Giáo án Tin học lớp 11 - Bài tập

Giáo án Tin học lớp 11 - Bài tập

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Củng cố những nội dung dã đạt được ở tiết thực hành 1

- Biết sử dụng những thủ tục chuẩn vào/ra

- Biết xác định Input và Output

2. Kĩ năng:

- Bước đầu biết viết được một chương trình đơn giản trên ngôn ngữ Turbo Pascal.

3. Thái độ:

Tự giác, tích cực và chủ động trong làm bài tập và thực hành

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị giáo án giảng dạy.

- Phòng máy, máy chiếu đa năng, cài đặt đầy đủ Turbo Pascal.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Bài tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập 
(Tiết PPCT: 10)
	Ngày soạn: .
	Ngày đăng ký giáo án: .............................
Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Củng cố những nội dung dã đạt được ở tiết thực hành 1
- Biết sử dụng những thủ tục chuẩn vào/ra
- Biết xác định Input và Output
2. Kĩ năng:
- Bước đầu biết viết được một chương trình đơn giản trên ngôn ngữ Turbo Pascal.
3. Thái độ:
Tự giác, tích cực và chủ động trong làm bài tập và thực hành
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị giáo án giảng dạy.
- Phòng máy, máy chiếu đa năng, cài đặt đầy đủ Turbo Pascal.
2. Học sinh:
Sách giáo khoa, bài tập.
III. Tổ chức dạy và học:
1. Hoạt động 1: Rèn luyện kĩ năng cho học sinh phân biệt cách viết các biểu thức trong toán học với trong Pascal
a. Mục tiêu; 
Học sinh viết, chuyển được từ một biểu thức toán học sang biểu thức tương ứng trong Pascal và ngược lại từ Pascal sang toán học
b. Nội dung:
Làm các bài tập 6, 7 (Trang 36 sách giáo khoa)
c. Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
BT6: Hãy viết biểu thức toán học dưới đây trong Pascal
GV: Lưu ý học sinh khi viết biểu thức trong Pascal chỉ sử dụng một loại dấu ngoặc tròn
BT 7: Hãy chuyển các biểu thức trong Pascal dưới đây sang biểu thức toán học tương ứng
a) a/b*2; b) a*b*c/2
c) 1/a*b/c d) b/sqrt(a*a+b)
- HS lên bảng để viết biểu thức
Biểu thức tương ứng sẽ là
M:=(1+z) / ((x+y/z) / (a – 1/(1+x*x*x)));
a) b) 
c) d) 
Hoạt động 2: Rèn kuyện kĩ năng viết và sử dụng các phép toán trong ngôn ngữ lập trình Pascal 
 a) Mục tiêu:
Học sinh vận dụng được các phép toán quan hệ, các phép toán logic vào để giải các bài tập
b) Nội dung:
Làm bài tập 8 sách giáo khoa
c) Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1
1
0
y
x
-1
-1
1
-1
1
0
x
y
BT8: Hãy viết biểu thức locgic cho kết quả true khi toạ độ (x, y)là điểm nằm trong vùng gạch chéo kể cả biên của hình vẽ
((yabs(x) ) or 
(y= abs(x)))
Hoặc
(y =abs(x))
Hoạt động 3: Làm quen với cách viết một chương trình đơn giản
a) Mục tiêu:
- Làm quen với chương trình Pascal đơn giản.
b) Các bước tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
BT9: Hãy viết chương trình nhập số a (a>0) rồi tính và đưa ra diện tích phần được gạch chéo trong hình 3 (kết quả làm tròn đến bốn chữ số thập phân)
GV: Nêu cách tính diện tích hình gạch chéo trong hình đã cho trong toán học thông thường?
Cụ thể công thức tính sẽ là?
Với công thức tính diện tích như thế bài toán sẽ phải khai báo những dữ kiện nào và các dữ kiện đó sẽ nhận kiểu dữ liệu nào?
GV: Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm công việc sau:
Nhóm 1: Viết phần khai báo của chương trình
Nhóm 2: Viết phần nhập dữ liệu
Nhóm 3: Sử dụng câu lệnh gán để tính diện tích của hình gạch chéo
Nhóm 4: Đưa kết quả ra màn hình
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày. Các nhóm khác nhận xét 
 Giáo viên nhận xét và chuẩn hoá lại chương trình
Program Vi_du;
Const Pi = 3.14;
Var s, a: real;
Begin 
 Write (‘Nhap gia tri a (a>0): ’);
 Readln(a);
 S:= a*a*Pi/2;
 Write (‘Dien tich cua phan gach la: ’, s:20:3);
 Readln
End.
HS: trả lời câu hỏi
Diện tích hình gạch chéo sẽ bằng 1/2 diện tích hình tròn tâm O(0,0), bán kính R = a
S = 
Chương trình sẽ phải khai báo các đối tượng sau:
- Giá trị biến a: Real
- Hằng số pi: P = 3,14159
HS thảo luận theo nhóm 
Đại diện các nhóm lên bảng làm phần việc của nhóm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai tap (10).doc