I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi dòng điện Fu – cô là gì, khi nào thì dòng Fu- cô xuất hiện.
- Nêu được những cái lợi, cái hại của dòng Fu – Cô.
2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích.
3. Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận.
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của thầy: Thiết bị thí nghiệm về dòng điện Fu-cô.
2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại về máy biến thế đã học ở trung học cơ sở.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
A. Hoạt động ban đầu
Ngày soạn: 9/03/2009 Tiết 62: DÒNG ĐIỆN FU-CÔ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trả lời được câu hỏi dòng điện Fu – cô là gì, khi nào thì dòng Fu- cô xuất hiện. - Nêu được những cái lợi, cái hại của dòng Fu – Cô. 2. Kĩ năng: Quan sát, phân tích. 3. Thái độ: Chú ý lắng nghe, tích cực thảo luận. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của thầy: Thiết bị thí nghiệm về dòng điện Fu-cô. 2. Chuẩn bị của trò: Ôn lại về máy biến thế đã học ở trung học cơ sở. III. Tổ chức hoạt động dạy học: A. Hoạt động ban đầu 1. Ổn định tổ chức: (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra. B. Hoạt động dạy-học: TL (ph) Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên Nội dung kiến thức 20 Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện Fu cô Học sinh, tìm hiểu dụng cụ. HS: quan sát và nêu hiện tượng. - Khi dao động tự do thì dao động rất lâu. - Khi dao động trong từ trường của nam châm thì trong thời gian ngắn sẽ dừng lại. HS: Đọc sánh thảo luận và giải thích. HS: Nhắc lại về cấu tạo và hoạt động của máy biến thế. HS: Suy nghĩ: Vì dòng điện qua cuộn dây sơ cấp là dòng điện biến đổi( xoay chiều) nên từ trường xung quanh lõi thép máy biến thế là từ trường biến đổi do đó trong lõi thép máy biến thế có dòng điện cảm ứng. HS: Lắng nghe, ghi nhớ. GV: Giới thiệu dụng dụng cụ thí nghiệm: - 1 tấm kim loại, dược theo vào thanh T và có thể dao động quanh thanh. - 1 nam châm vĩnh cửu ( hoặc nam châm điện) hình chữ U. GV: Làm thí nghiệm : - Cho tấm kim loại K dao động tự do. - Sau đó cho tấm dao động trong ừ trường giữa hai cực của nam châm. GV: Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng quan sát được GV: Yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng quan sát được. * Gợi ý: - Khi nào thì có dòng điện cảm ứng? - Dòng điện cảm ứng có chiều theo định luật nào? GV: Nêu cấu tạo và hoạt động của máy biến thế đã học ở lớp 9. H: Vì sao khi hai đầu dây sơ cấp nối với nguồn điện xoay chiều thì có dòng điện trong lõi biến thế. GV: Khi một khối vật dẫn đặt trong từ trường biến đổi theo thừi gian, thì trong khối vật dẫn đó cũng sinh ra dòng điện cảm ứng đó là dòng điện cảm ứng trong máy biến thế. GV: Thông báo về dòng điện Fu-cô và đặc tính của dòng điện nó. 1. Dòng điện Fu-cô a. Thí nghiệm. Cho tấm kim loại ( Đồng hay nhôm) dao động trong từ trường của nam châm. Ta thấy nó chỉ dao động trong thời gian ngắn rồi dừng lại. b. Giải thích: Khi tấm kim loại dao động nó cắt các đường sức từ cảu nam châm.Do đó trong tấm kim loại có dòng điện cảm ứng. Theo định luật Len-xơ, dòng điện cảm ứng trong tấm kim loại có tác dụng ngăn cản sự chuyển động của chính tấm kim loại đó.Vì vậy tấm kim loại dừng lại nhanh chóng. * Dòng điện Fu –cô: Dòng điện cảm ứng được sinh ra ở trong khối vật dẫn khi vật dẫn chuyển động trong từ trường hay được đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng điện Fu-cô. - Đặc tính của dòng điện Fu-cô là đặt tính xoáy. 20 Hoạt động 2: Tìm hiểu những tác dụng của dòng điện Fu-cô HS: Tiếp nhận thông tin. HS: Đọc sách thảo luận và trả lời câu hỏi của GV. HS: Động cơ điện xoay chiều, máy biến áp. HS: Nêu các tác hại của dòng điện Fu cô. HS: Đọc sách và nêu cách khắc phục. GV:Trong một số trường hợp dòng điện Fu-cô là cần thiết,có ích nhưng trong một số trường hợp dòng điện fu –cô là cố hại. Bay giờ ta lần lượt xét các tác dụng đố của dòng điện Fu- cô. GV: Yêu cầu học sinh nêu những tác dụng có lợi của dòng điện Fu cô. GV: Nhận xét, bổ sung. H: Hãy nêu thiết bị điện có cấu tạo dưới dạng một lõi sát đặt trong ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua mà em biết? H: Đối với những thiết bị điện này dòng điện Fu-cô có tác hại gì? H: Hãy nêu cách khắc phục. 2. Tác dụng của dòng điện Fu-cô a. Một vài ví dụ về ứng dụng của dòng điện Fu-cô Tác dụng gây ra lực hãm của dòng điện Fu-cô trong một số trường hợp là cần thiết. + Dùng để hãm chuyển động, nhất là chuyển động quay của một bộ phận nào đó trong một số thiết bị máy móc hay công cụ. + Dùng trong phanh điện từ ở các xe có tải trọng lớn. + Làm cho đĩa quay của công tơ điện ngừng quay một cách nhanh chóng khi nhắt dòng điện qua công tơ. b. Một vài ví dụ về trường hợp dòng điện Fu-cô là có hại - Nhiều thiết bị điện có cấu tạo dưới dạng một lõi sắt đặt trong ống dây có dòng điện xoay chiều chạy qua. Khi đó dòng điện Fu –cô trong lõi sắt là có hại, cụ thể: + Làm cho lõi sắt nóng lên có thể hỏng máy. + Trong trường hợp động cơ điện,nó chống lại sự quay của động cơ -> giảm công suất cử động cơ. * Khắc phục: Không dùng lõi sắt dưới dạng khối liền, mà dùng những lá thép silic mỏng có phủ lớp sơn cách điện ghép sát với nhau. Và các lá thép đặt song song với đường sức từ. C. Hoạt động kết thúc tiết học: 1. Củng cố kiến thức: ( 4phút) : Nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài học Cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm1 trang 196 SGK. 2. Bài tập về nhà – Tìm hiểu: : Về nhà học bài và xem trước bài mới. IV. Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: