Giáo án môn Ngữ văn 10 (chuẩn)

Giáo án môn Ngữ văn 10 (chuẩn)

A. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiên thức:

 - Khái niệm và đặc điểm của văn bản.

 - Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.

 2. Kĩ năng:

 - Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.

 - Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tụe xác định chủ đề.

 - Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.

 3. Thái độ:

 

doc 286 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1307Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 10 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ........../.........../ 2010 
Tiết:6 _ Tiếng Việt:
văn bản
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiên thức:
 - Khái niệm và đặc điểm của văn bản.
 - Cách phân loại văn bản theo phương thức biểu đạt, theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp.
 2. Kĩ năng:
 - Biết so sánh để nhận ra một số nét cơ bản của mỗi loại văn bản.
 - Bước đầu biết tạo lập một văn bản theo một hình thức trình bày nhất định, triển khai một chủ đề cho trước hoặc tụe xác định chủ đề.
 - Vận dụng vào việc đọc - hiểu các văn bản được giới thiệu trong phần văn học.
 3. Thái độ:
B. Phương tiện dạy học:
 - Sgk, sgv, giáo án.
 - Một số tài liệu tham khảo khác.
C. Phương pháp dạy học:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các hình thức trao đổi- thảo luận, trả lời các câu hỏi, gợi mở.
D.Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp
Ngày giảng
Tiết
Số học sinh
Kiểm diện
Có phép
Không phép
10C
10E
10G
10H
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Làm bài tập 4 trong sgk ( Trang 21 )
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Gv: Chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu hs thảo luận, trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Mỗi văn bản trên được ngời nói (viết) tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng yêu cầu gì? Dung lượng văn bản?
Câu 2. Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Vấn đề đó được triển khai nhất quán ở trong toàn bộ văn bản ntn?
Câu 3. ở những văn bản có nhiều câu (văn bản 2 và 3), nội dung của văn bản được triển khai mạch lạc qua từng câu, từng đoạn ntn? Đặc biệt ở văn bản 3, văn bản được tổ chức theo kết cấu 3 phần ntn?
Câu 4. Về hình thức, văn bản 3 có dấu hiệu mở đầu và kết thúc ntn?
Câu 5. Mỗi Văn bản trên được tạo ra nhằm mục đích gì?
Hs: Trao đổi nhóm và trả lời, nhận xét.
(?) Nêu khái niệm văn bản?
Hs: Trả lời
 (?)Đặc điểm của văn bản?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi trong sgk:
1. So sánh các văn bản 1, 2 với văn bản 3 (mục I) về các phương diện:
(?)- Vấn đề được đề cập đến trong mỗi văn bản là gì? Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?
Hs: Trả lời
(?) Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào?
Hs: Trả lời
(?) Cách thức thể hiện nội dung?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs thảo luận, so sánh văn bản 2, 3 với các văn bản khác: bài học trong sgk các môn học và đơn xin nghỉ học hoặc giấy khai sinh.
(?) Phạm vi sử dụng của mỗi loại văn bản?
Hs: Trả lời
(?) Mục đích giao tiếp của mỗi loại văn bản?
Hs: Trả lời
(?) Lớp từ ngữ riêng được sử dụng trong mỗi loại văn bản?
Hs: Trả lời
(?) Kể tên các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp?
 Hs: Trả lời
I. Khái niệm, đặc điểm:
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
a. Các văn bản được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
- Văn bản 1: Trao đổi kinh nghiệm sống. Gồm 1 câu.
- Văn bản 2: Trao đổi tình cảm"là lời than thân của người con gái trong XHPK. Gồm 4 câu.
- Văn bản 3: Trao đổi thông tin chính trị- xã hội của Bác Hồ (vị chủ tịch nước) với toàn dân. Gồm 17 câu.
b. Nội dung các văn bản:
- Văn bản 1: Hoàn cảnh sống có thể tác động đến sự hình thành nhân cách của con người theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. 
- Văn bản 2: Thân phận bị phụ thuộc, không tự quyết định được hạnh phúc của mình mà hoàn toàn phụ thuộc vào sự may rủi của người phụ nữ trong XHPK.
- Văn bản 3: Kêu gọi, khích lệ đồng bào thống nhất ý chí và hành động để chiến đấu chống thực dân Pháp, bảo vệ tổ quốc.
" Các vấn đề được triển khai nhất quán, các từ, câu cùng hướng đến làm rõ chủ đề.
c. Sự triển khai mạch lạc của nội dung văn bản:
- Văn bản 2: Cô gái ví thân phận mình nh hạt mưa " hạt mưa ko tự quyết định được địa chỉ mà nó sẽ rơi xuống " ngẫu nhiên, may rủi.
" Cô gái trong xã hội cũ bị gả bán nơi nao cũng phải cam phận.
- Văn bản 3:+ Lập trường chính nghĩa của ta, dã tâm của thực dân Pháp (câu 1- câu 3).
 + Chân lí sống của dân tộc: thà hi sinh tất cả chứ nhất định ko chịu mất nước, ko chịu làm nô lệ (câu 4- câu 5).
 + Kêu gọi mọi người đứng lên đánh thực dân Pháp bằng mọi vũ khí có thể (câu 6- câu 11).
 + Kêu gọi binh sĩ, tự vệ, dân quân-lực lượng chủ chốt của cuộc kháng chiến (câu 12- câu 14).
 + Khẳng định niềm tin vào thắng lợi tất yếu của dân tộc (câu 15- câu 17).
Kết cấu 3 phần:- Mở đầu: câu 1- câu 3.
- Thân bài: câu 4- câu 14.
- Kết bài: câu 15- câu 17.
d. Dấu hiệu hình thức:
- Mở đầu: Tiêu đề.
- Kết thúc: Dấu câu(!)
e. Mục đích giao tiếp:
+ Văn bản 1: Truyền đạt một kinh nghiệm sống.
+ Văn bản 2: Lời than thân" nêu lên một hiện tợng bất công trong đời sống XHPK để mọi người thấu hiểu, cảm thông.
+ Văn bản 3: Kêu gọi, khích lệ đồng bào toàn quốc quyết tâm kháng chiến chống Pháp.
2. Các vấn đề lí thuyết:
a. Khái niệm văn bản:
 Là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, gồm một, nhiều câu hay nhiều đoạn.
b. Các đặc điểm của văn bản:
- Mỗi văn bản tập trung thể hiện một chủ đề.
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ, kết cấu mạch lạc.
- Mỗi văn bản có dấu hiệu biểu hiện tính hoàn chỉnh về nội dung.
- Mỗi văn bản nhằm thực hiện một hoặc một số mục đích giao tiếp nhất định.
II. Các loại văn bản:
1. Tìm hiểu văn bản:
a. So sánh văn bản 1, 2 và văn bản 3 (mục I):
* Vấn đề đợc đề cập đến:
- Văn bản 1: Một kinh nghiệm sống" Thuộc lĩnh vực quan hệ giữa con người- hoàn cảnh xã hội.
- Văn bản 2: Thân phận bất hạnh của ngời phụ nữ trong XHPK" Thuộc lĩnh vực tình cảm.
- Văn bản 3: Kêu gọi toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp" Thuộc lĩnh vực t tưởng- chính trị.
* Từ ngữ :
- Văn bản 1, 2: Từ ngữ thông thường, giàu hình ảnh.
- Văn bản 3: Từ ngữ chính trị.
* Cách thức thể hiện nội dung: 
- Văn bản 1, 2: Thông qua hình ảnh cụ thể, có tính hình tượng.
- Văn bản 3: Dùng lí lẽ, lập luận trực tiếp.
b. So sánh văn bản 2, 3 với một số loại văn bản khác:
* Phạm vi sử dụng:
+ Văn bản 2: Giao tiếp nghệ thuật.
+ Văn bản 3: Giao tiếp chính trị.
+ Văn bản sgk: Giao tiếp khoa học.
+ Đơn từ, giấy khai sinh: Giao tiếp hành chính.
* Mục đích giao tiếp: 
- Văn bản 2: Bộc lộ cảm xúc than thân.
- Văn bản 3: Kêu gọi toàn quốc kháng chiến
- Văn bản sgk: Truyền thụ kiến thức khoa học.
- Đơn từ, giấy khai sinh: Trình bày ý kiến nguyện vọng; ghi nhận sự việc, hiện tượng trong đời sống.
* Từ ngữ:
- Văn bản 2: Từ ngữ thông thờng và giàu hình ảnh.
- Văn bản 3: Dùng nhiều từ chính trị.
- Văn bản sgk: Dùng nhiều từ ngữ khoa học.
- Đơn từ, giấy khai sinh: Dùng nhiều từ hành chính.
2. Các vấn đề lí thuyết:
 Các loại văn bản phân theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp:
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.
- Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí.
4. Luyện tập, củng cố:
 Gv yêu cầu hs nhắc lại kiến thức trọng tâm.
5. Hướng dẫn học bài:
 Yêu cầu hs:- Học bài, làm bài tập tr.37-38.
 - Chuẩn bị viết bài làm văn số 1(tại lớp).
	Ngày soạn: ........./........../ 2010
Tiết:7 _ Làm văn:
bài viết số 1
A. Mục tiêu cần đạt :
 Giúp hs: 
1. Kiến thức: 
 Củng cố kiến thức về văn biểu cảm.
2. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng tạo lập văn bản có đủ bố cục 3 phần, có đủ liên kết về hình thức và nội dung.
3. Thái độ:
 Từ việc thấy được năng lực, trình độ của hs, gv xác định được các ưu- nh	ược điểm của hs để định hướng đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.
B. Phương tiện dạy học:
 - Sgk, sgv, giáo án.
 - Một số tài liệu tham khảo khác.
C. Phương pháp dạy học:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách gv ra đề, hs làm bài nghiêm túc tại lớp.
D.Tiến trình giờ học:
 1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp
Ngày giảng
Tiết
Số học sinh
Kiểm diện
Có phép
Không phép
10C
10E
10G
10H
 2. Kiểm tra bài cũ: ( Không )
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Gv: Ra đề bài cho hs
Hs: Làm bài nghiờm tỳc. 
Gv: Thu bài sau 45 phỳt.
I. Đề bài:
 Phát biểu cảm nghĩ của anh (chị) về những ngày đầu tiên bước vào trường trung học phổ thông.
II. Đỏp ỏn và biểu điểm:
Đỏp ỏn:
1.Mở bài:(1đ)
 Hs có thể viết theo nhiều cách nhưng cần giới thiệu được đề tài và gây được hứng thú cho người đọc.
2. Thân bài: (8đ)
 - Giới thiệu sơ lược xúc cảm về mái trường, thầy cô và bạn bè mới. (2đ)
 - Niềm vui trong ngày tựu trường, khai giảng.(3đ)
 - Những giờ học đầu tiên và một kỉ niệm đáng nhớ đem lại bài học sâu sắc.(3đ)
3. Kết bài: (1đ)
 Thâu tóm được tinh thần và nội dung cơ bản của bài làm đồng thời lưu lại những cảm xúc và suy nghĩ nơi người đọc.
Thang điểm: 
+ 9-10: Bài viết triển khai sinh động các ý trên, có cảm xúc, văn phong trong sáng.
+ 7-8: Bài viết đảm bảo đủ các ý trên, có cảm xúc, văn phong trong sáng.
+ 5-6: Bài viết còn sơ lược, còn mắc một số lỗi về văn phong, trình bày.
+ <5: Bài viết còn sơ sài, mắc nhiều lỗi về văn phong, trình bày. 
4. Luyện tập, củng cố:
5. Hướng dẫn học bài:
 Yêu cầu hs về soạn bài: Chiến thắng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn). 
Ngày soạn: .........../............/ 2010
Tiết: 8 _ Đọc văn:
chiến thắng mtao mxây
(Trích Đăm Săn- Sử thi Tây Nguyên)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp hs:
1. Kiến thức:
 - Vẻ đẹp của người anh hùng sử thi Đam Săn: trong danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình và thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn thịnh của cộng đồng được thể hiện qua cảnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.
 - Đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của thể loại sử thi anh hùng (lưu ý phân biệt với sử thi thần thoại ) : xây dựng thành công nhân vật anh hùng sư thi; ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, nhịp điệu; phép so sánh, phóng đại.
2. Kĩ năng:
 - Đọc (Kể) diễn cảm tác phẩm sử thi.
 - Phân tích văn bản sử thi theo đặc trưng thể loại.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức cộng đồng
B. Phương tiện dạy học:
 - Sgk, sgv, giáo án.
 - Một số tài liệu tham khảo.
C. Phương pháp dạy học:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp: đọc diễn cảm, vấn đáp- đàm thoại.
D. Tiến trình giờ học:
1. ổn định tổ chức lớp:
Lớp
Ngày giảng
Tiết
Số học sinh
Kiểm diện
Có phép
Không phép
10C
10E
10G
10H
2. Kiểm tra bài cũ: ( Không)
3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
Nội dung cần đạt
Hs: Đọc phần Tiểu dẫn.
(?) Từ khái niệm về sử thi (bài khái quát VH dân gian), em hãy cho biết sử thi có những đặc điểm gì?
Hs: Trả lời
(?) Có mấy loại sử thi? Đặc điểm nổi bật của mỗi thể loại? VD?
Hs: Trả lời
(?) Hình thức diễn xướng?
Hs: Trả lời
Gv: Yêu cầu hs tóm tắt sử thi Đăm Săn.
Hs: Tóm tắt dựa vào sgk. 
(?) Giá trị nội dung của tác phẩm?
Hs: Trả lời
Hs: Đọc phân vai đoạn trích.
(?) Theo em, em sẽ phân chia đoạn trích thành các phần, các ý ntn để phân tích?
Hs: Trả lời
(?) Trận quyết chiến giữa Đăm Săn- Mtao Mxây được miêu tả, kể qua những cảnh nào?
Hs: Trả lời
(?) Mục đích của Đăm Săn trong trận quyết chiến với Mtao Mxây?
Hs: Trả lời
(?) T thế của Đăm Săn trong trận quyết chiến với Mtao Mxây?
Hs: Trả lời
(?) Trận quyết chiến giữa Đăm Săn- Mtao Mxây được miêu tả, kể qua những chặng nào? Hành động của chàng ở mỗi chặng đấu?
Hs: Trả lời
 (?)ở chặng 1, Đăm Săn và Mtao được xây dựng trong thế đối lập ntn? Tìm các chi tiết ... huyết minh và mục đích thuyết minh?
Hs đọc và làm các bài tập trong sgk
Gv nhận xét, bổ sung khẳng định đáp án.
- Đoạn 1 có mục đích thuyết minh : công lao tiến cử người tài giỏi cho đất nước của Trần Quốc Tuấn.
- Đoạn 2 có mục đích thuyết minh: nguyên nhân thay đổi bút danh của Ba-sô.
- Đoạn 3 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về cấu tạo tế bào.
- Đoạn 4 có mục đích thuyết minh: giúp người đọc hiểu về nhạc cụ của điệu hát trống quân (một loại hình nghệ thuật dân gian).
Hs đọc và trả lời các câu hỏi trong sgk.
Gv nhận xét, bổ sung: Câu văn “Ba-sô là bút danh” ko phải là cách thuyết minh bằng định nghĩa. Vì thông tin “là bút danh” ko nêu lên được những đặc điểm bản chất giúp người đọc phân biệt Ba-sô với các nhà thơ, nhà văn khác.
Hs đọc và thảo luận trả lời các câu hỏi trong sgk.
Gv nhận xét, khẳng định đáp án.
- Căn cứ vào đâu để quyết định nên chọn phương pháp thuyết minh nào trong bài nói (viết) của mình?
- Các mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh của bài văn thuyết minh?
Hs đọc và thảo luận làm bài tập.
Gv nhận xét, bổ sung:
Ngoài sự vận dụng phối hợp các phương pháp thuyết minh trên, tác giả còn vận dụng yếu tố miêu tả hấp dẫn: Với cánh môi cong lượn như gót hài...đang bay lượn.
 Yêu cầu hs làm bài tập 2 ở nhà.
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:
- Vai trò của phương pháp thuyết minh: là điều kiện cần thiết để hoàn thành tốt một bài văn thuyết minh.
- Mối quan hệ giữa phương pháp thuyết minh và mục đích thuyết minh:
+ Phương pháp thuyết minh phục vụ mục đích thuyết minh.
+ Mục đích thuyết minh được hiện thực hóa thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh.
II. Một số phương pháp thuyết minh:
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:
a. Đoạn 1:
- Phương pháp thuyết minh: liệt kê, giải thích. 
- Tác dụng: đảm bảo tính chuẩn xác và tính thuyết phục của văn bản thuyết minh.
b. Đoạn 2: 
- Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích.
- Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới bất ngờ, thú vị.
c. Đoạn 3:
- Phương pháp thuyết minh: nêu số liệu và so sánh
- Tác dụng: thuyết phục, hấp dẫn, gây ấn tượng mạnh với sự tiếp nhận của người đọc.
d. Đoạn 4:
- Phương pháp thuyết minh: phân tích, giải thích.
- Tác dụng: cung cấp những hiểu biết mới, thú vị.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh:
a. Thuyết minh bằng cách chú thích:
Phương pháp định nghĩa
Phương pháp chú thích
* Giống nhau: có cùng mô hình cấu trúc: A là B.
* Khác nhau:
- Nêu ra thuộc tính cơ bản của đối tượng để phân biệt đối tượng này với đối tượng khác, các đối tượng thường cùng loại với nhau.
- Đảm bảo tính chuẩn xác và độ tin cậy cao.
- Nêu ra một tên gọi khác hoặc một nhận biết khác, có thể chưa phản ánh đầy đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng.
- Có tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hóa văn bản và phong phú hóa cách diễn đạt.
- VD phương pháp định nghĩa:
+ Cá là loài động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang.
+ Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc và Truyện Kiều của ông là một kiệt tác.
- VD phương pháp chú thích:
+ Cá là loài động vật ở dưới nước.
+ Nguyễn Du là nhà thơ.
+ Tên Hiệu của Nguyễn Du là Thanh Hiên.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả:
- Mục đích (1): niềm say mê cây chuối của Ba-sô là chủ yếu. Vì nó cho thấy “chân dung tâm hồn” của thi sĩ.
- Quan hệ nhân- quả: từ niềm say mê cây chuối dẫn đến kết quả thi sĩ đã lấy bút danh là Ba-sô.
" Các ý được trình bày hợp lí, sinh động, bất ngờ và thú vị.
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh:
1. Căn cứ vào mục đích thuyết minh để lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.
2. Mục đích vận dụng phương pháp thuyết minh:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, khách quan về đối tượng được thuyết minh.
- Giúp người đọc (nghe) tiếp nhận dễ dàng, hứng thú.
* Ghi nhớ: Sgk.
IV. Luyện tập:
1. Các phương pháp thuyết minh:
- Chú thích: Hoa lan được người phương Đông...
- Phân tích, giải thích: Họ lan...mục.
- Dùng số liệu: chỉ riêng 10 loài hoa của chi lan Hài Vệ Nữ...
2. Bài tập 2:(BTVN).
E. Củng cố, dặn dò:
 Yêu cầu hs:- Học bài và làm bài tập còn lại.
 - Soạn bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên ( Nguyễn Dữ).
Ngày soạn: Ngày dạy:
Tiết: 70.
Đọc văn:
chuyện chức phán sự đền tản viên
 Nguyễn Dữ.
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp hs:- Thấy được phẩm chất khảng khái, dũng cảm, chính trực, trọng công lí của nhân vật Ngô Tử Văn- đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.
 - Củng cố lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức nước Việt.
 - Thấy được nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính, vai trò của yếu tố kì ảo đối với việc phản ánh hiện thực cuộc sống xã hội đương thời.
B. Sự chuẩn bị của thầy và trò:
- Sgk, sgv và một số tài liệu tham khảo. 
- Hs soạn bài theo các câu hỏi trong sgk.
- Gv soạn thiết kế dạy- học.
C. Cách thức tiến hành:
 Gv tổ chức giờ dạy- học theo cách kết hợp các phương pháp hướng dẫn hs: đọc diễn cảm, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi.
D. Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài mới: Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9- THCS, các em đã được học tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, là một trong hai mươi câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Hôm nay, chúng ta lại cùng tìm hiểu về một câu chuyện nữa trong tập truyện kí đócủa ông. Đó là Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, một tác phẩm ca ngợi những nho sĩ, trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà. Đồng thời qua lớp vỏ của yếu tố kì ảo, chúng ta cũng phần nào thấu hiểu được cốt lõi hiện thực lịch sử đương thời.
Hoạt động của gv và hs
Yêu cầu cần đạt
Hs đọc phần Tiểu dẫn- sgk.
- Nêu các nét chính về tác giả Nguyễn Dữ?
- Em có hiểu biết gì về truyện truyền kì?
Gv bổ sung: Qua truyện truyền kì, chúng ta thấy đằng sau những chi tiết hoang đường kì ảo (phi hiện thực) lại là những vấn đề cốt lõi của hiện thực, thể hiện rõ quan niệm và thái độ của tác giả.
Gv giải thích nhan đề: 
+ Truyền kì : những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
+ Mạn lục: ghi chép một cách rộng rãi.
" Ghi chép một cách rộng rãi những chuyện kì lạ được lưu truyền trong dân gian.
" Thái độ khiêm tốn của tác giả. Bởi tác phẩm thực sự là một sáng tác văn học với sự gia công hư cấu sáng tạo, trau chuốt, gọt rũa của tác giả.
- Tác phẩm gồm bao nhiêu câu chuyện, viết bằng loại chữ nào và ra đời vào khoảng thời gian nào?
- Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
Yêu cầu hs đọc diễn cảm nối tiếp các phần của tác phẩm.
- Tìm bố cục của tác phẩm?
Gv yêu cầu hs về nhà tóm tắt tác phẩm theo bố cục đã tìm được.
- Ngay từ đầu truyện, tác giả đã giới thiệu gì về nhân vật chính? Cách giới thiệu như vậy có tác dụng gì?
- Vì sao Ngô Tử Văn quyết định đốt đền?
- Chàng đã làm việc đó ntn? ý nghĩa?
Hs thảo luận, phát biểu.
Gv nhận xét, bổ sung: Cách làm công việc ghê gớm khiến mọi người “lắc đầu, lè lưỡi, lo sợ thay cho chàng” vừa cẩn trọng, vừa công khai, đàng hoàng, quyết liệt. Chàng tự tin vào hành động chính nghĩa của mình, tỏ thái độ chân thành, trong sạch của mình mong được trời đồng tình, ủng hộ.
- Hậu quả của việc đốt đền với Tử Văn là gì? 
 - Phân tích hình ảnh, lời nói, bản chất tên tướng giặc?
Gv bổ sung: Như vậy, tà đã đội nốt chính, ác lại nhân danh thiện để cao giọng giảng giải đạo đức. Bởi lẽ, lúc sống, y đã theo chân Mộc Thạnh xâm lược đất nước ta, tàn hại dân ta. Khi bị bỏ xác nơi chiến trường, y lại tiếp tục đánh đuổi, chiếm đền của Thổ thần, tác oai tác quái. Y tự lật tẩy bản chất xảo trá, quan tói lọc lừa, cậy thế làm càn, tham lam, hung ác.
- Trước những lời lẽ của tên tướng giặc, Tử Văn có thái độ ntn?
Gv bổ sung: Tử Văn biết rõ sự thật về việc làm tác oai tác quái, hung ác của kẻ lên giọng giảng giải đạo đức cho mình nên chàng coi thường y, vẫn cứ ngồi tự nhiên ngất ngưởng. Tính chàng vốn can trường, tự tin vào việc mình làm.
I. Tiểu dẫn:
1. Tác giả Nguyễn Dữ:
- Sống vào khoảng thế kỉ XVI.
- Quê quán: xã Đỗ Tùng- huyện Trường Tân (nay thuộc huyện Thanh Miện- Hải Dương).
- Xuất thân trong gia đình khoa bảng.
- Từng đi thi và đã ra làm quan nhưng ko bao lâu thì lui về ẩn giật.
2. Thể loại truyện truyền kì:
- Là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại, có thể xen thơ ca, các lời bình luận của tác giả hoặc người khác ở cuối mỗi truyện.
- Phản ánh hiện thực qua những yếu tố kì lạ, hoang đường.
- Viết bằng chữ Hán.
3. Tác phẩm Truyền kì mạn lục:
- Viết bằng chữ Hán.
- Ra đời vào nửa đầu thế kỉ XVI.
- Gồm 20 câu chuyện.
- Giá trị nội dung:
+ Là một tiếng nói phê phán hiện thực.
+ Cảm thông, bênh vực những con người nhỏ bé với số phận bi thảm, đặc biệt là người phụ nữ với khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hóa nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu, thủy chung.
+ Khẳng định quan điểm sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời.
- Giá trị nghệ thuật: được Vũ Khâm Lân (thế kỉ XVII) khen tặng là “thiên cổ kì bút”.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc.
2. Bố cục: 4 phần.
- P1: “Ngô Tử Văn...ko cần gì cả”
" Giới thiệu nhân vật và hành động đốt đền tà.
- P2: “Đốt đền xong... khó lòng thoát nạn”
" Tử Văn gặp bách hộ Thôi và Thổ thần.
- P3: “Tử Văn vâng lời...mất”
" Tử Văn bị bắt, đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương, được tha, nhận lời tiến cử làm quan phán sự ở đền Tản Viên.
- P4: còn lại.
" Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa quan phán sự đền Tản Viên và người quen cũ.
" Lời bình của tác giả.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Nhân vật Ngô Tử Văn- người đốt đền tà: 
- Tên chữ (tự): Ngô Tử Văn.
 Tên tục: Soạn.
- Quê quán: người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang.
- Tính tình: khảng khái, nóng nảy.
- Phẩm chất: cương trực, dũng cảm, trọng công lí.
" Tác giả giới thiệu nhân vật trực tiếp nhân vật một cách ngắn gọn về tên họ, quê quán cụ thể, đặc biệt là tính tình, phẩm chất nổi bật bằng những từ ngữ khẳng định, khen ngợi.
" Tác dụng: định hướng rõ cho sự tiếp nhận câu chuyện của người đọc (biểu hiện của tính khảng khái, cương trực của nhân vật ntn?).
" Đó là cách giới thiệu nhân vật (mở truyện) truyền thống, chưa thoát khỏi cách kể chuyện của dân gian.
- Tử Văn đốt đền vì tức giận, ko chịu được cảnh yêu tà tác oai tác quái hại dân.
- Cách thực hiện:
+ Tắm gội sạch sẽ.
+ Khấn trời đất.
+ Châm lửa đốt đền.
+ Không hề lo sợ hậu quả.
" Cẩn trọng, công khai, đàng hoàng, quyết liệt.
- ý nghĩa:
+ Thể hiện sự khảng khái, chính trực, dũng cảm muốn vì dân trừ hại của kẻ sĩ.
+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ qua việc diệt trừ hồn tên tướng giặc xâm lược hung bạo, bảo vệ Thổ thần nước Việt...
- Hậu quả:
+ Tử Văn bị “sốt nóng sốt rét”.
+ Bị hồn ma tên tướng giặc mắng mỏ.
+ Bị hắn đe dọa, quyết kiện Tử Văn ở âm phủ.
- Hình ảnh hồn ma tên tướng giặc:
+ Diện mạo: khôi ngô, cao lớn, đầu đội mũ trụ.
+ Lời nói: tỏ vẻ hiểu biết.
+ Bản chất thực: xảo trá, tham lam, hung ác.
- Thái độ của Tử Văn: coi thường, tự tin vào việc làm chính nghĩa của mình.
E. Củng cố, dặn dò:
 Yêu cầu hs về nhà học bài, tiếp tục tìm hiểu về nhân vật Ngô Tử Văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 10chuan ktkn.doc