Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình.

- Biết được chức năng của lệnh gán.

- Biết được cấu trúc của lệnh gán và một số hàm chuẩn thông dụng trong ngôn ngữ lập trình Pascan.

2. Kĩ năng:

-Viết được lệnh gán

- Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Giáo viên:

- Giáo án giảng dạy

- Máy tính, máy chiếu

2. Học sinh:

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 6018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học lớp 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6: phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
(Tiết PPCT: 6)
	Ngày soạn: 
	Ngày đăng ký giáo án: ..........................
Người duyệt giáo án (TTCM duyệt, BGH duyệt):
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được các phép toán thông dụng trong ngôn ngữ lập trình. 
- Biết diễn đạt một biểu thức trong ngôn ngữ lập trình. 
- Biết được chức năng của lệnh gán. 
- Biết được cấu trúc của lệnh gán và một số hàm chuẩn thông dụng trong ngôn ngữ lập trình Pascan. 
2. Kĩ năng:
-Viết được lệnh gán
- Viết được các biểu thức số học và logic với các phép toán thông dụng
II. Đồ dùng dạy học:
1. Giáo viên:
- Giáo án giảng dạy
- Máy tính, máy chiếu
2. Học sinh:
II. Hoạt động dạy - học
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số phép toán số học
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết được tên các phép toán, kí hiệu của các phép toán và cách sử dụng của các phép toán đối với mỗi kiểu dữ liệu. 
b. Nội dung: 
- Các phép toán số học: + - * / DIV MOD
- Các phép toán quan hệ: , >=,=, . Dùng để so sánh hai đại lượng, kết quả của các phép toán này là True hoặc False.
- Các phép toán Logic: NOT OR AND, thường dùng để tạo các biểu thức logic từ các biểu thức quan hệ đơn giản. 
c. Cách tiến hành:
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
1. Phép toán
GV: Toán học sử dụng những phép toán nào?
GV: Tất cả chúng có được dùng trong NNLT hay không?
Chỉ được dùng một số phép toán trong NNLT còn một số phép phải xây dựng từ các phép toán khác
VD: Phép luỹ thừa không phải ngôn ngữ nào cũng viết được
GV: Mỗi ngôn ngữ khác nhau lại có cách kí hiệu phép toán khác nhau
GV: Y/c học sinh nghiên cứu SGK và cho biết nhóm các phép toán
Ta xét các khái niệm này trong ngôn ngữ Pascal
H: Phép div, mod sử dụng cho những kiểu dữ liệu nào?
H: Kết quả của phép toán quan hệ (so sánh) cho ta giá trị kiểu gì?
Nghe giảng
Suy nghĩ, trả lời
Các phép toán: cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy số nguyên, chia lấy số dư, so sánh
Suy nghĩ, trả lời
HS: Đưa ra một số phép toán đã biết trong toán học.
 Nghiên cứu SGK, trả lời
Phép toán số học
+ Với số nguyên: +, -, * (nhân), div (chia lấy nguyên), mod (chia lấy dư)
+ Với số thực: +, -, *, / (chia)
- Các phép toán quan hệ: , ³, 
- Các phép toán logic: NOT (phủ định), OR (hoặc), AND (và)
Suy nghĩ, trả lời
Chỉ sử dụng được cho số nguyên
Suy nghĩ, trả lời
Cho kết quả là một giá trị logic (True hoặc False) 
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm biểu thức
a. Mục tiêu: 
- HS biết khái niệm về biểu thức số học, biểu thức quan hệ và biểu thức logic. Biết cách xây dựng các biểu thức đó. 
- Biết được một số hàm số học chuẩn trong lập trình. 
b. Nội dung:
* Biểu thức số học
- Biểu thức số học là biểu thức nhận được từ các hằng số, biến số và hàm số liên kết với nhau bằng các phép toán số học. 
- Thứ tự thực hiện biểu thức số học: trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau. Trong dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải theo thứ tự của các phép toán: nhân, chia, chia lấy nguyên, chia lấy dư thực hiện trước và các phép toán cộng, trừ thực hiện sau. 
- Hàm số học chuẩn thông dụng. 
Hàm
Kiểu đối số
Kiểu hàm số
Bình phương: SQD(X)
I hoặc R
Theo kiểu của đối số
Căn bậc hai: SQRT(X)
I hoặc R
R
Giá trị tuyệt đối: ABS(X)
I hoặc R
Theo kiểu của đối số
Sin(X)
I hoặc R
R
Cos(X)
I hoặc R
R
Logarit tự nhiên Lnx In(x)
I hoặc R
R
Luỹ thừa của số e ex exp(x)
I hoặc R
R
* Biểu thức quan hệ
- Hai biểu thức có cùng kiểu dữ liệu được liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ cho ta một biểu thức quan hệ. 
- Thứ tự thực hiện: 
	+ Tính giá trị các biểu thức.
	+ Thực hiện phép toán quan hệ. 
* Biểu thức logic
- Các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán logic ta được biểu thức logic. Biểu thức logic đơn giản là giá trị True hoặc False. 
c. Các bước tiến hành: 
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
1. Biểu thức số học
H: Trong toán học biểu thức là gì? 
H: Y/c học sinh đưa khái niệm biểu thức trong lập trình?
GV: Cách viết các biểu thức này trong lập trình có giống cách viết trong toán học?
GV: Phân tích các ý kiến của học sinh.
GV: Đưa ra một số biểu thức trong toán học và yêu cầu các em viết chúng trong ngôn ngữ Pascal
2a+5b+c
H: Qua VD và nghiên cứu SGK cho biết cách viết biểu thức và thứ tự thực hiện phép toán trong lập trình
GV: Cách viết biểu thức phụ thuộc vào cú pháp từng ngôn ngữ lập trình
2. Hàm số học chuẩn
GV: Đặt câu hỏi, muốn tính X2 ta viết như thế nào?
GV: Vậy muốn tính , Sin x, cos x,  ta làm như thế nào?
Để tính các giá trị đó người ta xây dựng sẵn một số đơn vị chương trình giúp người lập trình tính toán nhanh các giá trị thông dụng
- Treo tranh chứa bảng một số hàm chuẩn, yêu cầu học sinh điền thêm các thông tin như chức năng của hàm, kiểu của đối số và kiểu của hàm số. 
H: Cho biết cách viết một hàm như thế nào?
H: Kết quả của hàm phụ thuộc vào yếu tố nào?
- Đối số là một hay nhiều biểu thức số học đặt trong dấu ngoặc () sau tên hàm
- Bản thân hàm cũng có thể coi là biểu thức số học và có thể tham gia vào biểu thức như toán hạng bất kì
Đối với các hàm chuẩn, cần quan tâm đến kiểu của đối số và kiểu của giá trị trả về
VD: sin thì được đo bằng độ hay radian
3. Biểu thức quan hệ
Khi hai biểu thức số học liên kết với nhau bằng một phép toán quan hệ ta được một biểu thức mới, biểu thức đó gọi là biểu thức gì? 
- Hãy lấy một ví dụ về biểu thức quan hệ? 
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc chung của biểu thức quan hệ?
- Thứ tự thực hiện của biểu thức quan hệ?
- Để thực hiện được phép quan hệ thì các biểu thức phải thoả mãn điều kiện gì?
- Cho biết kết quả của phép toán quan hệ thuộc kiểu dữ liệu nào đã học?
4. Biểu thức logic
Các biểu thức quan hệ được liên kết với nhau bởi phép toán logíc được gọi là biểu thức logic. 
- Hãy cho một ví dụ về biểu thức lo gic?
- Trong toán học, ta có biểu thức 5<=x<=11, hãy biểu diễn biểu thức này trong ngôn ngữ lập trình. 
- Thứ tự thực hiện biểu thức logic. 
- Kết quả của biểu thức logic có kiểu dữ liệu là gì?
- Treo tranh có chứa bảng chân trị của a và b, yêu cầu học sinh điền giá trị cho A and B; A or B; not A. 
Suy nghĩ, trả lời
HS: Đưa ra khái niệm
- Là một dãy các phép toán: +, -, *, /, div, mod từ các hằng, biến kiểu số và các hàm
- Dùng cặp dấu () để quy định trình tự tính toán
HS: Đưa ra ý kiến
Suy nghĩ và làm VD
2*a+5*b+c
x*y/(2*z)
((x+y)/(1(2/z)))+(x*x/(2*z))
Thứ tự thực hiện các phép toán
- Trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau.
- Nhân chia trước cộng trừ sau
- Giá trị của biểu thức có kiểu là kiểu của biến hoặc hằng có miền giá trị lớn nhất trong biểu thức
HS: Đưa ra: có thể viết là X*X
HS: Chưa biết cách tính
- Quan sát tranh vẽ, nghiên cứu SGK và lên bảng điền tranh.
Suy nghĩ, trả lời
- Cách viết: Tên_hàm (Đối số)
- Kết quả của hàm phụ thuộc vào kiểu của đối số
- Gọi là biểu thức quan hệ
2*a<b
Có dạng sau: 
- Tính giá trị các biểu thức. Sau đó thực hiện phép toán quan hệ.
- Biểu thức 1 và biểu thức 2 phải cùng kiểu
- Kết quả của biểu thức quan hệ thuộc dữ liệu kiểu logic (True hoặc False)
Chú ý theo dõi dẫn dắt của giáo viên và suy nghĩ để trả lời. 
- Ví dụ: (A>B) or ((X +1)2) and ((3+2)<7).
- Biểu thức trong ngôn ngữ lập trình: (5<=x) and (x<=11).
+ Thực hiện các biểu thức quan hệ. 
+ Thực hiện các phép toán logic.
- Kết quả kiểu logic. 
- HS suy nghĩ và trả lời bằng cách điền vào bảng. 
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu lệnh gán. 
a. Mục tiêu: 
- HS biết chức năng của lệnh gán trong lập trình. Biết cấu trúc chung của lệnh gán trong ngôn ngữ Pascal. Viết được lệnh đúng khi lập trình. 
b. Nội dung: 
- Lệnh gán dùng để tính giá trị của biểu thức và chuyển giá trị đó vào một biến. 
- Cấu trúc: tên_biến:= biểu_thức;
- Sự thực hiện của máy: 
	+ Tính giá trị của biểu_thức. 
	+ Đặt giá trị vào tên_biến. 
c. Các bước tiến hành. 
hoạt động của giáo viên
hoạt động của học sinh
Lệnh gán là cấu trúc cơ bản nhất của mọi ngôn ngữ lập trình, thường dùng để gán giá trị cho biến
Mỗi NNLT có những cách viết câu lệnh gán khác nhau
- Giới thiệu một ví dụ về lệnh gán trong Pascal như sau: 
 x:=4+8;
- Giải thích: Lấy 4 cộng 8, đem kết quả đặt vào trong x. Ta được x bằng 12. 
- Hỏi: Hãy cho biết chức năng của lệnh gán?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết cấu trúc chung của lệnh gán trong ngôn ngữ Pascal. 
Cần lưu ý: biểu thức phải phù hợp với tên biến. Nghĩa là kiểu của tên biến phải cùng kiểu với kiểu của biểu thức hoặc phải bao hàm kiểu kiểu biểu thức.
- Hãy cho ví dụ để tính nghiệm của phương trình bậc 2. 
- Giới thiệu thêm ví dụ cho chương trình
Var i,z:integer;
Begin
z:=4
i:=6
z:=z-1;
i:=i+1;
writeln (‘i=’,i);
writeln (‘z=’,z);
readln;
End.
- Hỏi: Chương trình in ra màn hình giá trị bằng bao nhiêu?
- Thực hiện chương trình để HS kiểm nghiệm kết quả tự suy luận.
- Quan sát ví dụ và suy nghĩ để trả lời. 
+ Tính giá trị của biểu thức. 
+ Gán giá trị tính được vào tên một biến. 
Cấu trúc:
 := ;
X2 := (-b + sqrt(b*b – 4*a*c)/(2*a);
- In ra màn hình: z=3 và i=7.
- Quan sát kết quả của chương trình. 
.
IV. Củng cố :
1. Những nội dung đã học
- Các phép toán trong TB Pascal: số học, quan hệ và logíc.
- Các biểu thức trong TB Pascal: số học, quan hệ và logíc. 
- Cấu trúc lệnh gán trong TB Pascal: tên_biến: = biểu_thức. 
2. Câu hỏi và bài tập về nhà. 
- Làm các bài tập 5, 6, 7, 8, sách giáo khoa, trang 35, 36. 
- Xem phụ lục A, sách giáo khoa trang 121: Một số phép toán thường dùng và giá trị ghép toán logic.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 6(6).doc