Hóa học 10 - Chuyên đề: Sự điện li (ban cơ bản)

Hóa học 10 - Chuyên đề: Sự điện li (ban cơ bản)

I. SỰ ĐIỆN LI

- Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.

- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

 + Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ba(OH)2 . . .và hầu hết các muối tan trong nước.

- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

+ Những chất điện li yếu: Là các axit yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S các bazơ yếu: Mg(OH)2,Bi(OH)3

+Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi quá trình cân bằng thì ta có cân bằng điện li. Cân bằng điện li là cân bằng động.

II. AXIT - BAZƠ - MUỐI

1. Axit

- Theo A-re-ni-ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

- Axit một nấc: phân li một nấc ra ion H+: HCl, HNO3, CH3COOH . . .

- Axit nhiều nấc: phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4 . . .

2. Bazơ

- Theo A-re-ni-ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.

3. Hidroxit lưỡng tính

- Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

- Một số hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)¬2, Pb(OH)2, Sn(OH)2.

4. Muối

- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion là gốc axit.

 + Muối axit : là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+

 + Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+

 ( Chú ý : Nếu anion gốc axít còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp

 tục phân li yếu ra ion H+.)

 

doc 10 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1439Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 10 - Chuyên đề: Sự điện li (ban cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ: SỰ ĐIỆN LI(BAN CƠ BẢN)
A. PHẦN LÝ THUYẾT
I. SỰ ĐIỆN LI
- Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.
- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.
 + Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ba(OH)2 . . .và hầu hết các muối tan trong nước.
- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
+ Những chất điện li yếu: Là các axit yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2Scác bazơ yếu: Mg(OH)2,Bi(OH)3
+Sự điện li của chất điện li yếu là quá trình thuận nghịch, khi quá trình cân bằng thì ta có cân bằng điện li. Cân bằng điện li là cân bằng động.
II. AXIT - BAZƠ - MUỐI
1. Axit
- Theo A-re-ni-ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. 
- Axit một nấc: phân li một nấc ra ion H+: HCl, HNO3, CH3COOH . . .
- Axit nhiều nấc: phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4 . . .
2. Bazơ
- Theo A-re-ni-ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-.
3. Hidroxit lưỡng tính
- Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.	
- Một số hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2, Pb(OH)2, Sn(OH)2. 
4. Muối
- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion là gốc axit.
 + Muối axit : là muối mà anion gốc axit còn có khả năng phân li ra ion H+ 
 + Muối trung hòa: là muối mà anion gốc axit không còn khả năng phân li ra ion H+
 ( Chú ý : Nếu anion gốc axít còn hidro có tính axit, thì gốc này tiếp
 tục phân li yếu ra ion H+.)
III. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ
- Tích số ion của nước là (ở 250C). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.
- pH của các dung dịch :
 + [H+] = 10-a (mol/l) a = pH
 + pH = -lg[H+]
- Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường
	Môi trường trung tính: [H+] = 1,0.10-7M hoặc pH = 7
	Môi trường axit: [H+] > 1,0.10-7M hoặc pH < 7
	Môi trường kiềm: [H+] 7
IV. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
1. Điều kiện xãy ra phản ứng
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xãy ra khi các ion kết hợp lại với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
	+ Chất kết tủa:
	+ Chất bay hơi: 
	+ Chất điện li yếu:
2. Bản chất phản ứng
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.
B. BÀI TẬP CƠ BẢN:
Dạng 1: Chất điện li – Phương trình điện li.
Bài 1: Cho các chất sau : HNO3, NaOH, H3PO4, K2CO3, H2S, Ba(OH)2, HClO, HNO2, CH4, C2H5OH, NaCl, đường saccarozơ ( C12H22O11), Cl2, HCl, H2SO4, SO2. Hãy cho biết chất nào là chất điện li mạnh ? chất nào là chất điện li yếu ? chất nào không điện li ? Viết PTĐL của các chất điện li.
Bài 2: Viết PTĐL của các chất sau:
a. Axit mạnh: HNO3, HCl, H2SO4 .
b. Bazơ mạnh: NaOH, KOH, Ba(OH)2.
 c. Muối : 
 Muối trung hòa: CH3COONa, FeCl3, K2CO3, NH4NO3, Al2(SO4)3.
 Muối axit: NaHSO4, KHCO3, Ca(HSO3)2, Na2HPO4.
d. Axit yếu: H3PO4, HClO, HNO2, H2S, CH3COOH.
 e .hidroxit lưỡng tính:Zn(OH)2 , Pb(OH)2
Dạng 2: Tính nồng độ ion có trong dung dịch.
Bài 1: Tìm nồng độ mol của các ion có trong dung dịch X. Biết trong 1 lít dung dịch X có hòa tan 68,4 gam Al2(SO4)3.
Hướng dẫn giải:
- Phương trình điện li: Al2(SO4)3 → 2Al3+ + 3
 0,2 → 0,4 0,6 (M)
- Số mol của phân tử Al2(SO4)3: 
-Nồng độ mol của phân tử Al2(SO4)3: 
-Nồng độ mol của các ion có trong dung dịch X: [Al3+] = 0,4M; [ ]= 0,6M
Bài 2: Tính [ion] các chất co trong dung dịch sau đây:
dd Ba(OH)2 0,01M.
Hòa tan 4,9g H2SO4 vào nước thu được 200 ml dung dịch.
Hòa tan 8,96 lit khí hidro clorua (đkc) vào nước được 250ml.
Dung dịch HCl 7,3% ( d = 1,25 g/ml).
Dd Cu(NO3)2 0,3 M.
Hòa tan 12,5g CuSO4.5H2O vào nước thu được 500 ml dd.
Bài 3: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 0,3 lit dd HNO3 0,2M.
Bài 4: Tính thể tích dung dịch HCl 0,5 M chứa số mol H+ bằng số mol H+ có trong 300g dd H2SO4 1M ( d = 1,2g/ml).
Bài 5: Tính thể tích dung dịch KOH 1M chứa số mol OH- bằng số mol OH- có trong 0,2 lit dd NaOH 0,5M.
Bài 6: Trộn 458,3 ml dung dịch HNO3 32% ( d= 1,2 g/ml) với 324,1 ml dung dịch HNO3 14% ( d = 1,08 g/ml). Tính nồng độ mol của các ion có trong dung dịch thu được ( giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi).
Bài 7: Trộn lẫn 500ml dd NaOH 5M với 200 ml dd NaOH 30% 
( d = 1,33 g/ml). Tính [OH-] có trong dung dịch thu được?
Bài 8: Trộn 200ml dd Ca(NO3)2 0,5M với 300ml dd KNO3 2M. Tính nồng độ mol/lit của các ion có trong dung dịch sau khi trộn.
Dạng 3: Áp dụng định luật bảo toàn điện tích.
Bài 1: Một dung dịch chứa 4 ion với thành phần: 0,01 mol Na+; 0,02 mol Mg2+; 0,015 mol và x mol Cl-. Tính x ?
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bảo toàn điện tích: 0,01 + 0,02.2 = 0,015.2 + x → x = 0,02
Bài 2: Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa và y mol H+; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là
	A. 1	B. 2	C. 12	D. 13
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng định luật bảo toàn điện tích: 
 Dung dịch X: 	0,07 = 0,02.2 + x
x = 0,03
 Dung dịch Y: 	y = 0,04
	H + + OH- H2O
	0,03 0,03 mol
	nH+dư = 0,01 mol [H+] = 0,01/0,1 = 0,1 = 10-1 mol/l pH = 1
Bài 3: Dung dịch A chứa 0,1 mol Fe2+ ; 0,2 mol Al3+; x mol Cl- và y mol . Đem cô cạn dung dịch A thu được 46,9g hỗn hợp muối khan. Tính x và y ?
Hướng dẫn giải:
- Áp dụng bảo toàn điện tích: 	0,1.2 + 0,2.3 = y.2 + x (1)
- Khối lượng dung dịch muối = khối lượng các ion tạo muối:
0,1.56 + 0,2.27 + 35,5x + 96y = 46,9 (2)
- Từ (1) và (2) → x = 0,2 và y = 0,3
Bài 4: Một dd chứa Na+ (0,9 mol), SO42-(0,1mol), K+(0,1mol) và NO3- ( x mol). Gía trị của x là bao nhiêu? Tính khối lượng rắn thu được khi cô cạn.
Bài 5: Một dd chứa K+ (0,4 mol),Ca2+ (0,3mol) và Cl- ( x mol). Gía trị của x là bao nhiêu? Tính khối lượng rắn thu được khi cô cạn.
Bài 6: Một dung dịch chứa Fe2+( 0,1 mol), Al3+ ( 0,2 mol), Cl- ( x mol), SO42- ( y mol). Biết rằng khi cô cạn dung dịch và làm khan thi thu được 46,9g chất rắn khan. Tìm giá trị của x và y?
Bài 7: Một dung dịch Ca2+ ( 0,03mol), SO42- (0,09 mol), Al3+ (0,06 mol), NO3-( 0,06 mol). Muốn có được dung dịch trên phải hòa tan 2 loại muối nào?
Dạng 4: Toán pH.
Loại 1: pH của axit mạnh hoặc bazơ mạnh.
Bài 1: pH của dung dịch H2SO4 0,0005M( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc) là
A. 3 	B. 4 	C. 5 	D. 6
Hướng dẫn giải:
. Vậy pH của dung dịch H2SO4 là: pH = -lg[H+]=-lg[0,001]=3
Bài 2: Tính pH của dung dịch sau:
0,5 lit dd HCl có hòa tan 224 ml khí HCl ở đktc.
Lấy 10 ml dd HBr 1M pha loãng thành 100ml dd.
Dd KOH 0,01M.
200 ml dd có chứa 0,8g NaOH.
400 ml dd chứa 3,42g Ba(OH)2 ( điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Cho m gam natri vào nước thu được 1,5 lit dd có pH = 13. Tính m?
Cần bao nhiêu g NaOH để pha chế 250 ml dd có pH = 10.
Loại 2: Pha loãng dung dịch hoặc pha trôn dd không có phản ứng xảy ra 
Bài 1: phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 900ml nước để được 1 dung dịch có pH = 1.
A.20ml 	B.100ml 	C.10ml 	D.80ml
Hướng dẫn giải:
Dung dịch có pH = 1 
Gọi V (ml) là thể tích của dung dịch HCl 1M phải dùng:
Bài 2: dung dịch HCl có pH = 3. Số lần để pha loãng dung dịch để thu được dung dịch HCl có pH = 4 là:
A. 10 	B.11 	 C.12 	D.13
Hướng dẫn giải:
dung dịch HCl có pH = 3
dung dịch HCl có pH = 4
công thức pha loãng dung dịch: 
Pha loãng dung dịch ban đầu 10 lần, nghĩa là cần trộn 1 thể tích dung dịch HCl có pH = 3 với 9 thể tích nước nguyên chất.
Bài 3: Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10ml dung dịch NaOH pH = 13 để được 1 dung dịch có pH = 12.
A. 90ml 	B.10ml C.20ml 	D.50ml
Hướng dẫn giải:
Dung dịch NaOH có pH = 13 
Dung dịch NaOH có pH = 12 
Gọi V (ml) là thể tích nước phải dùng: 
Bài 4: Có 250 ml dd HCl 0,4M. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều , thu được dung dịch có pH =1. Hỏi x ml nước cất bằng bao nhiêu?
Bài 5: Có 10 ml dd HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khoấy đều , thu được dung dịch có pH = 4. Hỏi x ml nước cất bằng bao nhiêu?
Bài 6: Pha loãng bằng nước dd NaOH có pH = 12 bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH = 11.
Bài 7: Tính pH của dung dịch sau:
 a.Trộn 100 ml dd HNO3 0,8M với 100 ml dd HNO3 0,2M.
b.Trộn 100 ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100 ml dd KOH 0,1M
Loại 3: Pha trộn dung dịch có phản ứng xảy ra.
Bài 1: pH dung dịch thu được khi trộn 10ml dung dịch NaOH có pH = 13 với 10ml dung dịch HCl 0,3M là 
A.2 	B.1 	C.7 D.8
Hướng dẫn giải:
- Dung dịch NaOH có pH = 13 
- Suy ra pH của dung dịch sau khi trộn: 
Bài 2: Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0.1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0.05M thu được dung dịch A. 
a. Tính nồng độ các ion trong A.
b. Tính pH của dung dịch A.
c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0.1M để trung hòa dung dịch A.
Giải
a. ; 
b. 
c. H+	+	OH-	H2O
	0.02	 	0.02
Bài 3: Dung dịch X chứa NaOH 0.1M, KOH 0.1M và Ba(OH)2 0.1M. Tính thể tích dung dịch HNO3 0.2M để trung hòa 100 ml dung dịch X.
Giải
Bản chất của các phản ứng này là 
	H+	+	OH-	H2O
	0.04	 	0.04	
Bài 4:Trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dd NaOH 0,02M. Tính pH của dung dịch thu được?
Bài 5: Trộn 100 ml dd HCl 1,2 M với 100ml dd Ca(OH)2 0,5M được dd D. Tính pH của dd D? (Coi Ca(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc)
Bài 6: Trộn 200 ml dd Ba(OH)2 0,1M với 100ml dd H2SO4 0,3M . Tính pH của dd thu được? (Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn cả 2 nấc)
Bài 7: Cho 100 ml dd H2SO4 có pH = 2 tác dụng với 100 ml dd NaOH 0,01M. Tính nồng độ mol/l của các ion và pH của dd sau phản ứng?( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Bài 8: Trộn 500 ml dd NaOH 0,006M với 500 ml dd H2SO4 0,002 M. Tính pH của dung dịch thu được? ( coi H2SO4 điện li hoàn toàn cả 2 nấc).
Bài 9: Trộn 250 ml dd chứa đồng thời HCl 0,08 M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH = 12. Hãy tính m và x?(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Bài 10: Trộn 200 ml dd X chứa đồng thời HCl 0,01 M và H2SO4 0,025M với 300 ml dd Y chứa đồng thời Ba(OH)2 0,02M và NaOH 0,015M. Tính pH của dd thu được.(coi H2SO4 và Ba(OH)2 điên li hoàn toàn cả 2 nấc).
Dạng 5: Phản ứng trao đổi ion
Bài 1: Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:
a. dd HNO3 và CaCO3  	b. dd KOH và dd FeCl3 	
c. dd H2SO4 và dd NaOH 	d. dd Ca(NO3)2 và dd Na2CO3 	
e. dd NaOH và Al(OH)3 	f. dd Al2(SO4)3 và dd NaOHvừa đủ
g. dd NaOH và Zn(OH)2 	h. FeS và dd HCl 	
i. dd CuSO4 và dd H2S	 	k. dd NaOH và NaHCO3	
l. dd NaHCO3 và HCl	m. Ca(HCO3)2 và HCl
Bài 2: . Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.
a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.
b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3 
c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).
Bài 3: . Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau
a. 	b. 
c. S2- + 2H+ H2S↑	d. Fe3+ + 3OH- Fe(OH)3↓
e. Ag+ + Cl- AgCl↓	f. H+ + OH- H2O
Bài 4: ... từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch A đến khi lượng kết tủa lớn nhất. Tính thể tích dung dịch K2CO3 cần dùng.
Câu 5 (A-2010). Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol và x mol . Dung dịch Y có chứa , và y mol H+; tổng số mol và là 0,04. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Tính pH của dung dịch Z (bỏ qua sự điện li của H2O).
Câu 6 (A-2010). Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được V lít khí CO2 (đktc). Tính V. 
Câu 7 (A-07). Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X. 
Câu 8 (B-08). Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Xác định giá trị của a .
Câu 9 (CĐA-08). Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, , , Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau:
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa;
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa.
Tính tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi). 
D. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM:
1. Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li
Câu 1: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là 
A. 0,10M.	B. 0,20M.	C. 0,30M.	D. 0,40M.
Câu 2: Nồng độ mol của cation trong dung dịch Ba(NO3)2 0,45M là 
A. 0,45M.	B. 0,90M.	C. 1,35M.	D. 1,00M.
Câu 3: Dung dịch thu được khi trộn lẫn 200 ml dung dịch NaCl 0,2M và 300 ml dung dịch Na2SO4 0,2M có nồng độ cation Na+ là bao nhiêu? 
A. 0,23M. 	B. 1M. 	C. 0,32M. 	D. 0,1M.
Câu 4: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch X là 
A. 0,65M.	B. 0,55M.	C. 0,75M. 	D. 1,5M.
Câu 5: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dung dịch tạo thành là 
A. 0,5M.	B. 1M.	C. 1,5M.	D. 2M.
2. Pha chế dung dịch
Câu 1: Pha loãng dung dịch 1 lít NaOH có pH = 9 bằng nước để được dung dịch mới có pH = 8. Thể tích nước cần dùng là?
 A. 5 lít. 	B. 4 lít. 	C. 9 lít. 	D. 10 lít.
Câu 2: Pha loãng 1 lít dung dịch NaOH có pH = 13 bằng bao nhiêu lít nước để được dung dịch mới có pH = 11?
 A. 9. 	B. 99. 	C. 10. 	D. 100.
Câu 3: Pha loãng dung dịch HCl có pH = 3 bao nhiêu lần để được dung dịch mới có pH = 4?
 A. 5. 	B. 4. 	C. 9. 	D. 10.
 3. Bài tập về pH
Câu 1: Trộn lẫn V ml dung dịch NaOH 0,01M với V ml dung dịch HCl 0,03M, thu được 2V ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng 
 A. 4.	 	B. 3.	 	C. 2.	 	D. 1.
Câu 2: Khi trộn những thể tích bằng nhau của dung dịch HNO3 0,01M và dung dịch NaOH 0,03M thì thu được dung dịch có giá trị pH bằng 
 A. 9. 	B. 12,30. 	C. 13. 	D. 12.
Câu 3: Trộn 100 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dung dịch gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là 
 A.7.	 	B. 2.	 	C. 1.	 	D. 6.
Câu 4: Hòa tan m gam Na vào nước được 100 ml dung dịch có pH = 13. Giá trị của m bằng
A. 0,23.	B. 2,3. 	C. 3,45. 	D. 0,46.
Câu 5: Để trung hoà 100 gam dung dịch HCl 1,825% cần bao nhiêu ml dung dịch Ba(OH)2 có pH bằng 13?
 A. 500 ml.	B. 0,5 ml.	C. 250 ml.	D. 50 ml.
Câu 6: Trộn 200 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,3M và HClO4 0,5M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM, thu được dung dịch có pH = 3. Vậy a có giá trị là 
 A. 0,39. 	B. 3,999. 	C. 0,399. 	D. 0,398.
Câu 7: Trộn 100 ml dung dịch có pH=1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l), thu được 200 ml dung dịch có pH=12. Giá trị của a
	A. 0,15.	B. 0,30.	C. 0,03.	D. 0,12.
Câu 8: Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là 
 A. 0,13M. 	B. 0,12M. 	C. 0,14M. 	D. 0.10M.
4. Phản ứng trung hòa
Câu 1: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
	A. 0,1.	B. 0,3.	C. 0,2.	D. 0,4.
Câu 2: Cho 50 ml dung dịch HNO3 1M vào 100 ml dung dịch KOH nồng độ x mol/l, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Giá trị của x là
	A. 0,5.	B. 0,8.	C. 1,0.	D. 0,3.
Câu 3: Để trung hòa 40 ml dung dịch H2SO4 0,25M cần 50 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là
A. 0,1.	B. 0,2.	C. 0,3.	D. 0,4.
Câu 4: Khi cho 100 ml dung dịch KOH 1M vào 100 ml dung dịch HCl thì phản ứng xảy ra vừa đủ. Nồng độ mol của HCl trong dung dịch đã dùng là 
A. 1,0M.	B. 0,25M.	C. 0,5M.	D. 0,75M.
Câu 5: Để trung hòa hoàn toàn dung dịch chứa 0,1 mol NaOH và 0,15 mol Ba(OH)2 thì cần bao nhiêu lít dung dịch chứa HCl 0,1M và H2SO4 0,05M?
A. 4.	B. 1.	C. 3.	D. 2.
Câu 6: Đổ 10 ml dung dịch KOH vào 15 ml dung dịch H2SO4 0,5M, dung dịch vẫn dư axit. Thêm 3 ml dung dịch NaOH 1M vào thì dung dịch trung hoà. Nồng độ mol/l của dung dịch KOH là
 A. 1,2M. 	B. 0,6M. 	C. 0,75M. 	D. 0,9M.
Câu 7: Dung dịch X chứa KOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Dung dịch Y gồm H2SO4 0,25M và HCl 0,75M. Thể tích dung dịch X cần vừa đủ để trung hòa 40 ml dung dịch Y là 
A. 0,063 lít.	B. 0,125 lít. 	C. 0,15 lít. 	D. 0,25 lít.
Câu 8: Cho một mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là 
	A. 150 ml. 	B. 75 ml. 	C. 60 ml. 	D. 30 ml.
Câu 9: Dung dịch X chứa axit HCl a mol/l và HNO3 b mol/l. Để trung hoà 20 ml dung dịch X cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 0,1M. Mặt khác, lấy 20 ml dung dịch X cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thấy tạo thành 2,87 gam kết tủa. Giá trị của a, b lần lượt là 
 A. 1,0 và 0,5. 	B. 1,0 và 1,5. 	C. 0,5 và 1,7. 	D. 2,0 và 1,0.
5. Sử dụng bảo toàn điện tích và phản ứng trao đổi ion:
Câu 1: Một cốc nước có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl-, d mol HCO3-. Hệ thức liên hệ giữa a, b, c, d là 
 A. 2a+2b=c-d.	 	B. a+b=c+d.	 C. 2a+2b=c+d. 	D. a+b=2c+2d.
Câu 2: Dung dịch X có chứa 0,07 mol Na+, 0,02 mol SO42-, và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4-, NO3- và y mol H+; tổng số mol ClO4-, NO3- là 0,04 mol. Trộn X và T được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là 
A. 1.	B. 12.	C. 13.	D. 2.
Câu 3: Một dung dịch chứa 0,2 mol Na+; 0,1 mol Mg2+; 0,05 mol Ca2+; 0,15 mol HCO3- và x mol Cl-. Giá trị của x là
A. 0,35. 	B. 0,3. 	C. 0,15. 	D. 0,20.
Câu 4: Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là 
 A. 0,01 và 0,03. 	B. 0,02 và 0,05. 	C. 0,05 và 0,01. 	D. 0,03 và 0,02.
Câu 5: Một dung dịch chứa 0,25 mol Cu2+; 0,2 mol K+; a mol Cl- và b mol SO42-. Tổng khối lượng muối có trong dung dịch là 52,4 gam. Giá trị của a và b lần lượt là
A. 0,4 và 0,15.     	B. 0,2 và 0,25.  	C.  0,1 và 0,3.     	D. 0,5 và 0,1.
Câu 6: Dung dịch X có chứa 0,3 mol Na+; 0,1 mol Ba2+; 0,05 mol Mg2+; 0,2 mol Cl- và x mol NO. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 68,6.	B. 53,7.	C. 48,9.	D. 44,4.
Câu 7: Một dung dịch X gồm 0,01 mol Na+; 0,02 mol Ca2+; 0,02 mol và a mol ion X (bỏ qua sự điện li của nước). Ion X và giá trị của a là
	A. và 0,01.	B. và 0,03.	C. và 0,03.	D. và 0,03.
Câu 8: Dung dịch X có 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y-. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Ion Y- và giá trị của m là
A. OH- và 30,3.  	B. NO3- và 23,1.	C. NO3-  và 42,9. 	D. OH- và 20,3.
Câu 9: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là
	A. và 56,5.	B. và 30,1.	C. và 37,3.	D. và 42,1.
Câu 10: Dung dịch X có chứa 5 ion: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1 mol Cl– và 0,2 mol NO3–. Thêm dần V lít dung dịch K2CO3 1M vào X đến khi được lượng kết tủa lớn nhất. V có giá trị là 
A. 150 ml.	B. 300 ml.	C. 200 ml.	D. 250 ml. 
Câu 11: Dung dịch X có chứa Ba2+ (x mol), H+ (0,2 mol), (0,1 mol), (0,4 mol). Cho từ từ dung dịch K2CO3 1M vào dung dịch X đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất, thấy tiêu tốn V lít dung dịch K2CO3. Giá trị của V là 
A. 0,15.	B. 0,4.	C. 0,2.	D. 0,25.
Câu 12: Dung dịch X chứa các cation gồm Mg2+, Ba2+, Ca2+ và các anion gồm Cl- và NO3-. Thêm từ từ 250 ml dung dịch Na2CO3 1M vào dung dịch X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Tổng số mol các anion có trong dung dịch X là
A. 1,0. 	B. 0,25. 	C. 0,75. 	D. 0,5. 
Câu 13: Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào 100 ml dung dịch X có chứa các ion NH4+, SO42-, NO3-, thu được 23,3 gam kết tủa và 6,72 lít (đktc) khí. Nồng độ mol/l của (NH4)2SO4 và NH4NO3 trong dung dịch X là bao nhiêu? 
 A. 1,5M và 2M. 	B. 1M và 1M. 	C. 1M và 2M. 	D. 2M và 2M.
Câu 14: Trộn dung dịch chứa Ba2+; 0,06 mol , 0,02 mol Na+ với dung dịch chứa 0,04 mol , 0,03 mol và Na+. Khối lượng kết tủa thu được sau khi trộn là
A. 1,97.	B. 7,88.	C. 5,91.	D. 3,94.
Câu 15: Dung dịch X chứa các ion: CO32-, SO32-, SO42-, 0,1 mol HCO3- và 0,3 mol Na+. Thêm V lít dung dịch Ba(OH)2 1M vào X thì thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị nhỏ nhất của V là 
A. 0,15. 	B. 0,25. 	C. 0,20. 	D. 0,30.
Câu 16: Dung dịch E chứa các ion Mg2+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch E ra hai phần bằng nhau: Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, được 0,58 gam kết tủa và 0,672 lít khí (đktc). Phần hai tác dụng với dung dịch BaCl2 dư, được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các chất tan trong dung dịch E bằng 
 A. 6,11gam. 	B. 3,055 gam. 	C. 5,35 gam. 	D. 9,165 gam.
Câu 17: Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau. Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được 0,672 lít khí (đktc) và 1,07 gam kết tủa. Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi)
 	A. 3,73 gam. 	 	B. 7,04 gam. 	C. 7,46 gam. 	D. 3,52 gam.
Câu 18: Có 500 ml dung dịch X chứa Na+, NH4+, CO32- và SO42-. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, thu 2,24 lít khí (đktc). Lấy 100 ml dung dịch X cho tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2 thấy có 43 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu 4,48 lít khí NH3 (đktc). Khối lượng muối có trong 500 ml dung dịch X là 
 	A. 14,9 gam.	 	B. 11,9 gam.	 	C. 86,2 gam. 	D. 119 gam.
Câu 19: Dung dịch X gồm 0,1 mol H+, z mol Al3+, t mol NO3- và 0,02 mol SO42-. Cho 120 ml dung dịch Y gồm KOH 1,2M và Ba(OH)2 0,1M vào X, sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 3,732 gam kết tủa. Giá trị của z, t lần lượt là:
	A. 0,020 và 0,012. 	B. 0,020 và 0,120. 	C. 0,012 và 0,096.	D. 0,120 và 0,020.
Câu 20: Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1 mol/l và (NH4)2CO3 0,25 mol/l. Cho 43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 39,7 gam kết tủa X và dung dịch Y. Phần trăm khối lượng các chất trong X là 
A. 50%, 50%.	B. 35,5%, 64,5%.	C. 49,62%, 50,38%. 	D. 25,6%, 74,4%.

Tài liệu đính kèm:

  • dochoa_hoc_10_chuyen_de_su_dien_li_ban_co_ban.doc