Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 27: Phản xạ toàn phần

Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 27: Phản xạ toàn phần

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Trình bày được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Phân biệt được phản xạ toàn phần và phản xạ một phần.

- Giải thích được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: sợi quang và cáp quang.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng giải thích một số hiện tượng như: ảo ảnh, ảo giác .

- Giải một số bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.

II. CHUẨN BỊ

 

docx 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý khối 11 - Bài 27: Phản xạ toàn phần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 27
PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
MỤC TIÊU
Kiến thức
Trình bày được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
Nêu được điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
Phân biệt được phản xạ toàn phần và phản xạ một phần.
Giải thích được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: sợi quang và cáp quang.
Kỹ năng:
Vận dụng giải thích một số hiện tượng như: ảo ảnh, ảo giác.
Giải một số bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Thiết kế bài giảng điện tử và chuẩn bị các thiết bị thí nghiệm .
Học sinh
Ôn lại bài khúc xạ ánh sáng và đọc bài học trước khi tới lớp.
TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động 1: Ổn định lớp học, kiểm tra bài cũ
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Tạo tâm thế sẵn sàng cho học sinh.
-Đặt câu hỏi kiểm tra bài cũ:
??Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng? Hãy phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?
- Giới thiệu một số hiện tượng ảo ảnh sảy ra trong tự nhiên, dẫn dắt vào bài học.
-Ổn định lớp
-Trả bài cũ
1. Hiện tượng tia sáng bị đổi hướng khi đi qua mặt phân cách của hai môi trường trong suốt nhất định được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2.Định luật:
-Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới ( tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
- Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sin r) luôn không đổi:
sin isinr=hằng số
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự truyền ánh sáng vào môi trường chiết quang kém hơn.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Yêu cầu một học sinh lên bảng làm thí nghiệm: chiếu ánh sáng tới với những góc tới khác nhau từ môi trường có chiết quang hơn n1 vào môi trường có chiết quang kém n2.(n2<n1)
-Yêu cầu học sinh quan sát và nêu hiện tượng sảy ra với chùm tia khúc xạ và chùm tia phản xạ, điền các kết luận vào bảng kết quả.
-Một học sinh lên làm thí nghiêm, các học sinh ở dưới quan sát TN.
-Nêu hiện tượng sảy ra.
Khi i nhỏ: Chùm tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến so với tia tới, rất sáng ; chùm tia phản xạ rất mờ.
Khi i = igh: Chùm tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách, rất mờ; chùm tia phản xạ rất sáng.
Khi i>igh: Chùm tia khúc xạ không còn, chùm tia phản xạ rất sáng.
-Hiện tượng sảu ra trong trường hợp i>igh được gọi là hiện tượng phản xạ toàn phần và góc igh được gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần
Hoạt động 3: Tìm hiểu về hiện tượng phản xạ toàn phần
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
??Từ những thí nghiệm và kết luận ở trên, hãy nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần?
?? Nếu n1<n2 thì có hiện tượng phản xạ toàn phần hay không?
?? Từ kết luận đã nêu, hãy nêu các điều kiện để hiện tượng phản xạ toàn phần sảy ra.
-Nêu định nghĩa phản xạ toàn phần
-Trả lời câu hỏi của giáo viên.
-Nêu các điều kiện để hiện tượng phản xạ toàn phần sảy ra.
1.Định nghĩa: Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, sảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
2.Điều kiện sảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần:
-Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường có chiết quang kém hơn.
- Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
-Giới thiệu về cáp quang và cấu tạo của nó.
- Yêu cầu học sinh đọc SGK và nêu công dụng của cáp quang.
?? Tại sao cáp quang lại có những công dụng đó?
-Đọc SGK và nêu công dụng của cáp quang.
-Dựa vào hiện tượng tượng phản xạ toàn phần, giải thích công dụng của cáp quang.
1.Cấu tạo của cáp quang: Gồm 2 phần:
-Lõi bằng thủy tinh siêu sạch chiết suất n1 
-Võ bằng thủy tinh có chiết suất n2 < n1 .
2.Công dụng:
-Truyền tín hiệu trong thông tin và nội soi.
Hoạt động 5: Củng cố bài học
Hoạt động cảu giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-Yêu cầu học sinh tóm tắt lại các kiến thức đã học.
- Gợi ý và yêu cầu học sinh giải thích hiện tượng ảo giác đã nêu ra ở đầu giờ học.
-Tóm tắt các kiến thức đã học.
- Giải thích hiện tượng ảo giác
-Hiện tượng ảo giác sảy ra là do sự phản xạ toàn phần của ánh sáng ở mặt phân cách giữa các lớp không khí có các chiết suất khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan xa toan phan.docx