Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xuất dương lưu biệt

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xuất dương lưu biệt

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai ?

Non sông đã mất, sống thêm nhục

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Phân tích :

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy vọng.

Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổi xuất dương tìm đường cứu nước. Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ về chí làm trai - một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:

 

doc 2 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1429Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Xuất dương lưu biệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xuất dương lưu biệt
Sinh vi nam tử yếu hy kỳ, 
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di. 
Ư bách niên trung tu hữu ngã, 
Khởi thiên tải hậu cánh vô thuỳ. 
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, 
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si. 
Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, 
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.
Lưu biệt khi xuất dương (Người dịch: Tôn Quang Phiệt)
Làm trai phải lạ ở trên đời 
Há để càn khôn tự chuyển dời 
Trong khoảng trăm năm cần có tớ 
Sau này muôn thuở há không ai ? 
Non sông đã mất, sống thêm nhục 
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài 
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió 
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Phân tích : 
Hoàn cảnh ra đời của bài thơ này là những năm đầu thế kỷ XX, đất nước ta đã mất chủ quyền, hoàn toàn lọt vào tay thực dân Pháp. Tiếng trống, tiếng mõ Cần Vương đã tắt, báo hiệu sự bế tắc của con đường cứu nước theo tư tưởng phong kiến do các sĩ phu lãnh đạo. Phan Bội Châu lúc này mới ba mươi tám tuổi, là hình ảnh tiêu biểu của một thế hệ cách mạng mới, quyết tâm vượt mình, bỏ qua mớ giáo lý đã quá lỗi thời của đạo Khổng để đón nhận tư tưởng tiên phong trong giai đoạn, mong tìm ra bước đi mới cho dân tộc, nhằm tự giải phóng mình. Phong trào Đông du được nhóm lên cùng với bao nhiêu hy vọng...
Bài thơ đã thể hiện rất sinh động tư thế, ý nghĩ của Phan Bội Châu trong buổi xuất dương tìm đường cứu nước. Hai câu đề nói rõ nhận thức của nhà thơ về chí làm trai - một nhận thức làm cơ sở cho mọi hành động:
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Thực ra chí làm trai chẳng phải đến bây giờ mới được Phan Bội Châu khẳng định. Trước đó, trong thơ trung đại, ta vẫn thấy Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ nhắc đến (ở các bài Thuật hoài, Chí nam nhi). Nhưng điều đó không có nghĩa là ở bài thơ của Phan Bội Châu, lý tưởng nhân sinh kia đã mất đi sự mới lạ, thôi thúc. Nó chính là điều nung nấu bao năm của tác giả bây giờ được nói ra, trước hết như lời tự vấn, tự nhủ, tự mình nâng cao tinh thần mình: đã làm trai là phải làm nên chuyện lạ, đó là trời đất không để "tự chuyển dời". Đây là một tư tưởng táo bạo, cách mạng đối với người xuất thân từ cửa Khổng sân Trình trong thời điểm ấy. Với hai câu thực, nhà thơ tiếp tục khẳng định tư thế của kẻ làm trai giữa vũ trụ và trong cuộc đời:
Trong khoảng trăm năm cần có tớ,
Sau này muôn thuở, há không ai ?
Ý thức về cái "tôi" đã hiện lên rõ ràng, không rụt rè, dè dặt. Đó là nhân vật trữ tình đang tự đứng giữa cuộc đời một cách can đảm, do ý thức được sứ mệnh của mình trong lịch sử và cũng do sự thôi thúc của khát vọng lập công danh. Hai câu luận nói về sự thực nhức nhối:
Non sông đã chết sống thêm nhục,
Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.
Đến hai câu này, ta cũng thấy nổi lên ý chí làm trai với khát vọng lưu danh theo một nội dung mới, đó là ý thức về non sông đã mất chủ quyền, "hiền thánh" thần tượng một thuở giờ còn đâu nữa. Hai câu thơ nhận định thực trạng lịch sử bằng một cái nhìn dứt khoát. "Hiền thánh còn đâu học cũng hoài" - đây quả là một câu thơ thể hiện khí thế sục sôi của Phan Bội Châu, cho thấy cái nhìn tỉnh táo của ông về thời cuộc.
Hai câu kết của bài thơ có cái khí thế gân guốc và ý thức được sự ra đi một cách sôi trào, đầy dũng khí:
Muốn vượt biển Đông theo cánh gió,
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
"Vượt biển Đông" là cách nói có vẻ khoa trương nhưng đó là hành động sắp diễn ra. Người ra đi trong niềm hứng khởi vô biên "muôn trùng sóng bạc" tiễn chân như một yếu tố kích thích. Đó chính là bạn đồng hành trong cuộc ra đi hùng tráng này.
Xuất dương lưu biệt là một khúc hát lên đường. Đề tài có tính chất truyền thống, nhưng tư tưởng lại rất mới mẻ. Bài thơ mang âm hưởng lạc quan nên đã khiến cho cảm xúc thể hiện trong bài thơ có chiều sâu, có sức gợi cảm mạnh mẽ. Đây là tráng ca của một vị anh hùng mà suốt đời không hề biết mệt mỏi trong hành động cứu nước thương dân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTLV XUAT DUONG LUU BIET.doc