I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Học sinh hiểu được chương trình là sự mô tả thuật toán bằng một NNLT. Học sinh biết cấu trúc chung và các thành phần trong cấu trúc của một chương trình Pascal.
2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số chương trình mẫu viết sẵn
Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC
Tổ chức lớp: Ổn định, kiểm diện
Kiểm tra bài cũ:
- Giáo viên kiểm tra việc làm bài tập về nhà của một số học sinh
- Giáo viên giải đáp ngắn một số thắc mắc chung của học sinh trong bài tập về nhà.
Bài mới:
Hoạt động1. Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình
Ngày soạn : 06/09/2008 Tiết 4 Tuần dạy : 05 CHƯƠNG II. CHƯƠNG TRÌNH ĐƠN GIẢN §3. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức: Học sinh hiểu được chương trình là sự mô tả thuật toán bằng một NNLT. Học sinh biết cấu trúc chung và các thành phần trong cấu trúc của một chương trình Pascal. 2. Kỹ năng: Học sinh nhận biết được các phần của một chương trình đơn giản. II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, một số chương trình mẫu viết sẵn Học sinh: Đọc trước bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC Tổ chức lớp: Ổn định, kiểm diện Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra việc làm bài tập về nhà của một số học sinh Giáo viên giải đáp ngắn một số thắc mắc chung của học sinh trong bài tập về nhà. Bài mới: þ Hoạt động1. Tìm hiểu cấu trúc chung của chương trình Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Học sinh nghe câu hỏi, suy nghĩ và trả lời theo hiểu biết Các học sinh bổ sung ý kiến Nghiên cứu SGK, thảo luận, trả lời Cấu trúc của một chương trình gồm 2 phần: [] Đặt vấn đề: Khi làm một bài tập làm văn em thường viết mấy phần? Các phần này có thứ tự không? Tại sao phải chia như vậy? Từ ví dụ trên giáo viên dần: Một CT viết bằng NNLT bậc cao gồm những phần nào? Yêu cầu học sinh đọc SGK và trả lời Phát vấn: Trong các phần đã nêu, phần nào bắt buộc phải có? Giáo viên tổng kết, ghi cấu trúc CT lên bảng þ Hoạt động 2. Tìm hiểu các thành phần trong cấu trúc chương trình Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Học sinh quan sát chương trình minh hoạ (* chuong trinh doi inch ra cm *) Program inch_cm; Uses crt; Const i = 2.54; Var a, c: real; Begin Clrscr; Write(‘ Nhap vao mot so:’); Readln(a); c:= a*i; Write(a,’inch = ’,c,’ cm’); Readln; End. Học sinh thực hiện các yêu cầu, nhận xét, bổ sung các ý kiến của bạn. Giáo viên minh hoạ hình bảng phụ chứa CT mẫu “CT đổi inch ra cm” Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, thảo luận và cho biết: Phần khai báo và phần thân của CT Trong phần khai báo có những khai báo nào? Phần thân chương trình có cấu trúc như thế nào? Hãy chỉ ra các từ khoá, tên chuẩn, tên hằng, biến trong CT Chỉ ra các loại hằng có trong chương trình. Giáo viên tổng kết các thành phần có trong phần khai báo và phần thân. þ Hoạt động 3. Vận dụng Hoạt động của học sinh Hoạt động của giáo viên Quan sát 2 chương trình, xác định các thành phần Chương trình 1: #include Void main() { Printf(“ Moi ban lam quen voi C++”); } Chương trình 2: Begin Writeln(‘ Moi ban lam quen voi Pascal’); Readln; End. Minh hoạ bằng bảng phụ 2 chương trình được viết trên NNLT C++ , Pascal Yêu cầu học sinh quan sát, tìm hiểu chương trình và xác định các thành phần có trong 2 chương trình Giáo viên chỉ định học sinh trả lời Giáo viên nhận xét, tổng kết ngắn các thành phần trong cấu trúc chương trình Củng cố: Giáo viên đặt các câu hỏi, học sinh trả lời, giáo viên tóm tắt lại nội dung Cấu trúc chương trình trong ngôn ngữ lập trình gồm những thành phần nào? Cho biết các thành phần có thể có trong mỗi phần đã nêu. Hướng dẫn về nhà: Trả lời câu hỏi 1/35 SGK Làm bài tập 2.1, 2.2 SBT Đọc trước bài 4, 5: Một số kiểu DL chuẩn; Khai báo biến Rút kinh nghiệm: ----------9¥:----------
Tài liệu đính kèm: