Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 113: Ôn tập văn học ( tiết 2)

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 113: Ôn tập văn học ( tiết 2)

Tiết 113

ÔN TẬP VĂN HỌC ( tiết 2)

1. Mục tiêu

 Giúp học sinh:

 a. Về kiến thức

 - Củng cố, nắm vững khai niệm về văn học hiện đại

- Ôn tập lại những tác phẩm, tác giả đã học theo thể loại

- Thấy được bản chất đặc thù: tính hiện đại của từng tác phẩm.

 b. Về kĩ năng

 Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.

 c. Về thái độ

 Có ý thức trân trọng, đề cao các giá trị văn học của dân tộc, nhân loại.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1685Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 113: Ôn tập văn học ( tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 113
ÔN TẬP VĂN HỌC ( tiết 2)
1. Mục tiêu
 Giúp học sinh: 
 a. Về kiến thức
- Củng cố, nắm vững khai niệm về văn học hiện đại
- Ôn tập lại những tác phẩm, tác giả đã học theo thể loại
- Thấy được bản chất đặc thù: tính hiện đại của từng tác phẩm.
 b. Về kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân tích tác phẩm văn học hiện đại.
 c. Về thái độ
Có ý thức trân trọng, đề cao các giá trị văn học của dân tộc, nhân loại.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a. Chuẩn bị của giáo viên
 SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của học sinh
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Để củng cố, nắm vững khái niệm về văn học hiện đại, ôn tập lại những tác phẩm, tác giả đã học theo thể loại, thấy được bản chất đặc thù: tính hiện đại của từng tác phẩm.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của giáo viên 
TG
Hoạt động của học sinh
Hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương ” của Phan Bội Châu?
Yêu cầu HS làm dàn ý sơ lược bài thơ?
14
1. Lưu biệt khi xuất dương 
- Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh đất nước đầu thế kỉ XX.
- Đôi nét về Phan Bội Châu – một nhà Nho có tư tưởng tiến bộ, ông chủ trương đưa thanh niên Việt Nam ra nước ngoài học tập để trở về phục quốc, nơi ông cũng như các nhà yêu nước lúc bấy giờ hướng tới là Nhật Bản.
- Hoàn cảnh sáng tác: Trong buổi chia tay đồng chí để lên đương xuất dương sang Nhật Bản tìm đường cứu nước vào năm 1905, Phan Bội Châu đã sáng tác bài thơnày để từ giã bạn bè, đông chí.
- Bài thơ thể hiện rõ bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng của Phan Bội Châu trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
MB:
- Giới thiệu đôi nét về Phan Bội Châu: Nhà cách mạng, nhà thơ, dung văn chương để tuyên truyền, cổ vũ tinh thần cách mạng.
- Giới thiệu về bài thơ Lưu biệt khi xuất dương:
+ Hoàn cảnh sáng tác.
+ Nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật, nhấn mạnh hình tượng nhân vật trữ tình.
TB: - Hình tượng nhân vật trữ tình chính chân dung của Phan Bội Châu.
- Hình tượng nhân vật trữ tình bộc lộ quan niệm về con người trong cuộc đời.
+ Làm người phải sống có lí tưởng - ở đây là chí làm trai.
+ Phải có trách nhiệm với đất nước, với xã hội
+ Chủ động trước mọi hoàn cảnh.
+ Khẳng định cái Tôi đầy trách nhiệm trước thời cuộc, ý thức về vai trò của cá nhân.(Quan niệm tiến bộ)
- Nhận thức và quyết tâm của nhân vật trữ tình trong buổi lên đường.
+ Suy nghĩ đúng đắn lối sống của cá nhân trước tình hình đất nước.
+ Thái độ trước lối học xưa cũ.
+ Khát vọng hành động của nhân vật trữ tình.(phân tích hình ảnh trong 2 câu thơ cuối bài).
KL:
Khẳng định vẻ đẹp của hình tượng nhân vật trữ tình cũng là vẻ đẹp của người chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong buổi xuất dương.
Ý nghĩa hình tượng nhân vật Bê-li-cốp trong truyện ngắn “Người trong bao” của Sê- khôp?
B sống như thế nào?
B có tính cách như thế nào?
15
2. Người trong bao
- Đôi nét về xã hội Nga cuối thế kỉ XIX: Ngột ngạt,bế tắc, sinh ra những kiểu người kì quái.
- Đôi nét về hình tượng nhân vật Bê-li-côp, nhân vật điển hình cho một kiểu người.
+ Một trí thức Nga. 
+ Sống thu mình, luôn sợ sự tác động từ bên ngoài nên luôn cố tạo ra cho mình một cái vỏ bọc vô hình để ngăn cách, bảo vệ.
+ Sống lập dị trong môi trường xung quanh anh ta.
+ Nhút nhát, sợ hãi trước hiện tại nhưng lại ca ngợi, tôn sùng quá khứ, sợ sự tiến bộ, sợ cái mới.
+ Chỉ thích sống theo những thông tư, chỉ thị một cách máy móc, giáo điều như một cái máy vô hồn, sợ cấp trên. 
ð Hắn sống cô độc, luôn lo lắng, sợ hãi, luôn tự cho mình là mẫu mực, bảo thủ. Bêlicốp không hề biết mọi người xung quanh ghê sợ hắn, khinh ghét hắn, chế giễu hắn. Hắn trở nên kì quái, cổ hủ hắn là sự hiện thân của một kiểu người, một bộ phận trí thức Nga đương thời. 
ð Lối sống của Bêli côp có ảnh hưởng tới xã hội lúc bấy giờ, kìm hãm sự tiến bộ xã hội. 
- Ý nghĩa hình tượng nhân vật:
+ Phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát,bạc nhược, bảo thủ và ích kỉ của một bộ phận trí thức Nga cuối thế kỉ XIX, đã kìm hãm sự phát triển của xã hội.
+ Thức tỉnh con người trước hiện thực xã hội.
Lập dàn ý Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử?
13
3. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử?
MB: 
Giới thiệu đôi nét về Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ (Hoàn cảnh sáng tác, vị trí của bài thơ trong văn học Việt Nam)
Nêu cảm nhận chung về bài thơ.
TB:
Khổ 1: 
- Câu hỏi tu từ đầu bài: Như một lời mời, như một lời trách => Gợi tâm trạng hoài niệm về thôn Vĩ của tác giả.
- Phân tích các hình ảnh để làm nổi bật bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ vào buổi bình minh.
- Con người thôn Vĩ xuất hiện thấp thoáng và hài hòa với cảnh.
ð Cảnh và người mang nét riêng của xứ Huế.
- Thể hiện tâm trạng hoài niệm của nhà thơ, một tình cảm sâu nặng với xứ Huế và một tình yêu quê hương đất nước thầm kín.
Khổ 2: 
- Phân tích các hình ảnh trong 2 câu đầu của khổ thơ để làm nổi bật nỗi buồn, sự chia lìa của cảnh vật và cũng là cảm nhận của chính nhà thơ.
- Phân tích cảnh vật để thấy: Bao trùm lên tất cả là sông trăng, thuyền trăng, bến trăng => Cảnh vật nhuốm màu huyền ảo.
- Câu hỏi tu từ là sự gửi gắm nỗi lòng của thi nhân.
+ Hình ảnh trăng trở đi trở lại trong thơ Hàn Mặc Tử, thi sĩ tìm đến trăngnhư một cứu cánh.
+ Thể hiện một niềm hi vọng, khao khát được chia sẻ.
Khổ 3: 
- Hình ảnh nhạt nhòa.
- Phân tích hình ảnh “ khách đường xa” => Hình ảnh nhạt nhòa, xa xôi.
- Câu hỏi tu từ: Câu hỏi thể hiện sự hụt hẫng, vô vọng, băn khoăn, day dứt, đớn đau, nhưng cũng thể hiện khát khao được sống, được yêu của Hàn Mặc Tử.
KL: 
- Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. 
- Bài thơ là bức tranh đẹp về cảnh và người xứ Huế nhưng cũng là bức tranh tâm cảnh của thi nhân, thể hiện một tình yêu đời, yêu người.
c. Củng cố, luyện tập (1')
Nhắc lại những nội dung cơ bản của bài học
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
 + Bài cũ: Lập đề cương ôn tập 
 + Bài mới: Học lại các bài đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc113.doc