Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25: Kiểm tra một tiết

Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25: Kiểm tra một tiết

1. Mục tiêu bài kiểm tra

 a. Mục tiêu kiến thức

-Nhớ được các kiến thức cơ bản về điện tích, điện trường: điện tích, định luật Culông; thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích, điện trường, cường độ điện trường, công của lực điện, điện thế hiệu điện thế

-Nhớ được các kiến thức cơ bản về dòng điện không đổi: dòng điện , nguồn điện, điện năng, công suất điện, định luật Ôm,.

 b. Mục tiêu kĩ năng

- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản

c. Mục tiêu thái độ

- Có thái nghiêm túc, kỉ luật

- Có hứng thú học tập bộ môn

 

docx 12 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Vật lý lớp 11 - Tiết 25: Kiểm tra một tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:07/10/2009
Ngày dạy : 10/11/2009 
Ngày dạy : /11/2009 
Dạy lớp: 11A1, 11A2, 11A4
Dạy lớp: 11A3
Tiết 25 : KIỂM TRA MỘT TIẾT
1. Mục tiêu bài kiểm tra
 a. Mục tiêu kiến thức
-Nhớ được các kiến thức cơ bản về điện tích, điện trường: điện tích, định luật Culông; thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích, điện trường, cường độ điện trường, công của lực điện, điện thế hiệu điện thế
-Nhớ được các kiến thức cơ bản về dòng điện không đổi: dòng điện , nguồn điện, điện năng, công suất điện, định luật Ôm,....
 b. Mục tiêu kĩ năng
- Vận dụng được các kiến thức đã học để giải các bài tập đơn giản
c. Mục tiêu thái độ
- Có thái nghiêm túc, kỉ luật
- Có hứng thú học tập bộ môn
2. Nội dung đề
a. Lớp 11A1
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)
Câu 1: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm có dạng
A. F = kq1q2r2 
B. F = kq1q2εr2 
C. F = k. qr2
D. F = k. qεr2
Câu 2: Đường sức của điện trường do điện tích điểm dương Q gây ra là những đường:
A. Cong khép kín
B. Cong không kín
C. Thẳng, xuất phát từ Q và kết thúc ở vô cực 
D. Thẳng, xuất phát từ vô cực và kết thúc ở Q
Câu 3: Công của lực điện trường có đặc điểm
A. Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo
B. Không phụ tuộc và độ lớn của điện tích di chuyển
C. Không phụ thuộc và độ lớn của cường độ điện trường
D. Phụ thuộc vào khối lượng điện tích di chuyển
Câu 4: Hệ thức giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế có dạng
A. E = Uq
B. E = Ud
C. E = U.q
D. E = U.d 
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. Điện tích của tụ
B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Cường độ dòng điện trong tụ điện
D. Điện dung của tụ
Câu 6: Một tụ điện có điện dung 3μF, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 12V; điện tích của tụ điện là
A. 36.10-5C
B. 36C
C. 3,6.10-5C
D. 4 C
Câu 7: Bản chất của dòng điện trong kim loại là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron
B. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và các ion dương 
D. Dòng chuyển dời có hướng của các ion âm
Câu 8: Trên vỏ của một bóng điện có ghi 220V - 60W, các chỉ số đó là
A. Hiệu điện thế cực đại mà đèn chịu được và công suất định mức của đèn
B. Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn
C. Hiệu điện thế đặt vào đèn và công suất tiêu thụ của đèn
D. Hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ của đèn 
Câu 9: Dòng điện có cường độ 1,5A chạy qua điện trở 20Ω trong 4 phút. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở đó là
A. 108 kJ
B. 180 kJ
C. 108 J
D. 10,8 kJ
Câu 10: Trong các pin điện hoá, có sự chuyển hoá từ dạng năng lượng nào sang điện năng
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hoá năng
D. Thế năng dàn hồi
Câu 11: Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp có dạng
A. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
B. ξb = ξ
 rb = rn 
C. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = rn 
D. ξb = ξ
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
Câu 12: Tính cường độ điện trường do điện tích q = 7.10-6C gây ra tại điểm M cách q 30cm (q và M ở trong chân không)
A. 7.107V/m
B. 7.105V/m
C. 7.104V/m
D. 7.106V/m
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu định nghĩa điện thế, hiệu điện thế
Câu 2 (1,5 điểm): Một điện tích q = - 25.10-5C đặt trong chân không, tính cường độ
 điện trường do q gây ra tại điểm M cách q 50cm. Vẽ hình mô tả
Câu 3 (2 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết ξ2 = ξ3 = 6V; r2 = r3 = 1Ω; ξ1 = 12V; r1 = 0,5Ω; R1 = 3Ω; R2 = 3,5Ω và R4 = 1,5Ω
Tính điện trở mạch ngoài, cường độ dòng điện mạch ngoài, hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1; R2; R3 
Câu 4 (1,5 điểm): Nêu nội dung, biểu thức của định luật Jun - Lenxơ
b. Lớp 11A2
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = 3.10-6C và q2 = 5.10-5C đặt cách nhau 30cm trong chân không;
lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là
A. F = 51N 
B. 1,5N 
C. F = 17N
D. 15N
Câu 2: Điện trường đều được tạo ra ở
A. Trong khoảng không gian giữa hai bản của tụ điện phẳng đã tích điện
B. Xung quanh một điện tích điểm
C. Xung quanh một dây dẫn điện 
D. Xung quanh hệ hai điện tích điểm
Câu 3: Công của lực điện trường có đặc điểm
A. Phụ thuộc vào khối lượng điện tích di chuyển
B. Không phụ thuộc và độ lớn của cường độ điện trường
C. Không phụ tuộc và độ lớn của điện tích di chuyển 
D. Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo
Câu 4: Thế năng W của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới dây?
A. W = q.E
B. W = q.V
C. W = E.d
D. W = q.U 
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. Điện tích của tụ
B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Cường độ dòng điện trong tụ điện
D. Điện dung của tụ
Câu 6: Một tụ điện có điện dung 5nF, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 24V; điện tích của tụ điện là
A. 120.10-5C
B. 1,2.10-5 C
C. 1,2.10-7C
D. 12.10-4 C
Câu 7: Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển có hướng của
A. Các điện tích âm
B. Các điện tích âm và các electron 
C. Các điện tích dương 
D. Các electron
Câu 8: Trên vỏ của một bóng điện có ghi 220V - 60W, các chỉ số đó là
A. Hiệu điện thế đặt vào đèn và công suất tiêu thụ của đèn
B. Hiệu điện thế cực đại mà đèn chịu được và công suất định mức của đèn 
C. Hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ của đèn 
D. Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn 
Câu 9: Dòng điện có cường độ 2A chạy qua điện trở 15Ω trong 7 phút. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở đó là
A. 25,2 kJ 
B. 2520 J
C. 25200 kJ
D. 22500J
Câu 10: Trong các pin mặt trời, có sự chuyển hoá từ dạng năng lượng nào sang điện năng
A. Cơ năng
B. Quang năng
C. Hoá năng
D. Thế năng dàn hồi
Câu 11: Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp có dạng
A. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
B. ξb = ξ
 rb = rn 
C. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = rn 
D. ξb = ξ
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
Câu 12: Tính cường độ điện trường do điện tích q = 4.10-8C gây ra tại điểm M cách q 20cm (q và M ở trong chân không)
A. 9000 V/m
B. 18000 V/m
C. 900 V/m
D. 1800 V/m
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm): Dòng điện chạy qua các vật dẫn có thể gây những tác dụng nào? đối với mỗi tác dụng hãy kể tên một dụng cụ mà hoạt động của nó dựa chủ yếu vào tác dụng đó của dòng điện
Câu 2 (3 điểm): 
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết R1 = 5Ω; R2 = R3 = 4Ω; ξ1 = 8V; ξ2 = 4V; r1 = r2 = 0,5Ω
Tính: RN; UN; I; U1; U2; U3; I2 và I3
Câu 3 (1,5 điểm): Điện tích q = 6.10-5C đặt trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2; Tính cường độ điện trường do q gây ra tại điểm M cách q 30 cm. Vẽ hình
c. Lớp 11A3
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)
Câu 1: Đường sức của điện trường do điện tích điểm dương Q gây ra là những đường:
A. Cong khép kín
B. Cong không kín
C. Thẳng, xuất phát từ Q và kết thúc ở vô cực 
D. Thẳng, xuất phát từ vô cực và kết thúc ở Q
Câu 2: Hai điện tích điểm q1 = 4.10-7C và q2 = 9.10-8C đặt cách nhau 90cm trong chân không; lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là
A. 4.10-2 N 
B. 4.10-3 N 
C. 4.10-5 N 
D. 4.10-4 N
Câu 3: Thế năng W của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới dây?
A. W = E.d
B. W = q.U 
C. W = q.E 
D. W = q.V
Câu 4: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. Điện tích của tụ
B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Cường độ dòng điện trong tụ điện
D. Điện dung của tụ
Câu 5: Một tụ điện có điện dung 9μF, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 36V; điện tích của tụ điện là
A. 4.10-6C
B. 0,25.10-6 C
C. 3,24.10-4C
D. 32,4.10-4 C
Câu 6: Bản chất của dòng điện trong kim loại là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron
B. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và các ion dương 
D. Dòng chuyển dời có hướng của các ion âm
Câu 7: Trên vỏ của một bóng điện có ghi 3V - 1,5W, các chỉ số đó là
A. Hiệu điện thế cực đại mà đèn chịu được và công suất định mức của đèn
B. Hiệu điện thế định mức và công suất định mức của đèn
C. Hiệu điện thế đặt vào đèn và công suất tiêu thụ của đèn
D. Hiệu điện thế định mức và công suất tiêu thụ của đèn 
Câu 8: Dòng điện có cường độ 0,5A chạy qua điện trở 80Ω trong 9 phút. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở đó là
A. 10800J 
B. 108 kJ
C. 10800 kJ
D. 21600J
Câu 9: Trong các pin điện hoá, có sự chuyển hoá từ dạng năng lượng nào sang điện năng
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hoá năng
D. Thế năng dàn hồi
Câu 10: Tính cường độ điện trường do điện tích q = 3.10-6C gây ra tại điểm M cách q 30cm (q và M ở trong chân không)
A. 300000 V/m
B. 600000 V/m
C. 30000 V/m
D. 18000 V/m
Câu 11: Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp có dạng
A. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
B. ξb = ξ
 rb = rn 
C. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = rn 
D. ξb = ξ
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
Câu 12: Hệ thức giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế có dạng
A. E = Uq
B. E = Ud
C. E = U.q
D. E = U.d 
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu định nghĩa cường độ dòng điện, dòng điện không đổi. Chiều dòng điện được quy ước như thế nào 
Câu 2 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết R1 = 1Ω; R2 = 3Ω; R3 = 4Ω; R4 = 6Ω. Các nguồn điện có suất điện động ξ1 = ξ2 = 6V; r1 = r2 = 1,7 Ω.
a. Tính điện trở mạch ngoài
b. Tính hiệu điện thế mạch ngoài và giữa hai đầu các điện trở
c. Tính cường độ dòng điện mạch ngoài và qua các điện trở
Câu 3 (2 điểm): Điện tích q = -7.10-7C đặt trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2; Tính cường độ điện trường do q gây ra tại điểm M cách q 40 cm. Vẽ hình
d. Lớp 11A4
A. Phần trắc nghiệm (3 điểm) (Khoanh tròn vào phương án đúng)
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 = 6.10-7C và q2 = 5.10-8C đặt cách nhau 30cm trong chân không; lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích là
A. F = 3N 
B. 0,3 N 
C. F = 30 N
D. 0,03N
Câu 2: Điện trường đều được tạo ra ở
A. Xung quanh hệ hai điện tích điểm
B. Xung quanh một điện tích điểm
C. Xung quanh một dây dẫn điện 
D. Trong khoảng không gian giữa hai bản của tụ điện phẳng đã tích điện
Câu 3: Công của lực điện trường có đặc điểm
A. Không phụ thuộc vào hình dạng quỹ đạo
B. Không phụ thuộc và độ lớn của cường độ điện trường
C. Không phụ tuộc và độ lớn của điện tích di chuyển
D. Phụ thuộc vào khối lượng điện tích di chuyển
Câu 4: Thế năng W của một điện tích q trong điện trường được tính bằng công thức nào dưới dây?
A. W = E.d
B. W = q.U 
C. W = q.E 
D. W = q.V
Câu 5: Đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện là
A. Điện tích của tụ 
B. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ
C. Cường độ dòng điện trong tụ điện
D. Điện dung của tụ
Câu 6: Một tụ điện có điện dung 15nF, hiệu điện thế giữa hai bản tụ là 36V; điện tích của tụ điện là
A. 54.10-5C
B. 5,4.10-5 C
C. 5,4.10-7C
D. 540.10-4 C
Câu 7: Bản chất của dòng điện trong kim loại là:
A. Dòng chuyển dời có hướng của các electron
B. Dòng chuyển dời có hướng của các ion dương
C. Dòng chuyển dời có hướng của các electron và các ion dương 
D. Dòng chuyển dời có hướng của các ion âm
Câu 8: Mối liên hệ giữa điện trở của đèn dây tóc với công suất và hiệu điện thế định mức của đèn có dạng
A. R = UđmPđm 
B. R = PđmUđm 
C. R = Pđm2Uđm2
D. R = Uđm2Pđm 
Câu 9: Dòng điện có cường độ 3A chạy qua điện trở 60Ω trong 5 phút. Nhiệt lượng toả ra trên điện trở đó là
A. 16,2 kJ
B. 162 J
C. 16200 J
D. 162 kJ
Câu 10: Trong các pin điện hoá, có sự chuyển hoá từ dạng năng lượng nào sang điện năng
A. Cơ năng
B. Nhiệt năng
C. Hoá năng
D. Thế năng dàn hồi
Câu 11: Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp có dạng
A. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
B. ξb = ξ
 rb = rn 
C. ξb = ξ1 + ξ2 + ...... + ξn 
 rb = rn 
D. ξb = ξ
 rb = r1 + r2 + ..... + rn 
Câu 12: Tính cường độ điện trường do điện tích q = 16.10-6C gây ra tại điểm M cách q 40cm (q và M ở trong chân không)
A. 9.105 V/m
B. 180000 V/m
C. 90000 V/m
D. 1800000 V/m
B. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Nêu nội dung, biểu thức của định luật Jun – Lenxơ, định nghĩa công suất toả nhiệt của vật dẫn
Câu 2 (3 điểm): Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, biết R1 = 4Ω; R2 = 6Ω; R3 = 8Ω; R4 = 2Ω. Các nguồn điện có suất điện động ξ1 = 3V; ξ2 = 8V; r1 = 1Ω và r2 = 0,5Ω.
a. Tính điện trở mạch ngoài
b. Tính hiệu điện thế mạch ngoài và giữa hai đầu các điện trở
c. Tính cường độ dòng điện mạch ngoài và qua các điện trở
Câu 3 (2 điểm): Điện tích q = -5.10-7C đặt trong môi trường có hằng số điện môi ε = 2,1; Tính cường độ điện trường do q gây ra tại điểm M cách q 20 cm. Vẽ hình
	3. Đáp án
a. Lớp 11A1
Phần trắc nghiệm (12 câu x 0,25 điểm/câu = 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
B
D
C
A
B
D
C
A
B
Phần tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2 điểm)
Điện thế tại 1 điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực và độ lớn của q
VM = AM∞q
1
Hiệu điện thế giữa 2 điểm M,N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của 1 điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q.
UMN = AMNq
1
Câu 2
(1,5 điểm)
- Cường độ điện trường do q gây ra tại M
E = k.qr2 = 9.109. -25.10-50,52 = 9.106 V/m
Do q < 0 nên E hướng về phía q
1
0,5
Câu 3 
( 2 điểm)
- Mạch điện gồm 3 nguồn điện: ξ3 nt (ξ1 // ξ2)
Suất điện động của bộ nguồn: ξb = ξ3 + ξ12
Với ξ12 = ξ1 = ξ2 = 6V → ξb = 6 + 12 = 18V
0,5
Điện trở trong của bộ nguồn: rb = r3 + r12 = r3 + r1/2 = 0,5 + 0,5 = 1Ω
- Mạch ngoài gồm 3 điện trở mắc nối tiếp: R1 nt R2 nt R3
Điện trở mạch ngoài: RN = R1 + R2 + R3 = 3 + 3,5 + 1,5 = 8Ω
0,5
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: I = ξbRN + rb = 188 + 1 = 2A
Do R1 nt R2 nt R3 nên I1 = I2 = I3 = I = 2A
0,5
Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở: 
U1 = I1R1 = 2.3 = 6V
U2 = I2R2 = 2.3,5 = 7V
U3 = I3R3 = 1,5.2 = 3V
0,5
Câu 4
(1,5 điểm)
- Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó
1
Q = RI2t
0,5
b. Lớp 11A2
Phần trắc nghiệm (12 câu x 0,25 điểm/câu = 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
A
D
B
D
C
C
D
A
B
A
A
Phần tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2,5 điểm)
Các tác dụng của dòng điện
- Tác dụng từ (dòng điện gây ra xung quanh nó một từ trường)
Ví dụ vật hoạt động dựa vào tác dụng này: Nam châm điện 
0,5
- Tác dụng cơ 
Ví dụ vật hoạt động dựa vào tác dụng này: Máy bơm nước, quạt điện...
0,5
- Tác dụng sinh lí: Dòng điện đi qua cơ thể sống có thẻ gây co giật
Ví dụ vật hoạt động dựa vào tác dụng này: máy kích thích tim hoạt động trở lại (ở các bệnh viện)
0,5
- Tác dụng nhiệt: Dòng điện chạy qua các vật dẫn có điện trở thì toả nhiệt
Ví dụ vật hoạt động dựa vào tác dụng này: Ấm điện,nồi cơm điện....
0,5
- Tác dụng hoá học: Dòng điện gây ra một số các phản ứng hoá học
Ví dụ vật hoạt động dựa vào tác dụng này: Bình điện phân
0,5
Câu 2
(3 điểm)
- Mạch điện gồm 2 nguồn điện: ξ1 nt ξ2 
Suất điện động của bộ nguồn: ξb = ξ1 + ξ2 = 8 + 4 = 12V
Điện trở trong của bộ nguồn: rb = r1 + r2 = 0,5 + 0,5 = 1Ω
0,5
- Mạch ngoài gồm 3 điện trở: R1 nt (R2 // R3)
Điện trở mạch ngoài: RN = R1 + R23 
Với R23 = R2R3R2 + R3 = 4.44+4 = 2Ω
1
Vậy: RN = 5 + 2 = 7Ω
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: I = ξbRN + rb = 127+ 1 = 1,5A
- Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = IRN = 1,5.7 = 10,5V
0,5
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở:
U1 = I1R1 = IR1 = 1,5.5 = 7,5V
U2 = U3 = U23 = I23R23 = IR23 = 1,5.2 = 3V
0,5
Cường độ dòng điện qua R2 và R3
I2 = U2R2 = U23R2 = 0,75A
I3 = U3R3 = U23R3 = 0,75A
0,5
Câu 4
(1,5 điểm)
- Cường độ điện trường do q gây ra tại M
E = k.qεr2 = 9.109. 6.10-52. 0,32 = 3.106 V/m
Do q > 0 nên E hướng ra xa q
1
0,5
c. Lớp 11A3
Phần trắc nghiệm (12 câu x 0,25 điểm/câu = 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
C
D
B
D
C
A
B
A
C
A
A
B
Phần tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2 điểm)
- Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. Nó được xác định bằng thương số của điện lượng ∆q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian ∆t và khoảng thời gian đó.
I = ∆q∆t
1
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian.
I = qt
- Chiều dòng điện được quy ước là chiều dịch chuyển của các điện tích dương (ngược chiều với chiều dịch chuyển của các điện tích âm)
1
Câu 2
(3 điểm)
- Mạch điện gồm 2 nguồn điện: ξ1 // ξ2 
Suất điện động của bộ nguồn: ξb = ξ1 = ξ2 = 6V
Điện trở trong của bộ nguồn: rb = r1/2 = 1,7/2 = 0,85Ω
0,5
- Mạch ngoài gồm 4 điện trở: (R1 // R2) nt (R3 // R4)
Điện trở mạch ngoài: RN = R12 + R34 
Với R12 = R1R2R1 + R2 = 1.31+3 = 0,75Ω
 R34 = R3R4R3 + R4 = 4.64+6 = 2,4Ω
1
Vậy: RN = 0,75 + 2,4 = 3,15Ω
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: I = ξbRN + rb = 63,15+ 0,85 = 1,5A
- Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = IRN = 1,5.3,15 = 4,725V
0,5
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở:
U1 = U2 = I12R12 = IR12 = 1,5.0,75 = 1,125V
U3 = U4 = U34 = I34R34 = IR34 = 1,5.2,4 = 3,6V
0,5
Cường độ dòng điện qua các điện trở
I1 = U1R1 = 1,125A
I2 = U2R2 = 0,375A
I3 = U3R3 = 0,9A
I4 = U4R4 = 0,6A
0,5
Câu 4
(1,5 điểm)
- Cường độ điện trường do q gây ra tại M
E = k.qεr2 = 9.109. -7.10-72. 0,42 = 19687,5 V/m
Do q < 0 nên E hướng về phía q
1
1
d. Lớp 11A4
Phần trắc nghiệm (12 câu x 0,25 điểm/câu = 3 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
D
D
A
D
D
C
A
D
D
C
A
A
Phần tự luận
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1 
(2 điểm)
- Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua vật dẫn đó: Q = RI2t
1
- Công suất tỏa nhiệt 𝒫 của vật dẫn khi có dòng điện chạy qua dặc trưng cho tốc độ tỏa nhiệt của vật dẫn đó và được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn trong một đơn vị thời gian
𝒫 = Qt = RI2
1
Câu 2
(3 điểm)
- Mạch điện gồm 2 nguồn điện: ξ1 nt ξ2 
Suất điện động của bộ nguồn: ξb = ξ1 + ξ2 = 11V
Điện trở trong của bộ nguồn: rb = r1 + r2 = 1 + 0,5 = 1,5Ω
0,5
- Mạch ngoài gồm 4 điện trở: (R1 // R2) nt (R3 // R4)
Điện trở mạch ngoài: RN = R12 + R34 
Với R12 = R1R2R1 + R2 = 4.64+6 = 2,4Ω
 R34 = R3R4R3 + R4 = 8.28+2 = 1,6Ω
Vậy: RN = 2,4 + 1,6 = 4Ω
1
- Cường độ dòng điện mạch ngoài: I = ξbRN + rb = 114+ 1,5 = 2A
- Hiệu điện thế mạch ngoài: UN = IRN = 2.4 = 8V
0,5
- Hiệu điện thế giữa hai đầu các điện trở:
U1 = U2 = I12R12 = IR12 = 2.2,4 = 4,8V
U3 = U4 = U34 = I34R34 = IR34 = 2.1,6 = 3,2V
0,5
Cường độ dòng điện qua các điện trở
I1 = U1R1 = 1,2A
I2 = U2R2 = 0,8A
I3 = U3R3 = 0,4A
I4 = U4R4 = 1,6A
0,5
Câu 4
(1,5 điểm)
- Cường độ điện trường do q gây ra tại M
E = k.qεr2 = 9.109. -5.10-72,1 . 0,22 = 53571,4 V/m
Do q < 0 nên E hướng về phía q
1
1
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiết 24- Kiểm tra.docx