Ngữ văn 10 - Cơ bản Hoàng Hà - Trường THPT Thanh Nưa

Ngữ văn 10 - Cơ bản Hoàng Hà - Trường THPT Thanh Nưa

I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao .

 - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.

 - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.

 II. Phương tiện thực hiện:

 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo

 - HS: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.

III. Cách thức tiến hành:

 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.

 

doc 105 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1331Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Ngữ văn 10 - Cơ bản Hoàng Hà - Trường THPT Thanh Nưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày soạn: 
 Tiết 27- Đọc văn
CA DAO THAN THÂN,
YÊU THƯƠNG, TÌNH NGHĨA.
Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh: 
- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người bình dân trong XHPK qua nghệ thuật riêng đậm màu sắc dân gian của ca dao .
 - Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
 - Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
 II. Phương tiện thực hiện:
 - GV: Giáo án, tài liệu tham khảo
 - HS: Soạn bài theo câu hỏi trong SGK.
III. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
IV. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định tổ chức lớp:
 Kiểm tra sĩ số: 10A3: 10A4:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Bài: “Tam đại con gà”, “Nhưng nó phải bằng hai mày" Hỏi:
 a. Đánh giá của em về nhân vật Ngô và Cải?
 b. Phân tích nghệ thuật gây cười qua lời nói của thầy lí ở cuối truyện?
 3. Bài mới: 
* Lời vào bài:
Ca dao là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình truyền thống. Vì thế, ca dao chẳng những khác với thơ trữ tình trong văn học viết mà còn khác với những loại thơ dân gian khác. Để thấy rõ nội dung, các biểu hiện của ca dao, chúng ta đọc - hiểu bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa,
Hoạt động của Giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- Gọi HS đọc tiểu dẫn:
 + Nêu khái niệm ca dao?
 + Nội dung chủ yếu của ca dao là gì?
 + Đặc điểm nghệ thuật của ca dao?
* Hướng dẫn HS đọc chùm ca dao trong SGK:
 - Các bài than thân đọc với giọng xót xa thông cảm
 - Các bài yêu thương, tình nghĩa đọc với giọng thiết tha sâu lắng
 - Dành nhiều thời gian cho bài 3, 4, 5 ( Đặc biệt là bài 4 )
 - Điểm giống nhau của 2 bài ca dao là gì? Người than thân là ai?
 - GV: Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng những hình ảnh nào? 
 - GV: Cảm nhận của em qua mỗi hình ảnh ? ( Liên hệ thơ Hồ Xuân Hương )
* HS đọc bài ca dao:
 - Cách mở đầu có gì khác với hai bài ca dao trên? Nhân vật trữ tình này là ai?
 - Hiểu cách biểu cảm của từ “ ai” như thế nào? Tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đây ra sao?
( GV dẫn chứng thêm:
 - Ai làm cho bướm lìa hoa
Cho chim xanh nở bay qua vườn hồng.
 - Ai làm bầu bí đứt dây
Chồng nam thiếp bắc gió tây lạnh lùng.
 - Mặc dù lở duyên nhưng tình nghĩa con người như thế nào? Vì sao tác giả dân gian lại dùng đến cả một hệ thống so sánh, ẩn dụ bằng hình ảnh của thiên nhiên, vũ trụ để nói lên tình người?
 - Câu cuối thể hiện nét đẹp gì? Ý nghĩa ra sao?
* Gọi HS đọc bài ca dao:
 - GV: Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung- nhất là tình yêu. Vậy mà ở bài ca dao này lại được diễn tả một cách cụ thể, tinh tế và gợi cảm. Đó là nhờ thủ pháp nghệ thuật gì? Và thủ pháp đó tạo nên hiệu quả nghệ thuật ra sao?
 - Cái khăn được hỏi đầu tiên và hỏi nhiều nhất, vì sao như vậy?
 - Nét nghệ thuật tiêu biểu trong những câu thơ nói về chiếc khăn này là gì?
* Gọi HS tìm dẫn chứng thêm:
- Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
- Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình 
 + Qua hình ảnh ngọn đèn cho biết nỗi nhớ ở đây được diễn tả như thế nào?
 + Hình ảnh “ đèn không tắt” diễn tả điều gì?
 + Hình ảnh “ mắt ngủ không yên” cho thấy tâm trạng nhân vật trữ tình lúc này ra sao?
 + Câu hỏi cuối bài ca dao cho thấy nhân vật trữ tình đang lo lắng điều gì?
( Thương anh cũng muốn nói ra
Sợ me bằng đất, sợ cha bằng trời.)
* HS đọc bài ca dao:
 + Những hình ảnh được đề cập trong bài ca dao là hình ảnh nào? Có thật hay không? Nhằm mục đích gì?
 + Ước muốn của cô gái là gì? Đặc sắc không? Qua ước muốn đó em có nhận xét gì về tình cảm của nhân vật trữ tình?
* Gọi HS tìm dẫn chứng thêm:
 - Hai ta cách một con sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang
 - Cách nhau có một con đầm
Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang
 - Cành trầm lá dọc lá ngang
Để người bên ấy bước sang cành trầm
* Gọi HS đọc bài ca dao:
 + Hình ảnh “ gừng cay, muối mặn” có ý nghĩa như thế nào?
 + Mục đích của tác giả dân gian đưa ra 2 hình ảnh này để làm gì?
 + Bài ca dao nhắc nhở chúng ta điều gì?
 - GV hướng HS vào phần ghi nhớ. Gọi HS đọc to và rõ phần ghi nhớ
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc,
trả lời.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc
I. Giới thiệu chung:
1. Nội dung ca dao: 
 - Là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
 - Có 2 loại:
 + Ca dao trữ tình: tiếng hát than thân, lời ca yêu thương tình nghĩa.
 + Ca dao hài hước: Tinh thần lạc quan của người lao động.
 2. Nghệ thuật:
 - Theo thể lục bát hoặc lục bát biến thể.
 - Ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày.
 - Dùng phép so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, lặp
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Bài 1 & bài 2: Tiếng hát than thân 
a . Điểm chung:
 - Mở đầu bằng: “Thân em như ”: Lời than ngậm ngùi, chua xót của người phụ nữ.
 - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ: gợi nỗi khổ cực là thân phận bị phụ thuộc và giá trị không được ai biết đến.
 b. Sắc thái tình cảm riêng:
 - Bài 1: Người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình (như tấm lụa đào) nhưng số phận chông chênh – như một món hàng giữa chợ- không biết sẽ vào tay ai.
 Ä Nỗi đau của nhân vật ở chỗ khi người con gái bước vào tuổi đẹp nhất, hạnh phúc nhất của đời thì nỗi lo về thân phận ập đến.
 - Bài 2: Người phụ nữ ý thức về giá trị thực của mình (không được ai biết đến) qua lời bộc bạch “thân em như  thì đen” và qua lời mời mọc da diết“ai ơi nếm thử  ngọt bùi”.
 ÄGiá trị nhân văn cùng với tiếng nói tố cáo làm nên chiều sâu và vẻ đẹp của lời than thân.
2. Bài 3: Duyên kiếp không thành nhưng tình nghĩa vẫn bền vững sắc son.
 a. Cách mở đầu: 
 - Dùng lối đưa đẩy, gợi cảm hứng là nỗi chua xót vì lỡ duyên của chàng trai.
 - Từ “ai”: Phiếm chỉ lại bao hàm ý nghĩa xác định chỉ xã hội phong kiến xưa đã làm tan vỡ tình yêu " Gợi nỗi niềm chua xót đắng cay.
 - Nghệ thuật chơi chữ: Khế chua , lòng người cũng chua xót " Chàng trai hỏi khế để bộc lộ lòng mình.
 b. Hai câu tiếp
 - Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người vẫn bền vững, thuỷ chung như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng (trời, trăng, sao) 
 + Từ láy sánh với + chằng chằng:ý nghĩa khẳng định. 
 - Dù có xa cách nhau (như mặt trăng- mặt trời, sao hôm- sao mai) nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn đẹp đôi vừa lứa. 
 c.Câu cuối:
 - Chàng trai hỏi cô gái để tự bôc lộ nỗi lòng của mình 
 “Ta như Sao Vượt chờ trăng giữa trời”
 " Sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng – lở duyên, thất tình- nhưng tất cả ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người.
3. Bài 4: Nỗi niềm thương nhớ ngươi yêu da diết, bồn chồn.
a. Cách nói: 
 Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đối với người yêu được biểu hiện một cách cụ thể, gợi cảm bằng các biểu tượng: Khăn, đèn, mắt.
b. Hiệu quả nghệ thuật: 
 * Khăn: Hình ảnh nhân hoá- hỏi đầu tiên và nhiều nhất (6 dòng, thể vãn bốn). Vì :
 + Thường là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ.
 + Là vật luôn quấn quýt bên người con gái như cùng chia sẻ niềm thương nhớ.
 + Cấu trúc: theo lối vắt dòng, láy lại 6 lần từ “khăn” và 3 lần “thương nhớ ai” " Như điệp khúc làm nỗi nhớ thêm triền miên da diết.
 + Khăn xuống, lên, rơi, vắt: đảo thanh +hình ảnh vận động trái chiều " Tâm trạng ngỗn ngang nhớ đến mức không còn tự chủ “Ra ngẩn vào ngơ, như đứng đống lửa, như ngồi đống than” 
 ÄNỗi nhớ ấy dẫn đến cảnh khóc thầm.
 + Sử dụng 16 thanh bằng " nỗi nhớ thương đậm màu sắc nữ tính, biết ghìm nén cảm xúc không bộc lộ một cách dễ dải.
 * Đèn: Nhân hoá:
 - Nỗi nhớ được đo theo thời gian: ngày " đêm.
 - Đèn không tắt: trằn trọc thâu đêm, nỗi nhớ đằng đẳng " ngọn lửa tình vẫn cháy sáng mãi trong tim cô gái.
 * Đôi mắt: Hoán dụ
 - Cô gái hỏi chính mình, nỗi ưu tư nặng trĩu: cứ nhắm mắt vào, người thương hiện về, không ngủ được " Hiện tượng hợp lí, nhất quán, tự nhiên.
 - Câu thơ 4 chữ (thể vãn bốn): Chỉ hỏi không lời đáp + Thương nhớ ai (lặp 5 lần) như nén chặt nỗi thương nhớ. Cuối cùng trào ra bằng nỗi lo âu hạnh phúc lứa đôi (“đêm qua  một bề”) vì hạnh phúc của họ thường bấp bênh: Thương nhau chưa chắc dẫn đến hôn nhân ( Đó cũng chính là tâm trạng của người đang yêu).
 Ä Đây là bài ca dao hoàn chỉnh, hay nhất về nỗi nhớ của cô gái.
4. Bài 5: Ước muốn mãnh liệt trong tình yêu của người con gái
 - Đây là lời của cô gái nói thầm với người yêu, cô thổ lộ ước muốn bằng ý tưởng táo bạo và hình ảnh độc đáo: Bắt cầu dãi yếm- để chàng sang chơi.
 - Hình ảnh chiếc cầu: Chỉ nơi gặp gỡ, hẹn hò của đôi lứa đang yêu, là phương tiện để họ có thể đến với nhau " Chi tiết quen thuộc, đặc sắc trong ca dao.
 - Cầu dải yếm: Cầu ảo- được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của cô gái làng quê.
 ÄChiếc cầu dãi yếm là chiếc cầu tình yêu đẹp nhất, gần gũi, thân quen, táo bạo, đằm thắm nữ tính.là cách nói đẹp trong việc biểu đạt tình yêu.
5. Bài 6: Tình nghĩa thuỷ chung của vợ chồng.
 - Ý nghĩa biểu tượng của “muối gừng”.
 + Gia vị bữa ăn, vị thuốc để chữa bệnh, hương vị của tình người.
 + Biểu trưng cho sự gắn bó thuỷ chung của con người.
 - Giá trị biểu cảm của hình ảnh “muối gừng”.
 + Tình yêu thuỷ chung bền vững của vợ chồng. 
 + Lối nói trùng điệp, nhấn mạnh, tiếp nối: ý nghĩa khẳng định
 - Câu cuối: Câu bát kéo dài 13 tiếng chỉ một đời người " Có nghĩa là không bao giờ xa cách.
 6. Nghệ thuật
 - Lặp mô thức mở đầu.
 - Hình ảnh thành biểu tượng: cầu, khăn, đèn, gừng cay, muối mặn
 - So sánh, ẩn dụ.
 - Lục bát, song thất lục bát (biến thể), thể hỗn hợp.
@ Ghi nhớ: SGK
4. Củng cố:
 - Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người bình dân.
 - Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn người lao động và yêu quý những sáng tác của họ.
5. Dặn dò:
 - Học thuộc lòng các bài ca dao + phân tích + ghi nhớ.
 - Làm bài tập 1,2 - SGK + sách bài tập.
 - Soạn: Ca dao hài hước.
Phê duyệt của tổ chuyên môn (BGH) : Ngày .....tháng.....năm 2009
Ngày soạn: 17/10/2009.
Ngày giảng: 19/10/2009. 
 Tiết 28- Tiếng việt.
ĐẶC ĐIỂM CỦA
NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT.
A. Mục tiêu bài học: Giúp hs: 
 - Nhận thức được các đặc điểm, phân biệt ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết; có kĩ năng trình bày miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 - Có ý thức cẩn trọng, sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
B.Phương tiện thực hiện:
 - GV: + Soạn thiết kế dạy- học, 
 + SGK, SGV.
 + Bảng phụ so sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 - HS: Đọc trước bài học.
.C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, lập bảng so sánh ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
 ... , ông chuyển đến kinh đô Êđô sinh sống và làm thơ Hai-cư, bút hiệu là Ba-sô (Ba Tiêu).
 - 10 năm cuối đời, ông du hành hầu khắp đất nước.
 - Con người: tài hoa, ưa lãng du.
 - Ông được đánh giá là bậc thầy về thơ Hai-cư.
 - Các tác phẩm: Phơi thân đồng nội (1685), Đoản văn trong đãy (1688), Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691), Lối lên miền Ô-ku (1689).
2. Thể thơ Hai-cư:
 - Có 17 âm tiết (hơn một chút), ngắn nhất thế giới, được ngắt làm 3 đoạn (5-7-5).
 - Thường miêu tả thiên nhiên theo mùa (quý đề), sử dụng những từ miêu tả thiên nhiên mùa (quý ngữ).
 - Thấm đẫm tinh thần Thiền tông và văn hóa phương Đông.
 - Cảm thức thẩm mĩ: đề cao cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền, Mềm mại, Nhẹ nhàng. 
 - Ngôn ngữ: hàm súc, thiên về gợi, ko tả.
 - Thi pháp “chân không”: sử dụng những mảng trắng, hoảng trống trong bài thơ như một phương tiện làm nổi bật ý nghĩa của bài thơ.
II. Hướng dẫn đọc- hiểu:
1. Bài 1 và 2:
a. Bài 1:
 - Ghi lại sự thực về cuộc đời nhiều biến đổi, lãng du của Ba-sô: quê ở Mi-ê, lên Ê-đô (Tô-ki-ô) ở được 10 năm rồi trở về thăm quê.
 - Gợi tình cảm tha thiết, chân thành với miền đất từng gắn bó: Ê-đô.
Cố hương- quê cũ" nơi gắn bó máu thịt.
b. Bài 2:
 - Quý ngữ: chim đỗ quyên " mùa hè.
 - Sự thực cuộc đời Ba-sô: ở kinh đô (10 năm) " về quê (20 năm) " trở lại kinh đô.
 - Ở kinh đô mùa hè (hiện tại) " nhớ kinh đô xưa- kỉ niệm đã qua " nỗi niềm hoài cổ.
* Tiểu kết: Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với mảnh đất mình đã và đang sống.
2. Bài 3:
 - Hình ảnh mái tóc bạc " di vật của người mẹ đã mất; biểu tượng cho cuộc đời vất vả một nắng hai sương của người mẹ.
 - Quý ngữ: làn sương thu " hình ảnh đa nghĩa:
 + Giọt lệ như sương.
 + Tóc mẹ như sương.
 + Đời người như giọt sương- ngắn ngủi, vô thường.
 - Hình ảnh dòng “lệ trào nóng hổi” " nỗi xót xa, đau đớn vì mất mẹ " tình cảm mẫu tử cảm động.
3. Bài 4:
 - Liên tưởng, câu hỏi tu từ của Ba-sô: tiếng vượn hú não nề- tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc " hiện thực khốc liệt của đất nước Nhật Bản những năm đói kém.
 - Gió mùa thu tái tê " tiếng gió đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người.
 " Bài thơ cho thấy trái tim nhân đạo của Ba-sô.
4. Bài 5:
 - Hình ảnh ẩn dụ: chú khỉ đơn độc trong mưa lạnh " những người nông dân nghèo khổ.
 " những em bé nghèo tội nghiệp.
 - Vẻ đẹp tâm hồn Ba-sô:
 + Tinh tế, nhạy cảm.
 + Giàu lòng từ bi với những sinh vật bé nhỏ, tội nghiệp.
 + Giàu lòng yêu thương với những con người nghèo khổ.
5. Bài 6:
 - Quý ngữ: hoa anh đào " mùa xuân.
 - Cảnh những cánh hoa đào rụng lả tả làm mặt hồ lăn tăn sóng gợn " cảnh tĩnh; đơn sơ, giản dị và đẹp.
 - Triết lí Thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.
6. Bài 7:
 - Quý ngữ: tiếng ve " mùa hè.
 - “Vắng lặng”, “u trầm”- các tính từ đặc tả sự vắng vẻ, u tịch của thiên nh.iên.
 - Tiếng ve- âm thanh vô hình.
 - Đá- vật thể hữu hình.
 " Tác giả cảm nhận được thiên nhiên tĩnh lặng đến mức có thể nghe được tiếng ve rền rĩ như thấm vào lòng đá.
 " Sự cảm nhận chuyển đổi cảm giác tinh tế của tác giả.
 " Tinh thần thiền tông: sự tương giao của các sự vật, hiện tượng.
7. Bài 8:
 - Hoàn cảnh: Bài thơ được viết vào 8-10-1694 ở Ô-sa-ka, lúc cuối đời của tác giả, khi ông nằm bệnh, đau yếu, bệnh tật.
 - “Cuộc lãng du”- cuộc đời như một chuyến lãng du phiêu bồng bất tận- cuộc đời của một kẻ ưa lãng du.
 - Quý ngữ: Cánh đồng hoang vu" hình ảnh của mùa đông xơ xác, điêu tàn, trống trải, giá lạnh; nơi ít nhười đặt chân tới.
 " Ngay cả khi cuối đời, thân bệnh nhưng Ba-sô vẫn ko thôi khao khát được lãng du, được sống, được đặt chân lên khắp mọi nơi gửi trong giấc mộng phiêu bạt.
4. Củng cố: 
 - Thấy được tình yêu quê hương, đất nước trong thơ ông.
5. Dặn dò:
 - Xem lại bài và học thuộc các bài thơ Hai-cư trên.
 - Sưu tập các bài thơ Hai-cư khác.
Phê duyệt của tổ chuyên môn (BGH) : Ngày .....tháng.....năm 2009
 Ban Giám hiệu Tổ CM
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 54:
TRẢ BÀI VIẾT SỐ 4
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Nhận rõ những ưu, nhược điểm trong bài viết của mình.
 - Sửa chữa, rút kinh nghiệm các thiếu sót về kiến thức, kĩ năng dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
 B. Phương tiện thực hiện:
 - HS: Xem lại các kiến thức có liên quan.
 - GV: Chấm bài, soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức hướng dẫn hs trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, gv nhận xét cụ thể ưu, nhược điểm trong bài làm của hs, biểu dương những bài làm tốt, chữa một số lỗi cụ thể.
D. Tiến trình trả bài:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 Kiểm tra sĩ số: 10A2: 10A3: 10A4:
2. Trả bài:
Ngày soạn:
Ngày giảng:
 Tiết 55- Làm văn:
CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Trình bày, phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: kết cấu theo thời gian, theo không gian và theo trật tự lôgíc của tư duy với đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc.
 - Xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày.
 - Rèn kĩ năng nhận diện, phân tích và xây dựng kết cấu, bố cục văn bản thuyết minh theo 3 kiểu vừa học.
 - Có ý thức vận dụng kiểu văn bản thuyết minh vào đời sống.
B. Phương tiện thực hiện:
 - SGK, SGV
 - Một số văn bản thuyết minh, sơ đồ, bảng phụ.
 - Thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 GV tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, thực hành làm các bài tập.
D. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
 Kiểm tra sĩ số: 10A2: 10A3: 10A4:
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: 
 Trong thực tế cuộc sống, vì điều kiện và hoàn cảnh thực tế, chúng ta có thể ko được đi thăm quan mọi thắng cảnh, di tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, thưởng thức các sản vật quý của nhiều vùng quê, ko biết hết về cuộc đời, sự nghiệp của nhiều danh nhân hay các tác giả, tác phẩm VH nổi tiếng, có giá trị,... Nhưng chúng ta cũng có thể nắm bắt được những đặc điểm của chúng qua các bài văn thuyết minh. Ở cấp II, các em đã được học về văn thuyết minh về một thể loại văn học, một phương pháp và một danh lam thắng cảnh. Vậy VB thuyết minh có các hình thức kết cấu ntn? Bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề đó.
Hoạt động của Giáo viên
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
 - Nhắc lại K/N về văn bản thuyết minh?
 - Các loại VB thuyết minh?
 - GV: Loại thiên về trình bày, giới thiệu gồm 3 thể nhỏ:
 + Thuyết minh về một tác giả, tác phẩm VH.
 + Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
 + Thuyết minh về một phương pháp.
 - Em hiểu thế nào là kết cấu VB?
 - Kết cấu VB phụ thuộc vào các yếu tố nào?
 - GV chia HS thành 4 tổ thảo luận, trả lời các câu hỏi trong sgk:
 - Xác định đối tượng và mục đích thuyết minh?
 - Nội dung thuyết minh của VB?
 - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB?
 - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
 - Đối tượng và mục đích thuyết minh của VB 2?
 - Nội dung thuyết minh của VB 2?
 - Phân tích cách sắp xếp ý trong VB?
 - Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy?
 - Từ việc tìm hiểu 2 VD trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
 - GV yêu cầu HS thảo luận, thực hành làm bài tập 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão?
 - Xác định hình thức kết cấu VB thuyết minh?
 - Nội dung thuyết minh?
 - Thuyết minh về di tích Côn Sơn?
 - Xác định các nội dung chính cần thuyết minh?
HS nhắc lại
HS trả lời
HS đọc VB.
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS đọc VB, thảo luận, trả lời các câu hỏi:
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
HS thảo luận
HS trả lời
HS trả lời
HS trả lời
 * Khái niệm và phân loại:
 - K/N: VB thuyết minh là kiểu VB nhằm giới thiệu, trình bày chính xác, khách quan về cấu tạo, tính chất, quan hệ, giá trị,... của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên, xã hội và con người. 
 - Phân loại: có nhiều loại, với 2 loại chính:
 + Chủ yếu thiên về trình bày, giới thiệu.
 + Chủ yếu thiên về miêu tả.
I. Kết cấu của văn bản thuyết minh:
 - Kết cấu VB: Là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
 - Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. VB 1: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
 - Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân- Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Tây" một lễ hội dân gian.
 - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Địa điểm: làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây.
 + Thời gian: ngày rằm tháng giêng hàng năm.
 + Diễn biến:
 Thi nấu cơm: - Thủ tục bắt đầu.
 - Lấy lửa.
 - Nấu cơm.
 Chấm thi: - Tiêu chuẩn.
 - Cách chấm.
 + Ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân.
 - Cách sắp xếp các ý: theo trình tự thời gian.
 - Cơ sở sắp xếp: Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian.
b. VB 2: Bưởi Phúc Trạch.
 - Đối tượng thuyết minh: bưởi Phúc Trạch- Một loại trái cây nổi tiếng.
 - Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Các loại bưởi nổi tiếng của Việt Nam.
 + Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả, đặc điểm vỏ, cùi bưởi; vẻ ngon lành, hấp dẫn của múi bưởi, tép bưởi.
 + Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi.
 + Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
 - Cách sắp xếp các ý:
 + Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong.
 + Quan hệ lôgíc: các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi tép, màu sắc, hương vị, cảm giác).
 + Quan hệ nhân- quả: giá trị " danh tiếng của bưởi Phúc Trạch.
 " Quan hệ hỗn hợp.
 - Cơ sở sắp xếp: Do mục đích thuyết minh.
2. Các hình thức kết cấu:
 - Theo trình tự thời gian.
 - Theo trình tự không gian.
 - Theo trình tự lôgíc.
 - Theo trình tự hỗn hợp.
III. Luyện tập:
1. Bài 1: Thuyết minh về bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.
 - Hình thức kết cấu: hỗn hợp.
 - Nội dung thuyết minh:
 + Giới thiệu về tác giả Phạm Ngũ Lão- một người văn võ toàn tài, một vị tướng giỏi, trước là môn khách sau là con rể của Trần Quốc Tuấn.
 + Giới thiệu về nội dung bài thơ:
 * Hai câu đầu: Vẻ đẹp, sức mạnh của con người và quân đội nhà Trần đồng thời là bức chân dung tự họa của dũng tướng Phạm Ngũ Lão.
 * Hai câu sau: Chí làm trai và tâm tình của tác giả.
2. Bài 2:
 - Nội dung thuyết minh cơ bản về di tích Côn Sơn:
 - Đường đến, địa điểm.
 - Khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình.
 - Cụm di tích văn hóa: chùa Hun và đền thờ Nguyễn Trãi.
 - Vài nét về thời gian ở ẩn của Nguyễn Trãi ở Côn Sơn.
 - Các lễ hội và hoạt động thăm quan du lịch ở Côn Sơn hàng năm...
4 .Củng cố:
 - Xây dựng kết cấu của một bài văn thuyết minh.
 - Bố cục của một bài văn thuyết minh.
5. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS học bài, làm hoàn chỉnh bài 2 vào vở soạn.
Phê duyệt của tổ chuyên môn (BGH) : Ngày .....tháng.....năm 2009
 Ban Giám hiệu Tổ CM
Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 10 Ki I 3 cot.doc