Kiểm tra cuối chương 2: Bảng tuần hoàn - Môn Hóa 10

Kiểm tra cuối chương 2: Bảng tuần hoàn - Môn Hóa 10

Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại M có hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa hết lượng dung dịch axit dư cần dùng hết 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại M là:

A. Zn (65) B. Ba (137) C. Ca (40) D. Mg (24)

Câu 2: Nguyên tố nào sau đấy có độ âm điện lớn nhất?

A. S B. N C. F D. O

Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố 14X, 7Y, 20Z, 8T theo chiều giảm dần tính phi kim.

A. Y, T, X, Z B. Z, X, Y, T C. X, Y, Z, T D. T, Y, X, Z

Câu 4: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công tức R2O7. Nguyên tố R là nguyên tố nào sau đây?

A. Clo (Z=17) B. Lưu huỳnh (Z=16) C. Nito (Z=7) D. Cacbon (Z=6)

Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 75% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là:

A. 50% B. 27,27% C. 60% D. 40%

Câu 6: Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân mức năng lượng ngoài cùng là np2. Công thức hợp chất của X với hidro là:

A. XH4 B. XH C. XH3 D. XH2

Câu 7: Ba nguyên tố Q, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np3. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Q, M, X thuộc nhóm IA, IIA, VA. B. X có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là III.

C. M, X đều là các kim loại. D. Hợp chất với hidro của X là XH3

 

docx 4 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 734Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối chương 2: Bảng tuần hoàn - Môn Hóa 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 HÓA 10 | CHƯƠNG 2 : Bảng tuần hoàn
KIỂM TRA CUỐI CHƯƠNG
Họ và tên : ....
Trường :  Lớp : ...
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại M có hóa trị II bằng 250 ml dung dịch H2SO4 0,3M. Để trung hòa hết lượng dung dịch axit dư cần dùng hết 60 ml dung dịch NaOH 0,5M. Kim loại M là:
A. Zn (65)	B. Ba (137)	C. Ca (40)	D. Mg (24)
Câu 2: Nguyên tố nào sau đấy có độ âm điện lớn nhất?
A. S	B. N	C. F	D. O
Câu 3: Sắp xếp các nguyên tố 14X, 7Y, 20Z, 8T theo chiều giảm dần tính phi kim.
A. Y, T, X, Z	B. Z, X, Y, T	C. X, Y, Z, T	D. T, Y, X, Z
Câu 4: Oxit cao nhất của nguyên tố R ứng với công tức R2O7. Nguyên tố R là nguyên tố nào sau đây?
A. Clo (Z=17)	B. Lưu huỳnh (Z=16)	C. Nito (Z=7)	D. Cacbon (Z=6)
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np2. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hidro, X chiếm 75% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là:
A. 50%	B. 27,27%	C. 60%	D. 40%
Câu 6: Nguyên tố X có cấu hình electron ở phân mức năng lượng ngoài cùng là np2. Công thức hợp chất của X với hidro là:
A. XH4	B. XH	C. XH3	D. XH2
Câu 7: Ba nguyên tố Q, M, X có cấu hình electron lớp ngoài cùng tương ứng là ns1, ns2np1, ns2np3. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Q, M, X thuộc nhóm IA, IIA, VA.	B. X có hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi là III.
C. M, X đều là các kim loại.	D. Hợp chất với hidro của X là XH3.
Câu 8: Cấu hình electron của ion X2+ là 1s22s22p63s23p63d6. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tó X thuộc
A. chu kì 4, nhóm VIIIA.	B. chu kì 3, nhóm VIB.
C. chu kì 4, nhóm IIA.	D. chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 9: Trong cùng chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố biến đổi
A. giảm dần	B. không đổi	C. vừa tăng vừa giảm	D. tăng dần
Câu 10: Nguyên tử của các nguyên tố trong một nhóm có cùng
A. số electron lớp ngoài cùng	B. số electron
C. số electron hóa trị	D. số lớp electron
Câu 11: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 4 và 3	B. 4 và 4	C. 3 và 4	D. 3 và 3
Câu 12: Tổng só hạt proton, notron, electron cảu nguyên tử nguyên tố X thuộc nhóm VIA là 52. Số khối của X là:
A. 32	B. 20	C. 36	D. 35
Câu 13: Nguyên tử nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm VIA. Cấu hình electron của nguyên tử X là:
A. 1s22s22p63s23d4	B. 1s22s22p63s23p4	C. 1s22s22p4	D. 1s22s22p63s23p6
Câu 14: Cho cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố:
X1: 1s22s22p63s1	X2: 1s22s22p63s23p64s2	X3: 1s22s22p5	X4: 1s22s22p63s23p3
Các nguyên tố thuộc cùng một chu kỳ là:
A. X2, X4.	B. X1, X4.	C. X1, X2.	D. X3, X4.
Câu 15: Trong một nhóm A, trừ nhóm VIIIA, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
B. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
Câu 16: Các nguyên tố nhóm IA có điểm chung là
A. cùng số notron	B. có cùng số electron	C. dễ nhường electron	D. dễ nhận electron
Câu 17: Cho 3,7 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp tác dụng hết với nước, thu được 3,36 lit khí H2 (đktc). Hai kim loại kiềm là:
A. Rb (85), Cs (133)	B. Na (23), K (39)	C. K (39), Rb (85)	D. Li (7), Na (23)
Câu 18: Phần trăm khối lượng của nguyên tố phi kim R trong oxit cao nhát và trong hợp chất khí với hidro tương ứng là a% và b%, với a : b = 17 : 40. Nguyên tố R là
A. N (14)	B. S (32)	C. C (12)	D. Si (28)
Câu 19: Cho 3,36 lit CO2 (đktc) vào 50 gam dung dịch MOH x% thu được 16,9 gam muối. Giá trị của x là
A. 13,2%	B. 33,6%	C. 22,4%	D. 16,8%
Câu 20: Hai nguyên tố A và B ở cùng chu kì và 2 nhóm A liên tiếp. Biết ZA + ZB = 31 và ZA < ZB. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Hợp chất khí của A với hidro có công túc là AH3.
B. Oxit cao nhất của B có công tức là BO3.
C. Nguyên tử B có 5 electron lớp ngoài cùng.
D. Nguyên tố A và nguyên tố B cùng ở chu kì 3.
Câu 21: Công thức oxit cao nhất của một nguyên tố R có dạng R2O3, R nằm ở nhóm
A. IIIA	B. IVA	C. IIB	D. IA
Câu 22: Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazo của oxit, hidroxit ứng với các nguyên tố trong nhóm IIA
A. giảm dần	B. tăng dần	C. giảm rồi tăng	D. không đổi
Câu 23: Số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là
A. 18 và 8	B. 8 và 18	C. 18 và 18	D. 8 và 8
Câu 24: Các nguyên tố nhóm B trong bảng tuần hoàn là
A. các nguyên tố s và p	B. các nguyên tố d và f
C. các nguyên tố s	D. các nguyên tố p
Câu 25: Nguyên tố R tạo hợp chất với hidro có công tức RH3. Trong công thức oxit cao nhất của R, R chiếm 43,66% khối lượng. Cho m gam oxit này tác dụng hết với 50ml dung dịch NaOH 2M thu được 9,06 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A. 9,94	B. 5,63	C. 7,1	D. 4,97
TỰ LUẬN
Câu 26: Cho hai nguyên tố X, Y cùng một chu kì và ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện trong hai nguyên tử của hai nguyên tố X và Y là 54. 
1. Xác định hai nguyên tố X, Y. 
2. Viết công thức oxit cao nhất của X, Y.
3. Viết công thức hidroxit ứng với oxit cao nhất của X, Y.
Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA bằng 73 gam dung dịch HCl 10%, thu được 1,12 lit khí (đktc) và dung dịch Y.
1. Xác định hai kim loại
2. Tính nồng độ phần trăm của mỗi chất tan trong dung dịch Y
-------------------------------------------------------- HẾT --------------------------------------------------------
 Reference: THPT Trần Quốc toản – quảng ngãi
CẨN THẬN – NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC
CHÚC CÁC EM LÀM BÀI TỐT
THỜI KHÓA BIỂU
T2
T3
T4
T5
T6
T7
CN
7H30
9H
LỚP 111
15H
17H30
LỚP 112
LỚP 9
LỚP 9
LỚP 101
19H
LỚP 102
LỚP 111
LỚP 101
LỚP 112
LỚP 102
NA
Nhat Anh Class
Liên hệ học thêm offline tại 
Trương Thế Nhật Anh
0352140724
6 kiệt 59 Duy Tân, Huế
truongthenhatanh@gmail.com
scan qr code để truy cập facebook

Tài liệu đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_chuong_2_bang_tuan_hoan_mon_hoa_10.docx