Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch

Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch

1. Mục tiêu:

- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch và viết được hệ thức biểu thị định luật này.

- Biết độ giảm điện thế là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện với độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.

- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện đối với nguồn điện khi xảy ra đoản mạch.

- Chỉ rõ được sự phù hợp giữa định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.

- Vận dụng được định luật Ôm đối với toàn mạch để giải các bài tập với toàn mạch, đồng thời biết cách tính hiệu suất của nguồn điện.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 9392Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Bài 9: Định luật ôm đối với toàn mạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 9: ĐỊNH LUẬT ÔM ĐỐI VỚI TOÀN MẠCH
1. Mục tiêu:
- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch và viết được hệ thức biểu thị định luật này.
- Biết độ giảm điện thế là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện với độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
- Hiểu được hiện tượng đoản mạch là gì và giải thích được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện đối với nguồn điện khi xảy ra đoản mạch.
- Chỉ rõ được sự phù hợp giữa định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng.
- Vận dụng được định luật Ôm đối với toàn mạch để giải các bài tập với toàn mạch, đồng thời biết cách tính hiệu suất của nguồn điện.
2. Chuẩn bị:
2.1. Giáo viên:
- Chuẩn bị các phiếu học tập cho HS với nội dung trình bày trong phần tiến trình.
- Giấy A3 với nội dung chuẩn bị sẵn.
2.2. Học sinh:
- Ôn tập các kiến thức: nguồn điện, công của nguồn điện, định luật Jun – Len-xơ. 
3. Tiến trình lên lớp:
3.1. Ổn định lớp:
3.2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Phát biểu và viết biểu thức của định luật Jun - Len-xơ?
Câu 2: Nêu định nghĩa và viết biểu thức công của nguồn điện?
Câu 3: Viết công thức của định luật Ôm cho đoạn mạch chỉ có điện trở R?
3.3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kiến thức
* Đặt vấn đề: Ở lớp 9 chúng ta học định luật Ôm cho đoạn mạch chứ chưa xét đến cả nguồn điện trong mạch đó. Ở lớp 11 chúng ta sẽ nghiên cứu định luật Ôm ở khía cạnh tổng quát hơn: cho toàn mạch.
* Giới thiệu toàn mạch.
* Yêu cầu HS chỉ ra chiều dòng điện trong mạch?
* Phát phiếu số 1 và yêu cầu hs tìm hiểu quá trình chuyển hóa năng lượng điện trong mạch thông qua bài tập 1A.
* Nghe gv giới thiệu toàn mạch, vẽ hình, ghi chép.
* Trả lời câu hỏi.
* Nghiên cứu phiếu học tập số 1, làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi.
Bài 9. Định luật Ôm cho toàn mạch.
1. Giới thiệu toàn mạch:
- Toàn mạch là một mạch điện kín gồm: Nguồn điện (e,r) nối với mạch ngoài là các vật dẫn có điên trở tương đưe,r
RN
ơng RN
* Treo giấy A3 có nội dung như phiếu số 1, yêu cầu hs lần lượt điền thông tin các câu 1, 2, 3, 4, 5.
* Lần lượt tổng kết các câu trả lời.
* Trả lời câu hỏi dựa trên các câu trả lời của mình trong phiếu số 1.
* Thảo luận để có kết quả chính xác nhất.
2. Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng trong toàn mạch
Ang = e.I.t = RN.I2.t + r.I2.t
* Thông báo công thức trong câu hỏi số 5 mà HS đã tìm được chính là biểu thức của định luật Ôm cho toàn mạch.
* Ghi chép
3. Định luật Ôm cho toàn mạch
 Với RN.I + r.I gọi là điện trở toàn phần của mạch điện.
Hay : e = RN.I + r.I
UN = RN.I là độ giảm thế mạch ngoài
r.I: độ giảm thế mạch trong.
* Định hướng thảo luận câu hỏi 6 trong phiếu bài tập.
* Thông báo: Khi điện trở mạch ngoài bằng 0, giống như hai cực của nguồn được nối tắt bởi một dây dẫn, ta gọi hiện tượng này là hiện tượng đoản mạch.
* Yêu cầu hs trả lời kết quả xảy ra nếu có đoản mạch trong mạng điện gia đình?
* Thảo luận trả lời câu hỏi số 6.
* Trả lời câu hỏi.
4. Hiện tượng đoản mạch
e,r
- Là hiện tượng RN giảm về 0 ó nối tắt hai cực của nguồn bằng một dây dẫn điện trở rất nhỏ.
- Khi có đoản mạch:
+ RN = 0
+ 
+ Chỉ có nguồn tiêu thụ điện ó có thể gây hỏng nguồn, hao pin.
* Định hướng thảo luận câu hỏi 7 trong phiếu bài tập.
* Yêu cầu HS nhớ lại cách tính hiệu suất và tính hiệu suất của nguồn điện.
* Yêu cầu HS về nhà CM công thức (*)
* Thảo luận trả lời câu hỏi số 7.
* Trả lời câu hỏi
5. Hiệu suất của nguồn điện
3.4. Vận dụng: 
- Thảo luận cả lớp làm bài tập 4 (SGK)
- HS lên bảng làm bài tập 5 (SGK - T54)
3.5. Tổng kết bài:
- Nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài.
- Giao nhiệm vụ về nhà: bài tập 6,7 SGK, các bài tập trong SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 11 bai 9.doc