Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố.

- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố

2.Về kĩ năng: Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố

4.Năng lực

- Năng lực chung

+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).

+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.

+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu )

+ Năng lực sáng tạo

+ Năng lực tự quản bản thân.

- Năng lực chuyên biệt

+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.

+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)

+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.

 

doc 5 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 769Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Thực hành về thành ngữ, điển cố", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :
Tiết số : 
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố.
- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố
2.Về kĩ năng: Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả
3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố
4.Năng lực 
- Năng lực chung
+ Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu cầu mà giáo viên đề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài tập khó về nội dung và nghệ thuật của văn bản, sưu tầm tài liệu)
+ Năng lực sáng tạo
+ Năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt
+ Năng lực giao tiếp tiếng Việt: biết trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về nội dung kiến thức được tìm hiểu; biết trao đổi thảo luận với giáo viên, bạn bè.
+ Năng lực thẩm mĩ (NL cảm thụ văn học)
+ Năng lực tiếp nhận và tạo lập văn bản.
II. Chuẩn bị bài học
1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, Nguyễn Ngọc San chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb GD, H. 1998), thiết kế giáo án
2. HS: SGK,vở ghi chép ;đọc và soạn bài trước ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết thế nào là thành ngữ, điển cố và việc sử dụng các thành ngữ điển cố vào các tác phẩm văn chương cũng như trong đời sống có tác dụng như thế nào. Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi vào thực hành về thành ngữ, điển cố.
Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút )
*Mục tiêu : tạo tâm thế,định hướng nội dung bài học
*Hình thức tổ chức : học sinh hoạt động cá nhân trên lớp
-B1 :chuyển giao nhiệm vụ
Để tăng thêm tính hàm súc,ước lệ tượng trưng của thơ ca cổ điển,các tác giả trung đại thường mượn các yếu tố nào?
-B2:Thực hiện nhiệm vụ
-B3:Hs trả lời
-B4:GV chốt ý
Các điển cố,điển tích xưa thường được các tác giả vận dụng linh hoạt đưa vào tác phẩm của mình để tăng tính cổ điển hàm súc
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức ( 35 phút )
*Mục tiêu :ôn tập,củng cố kiến thức về thành ngữ,điển cố từ nền tảng lí thuyết đó,học sinh thực hành các bài tập trong sgk
*Hình thức tổ chức :học sinh hoạt động cá nhân kết hợp làm việc nhóm trên lớp theo hướng dẫn
Hoạt động của GV và HS
Nội dung,yêu cầu cần đạt
Hoạt động 2.1: ôn tập khái niệm
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Em hãy nhắc lại khái niệm thế nào là thành ngữ,điển cố ?
Lấy một số ví dụ minh hoạ...
-B2: thực hiện nhiệm vụ
-B3: báo cáo thảo luận
-B4: GV chốt lại kiến thức
Vd: thành ngữ
Dĩ hoà vi quý;đục nước béo cò;ếch ngồi đáy giếng;gieo gió gặp bão;chân cứng đá mền.
Điển cố : ba thu;đẽo cày giữa đường;ông Đào,nợ như chúa Chổm
Hoạt động 2.2: Luyện tập
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm thực hiện các bài tập SGK
-B1:Chuyển giao nhiệm vụ
Nhóm 1: thực hiện bài tập 1 sgk
Nhóm 2: bài tập 2 sgk
Nhóm 3 : bài tập 3 sgk
Nhóm 4 : bài tập 4 sgk
Nhóm 5 : bài tập 5 sgk
-B2 : thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận nhóm trong khoảng 5 phút
-B3 : Báo cáo thảo luận 
Các nhóm cử đại diện lên trình bày bảng,yêu cầu ngắn gọn,rõ ý
-B4: GV nhận xét,chữa bài và cho điểm từng nhóm.
I. Ôn tập khái niệm
1. Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.
2. Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.
II. Luyện tập
  1. Thành ngữ
   Bài tập 1
- Một duyên hai nợ: ý nói một mình phải gánh vác mọi công việc trong gia đình.
- Năm nắng mười mưa: nỗi vất vả, cực nhọc, phải chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt.
→ Các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm; Các thành ngữ này phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình
      Bài tập 2
- Đầu trâu mặt ngựa: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hoá về nhân tính.
- Cá chậu chim lồng: cảnh sống bế tắc, tù túng, nhàm chán.
- Đội trời đạp đất: khí phách ngang tàng.
       Bài tập 6
Đặt câu với mỗi thành ngữ:
   - Nói với nó khác gì nước đổ đầu vịt
   - Nhà nghèo lại hay đua đòi, đúng là con nhà lính tính nhà quan.
   - Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi đấy chứ!
...
2. Điển cố
       Bài tập 3
- Giường kia: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn về thì treo giường lên.
- Đàn kia: gợi lại chuyện Chung Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Khi bạn chết, Bá Nha không gảy đàn nữa
→ Tình bạn thắm thiết, keo sơn.
      Bài tập 4
- Ba thu: Kinh Thi có câu “nhất nhật bất kiến như tam thu hề” àKhi KT tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách ba năm.
- Chín chữ: Kinh Thi dùng để nói đến công lao của cha mẹ (sinh, cúc, phủ, ..)àThuý Kiều muốn nói đến công lao cha  mẹ đối với mình nhưng chưa báo đáp được.
- Liễu Chương Đài: chuyện người xưa đi làm quan xa viết thư thăm vợ có câu “cây liễu Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi” àTK hình dung KT trở lại thì nàng đã về tay người khác mất rồi
- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh à sự quý trọng của TH đối với TK
    Bài tập 7
-  Hắn cố che đậy gót chân  A-sin của mình đấy thôi.
- Với sức trai Phù Đổng, thanh niên ngày nay không ngần ngại bất cứ việc gì.
Hoạt động 3: Vận dụng, mở rộng ( 5 phút )
*Mục tiêu : mở rộng kiến thức,rèn luyện 
*Hình thức tổ chức : GV mở rộng kiến thức bằng cách cho học sinh phát hiện các thành ngữ và điển cố được sử dụng trong thơ văn và phân tích hiệu quả sử dụng của nó.
-B1: Chuyển giao nhiệm vụ
Anh,chị hãy sưu tầm thêm một số câu thơ có sử dụng thành ngữ,điển cố?
-B2:Hs thực hiện nhiệm vụ
-B3:Báo cáo
-B4:GV nhận xét và nêu một số câu có sử dụng thành ngữ,điển cố
- Đố ai lượm đá quăng trời
Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.
   - Sụt sùi tủi phận hờn duyên.
Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.
  - Quản bao tháng đợi năm chờ.
Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm.
 -Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong bệ vệ, thế mà không ngờ lão ấy lại là thằng cha ba que xỏ lá bậc thầy.
Dặn dò :-Hoàn thiện các bài tập đã giao
-Chuẩn bị bài : Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm
Rút kinh nghiệm bài học 
 Ninh Bình,ngày..tháng..năm 2019
 Lãnh đạo duyệt Tổ trưởng CM Người soạn 
 Nguyễn Thị Thanh Nguyễn Thị Hương Nguyễn Xuân Đức

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_bai_thuc_hanh_ve_thanh_ngu_dien_co.doc