Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 13: Dòng điện không đổi – Nguồn điện

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 13: Dòng điện không đổi – Nguồn điện

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1) Kiến thức:

- Trình bày quy ước về chiều dòng điện, tác dụng của dòng điện, ý nghĩa của cường độ dòng điện.

- Viết được công thức định nghĩa cường độ dòng điện

- Phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.

- Nêu được vai trò của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện là gì.

 2) Kỹ năng:Vận dụng được các công thức I =U/R., I = và E = A/q để giải các bài toán cơ bản.

 3) Thái độ: Hiểu được tác dụng và lợi ích của dòng điện không đổi trong sản xuất và trong cuộc sống.

II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ

 1) Chuẩn bị của thầy.Xem lại SGK vật lí 7 để biết học sinh đã học những gì liên quan đến bài học

2) Chuẩn bị của trò.Ôn lại kiến thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế về ampe kế và công thức tính điện trở của dây dẫn.

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1) Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số

2) Kiểm ta bài cũ: Giới thiệu chương mới.

3) Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1390Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 13: Dòng điện không đổi – Nguồn điện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
 Chương II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
 Tiết 13: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI – NGUỒN ĐIỆN. 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 1) Kiến thức:
- Trình bày quy ước về chiều dòng điện, tác dụng của dòng điện, ý nghĩa của cường độ dòng điện.
- Viết được công thức định nghĩa cường độ dòng điện
- Phát biểu định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
- Nêu được vai trò của nguồn điện và suất điện động của nguồn điện là gì.
 2) Kỹ năng:Vận dụng được các công thức I =U/R., I = và E = A/q để giải các bài toán cơ bản.
 3) Thái độ: Hiểu được tác dụng và lợi ích của dòng điện không đổi trong sản xuất và trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
 1) Chuẩn bị của thầy.Xem lại SGK vật lí 7 để biết học sinh đã học những gì liên quan đến bài học
2) Chuẩn bị của trò.Ôn lại kiến thức về cường độ dòng điện và hiệu điện thế về ampe kế và công thức tính điện trở của dây dẫn.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số
Kiểm ta bài cũ: Giới thiệu chương mới.
Bài mới:
TL
(ph)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung
7
Hoạt động 1: Tìm hiểu định nghĩa dòng điện và tác dụng của dòng điện
HS: Đọc sách thảo luận và trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Định nghĩa dòng điện.
-Trong kl: dòng các hạt e.
-Trongddđiện phân:ion(+) và(-).
-> e ,ion(+) và ion(-) gọi là các hạt tải điện.
HS: Nắm được quy ước chiều dòng điện-> chiều
d đ trong kle tự do.
HS: Nhắc lại các tác dụng của dòng điện và cho ví dụ tương ứng.
GV: Yêu cầu HS đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau.
-Dòng điện là gì? 
-Dòng điện trong kim loại, trong dung dịch điện phân là dòng chuyển dời có hướng cảu các hạt nào?
GV: Thông báo quy ước chiều của dòng điên.Yêu cầu học sinh xác định chiều dòng điện trong kim loại.
GV:Dòng điện có những tác dụng gì? Cho ví dụ.
1. Dòng điện tác dụng của dòng điện
a) Dòng điện: Dòng điện là dòng chuyển có hướng của các điện tích.
b) Các tác dụng của dòng điên:
Tác dụng từ ( đặc trưng), tác dụng nhiệt, tác dụng hóa học, tác dụng sinh lí.
20
Hoạt động 2: Tìm hiểu định nghĩa cường độ dòng điện và định luật Ôm
HS: Lắng nghe, ghi nhận định nghĩa.
Lắng nghe, tiếp nhận.
HS:ĐỌC sách thảo luận và trả lời câu hỏi của GV:
Dòng điện không đổi.
Biểu thức cđdđ
HS: Tả lời C2.
HS:Trả lời.( nội dung và biểu thức của định luật)
HS: U = VA –VB = IR.
Tích IR gọi là độ giảm thé trên R.
HS: (2) R = U/I.
+ I -> ampe kế.
+ U -> vôn kế.
HS: Đọc sách, thảo luận và trả lời câu hỏi của GV:
HS: Lắng nghe, ghi nhận.
GV: Thông báo định nghĩa cường độ dòng điện.
GV: Nói chung, cường độ dòng điện có thể thay đổi theo thời gian và (1) cho biết giá trị trung bình của cđdđ trong khoảng thời giant.
GV: Thế nào là dòng điện không đổi? xác định công thức cđdđ của dòng điện không đổi.
GV: Thông báo đơn vị của cđdđ.
GV:Nêu C2.
GV:Yêu cầu HS nhắc lại nội dung và biểu thức của định luận Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R.
GV: Hướng dẫn HS xác định độ giảm thế của đoạn mạch từ biểu thức định luật Ôm, và thông báo I chạy từ Vcao -> Vthấp.
GV: Hãy trình bày cách xác định điện trở của một dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế.
GV: Thế nào là đường đặc tuyến vôn-ampe của vật dẫn?
GV: Thông báo dạng đường đặc tuyến vôn-ampe của dây dẫn kim loại ở nhiệt độ không đổi và đường đặc tuyến vôn – ampe của vật dẫn không tuân theo định luật Ôm.
2. Cường độ dòng điện. Định luật Ôm.
 a) Cường độ dòng điện.
* Định nghĩa.
Cường độ dòng điện đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoản thời gian t và khoảng thời gian đó.
 I = (1)
* Dòng điện không đổi.
Là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
 I = q/t.
- Đơn vị của cđdđ A, mA,A.
 1mA = 10-3 A.
 1A = 10-6 A.
b) Định luật Ôm đối với đoạn mạch chỉ chứa điện trở R
 Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ thuận với hiệu điện thế U đặt vào hai đầu đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R:
 I = U/R.(2)
I
R
A
B
c) Đặc tuyến vôn –ampe
 Đường biểu diển sự phụ thuộc của I chạy qua dây dẫn vào U đặt vào vật gọi là đường đặctuyến vôn – ampe của vật dẫn.
U
0
I
 Đặc tuyến vôn –ampe của một đoạn dây dẫn ở nhiệt độ không đổi.
15
Hoạt động 4: Tìm hiểu về nguồn điện và suất điện động của nguồn điện
HS: Nêu công dụng của nguồn điện.
HS: Lắng nge, tiếp nhận thông tin.
HS: Đọc sách kết hợp quan sát hình 10.3 mô tả.
+ở mạch ngoài chuyển động do Fđ.
+Bên trong nguồn điện chuyển động doFl.
HS: Lắng nghe, tiếp nhận thông tin.
HS:TÌm hiểu ý nghĩa số vôn ghi trên pin, ắc quy.
GV: Ngồn điện có công dụng gì?
GV: Thông báo cấu tạo chính của nguồn điện và cách tạo ra các cực của nguồn điện.
GV: yêu cầu hs đọc sách và mô tả chuyển độn của các hạt tải điện ở mạch ngoài và trong nguồn điện.
GV: Để đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện người ta đưa vào đại lượng gọi là suất điện động của nguồn điện.
- Mỗi nguồn điện có
+ E nhất định và không đổi.
+ điên trở trong r
3. Nguồn điện:
a) Khái Niêm: Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong mạch.
b) Cấu tạo:Bộ phận chính là cực(+) và cực (-)
c) Hoạt động: Khi ta nối hai cực của nguồn điện bằng một vật dẫn, tạo thành mạch kín, thì trong mạch có dòng điện.
4. Suất điện động của nguồn điện
 Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn điện tích q đó.
 E = A/q.
* Đơn vị : E có đơn vị là vôn (V)
 4. Củng cố:Cho HS trả lời bài tập 1,2 trang 51, 52 để củng cố kiến thức.
 5. Dặn dò.Về học bài, làm bt 3 trang 52 , đọc mục “em có biết” 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doct13.doc