phát biểu nào sau đây là sai ?
	a	Lực điện trường tác dụng vào êléctrôn bay trong điện trường, ngược chiều với véctơ cường độ điện trường.
	b	Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
	c	Theo nguyên lí chồng chất điện trường ta có : E = E1 + E2 + . . . . + En
	d	Phương pháp điện phổ giúp ta nhận biết sự phân bố các đường sức của điện trường.
Câu 4 :Một điện tích điểm Q<0, đặt cố định trong điện môi có hằng số điện môi ε, sẽ gây ra tại điểm
cách nó một khoảng a một cường độ điện trường là 
	a	b	c	d	
Câu 5 :Hai quả cầu bằng kim lọai có bán kính như nhau , mang điện tích âm. Một quả cầu rỗng, một quả cầu đặc. Ta cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau thì :
	a	Điện tích của quả cầu đặc nhỏ hơn điện tích của quả cầu rỗng .	
	b	Hai quả cầu trở nên trung hòa điện . 
	c	Điện tích của quả cầu đặc lớn hơn điện tích của quả cầu rỗng .
	d	Điện tích của hai quả cầu bằng nhau .	
Câu 6 : Có hai tụ điện , tụ thứ nhấtcó điện dung C1= 2μF được tích điện đến hiệu điện thế U1= 200V, tụ điện C2= 3μF được tích điện đến hiệu điện thế U2= 300V. Nối hai bản mang điện cùng dấu của hai tụ điện đó lại với nhau, thì hiệu điện thế giữa các bản tụ điện sẽ bằng :
	a	260V	b	160V	c	500V	d	250V
Câu 7 : Trong các phát biểu sau , phát biểu nào là đúng?
	a	Quả cầu kim lọai nhiễm điện âm thì điện thế ở một điểm trên mặt quả cầu nhỏ hơn điện thế ở tâm quả cầu.
	b	Một quả cầu bằng đồng nhiễm điện âm thì cường độ điện trường tại điểm bất kì bên trong quả cầu có chiều hướng về tâm quả cầu
	c	Cường độ điện trưởng tại một điểm bên ngoài vật nhiễm điện có phương vuông góc với mặt vật đó.
	d	Điện tích ở mặt ngòai quả cầu kim lọai nhiễm điện được phân bố như nhau ở mọi điểm.
Câu 8 : Hai điện tích điểm q1= -3.10–6(C) và q2 = +3.10–6(C) đặt cố định trong dầu có hằng số điện môi bằng 2 và cách nhau 3cm.Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đó là :
	a	lực đẩy có độ lớn 45N	b	lực hút có độ lớn 45N	
	c	lực hút có độ lớn 90N	d	lực đẩy có độ lớn 90N
Câu 9 : Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
	a	Đường sức là những đường mô tả trực quan điện trường .
	b	Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng .
	c	Véc tơ cường độ điện trường có phương trùng với đường sức điện trường .
	d	Các đường sức của điện trường không cắt nhau .
Câu 10 : Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1, lực đẩy giữa chúng là F1. Lực tương tác giữa hai điện tích điểm đó là F2 = 25F1/16 khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm là :
	a	r2 = 4r1/5.	b	r2 = 25r1/16.	c	r2 = 5r1/4.	d	r2 = 16r1/25.
Câu 11 : Đặt một hạt mang điện tích âm , khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Điện tích này sẽ chuyển động :
	a	Theo một qũy đạo chưa xác định được .	b	Ngược chiều đường sức của điện trường .	
	c	Vuông góc với đường sức của điện trường .d	Dọc theo chiều đường sức của điện trường 
Câu 12 : Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào
	a	hình dạng, kích thước của hai bản tụ điện .	b	bản chât của hai bản tụ điện .
	c	chất điện môi giữa hai bản tụ điện .	d	khỏang cách giữa hai bản tụ điện .
Câu 13 : Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng?
	a	UMN = E.d	b	E = UMN.d	c	UMN = VM - VN	d	AMN = q.UMN
Câu 14 : Một tụ điện phẳng , giảm diện tích đối diện giữa hai bản tụ điện xuống 1,5 lần và tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên lên 1,5 lần thì :
	a	điện dung của tụ điện giảm đi 2,25 lần .	b	Điện dung của tụ điện không đổi .	
	c	 Điện dung của tụ điện tăng lên 2,5 lần .	 	d	Điện dung của tụ điện tăng lên 2,25 lần .
Câu 15 : Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ điện Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng điện trường trong tụ điện :
	a	b	c	 d	
Câu 16 : Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm cố định trong không khí
	a	Tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
	b	Tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích .
	c	Tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích .
	d	Tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích .
Câu 17 : Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào hai cực của một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện . Người ta nhúng hòan toàn tụ điện vào chất điện môi lỏng có hằng số điện mội e. Khi đại lượng không thay đổi là 
a. điện dung của tụ điện . 	b. điện tích của tụ điện .
c. hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện .	d. điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện .
Câu 18 : Tích điện cho tụ điện C1 = 3(mF) đến hiệu điện thế U1 = 300V , tích điện cho tụ điện C2 = 2(mF) đến hiệu điện thế U2 = 200V, sau đó nối hai bản mang điện cùng dấu của hai tụ điện đó lại với nhau . Nhiệt lượng tỏa ra sau khi nối là :
a.175(mJ) .	b. 6(mJ) .	c. 6(J) .	d. 169(mJ) .
Câu 19 : Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào 
a. Chất điện môi giữa hai bản tụ điện .	b. Khoảng cách giữa hai bản tụ điện . 
c. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện .	d. Diện tích đối diện giữa hai bản tụ điện .
Câu 20 : Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC có cạnh là a = 10cm . Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớ là 
a. .	b. .	
c. .	d. .

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP CHUONG 1 K11.doc