Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 1: Điện tích. định luật culông

Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 1: Điện tích. định luật culông

 I MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nắm được 1 số khái niệm: Hai loại điện tích (+,-), lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, trái dấu, điện tích điểm, cấu tạo điện nghiệm.

- Nắm được phương, chiều, độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm, vận dụng được công thức định luật Culông.

- Biết cách biểu diễn lực tương tác bằng vectơ, biết tìm lực tổng hợp tác dụng lên 1 điện tích.

2. Kĩ năng: Vận dụng được định luật Culông, biểu diễn được lực tương tác bằng vectơ, biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên điện tích.

3. Thái độ: Giải thích được các hiện tượng về nhiễm điện trong thực tế.

IICHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của thầy:

- Chuẩn bị 1 số thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện.

- Chuẩn bị các phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của trò: On lại kiến thức về điện tích ở lớp 7.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1546Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Trường THPT Tăng Bạt Hổ - Tiết 1: Điện tích. định luật culông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/08/2008
 Chương I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG
Tiết 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CULÔNG
 I MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
Nắm được 1 số khái niệm: Hai loại điện tích (+,-), lực tương tác giữa hai điện tích điểm cùng dấu, trái dấu, điện tích điểm, cấu tạo điện nghiệm.
Nắm được phương, chiều, độ lớn của lực tương tác giữa 2 điện tích điểm, vận dụng được công thức định luật Culông.
Biết cách biểu diễn lực tương tác bằng vectơ, biết tìm lực tổng hợp tác dụng lên 1 điện tích.
2. Kĩ năng: Vận dụng được định luật Culông, biểu diễn được lực tương tác bằng vectơ, biết cách tìm lực tổng hợp tác dụng lên điện tích.
3. Thái độ: Giải thích được các hiện tượng về nhiễm điện trong thực tế.
IICHUẨN BỊ:
Chuẩn bị của thầy:
Chuẩn bị 1 số thí nghiệm đơn giản về nhiễm điện.
Chuẩn bị các phiếu học tập.
Chuẩn bị của trò: Oân lại kiến thức về điện tích ở lớp 7.
III TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: Thay bằng việc giới thiệu sơ lược nội dung Chương I (4 phút)
Tạo tình huống học tập: 2 phút
Nêu lại 1 số kiến thức đã học về điện tích đã học ở lớp 7: 2 loại điện tích, sự nhiễ điện do cọ xát.
Ta sẽ tìm hiểu chi tiết về sự tương tác giữa các điện tích.
Hoạt động dạy và học:
TL
Hoạt động của HS
Trợ giúp của giáo viên
Nội dung kiến thức
Hoạt động1: Tìm hiểu hai loại điện tích, sự nhiễm điện của các vật
10 ph
HS: Đọc sách giáo khoa ôn lại kiến thức.
HS: trả lời CH và tiếp nhận kiến thức
HS tiếp nhận kiến thức
Nhớ lại kiện thức đã học
Nêu cách HS đã biết: cọ xát
HS: Trả lời C1:
H: Có mấy loại điện tích, 2 điện tích tương tác nhau như thế nào?
- GV thông báo về điện tích 1 vật khi nhiễm điện.
GV: Hình 1.1 ( Hoặc điện nghiệm thật).Giới thiệu cấu tạo điện nghiệm.
- Đặt vấn đề để HS trả lời H: Trong thực tế có những cách nào làm vật nhiễm điện.
Thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát.
- Thí nghiệm để học sinh quan sát về 2 cách còn lại làm vật nhiễm điện.
- Tiếp xúc.
- Hưởng ứng.
H: C1:
1. Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật
a. Hai loại điện tích
- Có 2 loại điện tích: (+) và (-). Hai điện tích:
+ Cùng dấu: đẩy nhau
+ Trái dấu: hút nhau
- Độ lớn của điện tích 1 hạt bao giờ cũng bằng 1 số nguyên lần e.
b. Sự nhiễm điện của các vật:
- Nhiễm điện do cọ xát.
- Nhiễm điện do tiếp xúc.
- Nhiễm điện do hưởng ứng.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về định luật Culông
15 ph
HS: Đọc sách giáo khoa thảo luận và trả lời CH để tiếp nhận kiến thức.
HS tiếp nhận kiến thức, tóm tắt kiến thức và phát biểu định luật Culông.
HS tiếp nhận kiến thức
HS biểu diễn lực tương tác
CH: Điện tích điểm là gì?
-Giới thiệu dụng cụ thiết lập định luật Culông.
-Nêu các kết quả của thí nghiệm của Culông về hệ phụ thuộc của lực tương tác vào:
+ Khoảng cách 2 điện tích.
+ Độ lớn của các điện tích.
+ Phương của lực tương tác.
+ Chiều của lực tương tác
Cho HS giải thích các đại lượng trong biểu thức và lưu ý về hệ số k.
Cho HS biểu diễn lực tương tác của 2 điện tích điểm:
+ Cùng dấu.
+ Trái dấu.
2. Định luật Culông
* Phát biểu
- Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
- Phương của lực tương tác giữa hai điện tích điểm là đường thẳng nối hai đện tích điểm đó. Hai đện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau.
* Biểu thức
 F = k
Trong hệ SI: k = 9.109 ()
Hoạt động 3: Tìm hiểu lực tương tác của các điện tích trong điện môi
5 ph
Tiếp nhận kiến thức
Thông báo kết quả về lực tương tác của các điện tích trong điện môi.
Phân tích ý nghĩa của hằng số điện môi ε, lưu ý ε đối với chân không, không khí.
3. Lực tương tác của các điện tích trong điện môi
 F = k
ε là hằng số điện môi, với chân không, không khí ε =1.
Hoạt động kết thúc tiết học:
Củng cố kiến thức: 6 phút: Cho HS trả lời các CH trắc nghiệm sau:
Câu 1: Hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau r trong không khí, lực tương tác là F. Khi độ lớn 1 trong 2 điện tích tăng 2 lần, khoảng cách giảm 2 lần thì độ lớn lực tương tác:
	A. Không đổi	B. Tăng 4 lần	C. Giảm 4 lần	D. Tăng 8 lần
Bài tập về nhà:
Trả lời CH , 2, 3 làm bài tập 1, 2, 3, 4 trong 8, 9 SGK.
Đọc bài 2 và giải thích ba hiện tượng nhiễm điện.
IV. RÚT KINH NGIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 1.doc