Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 7+8: Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản, soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình - Năm học 2019-2020

Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 7+8: Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản, soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu:

a. Kiến thức:

- Nêu được cấu trúc các thủ tục và ra

- Biết sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

b. kỹ năng:

- Viết được các lệnh vào/ ra trong chương trình

- Viết các chương trình pascal đơn giản

- Sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình pascal.

c. Thái độ:

- Học sinh tích cự tư duy, nghiên cứu, sôi nổi trong bài học.

d. Những phẩm chất năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề.

- Trình bày được cấu trúc các thủ tục vào/ ra.

- Viết được các chương trình pascal đơn giản

- Sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.

B. Chuẩn bị:

GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính cài đặt phần mềm lập trình để minh họa.

HS: SGK, vở ghi, nghiên cứu trước nội dung.

C. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề.

 

docx 6 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 402Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 11 - Bài 7+8: Các thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản, soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 09
Ngày soạn: 12/10/2019
 Ngày dạy:
BÀI 7+8: CÁC THỦ TỤC CHUẨN VÀO/ RA ĐƠN GIẢN, SOẠN THẢO, DỊCH, THỰC HIỆN VÀ HIỆU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH
Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được cấu trúc các thủ tục và ra
Biết sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
 kỹ năng:
Viết được các lệnh vào/ ra trong chương trình
Viết các chương trình pascal đơn giản
Sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình pascal.
Thái độ:
Học sinh tích cự tư duy, nghiên cứu, sôi nổi trong bài học.
d. Những phẩm chất năng lực của học sinh có thể hình thành và phát triển trong dạy học chủ đề.
- Trình bày được cấu trúc các thủ tục vào/ ra.
- Viết được các chương trình pascal đơn giản
- Sử dụng phần mềm pascal để thực hiện soạn thảo, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
B. Chuẩn bị:
GV: SGK, giáo án, máy chiếu, máy tính cài đặt phần mềm lập trình để minh họa.
HS: SGK, vở ghi, nghiên cứu trước nội dung.
C. Phương pháp: Sử dụng phương pháp nêu vấn đề.
D. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ: Không
3.Nội dung bài mới:
Hoạt động 1: Thủ tục Nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
(Thời gian dự kiến 10phút)
Mục tiêu: Nêu được cấu trúc của thủ tục nhập dữ liệu
Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề.
Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Đưa ví dụ
Ví dụ 1: Bài toán tính diện tích hình tròn với bàn kính là R và pi = 3,14
Hãy chỉ ra input và output của bài toán?
HS:
- Input: R, pi=3,14
- Output: tính s
GV: Để tính s hình tròn ta làm thế nào?(áp dụng công thức nào?)
HS: s=pi*R*R
GV: Vậy muốn tính s ta cần có những đại lượng nào?
HS: r và pi
GV pi đã biết chưa
HS: Pi= 3,14
GV: Vậy còn r biết chưa
HS: R chưa biết
GV: R chưa biết vậy bây giờ ta làm thế nào?
HS: Cho giá trị của R
GV: Để cho giá trị R ta có 2 cách 
- Cách 1: gán cho R bằng 1 giá trị cụ thể nào đó
- Cách 2: Nhập cho R một giá trị bất kí từ bàn phím. 
Vậy để nhập giá trị cho R ta làm thế nào?
HS: Sử dụng thủ tục read hoặc readln
GV: Hãy nêu cấu trúc của thủ tục
HS: Nghiên cứu SGK và đưa cấu trúc
GV: Read và readln có gì khác biệt
VD: Nếu ta viết 2 dòng lệnh:
Read(a);
Read(b);
Thì khi chạy chương trình nếu ta nhập 20 10 (enter) thò nó sẽ là 2 giá trị của a,b ( với a=20; b=10). Còn nếu thay bằng 2 lệnh
Readln(a);
Readln(b);
Thì khi thực hiện chương trình, nếu ta nhập 20 10 (enter), thì nó sẽ dừng chương trình và chờ ta nhập thêm 1 số nữa. Vì đối số của readln thứ nhất là biến a sẽ nhận giá trị là 20, nó sẽ bỏ qua hết phần còn lại ( nghĩa là bỏ giá trị 10 ra khỏi bộ nhớ). Do đó b chưa có giá trị và nó chờ bắt ta nhập tiếp. Còn đối với read thì nó sẽ giữ trong bộ nhớ nên đến câu lệnh thứ 2 read(b) nó sẽ lấy giá trị 10 gán cho b
- Thế lên trong trường hợp này ta lên nhập 20(enter)
10 (enter)
Read(danh sách biến vào);
Hoặc readln(danh sách biến vào);
Trong đó:
Danh sách biến vào là tên của 1 hoặc nhiều biến chứa dữ liệu vào ở input của bài toán. Nếu có nhiều biến thì mỗi biến ngăn cách nhau bởi 1 dấu phẩy.
Ví dụ: read (R); hoặc readln(R);
* Lưu ý:
- Khi nhập giá trị cho biến r nhập xong ta nhấn enter để tiếp tục thực hiện lệnh khác của chương trình.
- Nhiều biến thì các giá trị cách nhau 1 dấu cách hoặc một dấu enter
- readln; không tham số dùng để tạm dừng chương trình để chờ nhấn một phím bất kì.
Hoạt động 2: Thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình.
(Thời gian dự kiến 10phút)
a. Mục tiêu: Nêu được cấu trúc của thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình
b. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề.
c. Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Xét tiếp ví dụ 1
Ví dụ 1: Bài toán tính diện tích hình tròn với bàn kính là R và pi = 3,14
Sau khi nhập giá trị cho R xong ta đã tính được S chưa
HS:
Tính được rồi. 
GV: Khi tính s xong kết quả đó sẽ được lưu trữ tạm thời trong bộ nhớ trong.
Vậy ta có nhìn thấy kết quả bằng bao nhiêu không?
HS Không
Vậy làm thể nào để ta có thể nhìn thấy được kết quả?
HS: kết quả phải hiện thị lên màn hình
GV: Vậy để hiển thị kết quả lên màn hình ta làm thế nào?
 HS: Dùng thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình
Write hoặc writeln
GV: Đưa ra cấu trúc của thủ tục?
HS: Đưa cấu trúc
GV: Sự khác biệt giữa write và writeln
- write: Sau khi đưa ra kết quả con trỏ ở vị trí cuối dòng
- writeln: Sau khi đưa ra kết quả con trỏ ở vị trí đầu dòng tiếp theo
GV: Ngoài ra khi biến ra mà chứa kết quả là giá trị thực ta có thể quy định cách hiển thị cho nó.
Write(danh sách kết quả ra: : );
VD: s= 15,258243
Write(s:5: 2); tức là nó dùng 5 ô để lưu trữ giá trị của s trong đó có 2 ô để lưu trữ phần thập phân và kết quả của s sẽ là: 15,25
write(danh sách kết quả ra);
Hoặc writeln(danh sách kết quả ra);
Trong đó:
Danh sách kết quả ra là tên của 1 biến hoặc nhiều biến chứa kết quả của bài toán mà được yêu cầu đi tìm ở output hoặc cũng có thể là dòng thông báo. Nếu nhiều biến thì mỗi biến ngăn cách nhau bởi dẫu phẩy; Còn nếu là dòng thông báo thì phải đưa vào dấu nháy đơn.
* Lưu ý:
- Nếu trong write hoặc writeln vừa có dòng thông báo vừa có biến chứa kết quả thì dòng thông báo và biến được ngăn cách nhau bởi dấu phẩy
VD: để đưa kết quả s ra màn hình :
Write(s); hoặc writeln(s);
Hoặc write(‘dien tich là:’,s);
Hoặc writeln(‘dien tich la:’, s);
Hoạt động 3: soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình.
(Thời gian dự kiến 15phút)
a. Mục tiêu: Sử dụng phần mềm pascal để soạn thảo, dịch, thực hiện và hiệu chỉnh chương trình
b. Phương pháp/ kỹ thuật dạy học.
Sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề.
c. Tiến trình tổ chức:
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
GV: Viết hoàn thiện chương trình tính diện tích hình tròn với bán kính R và pi =3,14?
GV: Yêu cầu hs khác nhận xét
GV: nhận xét
GV: Để nhập chương trình vào trong máy tính thì ta phải sử dụng phần mềm pascal.
- Muốn sử dụng phần mềm pascal thì trên máy tính của chúng ta phải cài đặt phần mềm này.
Để cài đặt cần có bộ cài free pascal.
GV: Hướng dẫn 
- Giới thiệu về giao diện phần mềm và một số chức năng cần thiết.
- Yêu cầu hs soạn thảo chương trình tính diện tích hình tròn.
- Để lưu chương trình vào file/save hoặc save as
- Yêu cầu hs lưu chương trình
- Hướng dẫn hs kiểm tra lỗi chương trình bằng cách vào compile/comple (alt+F9).
- Để thực hiện chương trình vào Run/run(ctrl+ F9)
Program tinhdientichhinhtron;
Uses crt;
Const pi= 3.14;
Var R,s: real;
Begin
Read(R);
S:=Pi*R*R;
Write(‘dien tich la:’,s:5:2);
Readln;
End. 
- quan sát và ghi bài
- lên bảng thực hiện soạn thảo chương trình.
- Lưu chương trình, kiểm tra lỗi và thực hiện
- Các hs khác quan sát
HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
Ôn lại bài học hôm nay
Làm bài tập
Bài 1: Viết chương trình tính giá trị biểu thức y= asinx+ bx+ c.
Bài 2: Viết chương trình tính diện tích và chu vi tam giá khi biết độ dài các cạnh là a, b, c?
Thanh Hà, ngày tháng năm 2019
	ĐÃ KIỂM TRA
	Trần Văn Bằng

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_11_bai_78_cac_thu_tuc_chuan_vao_ra_don_g.docx