Những bài văn chọn lọc lớp 10 chương trình phân ban

Những bài văn chọn lọc lớp 10 chương trình phân ban

Từ năm học 2006 - 2007, tất cả các trường Trung học phổ thông bắt đầu thực hiện đại trà Chương trình phân ban.

 Việc dạy và học môn Ngữ Văn có những điểm thay đổi cơ bản sau đây :

Thứ nhất, các loại văn bản được học theo cách "đọc hiểu". Ngoài việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn tập trung rèn luyện hai năng lực phân tích và cảm thụ. Nhất là cảm thụ văn bản văn học.

Thứ hai, phần viết bài văn (xây dựng văn bản), chương trình lớp 10 học sinh phải tạo được các kiểu :

+ Cảm nghĩ về đời sống, về văn học

+ Kể chuyện có yếu tố miêu tả và biểu cảm

+ Tóm tắt văn bản tự sự

+ Kể chuyện có yếu tố hư cấu

+ Thuyết minh (giới thiệu) về đời sống và văn học từ chính xác đến hấp dẫn.

 

doc 114 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1588Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Những bài văn chọn lọc lớp 10 chương trình phân ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu Đức Hạnh (Chủ biên)
Lưu Tuyết Hiên - Nguyễn Mai Hương - Lê Văn Khải 
 Trịnh Trọng Nam - Trịnh Duy Tuân - Nguyễn Anh Thơ
Những bài văn chọn lọc 
lớp 10 chương trình phân ban
Nhà xuất bản
Lời nói đầu
	Từ năm học 2006 - 2007, tất cả các trường Trung học phổ thông bắt đầu thực hiện đại trà Chương trình phân ban.
	Việc dạy và học môn Ngữ Văn có những điểm thay đổi cơ bản sau đây :
Thứ nhất, các loại văn bản được học theo cách "đọc hiểu". Ngoài việc rèn luyện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết còn tập trung rèn luyện hai năng lực phân tích và cảm thụ. Nhất là cảm thụ văn bản văn học.
Thứ hai, phần viết bài văn (xây dựng văn bản), chương trình lớp 10 học sinh phải tạo được các kiểu :
+ Cảm nghĩ về đời sống, về văn học
+ Kể chuyện có yếu tố miêu tả và biểu cảm
+ Tóm tắt văn bản tự sự
+ Kể chuyện có yếu tố hư cấu
+ Thuyết minh (giới thiệu) về đời sống và văn học từ chính xác đến hấp dẫn.
Cuốn sách này được biên soạn bám sát chương trình Ngữ Văn 10 nhằm giúp học sinh nâng cao năng lực phân tích , cảm thụ văn học và tạo lập các văn bản theo kiểu loại mà chương trình yêu cầu.
Rất mong các em sử dụng sách có hiệu quả. 
 Các tác giả
 Đề số 1
Đức tính trung thực
Bài làm
Không trung thực là một hiện tượng ta vẫn thường gặp trong cuộc sống, nó đã và đang diễn ra quanh ta, nhất là trong lớp trẻ. Nó trở thành một cách sống phổ biến. Vậy trung thực là gì ?
Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm.
Người trung thực là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải.
Do vậy, ngay từ tuổi ấu thơ, tuổi học trò, chúng ta cần được và tự bản thân xây dắp, rèn luyện tính trung thực. Nhưng đây đó vẫn còn nhiều hiện tượng học sinh thiếu trung thực. Cứ nhìn vào các giờ kiểm tra, các kì thi cử, hay tự hỏi, mình đã một lần nói dối bố mẹ, thầy cô giáo chưa là rõ. ấy thế mà nhiều bạn còn rủ rê nhau, bao che cho nhau.
Ngoài xã hội cũng vậy. Trong kinh doanh, trong công việc, trong chính trị họ vẫn thường lợi dụng lòng tin của mọi người để trục lợi cá nhân, lừa đảo kiếm tiền hay tham nhũng, che giấu tội ác trước pháp luật. Một dẫn chứng điểm hình dễ thấy nhất là trong khi nhà nước đang phải bồi thường cho người dân mang gà đi tiêu huỷ thì tại Đông Anh - Hà Nội các cán bộ đã khai khống lên đến hàng nghìn con gà, vịt các loại. Họ là những cán bộ đại diện cho dân, cho nước mà lại thiếu trung thực. Rồi gian lận thuế, ăn cắp bản quyền, khai tăng thiệt hại hay thành tích, xử án gian lận, dối trên lừa dưới... Không trung thực chính là nguyên nhân, mầm mống của các tiêu cực xã hội, gây băng hoại đạo đức, làm mất lòng tin, xói mòn đời sống tốt đẹp mọi người đang chung tay xây đắp. Bởi vậy cần phải trung thực, không vì cái lợi trước mắt mà bán rẻ lương tâm. Nhất là những người cầm quyền phải là người chí công vô tư, cương trực, thẳng thăn thì mới đưa đất nước vững mạnh đi lên, tiến tới công bằng, dân chủ, văn minh. Rồi trong các mối quan hệ hợp tác sản xuất kinh doanh, tính trung thực sẽ giúp có được lòng tin ở mọi người, từ đó có uy tín trong sản phẩm. Thiếu trung thực sẽ gây ra hậu quả không thể lường trước được. Những tai biến xã hội từ nạn làm hàng giả hay ngộ độc thực phẩm, bằng cấp giả...hẳn ai cũng thấy.
Tính trung thực cần được chú trọng giáo dục, rèn luyện ngay từ những ngày còn cắp sách tới trường mà điểm đầu rèn luyện là thành thực với chính bản thân mình. Bởi vì, “Phải thành thật với mình, có thể mới không dối trá với người khác” (Uy-li-am Sếch-xpia).
Trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thảng thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nêu không trung thực - thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Ta nên rút ra một điều : rèn luyện tu dưỡng các tính tốt là rất cần nhưng thể hiện nó trong xử thế còn quan trọng hơn. 
Chẳng hạn, không nhất thiết ta phải thể hiện rõ, đôi lúc ta cũng phải có ứng xử khéo léo để tránh cho người khác nỗi đau đớn về một sự thật phũ phàng nào đó. Nói như vậy có nghĩa là ta không cần phải cứng nhắc, rập khuôn mà phải biết cư xử sao cho hợp lí, hợp tình.
Đức tính trung thực là điều mà con người, nhất là con người trong xã hội hiện đại cần phải có, cần phải được rèn luyện. Vậy sao ta không rèn luyện nó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường để khi ra đời ta sẽ xem nó là một trong những điều cần thiết nhất để bước vào cuộc sống hiện đại ngày nay.
Đề số 2
Lòng biết ơn thầy cô giáo
Bài làm
 “Không thầy đố mày làm nên”, một triết lí dân gian đã được lưu truyền từ bao đời nay. Điều này cho chúng ta thấy người thầy có vai trò to lớn đối với con đường học vấn của mỗi học trò. Dẫu là học trò bán tự, nhất tự (có câu "nhất tự vi sư, bán tự vi sư" - một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy), huống hồ chi, chúng ta, trong đời ai chẳng là học trò hơn một lần "nhất tự" hiểu theo nghĩa rộng của khái niệm này. Nhưng điều tôi muốn nói đến ở đây là một mặt khác nữa của câu tục ngữ - Đó cũng là lời nhắn nhủ, khuyên răn chúng ta phải nhớ ơn thầy cô.
Mỗi người có được công danh, sự nghiệp thành đạt đều nhờ công ơn dạy dỗ của thầy cô. Những người chiến sĩ trong cuộc chiến sinh tử với giặc ngoại xâm, trong hành trang tinh thần mang ra mặt trận cũng có lời thầy cô. Chúng ta, hẳn đã nhiều người đọc nhật kí của anh Nguyễn Văn Thạc (Nhà xuất bản Thanh niên xuất bản dưới nhan đề Mãi mãi tuổi hai mươi) học sinh trường cấp 3 (THPT) Yên Hòa B - Từ Liêm, Hà Nội. Trang nhật kí ngày 24/5/1972, ghi trước khi anh hi sinh tại chiến trường Quảng Trị hai tháng, bảy ngày sau đó, người học trò này đã nhớ lời dạy thầy giáo cũ - thầy Lưu, và nói rằng, cho đến lúc này, anh mới hiểu hết lời dạy của thầy. Xin được trích đoạn nguyên văn "Lòng tin tưởng ở con người cũng chính là một nét riêng rất độc đáo của lòng nhân đạo - Điều này thầy Lưu đã nói rất nhiều lần với mình từ 3 năm trước, từ hơn 2 năm trước - Nhưng đến giờ mình mới hiểu một cách sâu xa và đầy đủ nhất". Người học trò Nguyễn Văn Thạc hiểu và xác định đúng đắn lẽ sống của đời mình. "Có thể ngày mai, cuộc đời sẽ trả lời mình bằng luồng gió lạnh ngắt, nhưng có hề chi, khi mình đã cống hiến cho cuộc dời một tâm hồn chính trực và cao cả - Biết yêu và biết ghét - Biết lăn lộn trong cái bình dị của cuộc sống mà cảm hiểu hạnh phúc không có gì so sánh nổi. Biết sống cao thượng, vươn lên trên tất cả những những gì tính toán cá nhân mòn mỏi và cằn cỗi. Phải, mình phải sống như vậy, phải cống hiến cho cuộc đời một tâm hồn như thế - Đây là mơ ước, là nguyện vọng, quyết tâm và cũng là trách nhiệm mình phải làm. Phải làm". Chính vì thế ta không thể quên được công ơn của thầy cô.
Thầy cô giáo là người hướng dẫn, bồi dưỡng, truyền đạt cho ta những kinh nghiệm mà nhân loại đã tích luỹ trong suốt quá trình lịch sử lâu dài về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và kinh nghiệm sống để mở rộng trí óc cho chúng ta. Thầy cô không chỉ cho chúng ta tri thức mà còn rèn luyện cho chúng ta bài học làm người. Lúc còn bé thơ thầy cô dạy ta từng chữ cái, từng con số, rồi theo năm tháng chúng ta dần lớn lên thầy cô dạy ta những điều hiểu biết cao hơn, rộng hơn để giáo dục ta thành người có tri thức, có đạo đức. Các thầy cô đã “Vì lợi ích trăm năm trồng người”, đào tạo chúng ta thành những người hữu ích. Tại sao danh họa ý Lê-ô-na đơ Vanh xi (1452 - 1519) có thể trở thành đỉnh cao của thời Phục hưng và thế giới. Vì ông có người thầy là họa sĩ Vê-rô-ki-ô. Thoạt đầu thầy bắt cậu bé học trò vẽ quả trứng gà mấy chục ngày liền. Bởi ông muốn cho nhà họa sĩ thiên tài tương lai biết "trong một nghìn cái trứng, không bao giờ có hai cái hoàn toàn giống nhau...Do vậy nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu...Đó còn là cách luyện mắt cho tinh, luyện tay cho dẻo". Các thầy cô giáo là người "mài sắt nên kim", công lao biết bao ! Thật đúng như nhà thơ Bùi Đăng Sinh, hiện nay đã là nhà giáo kì cựu, lúc còn ngồi trên ghế nhà trường đã viết :
 “Đồi cao thắm sắc ti gôn
Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người”
Các thầy, các cô đang làm một nghề cao quý nhất, nghề dạy học, nghề mà dân tộc ta vốn rất coi trọng, quan tâm và biết ơn. Ông cha ta thường nói :
 “Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”
Vì học sinh thân yêu, các thầy giáo, cô giáo đã luôn luôn quan tâm đến sự tiến bộ, vui sướng trước sự trưởng thành của chúng ta, trăn trở trước thiếu sót mà chúng ta mắc phải. Từ cái nôi là nhà trường, tình cảm gắn bó giữa chúng ta và các thầy cô là một tình cảm đặc biệt, sâu sắc. Tình cảm đó sẽ cùng đi suốt cuộc đời, động viên, nâng đỡ chúng ta trưởng thành. Mọi người chúng ta phải khắc ghi và biết ơn. Phải ghi nhớ trong lòng, đạo thầy trò là một trong những đạo lớn, giữ cho xã hội lành mạnh, vững chắc. Lại xin kể với các bạn một câu chuyện mà nhân vật học trò hiện vẫn đang sống và là một nhà thơ nổi tiếng của chúng ta. Chuyện của nhà thơ Hoàng Cầm, thi sĩ yêu thương của miền Kinh Bắc, cái nôi của văn hóa Việt Nam. Nhà thơ đã làm cho con sông Đuống thành dòng sông trữ tình, dòng sông thi ca. Năm học 1935 - 1936, Hoàng Cầm học với thầy Hoàng Ngọc Phách, cũng là một nhà văn (tác giả Tố Tâm, thiên tiểu thuyết lãng mạn vào loại mở đầu văn chương lãng mạn). Ai ngờ sau đó ít lâu, lại lấy chị gái họ thầy giáo mình. Một ngày tết ở thị xã Bắc Ninh, khi hai vợ chồng thi sĩ đi chúc tết họ hàng, vào nhà thầy, theo tôn ti trật tự, thầy cứ một điều "thưa bác", hai điều "thưa bác". Vợ nhà thơ cũng thản nhiên "cậu câu, tôi tôi" mặc dù kém đến trên 20 tuổi. Song Hoàng Cầm thì không dám. Ông lễ phép xưng "con", gọi "thầy". Về nhà, bà vợ phàn nàn :
- Sao mình lại xưng "con" với cậu ấy ? Cậu ấy là em mình chứ !
Hoàng Cầm đã quả quyết trả lời : 
- Anh phải tôn trọng cái điều có trước. Trước khi anh là chồng em, anh đã là học trò của ông Phách từ lâu rồi. Người thầy giáo ấy đã có công lớn đào tạo được ra anh hôm nay đấy em ạ ! 
Lòng biết ơn thầy cô là phải biết giữ đúng "Đạo". Nhưng cao hơn, phải được thể hiện bằng hành động cụ thể. Muốn vậy chúng ta phải học tập tốt, đạt nhiều thành tích cao. Đây cũng chính là đạo lí làm người, là cách ứng xử của người có nhân cách. Đất nước ta có rất nhiều tấm gương đáng để noi theo như người học trò con vua Thủy Tề của thầy Chu Văn An. Biết là trái mệnh Ngọc Hoàng, tất bị chết chém, nhưng vẫn tuân theo lời dạy bảo nhân nghĩa của thầy.
 Bác Hồ từng dạy : “Kẻ có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Nền tảng của con người vẫn là đạo đức, đạo đức kết hợp với tài năng thì làm chuyện gì cũng thành công. Xã hội hiện đại ngày nay, vấn đề đạo đức đang còn nhiều cái để quan tâm, đó là tình trạng học sinh vô lễ, vô ơn bạc nghĩa với thầy cô. Thậm chí có hành vi lăng mạ, côn đồ. Tất cả đều bị chê trách, lên án gay gắt.
Trong bối cảnh như thế, thiết nghĩ, lòng biết ơn là món quà giá trị nhất, là bông hoa ... ớn của mình ra, che chở cho làng”. Ngay cái tàu lá chuối của Nam Cao cũng dãy lên đành đạch như là hứng tình, cũng như trăng nằm sóng xoãi trên cành liễu ; Đợi gió đông về để lả lơi của Hàn Mặc Tử chứ không như cái tàu chuối “tình thư một bức phong còn kín” của Ngyễn Trãi hay “Vừng trăng vằng vặc giữa trời ; Đinh ninh hai miệng một lời song song” của Nguyễn Du. 
 Và tình yêu đối với cái thiên nhiên này, cũng là những tình yêu rất cá tính. Nồng thắm nhưng chân chất như Đoàn Văn Cừ, tiểu thư một chút như Anh Thơ, vương vui, buồn thế sự, nhân sinh như Huy Cận, đắm say, mạnh mẽ, vồ vập trong lành như Xuân Diệu. Dẫu ông có nói “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”. 
Đề số 48
Vài nét về con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia dân tộc được thể hiện trong văn học
Bài làm
 Yêu nước là tình cảm chủ đạo được thể hiện xuyên suốt. Yêu nước biểu hiện trong tình yêu quê hương mà trước hết là một vùng quê có sông núi, cánh đồng, nương rẫy, buôn, làng thật bình dị, gần gũi, thanh bình với những tình cảm, giá trị đạo lí đẹp đẽ, vững bền của con người với con người, trong gia đình, giữa trai gái hay tình làng nghĩa xóm. Dẫu là người dân quê bươn trải kiếm sống hay một vị quyền cao chức trọng cũng đều gặp nhau ở cảm xúc quê hương này.
 - Anh đi anh nhớ quê nhà
 Nhớ canh rau muống, nhớ cà đầm tương
 Nhớ ai giãi nắng, dầm sương
 Nhớ ai tát nước bên đàng hôm mai (ca dao)
 - Dâu già lá rụng tằm vừa chín
 Lúa sớm bông thơm cua béo ghê
 Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt
 Dẫu vui đất khách chẳng bằng về (Nguyễn Trung Ngạn)
 Tình yêu này trở thành lòng căm thù giặc, tinh thần tự cường, tự hào dân tộc, sự gắn bó với sự nghiệp chống ngoại xâm, sự nghiệp cách mạng mà văn học dân gian, văn học trung đại, hiện đại đã ánh chiếu trong suốt chiều dài lịch sử quốc gia - dân tộc. Trần Hưng Đạo, Đặng Dung, Nguyễn Trãi...gặp Hồ Chí Minh, Tố Hữu... đều ở cảm hứng này. Người anh hùng chiến thắng “Múa giáo non sông trải mấy thu ; Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu” Phạm ngũ Lão ; người anh hùng chiến bại “Thù nước chưa xong đầu vội bạc ; Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng” Đặng Dung ; người nghĩa sĩ Cần Giuộc hay người chiến sĩ hôm nay “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ; Đầu súng trăng treo” (Chính Hữu) và “Lớp cha trước, lớp con sau ; Đã thành đồng chí, chung câu quân hành” (Tố Hữu) đều được văn học xây nên những hình tượng để đời, làm thành những kiệt tác văn chương.
 Con người trong quan hệ quốc gia, dân tộc là một trong những trung tâm điểm, nội dung tiêu biểu của văn học, làm nên một trong hai giá trị lớn của văn học Việt Nam.
Đề số 49
Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội được thể hiện trong văn học như thế nào. Giới thiệu một số nét cơ bản
Bài làm
 Một xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp là ước vọng muôn đời của con người Việt Nam mà văn học đã nhận trách nhiệm phát ngôn suốt ngàn năm nay.
 Những ông Bụt, ông Tiên trong truyện cổ tích, lời thỉnh cầu “Chốn chốn dứt đao binh”, lòng mong mỏi một xã hội Nghiêu - Thuấn của văn học trung đại, cuộc tranh đấu để có một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà văn học hiện đại hướng tới đã nói lên mối quan hệ này.
 Trên cơ sở nền tảng tư tưởng, cảm xúc như vậy, văn học đã phê phán các thế lực hắc ám ; đề cao những con người, phẩm chất tốt đẹp, xây dựng những nạn nhân - nhân chứng ; thể hiện khát vọng tự do, hạnh phúc, bình đẳng, bác ái. Truyện Kiều của Nguyên Du là tập đại thành của tiếng nói này thời trung đại. Còn văn học hiện thực phê phán, văn học hiện thực cách mạng là sự tập trung nỗ lực của văn học hiện đại theo hướng “Khát vọng xã hội”.
 Một chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa nhân đạo, do vậy cũng là cốt lõi của văn học Việt Nam.
Đề số 50
Văn học Việt Nam và sự thể hiện con người
Bài làm
 Do đặc điểm lịch sử xã hội, ý thức cộng đồng, trách nhiệm chung luôn được con người Việt Nam đề lên hàng đầu. Nội dung và hình tượng văn học nổi bật về con người xã hội, con người không xuất hiện ở ngôi thứ nhất số ít đã thường xuyên có mặt trong đa phần thời gian phát triển của văn học. Một chủ nghĩa “diệt tôi”, diệt dục, xem nhẹ vật chất, tình cảm cá nhân, chỉ biết sống vì đạo nghĩa, lí tưởng đã xuyên suốt vài trăm năn như thế.
 Một sự thức tỉnh thực sự về cá nhân - “cái thuộc về cá nhân” được đề cao chỉ bắt đầu từ cuối XVIII, trong văn học. Tiếng than của người chinh phụ, người cung nữ, tiếng nói trực diện, mạnh mẽ của nàng xuân nữ, niềm đồng cảm, bản hiến chương đòi quyền sống, tình yêu, hạnh phúc đã cất lên trên cuộc đời, số phận buồn thương của những kiếp hồng nhan. Rồi cả những đòi hỏi, những hưởng thụ trần tục thật sự... Nhưng tất cả vẫn trong khuôn khổ giáo điều phong kiến, thi pháp văn chương trung đại. Bà Hồ Xuân Hương, đêm đêm ngậm ngùi cho cái “hồng nhan trơ với nước non” vẫn “giữ tấm lòng son”. Cô Kiều dám “băng lối vườn khuya một mình” đến với người yêu, nhưng “bên tình, bên hiếu” đã chọn chữ “hiếu”, quyết “lấy hiếu làm trinh”. Nguyễn Du sảng khoái khi viết những câu ca ngợi con người tự do Từ Hải, phải để người anh hùng ấy chết, dẫu là chết đứng. Đến như Nguyễn Công Trứ, vị tổng đốc, đi vãn cảnh chùa giám đem theo sau “đủng đỉnh một đôi dì” cũng có thái độ rất nghiêm khắc : Không quân thần, phụ tử đếch ra người. 
 Cứ dùng dằng như thế mãi, cách nay khoảng 70 năm “Thời đại của chữ Tôi” mới bắt đầu với Tự lực văn đoàn, Thơ mới và văn học hiện thực phê phán. Những cung bậc tình cảm riêng tư, những khía cạnh của cuộc sống cá nhân, những tính cách của con người này ( không phải con người chung chung) mới được rung lên mạnh mẽ, khắc hoạ đậm nét. Trên con đường xã hội, bấy giờ ta mới thấy tác giả văn chương - “Tôi trịnh trọng rước Tôi ra đường” (Nguyễn Tuân). Nhưng, lại 30 năm nữa, Cái Tôi trong văn học chấp nhận hi sinh vì cái tôi trong cuộc đời đang phải làm một viên gạch cùng bao viên gạch khác xây bức tường thành chống ngoại xâm. Vẻ đẹp của cái ta, cái tôi trong cái ta lại sáng lên rực rỡ bởi sự đòi hỏi của tổ quốc, dân tộc. Nó đã sống hết mình trong lời ru “Một ngôi sao chẳng sống đêm ; Một thân lúa chín chẳng nên mùa vàng ; Một người đâu phải nhân gian ; Sống chăng, chỉ đốm lửa tàn mà thôi!” ( Tố Hữu). Từ thời kì đổi mới đến nay, trong văn học, cái tôi mới bắt đầu trở lại và đang thể nghiệm.
 Tuy nhiên, tìm ra mình, thể nghiệm gì đi chăng nữa trong bối cảnh siêu hiện đại, cái tôi lần này vẫn phải đáp ứng được mĩ cảm từ ngàn năm nay - Một Cái Tôi Việt Nam.
 Như Hoàng Hưng, một trong những tên tuổi đổi mới, tuyển thơ Hành trình (1995-2005, NXB Hội Nhà văn-2005)) của ông vừa được Giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2006 là một ví dụ. Ông sang Mĩ, gặp nhà thơ Việt nương thân xứ người, đã cảm thương thân phận, cảm khái nỗi niềm bạn mà viết : "Ta là ai trên xứ sở này ?/ Vì sao ta tới đây ? Ta tìm gì ?/ Ta muốn gì ? Hương nếp mới nghẹn ngào người xa xứ / Trưa Cali thơ Nguyễn Trãi lặng người / "Đất hứa" phục những đòn bẩm tím / Chết không xong thì phải sống thôi". Những vần thơ như thế, đổi mới
nhưng không ra ngoài quỹ đạo dân tộc từ bao đời thì mới layđộng lòng người.
Mục lục
Đề số 1
Đức tính trung thực
Đề số 2
Lòng biết ơn thầy cô giáo
Đề số 3
Xin mẹ hãy yên tâm
Đề số 4
Cảm nghĩ khi đọc
 Phò giá về kinh của Trần Quang Khải
Đề số 5
Cảm nghĩ về vẻ đẹp con người
 qua truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Đề số 6
Quê hương trong thơ Tế Hanh
Đề số 7
Hình ảnh Đăm Săn trong đoạn trích “Chiến thắng Mơ Tao, Mơ Xây”
Đề số 8
 	Từ bi kịch mất nước đến bi kịch tình yêu qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Đề số 9
Phân tích ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” trong truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ
Đề số 10
Suy nghĩ của anh (chị) về hai cuộc gặp mặt trong Uy-lít-xơ trở về và Ra-ma buộc tội
Đề số 11
 Đọc Uy-lít-xơ trở về (trích sử thi Ô-đi-xê) và cho biết :
a) Hô-me-rơ kể chuyện gì ?
b) ở phần cuối đoạn trích, tác giả đã chọn một sự việc quan trọng đó là sự việc gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào ? Có thể coi đây là thành công của Hô-me-rơ trong nghệ thuật kể chuyện không ? Vì sao ?
 Đề số 12
Vẻ đẹp của nhân vật Pê-nê-lốp trong Uy-lít-xơ trở về
Đề số13
Diễn biến tâm trạng của Uy-lit-xơ trong buổi đoàn viên sau 20 năm xa cách 
Đề số 14
Vẻ đẹp hình tượng Xi - ta trong đoạn trích Ra- ma buộc tội
 Đề số 15
Xung đột nội tâm của nhân vật Ra-ma khi gặp lại vợ 
Đề số 16
Có một kết thúc truyện Tấm Cám khác : Tấm lấy nước sôi dội cho Cám chết rồi muối mắm gửi về cho mẹ Cám. ý kiến của em về kết thúc này
Đề số 17
Cảm nhận của em về nhân vật Tấm trong Tấm Cám
Đề số 18
ý kiến của em về các cách kết thúc truyện cổ tích Tấm Cám 
Đề số 19
 Đọc Nhưng nó phải bằng hai mày và phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện
Đề số 20
Đọc Nhưng nó phải bằng hai mày, đánh giá nhân vật Ngô và Cải
Đề số 21
 Bài ca dao “Thân em như tấm lụa đào...” trong hệ thống các bài ca dao được mở đầu bằng từ “Thân em...”
Đề số 22
Cảm nghĩ về hình tượng trong bài ca dao "Khăn thương nhớ ai" 
Đề số 23 
Cảm nghĩ khi đọc bài ca dao "Cưới nàng..." (Ngữ văn 10 - tập 1)
Đề số 24
Tóm tắt Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ theo nhân vật chính An Dương Vương
 Đề số 25 
Về thăm trường cũ
Bà Thu (bé Thu trong Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng, Ngữ văn 9 - tập 1) kể chuyện 
Đề số 26
Bà Thu kể chuyện
Đề số 27 
 Em gặp chị Tấm
Đề số 28
Cảm nghĩ trước Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi
Đề số 29
Cảm nghĩ về Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du
Đề số 30
 Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh kí để thấy được tấm lòng đồng cảm sâu sắc của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh cũng là những tâm sự, suy ngẫm về chính cuộc đời nhà thơ.
Đề số 31
Cảm nhận bài thơ Vận nước (Quốc tộ) của Đỗ Pháp Thuận để làm sáng tỏ ý kiến sau : "Bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn hoà bình, ngắn gọn”.
Đề số 32
Hãy làm sáng tỏ lý tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi lấy làm tiền đề lý luận và là nền tảng tư tưởng trong “Bình Ngô đại cáo”
 Đề số 33 
 Kỉ vật, kỉ niệm tỡnh yờu trong Trao duyờn (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
 Đề số 34
Cảm nhận về "nỗi thương mỡnh” của nàng Kiều.
 Đề số 35
Giới thiệu truyện cổ tích Tấm Cám
Đề số 36
Truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của nhân dân lao động 
Đề số 37
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của quê hương
Đề số 38
Thuyết minh ngắn gọn về Nguyễn Dữ và Chuyện chức phán sự đền Tản Viên
Đề số 39
 Thuyết minh ngắn gọn Đại Việt Sử kí toàn thư
Đề số 40
Mùa xuân trong thơ Việt
Đề số 41 
Giới thiệu thơ văn Nguyễn Trãi
Đề số 42
Phẩm bình Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên
đi Quảng Lăng của Lí Bạch
Đề số 43
Thuyết minh lý tưởng nhân nghĩa trong “Bình Ngô đại cáo”
)
Đề số 44
Nội dung dõn chủ và nhõn đạo của văn học dõn gian Việt Nam 
qua một số truyện dõn gian đó học
Đề số 45
 Giới thiệu cuộc đời và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du
 Đề số 46 
Dựa vào đoạn trớch Chớ khớ anh hựng và một số đoạn trong Truyện Kiều để giới thiệu nhõn vật Từ Hải
Đề số 47
Giới thiệu về quan hệ con người và thế giới tự nhiên trong văn học
Đề số 48
Văn học về quan hệ con người và quốc gia dân tộc
Đề số 49
Quan hệ xã hội của con người trong văn học
Đề số 50
Sự thể hiện con người trong văn học

Tài liệu đính kèm:

  • docnhung bai van chon loc 10 (anphabook).doc