Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng (tiếp)

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng (tiếp)

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Vẽ được đường đi của tia sáng qua hai loại thấu kính (đối với các tia đặc biệt cũng như với các tia bất kì) và dựng ảnh của một vật bằng cách vẽ tia sáng.

- Thiết lập được các công thức của thấu kính và nắm rõ các đại lượng trong công thức đó.

- Hiểu được khái niệm độ tụ và độ phóng đại.

2.Kĩ năng: Vận dụng được các công thức thấu kính để xác định vị trí của vật (hay ảnh), tính độ phóng đại của ảnh và độ tụ của kính.

- Biết cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính.

3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.

II. Chuẩn bị:

1. Chuẩn bị của thầy: Giáo án, SGK

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2347Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 74: Thấu kính mỏng (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/04/09	
Tiết 74: THẤU KÍNH MỎNG (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Vẽ được đường đi của tia sáng qua hai loại thấu kính (đối với các tia đặc biệt cũng như với các tia bất kì) và dựng ảnh của một vật bằng cách vẽ tia sáng.
- Thiết lập được các công thức của thấu kính và nắm rõ các đại lượng trong công thức đó.
- Hiểu được khái niệm độ tụ và độ phóng đại.
2.Kĩ năng: Vận dụng được các công thức thấu kính để xác định vị trí của vật (hay ảnh), tính độ phóng đại của ảnh và độ tụ của kính.
- Biết cách dựng ảnh của một vật qua thấu kính.
3.Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: Giáo án, SGK
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại kiến thức về cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính đã học ở lớp 9.
III. Tổ chức hoạt động dạy học: 
A. Hoạt động ban đầu
1. Ổn định tổ chức: (1phút) Chào, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4phút) Người ta có thể tạo ra lửa với một thấu kính. Khẳng định này đúng không? Nếu đúng hãy nêu cách tạo ra lửa bằng cách sử dụng một thấu kính.
B. Hoạt động dạy-học:
TL ph
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
 10
Hoạt động 1: Tìm hiểu đường đi của tia sáng qua thấu kính
HS: Lắng nghe, quan sát tìm hiểu đường đi đặc biệt của tia sáng qua lăng kính.
HS: tham khao sách giao khoa tìm hiểu cách vẽ thứ nhất và lên bảng trình bày.
HS: Tìm hiểu cách vẽ thứ hai và lên bảng trình bày.
GV: Trình bày cách vẽ các bước.
3.Đường đi của tia sáng qua thấu kính.
a) Các tia đặc biệt:
- Tia tới song song với trục chính, tia ló tương ứng (hoặc đường kéo dài) đi qua tiêu điểm ảnh chính F’.
- Tia tới (hoặc đường kéo dài) qua tiêu điểm vật chính F, tia ló tương ứng song song với trục chính.
- Tia tới quang tâm O thì truyền thẳng.
b) Cách vẽ tia ló ứng với một tia tới bất kì:
 Xét một tia tới bất kì SI, ta có thể vẽ tia ló tương ứng theo hai cách sau.
* Cách 1:
- Vẽ trục phụ // với tia tới SI.
- Vẽ tiêu diện ảnh, cắt trục phụ nói trên tại tiêu điểm phụ .
- Từ I ta vẽ tia ló đi qua 
* Cách 2:
- Vẽ tiêu diện vật, cắt tia tới SI tại một tiêu điểm vật phụ F1.
- Vẽ trục phụ đi qua F1.
- Vẽ tia ló // với trục phụ trên.
10
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách xác định ảnh bằng cách vẽ đường đi của tia sáng
HS: Trước hết, xác định ảnh B’ 
Để xác định ảnh B’, từ B vẽ đường đi tia sáng của hai trong các tia đặc biệt. Ảnh B’ là giao điểm của các tia ló 
Từ B’ hạ đường thẳng góc xuống trục chính, ta được ta được ảnh A’B’ của vật AB. 
* TKHT.
+ HS1 vẽ ảnh của vật khi vật nằm trong khoảng tiêu cự.
+ HS2 vẽ ảnh của vật khi vật nằm ngoài khoảng tiêu cự.
+ HS3 vẽ ảnh của vật khi vật nằm tại tiêu điểm.
*TKPK:
HS vẽ ảnh của một vật qua thấu kính phân kì.
HS: Nêu nhận xét.
H: Để vẽ ảnh của vật AB ta làm thế nào?
GV: Gọi Hs lên bảng trình bày cách vẽ.
H: Nhận xét ảnh của một vật qua thấu kính HT và PK.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và bổ sung.
4. Xác định ảnh bằng cách vẽ đường đi của tia sáng 
 Xét một vật nhỏ, phẳng AB được đặt vuông góc với trục chính. Giả sử A ở trên trục chính.
Trước hết, xác định ảnh B’ 
Để xác định ảnh B’, từ B vẽ đường đi tia sáng của hai trong các tia đặc biệt. Ảnh B’ là giao điểm của các tia ló 
Từ B’ hạ đường thẳng góc xuống trục chính, ta được ta được ảnh A’B’ của vật AB. 
a)Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ
Khi vật A1B1 ngoài tiêu điểm, ảnh A’1B’1 là ảnh thật ngược chiều. 
Khi vật A2B2 ở trong tiêu điểm, ảnh A’2B’2 là ảnh ảo, cùng chiều.
Khi vật ở tiêu điểm, ảnh ở vô cực.
17
Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm về độ tụ và xây dựng công thức thấu kính
HS: Lắng nghe, ghi nhớ.
HS: Tìm hiểu tên gọi đơn vị và quy ước dấy của từng đại lượng trong công thức
Để thành lập công thức liên hệ giữa các vị trí của vật và ảnh, ta xét trường hợp vật thật, ảnh thật như trên 
Xét các tam giác đồng dạng BIJ và FOJ, ta có :
Xét các tam giác đồng dạng B’IJ và F’OJ, ta có :
cộng hai phương trình vế với vế, ta được:
Để lập công thức liên hệ giữa các độ lớn của ảnh và vật ta chia vế với vế hai phương trình đầu tiên ở trên, ta được :
Mà OJ + OI = JI, suy ra :
Để lập công thức liên hệ giữa các độ lớn của ảnh và vật ta chia vế với hai phương trình đầu tiên ở trên, ta được :
GV: Thông báo định nghia độ tụ
GV: Thông báo công thức tính độ tụ của thấu kính và quy ước về dấu.
Để tổng quát hoá các công thức trên, ta thay các khoảng cách hình học bằng các trị đại số với quy ước như sau:
OA è d ; OA’ è d’; OF è f
 5. Độ tụ:
a. Định nghĩa 
 Độ tụ là một đại lượng dùng để xác định khả năng làm hội tụ chùm tia nhiều hay ít .
b. Công thức :
c. Đơn vị : điôp (với tiêu cự f tính ra met)
e. Qui ước dấu:
Với thấu kính hội tụ, D > 0.
Với thấu kính phân kì, D < 0.
Công thức tính độ tụ của thấu kính 
f. Công thức
Trong đó,
n : chiết suất tỉ đối của vật liệu làm thấu kính đối với môi trường xung quanh thấu kính.
R1, R2 : Bán kính của các mặt thấu kính, 
Quy ước : 
R1, R2 > 0 với các mặt lồi,
R1, R2 < 0 với các mặt lõm,
R1 (hay R2) = ¥ với mặt phẳng.
Ý nghĩa: 
Độ tụ D càng lớn khả năng hội tụ chùm tia sáng đi qua thấu kính càng mạnh. 
Thấu kính phân kì có độ tụ âm.
6. Công thức thấu kính 
 Ta được các công thức tổng quát sau, áp dụng cho mọi trường hợp, cho cả hai loại thấu kính hội tụ và phân kì.
d > 0 với vật thật,
d’ > 0 với ảnh thật,
f > 0 với thấu kính hội tụ.
f < 0 với thấu kính phân kì.
d < 0 với vật ảo 
d’ < 0 với ảnh ảo.
Độ phóng đại được định nghĩa là :
ta có
Chú ý :
 + Nếu ảnh và vật cùng chiều, k > 0.
 + Nếu ảnh và vật ngược chiều, k < 0.
C. Hoạt động kết thúc tiết học:
1. Củng cố kiến thức: ( 5phút): Cho học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm 1-4 SGK để củng cố kiến thức.
2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: Về nhà làm các bài tập còn lại chuẩn bị tiết sau là tiết bài tập.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 74.doc