Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 34 - Trường THPT Nguyễn Trãi

Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 34 - Trường THPT Nguyễn Trãi

ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Nắm được các khái niệm: Điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích và các cơ chế của sự ương tác giữa các điện tích

- Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Cu-lông về tương tác giữa các điện tích, chỉ ra được đặc điểm của lực điện giữa các điện tích điểm

2. Kĩ năng:

- Xác định phương chiều của lực tương tác giữa các điện tích điểm.

- Vận dụng định luật Cu-lông để giải bài tập tương tác tĩnh điện.

- Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế

3. Thái độ:

- Chăm chỉ, tích cực nghiên cứu, có sự yêu thích môn vật lí

II. TRỌNG TÂM

* Có 3 cách nhiễm điện cho vật là:

- Nhiễm điện do cọ xát

- Nhiễm điện do tiếp xúc

- Nhiễm điện do hưởng ứng

* Điện tích điểm: Là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.

 

doc 87 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1854Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lý 11 - Tiết 1 đến tiết 34 - Trường THPT Nguyễn Trãi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : ĐIỆN HỌC - ĐIỆN TỪ HỌC
Chương I : Điện tích điện trường.
Tiết 1 	Bài 1	Tuần giảng: 1	
ĐIỆN TÍCH - ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Nắm được các khái niệm: Điện tích và điện tích điểm, các loại điện tích và các cơ chế của sự ương tác giữa các điện tích
- Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật Cu-lông về tương tác giữa các điện tích, chỉ ra được đặc điểm của lực điện giữa các điện tích điểm
2. Kĩ năng:
- Xác định phương chiều của lực tương tác giữa các điện tích điểm.
- Vận dụng định luật Cu-lông để giải bài tập tương tác tĩnh điện.
- Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện trong thực tế
3. Thái độ:
- Chăm chỉ, tích cực nghiên cứu, có sự yêu thích môn vật lí
II. TRỌNG TÂM
* Có 3 cách nhiễm điện cho vật là:
- Nhiễm điện do cọ xát
- Nhiễm điện do tiếp xúc
- Nhiễm điện do hưởng ứng
* Điện tích điểm: Là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
* Định luật Cu – lông: Lực hút hay lực đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = 
F: Độ lớn lực cu-lông đo bằng đơn vị niu-tơn (N);
r: khoảng cách giữa hai điện tích, đơn vị là (m)
q1, q2: điện tích, đơn vị đo là culông (C).
k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc đơn vị đo. Trong hệ SI, k có giá trị: k = 9.109 .
* Điện môi: Là môi trường cách điện.
Khi đặt điện tích trong điện môi đồng tính chiếm đầy khoảng trống xung quanh điện tích thì lực tương tác giữa chúng yếu đi e lần so với khi đặt chúng trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1). 
F = Đối với chân không thì e = 1.
	Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
	Đối với không khí thì e 1.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát.
- Một chiếc điện nghiệm.
- Hình vẽ cân xoắn Cu-Lông
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung kiến thức tương đương ở chương trình lớp 7.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, trang phục
Giới thiệu chương trình vật lí 11 và chương I
Bài mới:
+ Đặt vấn đề (2phút) Chúng ta đã được biết đến và được sử dụng hệ thống điện trong gia đình, trong công việc hằng ngày, trong công nghệ hiện đại ngày nay song việc tìm hiểu sâu sắc về cội nguồn, và bản chất của nó thì chắc chắn rằng chưa được rõ. Nội dung phần Điện tích - Điện trường sẽ mở đường cho chúng ta khám phá lĩnh vực này.
+ Giải quyết vấn đề. (35 phút).
Hoạt động 1: Nghiên cứu sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
- GV: Làm thí nghiệm: Cọ xát 1 vật bằng nhựa vào dạ
+ Thanh thước và dạ bị nhiễm điện không? Vì sao?
- HS: ..
- GV: Muốn biết vật có bị nhiễm điện không ta làm sao?
- GV: Thông báo khái niệm điện tích và điện tích điểm
- HS: ..
- GV: Có mấy loại điện tích?
- HS: ..
- GV: Thông báo
+ Đa số thuỷ tinh khi đem trà sát vào len, dạ thì nhiễm điện dương.
+ Đa số các thanh nhựa trà sát vào lụa thì nhiễm điện âm. 
 I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện.
1. Sự nhiễm điện của các vật 
a/ Thí nghiệm 
b/ Kết luận 
c/ Dựa vào hiện tượng hút vật nhẹ để xem vật có bị nhiễm điện hay không 
2. Điện tích, điện tích điểm.
+ Những vật nhiễm điện gọi là những vật mang điện tích hay là một điện tích.
+ Điện tích là một thuộc tính của vật và điện tích là số đo độ lớn của thuộc tính đó.
+ Điện tích điểm: Là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét.
3. Tương tác điện – Hai loại điện tích.
 Nhiều thí nghiệm cho thấy các vật nhiễm điện có thể hút hoặc đẩy nhau - Đó là tương tác điện.
+ Như vậy sẽ có hai loại điện tích.
Được đặt tên là điện tích dương (+) và điện tích âm (-)
+ Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau, khác loại thì hút nhau.
Hoạt động 1: Tìm hiểu địnhluật Cu – lông
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
- GV: Gới thiệu về cân xoắn và giải thích cho HS rõ quá trình nhà bác học Cu-lông tiến hành thí nghiệm và đi đến định luật
+ Khảo sát không đổi, thay đổi r:
Khoảng Cách
r
2r
3r
4r
Tích 
Lực tương tác
F
+ Khảo sát r không đổi, thay đổi q1, q2:
Khoảng Cách
r
r
r
r
q1
q1
2q1
q1
3q1
q2
q2
q2
2q2
q2
Tích 
1
2
2
3
Lực tg tác
F
2F
2F
3F
- GV: Thông qua bảng kết quả TN hãy nhận xét về mối quan hệ giữa lực tương tác với độ lớn điện tích và với khảng cách giữa chúng? 
- HS: .
- GV kết luận: F 
 F 1/ r 2
- GV: Điện môi là gì?
- HS : 
GV: Ý nghĩa hằng số điện môi? 
- HS : 
- GV: Xem bảng hằng số điện môi trang 9 cho nhận xét về giá trị của nó so với 1? 
- GV : Hãy nghiên cứu và trả lời câu hỏi C3? 
- HS : 
II. Định luật Cu-Lông – Hằng số điện môi.
1. Định luật Cu-Lông
Nội dung định luật: Lực hút hay lực đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
Biểu thức: 
Trong đó k = 
Đơn vị của các đại lượng:
F: Độ lớn lực cu-lông (N);
r: Khoảng cách giữa hai điện tích(m)
q1, q2: Điện tích, đơn vị đo là culông (C).
2. Tương tác giữa các điện tích điểm trong chất điện môi.
Điện môi: 
Kết quả TN: Trong môi trường điện môi đồng tính lực tương tác giữa các điện tích điểm giảm đi lần.
 Với chân không môi trường thông thường điện môi . Đó hằng số điện môi nó đặc trưng cho tính chất điện của môi trường cách điện đó .
 Ý nghĩa: Hằng số điện môi cho ta biết lực tương tác giữa các điện tích trong điện môi sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không 
 4. Củng cố. 
- Cho HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 9, 10 SGK, qua đó GV nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài
- Ra bài tập vận dụng định luật Cu-lông khi đặt các điện tích trong chân không và trong điện môi có hằng số điện môi 
5. Dặn dò:
- Về nhà làm các bài tập 5, 6, 7, 8 SGK và bài tập SBT
V. RÚT KINH NGHIỆM
1. Nội dung:
2. Phương pháp:
3. Đồ dùng dạy học:
Tiết 2 	Bài 2	Tuần giảng: 1	Tại lớp: 11B2
THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU.
	Qua bài học này giúp các em nắm được một số nội dung kiến thức sau:
1. Về kiến thức:
- Trình bày được nội dung cơ bản của thuyết điện tử. Từ đó trình bày được ý nghĩa của các khái niệm hạt mang điện và vật nhiễm điện.
- Phát biểu được nội dung định luật bảo toàn điện tích.
2. Về kỹ năng:
- Giải thích được tính dẫn điện, cách điện của một chất, ba hiện tượng nhiễm điện của vật.
- Vận dụng giải được các bài tập đơn giản về hiện tượng nhiễm điện.
3. Thái độ
- Yêu thích môn vật lí, tích cực xây dựng bài
II. TRỌNG TÂM
* Nội dung thuyết êlectron:
- Êlectron có thể dời khỏi nguyên tử để đi từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất êlectron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.
- Một nguyên tử ở trạng thái trung hòa có thể nhận thêm êlectron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.
- Một vật nhiễm điện âm khi số êlectron mà nó chứa lớn hơn số điện tích nguyên tố dương (prôtôn). Nếu số êlectron ít hơn số prôtôn thì vật nhiễm điện dương.
Theo thuyết êlectron, vật (chất) dẫn điện là vật (chất) có chứa điện tích tự do (là điện tích có thể dịch chuyển từ điểm này đến điểm khác bên trong vật dẫn, đó là kim loại, dung dịch axit, bazơ, muối. Còn vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa điện tích tự do (như không khí khô, thủy tinh, sứ, cao su).
* Hệ cô lập về điện: Là hệ vật không có trao đổi điện tích với các vật khác ngoài hệ.
* Định luật bảo toàn điện tích: Trong hệ cô lập về điện, tổng đại số của các điện tích là không đổi.
* Giải thích hiện tượng nhiễm điện: 
- Sự nhiễm điện do cọ xát: khi các vật cọ xát, êlectron dịch chuyển từ vật này sang vật khác dẫn tới một vật thừa êlectron và nhiễm điện âm. Còn một vật thiếu êlectron và nhiễm điện dương.
- Sự nhiễm điện do tiếp xúc: Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện thì êlectron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật khác làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.
- Sự nhiễm điện do hưởng ứng: Khi một vật dẫn được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy êlectron tự do trong vật dẫn làm cho một đầu vật dẫn thừa êlectron, một đầu thiếu êlectron. Do vậy, hai đầu của vật dẫn bị nhiễm điện trái dấu.
III. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên:
- Một số thí nghiệm đơn giản về sự nhiễm điện do cọ xát(thanh thuỷ tinh, hay thước nhựa, mảnh lụa, mảnh vải dạ, một số mẩu giấy vụn), Các quả cầu bằng kim loại, máy phat tĩnh điện – Tích điện cho quả cầu.
- Một chiếc điện nghiệm.
2. Học sinh:
- Xem lại nội dung kiến thức tương đương ở chương trình lớp 7- sự nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, trang phục
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Hãy phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông? Nêu rõ đơn vị các đại lượng có trong biểu thức?
Câu 2: Khi đặt các điện tích điểm trong điện môi có hằng số điện môi thì lực tương tác giữa các điện tích lớn hơn hay yếu đi so với khi đặt trong chân không?
Bài mới:
Hoạt động 1( Phút): Tìm hiểu thuyết êlectron
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
GV: Hãy cho biết cấu tạo của nguyên tử? 
HS: ..
- GV: Bình thường điện tích nguyên tử như thế nào?
HS: ..
- GV: Nguyên tử nhận thêm 1e thì nó nhiễm điện gì? Nguyên tử mất đi 1e thì nó nhiễm điện gì?
HS: ..
GV: Yêu cầu HS nêu nội dung thuyết eelectron?
HS: ..
GV: Bổ sung
- Hãy trả lời câu C1?
HS: ..
- Bổ sung
I. Thuyết êlectron.
1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố
a. Cấu tạo nguyên tử: 
b. Điện tích nguyên tố: Là những hạt mang điện có độ lớn điện tích nhỏ nhât: (e), prôtôn
2. Thuyết êlectron.
+ Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích âm và điưện tích dương trong nguyên tử bằng 0 hay các ntử trung hoà về điện.
+ Một ngtử mất đi một số e thì chúng biến thành ion dương. Và ngược lại nguyên tử nhận thêm e thì biến thành ion âm.
+ Khối lượng của e rất nhỏ me = 9,1.10-31 kg nên e rất linh động có thể di chuyển từ vật này sang vật khác, từ ngtử này sang ngtử khác.
+ Vật nhiễm điện âm là vật có dư thừa e, vật nhiễm điện dương vật đó thiếu e.
Hoạt động 2( Phút): Vận dụng thuyết eelectron giải thích 3 hiện tượng nhiễm điện
Hoạt động của GV & HS
Nội dung kiến thức
- GV: Vật cách điện, vật dẫn điện là gì? Hãy lấy ví dụ?
HS: ..
Hai loại này có danh giới rõ rệt hay không? Tại sao?
HS: ..
- GV: Có những cách nòa có thể làm cho vật nhiễm điện? 
- HS: + Do cọ xát.
 + Do tiếp xúc.
 + Do hưởng ứng.
- GV: Hãy dựa vào thuyết eelectron giải thích những sự nhiễm điên trên?
HS: ..
Ø Tích hợp GDMT: 
+ Sơn Tĩnh điện: Công nghệ cao thì tránh được ô nhiễm môi trường
+ Công nghệ lọc khí thải, bụi nhờ tĩnh điện. Làm sạch không khí 
II. Vận dụng.
1. Vật cách điện, vật dẫn điện.
- Vật dẫn điện là vật có chứa các điện tích tự do. ... ường sức điện:
*Khái niệm đường sức điện: Là đường cong do ta vạch ra trong điện trường sao cho tại mọi điểm trên đường cong, vector cường độ điện trường có phương trùng với tiếp tuyến của đường cong tại điểm đó, chiều của đường sức là chiều của vector cường độ điện trường.
 *Đường sức điện do điện tích điểm gây ra:
+ Xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm;
+ Điện tích dương ra xa vô cực;
+ Từ vơ cực kết thúc ở điện tích âm.
b. Điện trường đều
Định nghĩa: Điện trường đều là điện trường có vector cường độ điện trường tại mọi điểm bằng nhau (cùng hướng và cùng độ lớn);
* Đặc điểm: Các đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
4. Nguyên lý chồng chất điện trường: 
IV. Công của lực điện trường - điện thế và hiệu điện thế.
1. Công của lực điện trường:
* Biểu thức: A = qEd
2. Điện thế: VM = ;
3. Hiệu điện thế: UMN = VM- VN = 
4. Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế:
 E = 
V. Tụ điện – năng lượng điện trường
1. Tụ điện: Là hệ thống gồm hai vật dẫn đặt cách điện nhau, hai vật dẫn được gọi là hai bản của tụ điện. Tụ điện phẳng là tụ điện có hai bản tụ là hai bản phẳng, đặt song song với nhau.
2. Các đại lượng đặc trưng của tụ điện:
* Điện dung C của tụ điện được xác định: C(F) = 	
GV: Sử dụng hệ thống cu hỏi gợi ý cho HS hồn thnh bảng tĩm tắt các kiến thức trọng tm.
HS: Dựa vào câu hỏi gợi ý của GV và sự chuẩn bị trước để trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng tóm tắt kiến thức
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
1. Dòng điện – Quy ước chiều của dòng điện:
* Dòng điện: Là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện.
* Quy ước chiều dòng điện: Là chiều chuyển dời có hướng của các hạt mang điện tích dương.
2. Cường độ dòng điện:
a. Định nghĩa: I = , 
b. Dòng điện không đổi:
 I = ,
2. Điện trở của vật đẫn đồng tính, tiết điện đều: R = .
Trong đó, r là điện trở suất của vật dẫn. Điện trở suất phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức: 
3. Đoạn mạch điện trở mắc nối tiếp và song song:
đại lượng
đoạn mạch nối tiếp
đoạn mạch song song
hiệu điện thế
U = U1 + U2 + + Un
U = U1 = U2 = .= Un
Cường độ dòng điện
I = I1 = I2= = In
I = I1 + I2 +.+ In
Điện trở tương đương
Rtđ = R1 + R2 ++ Rn`
4. Hiệu ứng Joule – Lenz : Q = RI2t
=> Công suất toả nhiệt của điện trở: P = RI2.
1. Công và công suất của dòng điện:
+ Công của dòng điện trong khoảng thời gian t được xác định bởi biểu thức: A=qU = UIt.
+ Công suất của dòng điện: P = = UI
2. Định luật Joule – Lenz:
* Nhiệt lượng toả ra trong vật dẫn tuân theo định luật Joule – Lenz: Q = RI2t.
* Cơng suất toả nhiệt:	P = = RI2 
3. Công và công suất nguồn điện:
* Mỗi nguồn điện được đặc trưng bởi suất điện động e và điện trở trong r.
Suất điện động E(đơn vị là Volte) của nguồn điện: E = , trong đó A là công của lực lạ;
* Công và công suất của nguồn điện trong thời gian t chính là công của lực lạ:
	A = q E = E It và P= = E I
4. Định luật Ohm cho toàn mạch:	
Ta dễ dàng rút ra được: I =.
 E = IR + Ir = U + Ir với U là hiệu điện thế mạch ngoài.
MẮC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
Đại lượng
Ghp nối tiếp
Ghp song song
Điều kiện
Các nguồn điện có cùng suất điện động
Suất điện động
Eb = 
E b = E o
Điện trở trong
r = 
r = 
GV: Chia lớp thành 4 nhúm, mỗi nhúm túm tắt về bản chất dũng điện trong một môi trường. Từ đó lập bảng so sánh.
HS: Dựa vào câu hỏi gợi ý của GV và sự chuẩn bị trước để trả lời câu hỏi và hoàn thành bảng túm tắt kiến thức
1. Dòng điện trong kim loại
 - Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do.
 - Trong chuyển động, các êlectron tự do luôn luôn va chạm với các ion dao động quanh vị trí cân bằng ở các nút mạng và truyền một phần động năng cho chúng. Sự va chạm này là nguyên nhân gây ra điện trở của dây dânx kim loại và tác dụng nhiệt. Điện trở suất của kim loại tăng theo nhiệt độ.
 - Hiện tượng khi nhiệt độ hạ xuống dưới nhiệt độ Tc nào đó, điện trở của kim loại (hay hợp kim) giảm đột ngột đến giá trị bằng không, là hiện tượng siêu dẫn.
2. Dòng điện trong chất điện phân
 - Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt và ion âm về anôt. Các ion trong chất điện phân xuất hiện là do sự phân li của các phân tử chất tan trong môi trường dung môi.
 Khi đến các điện cực thì các ion sẽ trao đổi êlectron với các điện cực rồi được giải phóng ra ở đó, hoặc tham gia các phản ứng phụ. Một trong các phản ứng phụ là phản ứng cực dương tan, phản ứng này xảy ra trong các bình điện phân có anôt là kim loại mà muối cẩu nó có mặt trong dung dịch điện phân.
 - Định luật Fa-ra-đây về điện phân.
 với F ≈ 96500 (C/mol)
3. Dòng điện trong chất khí
 - Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dịch có hướng của các ion dương về catôt, các ion âm và êlectron về anôt.
 - Tia lửa điện và hồ quang điện là hai dạng phóng điện trong không khí ở điều kiện thường.
4. Dòng điện trong bán dẫn
- Dòng điện trong bán dẫn tinh khiết là dòng dịch chuyển có hướng của các êlectron tự do và lỗ trống.
 Tuỳ theo loại tạp chất pha vào bán dẫn tinh khiết, mà bán dẫn thuộc một trong hai loại là bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Dòng điện trong bán dẫn loại n chủ yếu là dòng êlectron, còn trong bán dẫn loại p chủ yếu là dòng các lỗ trống.
 Lớp tiếp xúc giữa hai loại bán dẫn p và n (lớp tiếp xúc p – n) có tính dẫn điện chủ yếu theo một chiều nhất định từ p sang n.
4 Củng cố:
- Nhắc lại các phần kiến thức quan trọng vừa ôn tập
 Dặn dò
- Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì
IV. RÚT KINH NGHIỆM
1. Nội dung:
2. Phương pháp:
3. Đồ dùng dạy học:
Tiết 36, 37	Bài 18	Tuần giảng: 19	Tại lớp: 11B1
THỰC HÀNH: KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIỐT BÁN DẪN VÀ ĐẶC TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Biết được cấu tạo của điôt bán dẫn và giải thích tác dụng chỉnh lưu dòng điện của nó.
- Biết cách khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn. Từ đó đánh giá được tác dụng chỉnh lưu của điôt bán dẫn.
- Biết được cấu tạo của tranzito và giải thích được tác dụng khuếch đại dòng điện của nó.
- Biết cách khảo sát tính khuếch đại dòng của tranzito. Từ đó đánh giá được tác dụng khuếch đại dòng của tranzito.
2. Kĩ năng:
- Biết cách lựa chọn, sử dụng các dụng cụ điện, các linh kiện điện thích hợp và mắc chúng thành một mạch điện để tiến hành khảo sát đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại dòng của tranzito.
- Biết cách đo và ghi kết quả đo để lập bảng số liệu hoặc vẽ đồ thị biểu diễn đặc tính chỉnh lưu dòng điện của điôt bán dẫn và đặc tính khuếch đại dòng của tranzito.
3. Thái độ:
- Tự giác, tích cực, có sự yêu thích môn vật lí 
II. TRỌNG TÂM
1. Mục đích thí nghiệm:
- Khảo sát đặc tính chỉnh lưu của điôt và đặc tính khuếch đại của tranzito bằng một mạch đơn giản.
- Vẽ đặc tuyến vôn-ampe của điôt
- Xác định hệ số khuếch đại dòng của mạch tranzito
2. Các bước thực hành:
a. Đối với điôt:
- Khảo sát dòng điện thuận chạy qua điôt
Đo các giá trị U và Ith
- Khảo sát dòng điện ngược chạy qua điôt
Đo các giá trị U và Ing
B. Đối với tranzito:
- Mắc tranzito trong mạch
- Đo các giá trị Ib và Ic
3. Xử lí số liệu và báo cáo:
- Vẽ đồ thị I=f(U) đối với điôt
- Tính đối với tranzito; vẽ đồ thị Ic=f(Ib)
Viết báo cáo trình bày kết quả.
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phổ biến cho học sinh những nội dung cần phải chuẩn bị trước buổi thực hành.
- Kiểm tra các dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài thực hành. Làm thử trước các nội dung thực hành.
2. Học sinh: 
- Đọc kĩ nội dung bài thực hành.
- Chuẩn bị báo cáo thí nghiệm theo mẫu cho sẵn ở cuối bài thực hành.
TIẾT 33:
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH CHỈNH LƯU CỦA ĐIÔT BÁN DẪN
Hoạt động 1: Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
+ Giáo viên gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n-p của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
+ Một học sinh khác nhận xét mối quan hệ giữa U và I khi sử dụng điôt thuận vá điôt ngược và dự đoán đồ thị U(I) trong hai trường hợp.
Hoạt động 2: Giới thiệu dụng cụ đo.
+ Giới thiệu cách sử dụng đồng hồ đa năng hiện số.
+ Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trên hình vẽ 18.3; 18.4 sgk. 
Hoạt động 3 : Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khảo sát dòng điện thuận chạy qua điôt
 Hướng dẫn cách mắc mạch điện như hình 18.3 sgk (chú ý cách đặt thang đo của ampe kế và vôn kế).
 Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc lắp ráp của hs.
 Yêu cầu học sinh cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 đã chuẩn bị.
2. Khảo sát dòng điện ngược chạy qua điôt
 Hướng dẫn cách mắc mạch điện như hình 18.4 sgk (chú ý cách đặt thang đo của ampe kế và vôn kế).
 Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc lắp ráp của hs.
 Yêu cầu học sinh cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 đã chuẩn bị.
 Theo dõi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của thấy cô.
 Lắp ráp thí nghiệm theo nhóm.
 Cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 sgk đã chuẩn bị sẵn.
 Theo dõi các động tác, phương pháp lắp ráp thí nghiệm của thấy cô.
 Lắp ráp thí nghiệm theo nhóm.
 Cho mạch hoạt động, đọc và ghi số liệu vào bảng số liệu 18.1 sgk đã chuẩn bị sẵn.
4. Củng cố:
- Chỉ ra những lỗi HS thường mắc phải
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho phần thực hành tiếp theo.
 TIẾT 34:
III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
A. KHẢO SÁT TÍNH KHUẾCH ĐẠI CỦA TRANZITO
Hoạt động 1 : Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
	+ Giáo viên gọi học sinh nêu tính chất đặc biệt của lớp tiếp xúc n-p-N của chất bán dẫn và nêu nhận xét.
	+ Một học sinh khác nhận xét về cách phân cực cho tranzito (hình 18.7).
	+ Giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm trên hình vẽ 18.8 sgk. 
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn cho học sinh cách mắc tranzito và các thiết bị khác theo sơ đồ hình 18.8 sgk.
 Lưu ý học sinh cách mắc nguồn, điện trở, biến trở.
 Theo dõi, kiểm tra cách mắc của các nhóm.
 Hướng dẫn học sinh thực hiện C5.
 Hướng dẫn học sinh tiến hành bốn bước thí nghiệm như sách giáo khoa.
 Yêu cầu học sinh đọc và ghi số liệu vào bảng.
 Mắc sơ đồ 18.8 theo sự hướng dẫn của thầy cô. Chú ý:
Vị trí của bộ nguồn 6V một chiều, mắc biến trở theo kiểu phân áp, mắc đúng các vị trí của các microampe kế A1, A2.
 Thực hiện C5
 Thực hiện các bước thí nghiệm theo sgk và hướng dẫn của thầy cô.
 Đọc và ghi các số liệu vào bảng số liệu 18.2.
Hoạt động3: Báo cáo thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn mỗi học sinh làm một bảng báo cáo ghi đầy đủ các mục:
+ Họ, tên, lớp
+ Mục tiêu thí nghiệm
+ Cơ sở lí thuyết
+ Cách tiến hành
+ Kết quả
+ Nhận xét
 Làm bảng báo cáo đầy đủ các mục theo hướng dẫn của thầy cô.
 Phần kết quả ghi đầy đủ số kiệu và tính toán vào các bảng như ở các trang 113, 114.
 Nhận xét về: Độ chính xác, nguyên nhân, cách khác phục.
 Thực hiện phần nhận xét và kết luận.
4. Củng cố:
- Chỉ ra những lỗi HS thường mắc phải
- Nhắc lại các kiến thức cơ bản.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị các bài tập cho tiết tiếp theo
V. RÚT KINH NGHIỆM
1. Nội dung:
2. Phương pháp:
3. Đồ dùng dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc