Giáo án Tin học 11 - Tiết 29 - Bài 12: Kiểu xâu (tiết 2)

Giáo án Tin học 11 - Tiết 29 - Bài 12: Kiểu xâu (tiết 2)

1. Kiến Thức

Hiểu các thủ tục và hàm khi làm việc với xâu.

2. Kỹ năng

Sử dụng được các thủ tục và hàm khi làm việc với xâu.

3. Thái độ

 - Hứng thú trong học tập.

 - Tích cực tìm hiểu kiến thức mới.

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp;

- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Thiết bị dạy học: phiếu học tập, bảng phụ.

- Học liệu: SGK.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV;

- Chuẩn bị bảng phụ.

 

doc 5 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1014Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Tiết 29 - Bài 12: Kiểu xâu (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:30/1/2020
Tiết: 29
	Bài 12. KIỂU XÂU (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến Thức 
Hiểu các thủ tục và hàm khi làm việc với xâu.
2. Kỹ năng
Sử dụng được các thủ tục và hàm khi làm việc với xâu.
3. Thái độ
 - Hứng thú trong học tập.
 - Tích cực tìm hiểu kiến thức mới.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua việc trao đổi, thảo luận lựa chọn giải pháp;
- Năng lực tự học và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã lựa chọn.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Thiết bị dạy học: phiếu học tập, bảng phụ.
- Học liệu: SGK.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị các nội dung liên quan đến bài học theo sự hướng dẫn của GV;
- Chuẩn bị bảng phụ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra bài cũ.
3. Tiến trình bài học
A. KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG 1. Bài toán nêu vấn đề (5 phút)
(1) Mục tiêu: Tạo sự tò mò, muốn tìm hiểu những kiến thức mới về các thủ tục và hàm thông dụng về xâu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Bảng phụ.
(5) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
- GV cho 2 xâu ví dụ: A:= ‘lop 11A7’; B := ‘Lop 11A6’;
- Để xâu A trở thành xâu B ta cần phải thực hiện những thao tác nào?
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ
- Dự đoán câu trả lời của học sinh:
+ Cần phải in hoa kí tự ‘l’; Xóa kí tự ‘7’ trong xâu A; Chèn thêm kí tự ‘6’ vào xâu A;
Bài toán: A= “lop 11A7”; B= “Lop 11A6”;
Để xâu A trở thành xâu B, cần thực hiện những thao tác nào?
Bước 2. Quan sát và hướng dẫn HS
- GV khuyến khích học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
Câu 1: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV.
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV đặt câu hỏi: Vậy khi muốn thực hiện các thao tác: xóa, chèn, in hoa,...xâu thì ta sẽ thực hiện như thế nào? Ở tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu các hàm để thực hiện các thao tác: xóa, chèn, sao chép, in hoa, tính độ dài xâu.
 Bước 3. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS lắng nghe.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 1. Tìm hiểu các hàm và thủ tục xử lý xâu. (20 phút)
(1) Mục tiêu: Hiểu một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại - phát hiện/ Vấn đáp – tìm tòi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, bảng phụ, phiếu học tập.
(5) Sản phẩm: Phần trình bày của mỗi nhóm và các câu hỏi của các nhóm dành cho nhóm trình bày.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Yêu cầu các nhóm bốc thăm hàm/thủ tục. Yêu cầu các nhóm thống nhất lại các kiến thức cần thuyết trình.
- Khi một nhóm thuyết trình nhóm khác có quyền đặt câu hỏi nếu không hiểu một vấn đề nào đó.
- Thang điểm cho các nhóm: 
+ Kiến thức đúng: 5 điểm;
+ Cách diễn đạt: 3 điểm;
+ Trả lời câu hỏi của các bạn: mỗi câu 1 điểm;
+ Đặt câu hỏi hay: 1 điểm mỗi câu.
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm thống nhất kiến thức và cử người lên thuyết trình cho lớp hiểu.
- Dự đoán câu hỏi của học sinh:
+ Kết quả của hàm S2.Insert(6,s1) là gì?
+ s2.length()=?
 Kết quả = 7
2. Các thao tác xử lý xâu
a. Phép ghép xâu
b. Các phép so sánh xâu
c. Hàm erase
Cú pháp : st.erase( vt, n)
thực hiện việc xóa n kí tự của biến xâu st bắt đầu từ vị trí vt.
Ví dụ1: s:= “mon Tin hoc”
st.erase(0, 4)" ‘Tin hoc’ 
d. Hàm insert
Cú pháp: s2.Insert(vt, s1): Chèn xâu s1 vào s2 bắt đầu từ vị trí vt. 
Ví dụ 1: 
S1=“A”; 
S2= “Lop 117” ;
S2.Insert(6,s1)"
“Lop 11A7”
e. Hàm assign
Cú pháp: 
assign(S, vt,N): tạo xâu gồm N kí tự liên tiếp bắt đầu từ vị trí vt của xâu S.
Vd1: s= “Truong THPT MT”
S1.assign(S,7,6)" “THPT MT”
f. Hàm length()
Cú pháp: S.length(): cho biết giá trị độ dài của xâu S.
Vd1: Cho xâu 
s= “hoc tap”;
s.length() = 6
g. Hàm find
Cú pháp: s2.find(s1,vt )
Cho vị trí xuất hiện đầu tiên của xâu s1 trong xâu s2 bắt đầu tìm từ vt nếu không thấy sẽ tra về kq là -1.
Vd1: s1= “hoc Tin hoc”, s2= “hoc”
 s2.find(s1,0 ) = 0
h. Hàm substr
Cú pháp: s1.substr(vt,n)
Sao chép tạo ra xâu mới từ vt số lượng kí tự là n nếu n>s1.length() thì sao chép cả xâu s1 bắt dầu từ vt.
Vídụ: s1=”truong thptmt”;
 S2=s1.substr(0,6) " “truong”
Bước 2. Quan sát và hướng dẫn HS
- GV các nhóm thảo luận thống nhất ý kiến, mạnh dạng thuyết trình, đặt câu hỏi.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận nhóm, thuyết trình, đặt câu hỏi.
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV nhận xét cho điểm lần lượt từng nhóm sau khi nhóm thuyết trình xong.
- GV đặt câu hỏi dự đoán nếu không có nhóm nào đặt câu hỏi đó.
 Bước 3. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS thực hiện thuyết trình, đặt câu hỏi cho nhóm bạn.
C. VẬN DỤNG
HOẠT ĐỘNG 1. Bài tập (5 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện một số thao tác xử lý xâu đơn giản.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại - phát hiện/ Vấn đáp – tìm tòi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, phiếu học tập.
(5) Sản phẩm: Bài tập được làm trên phiếu học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
- Treo bảng phụ đề bài tập, yêu cầu học sinh tự làm vào phiếu học tập. 
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ làm bài tập.
- Dự đoán câu trả lời của học sinh.
a. 1.
b. “La bay bay”.
c. “hoc hoc nua hoc mai”.
d. 15.
* Bài tập
a. Cho xâu S1 = “hoc hoi”; s2 = “o”; find(s2, 0) = ?
b. S= “La vang bay bay”; s.erase(3,5) à
c. S1 = “hoc ”; s2= “hoc nua hoc mai”; 
s1.Insert(4, s2) à
d. S1 = “hoc nua hoc mai”; s1.Length() = 15
Bước 2. Quan sát và hướng dẫn HS
- GV quan sát nhắc nhở học sinh làm bài tập vào phiếu học tập.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ làm bài tập.
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập.
- Thu 4 bài của 4 hs chấm điểm lấy điểm kiểm tra miệng.
 Bước 3. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS lên bảng làm bài tập.
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG: Giới thiệu để học sinh tìm hiểu thêm, tiết thực hành sẽ viết chương trình trên máy.
HOẠT ĐỘNG 1. Bài toán mở rộng (10 phút)
(1) Mục tiêu: Giúp học sinh mở rộng kiến thức về sử dụng hàm và thủ tục.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật: Đàm thoại, phát hiện vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, phiếu học tập.
(5) Sản phẩm: Bài làm của các nhóm trên phiếu học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Bước 1. GV giao nhiệm vụ
- Đưa ra yêu cầu bài toán.
- GV đặt câu hỏi gợi ý: Để thay thế tất cả cụm kí tự ‘anh’ thành cụm kí tự ‘em’ ta cần thực hiện những thao tác nào?
- Yêu cầu các nhóm dựa vào các câu hỏi gợi ý, thảo luận viết chương trình trên vào bảng phụ.
Bước 1. HS nhận nhiệm vụ
- Các nhóm thảo luận tự trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên để viết chương trình trên bảng phụ.
- Dự đoán câu trả lời của học sinh:
+ Cần thực hiện các thao tác:
Khai báo biến xâu, biết lưu vị trí;
Nhập xâu;
Tìm vị trí của tất cả các xâu ‘anh’ có trong xâu vừa nhập;
Xóa xâu ‘anh’ và chèn xâu ‘em’ vào vị trí vừa xóa xâu ‘anh’.
Đưa xâu kết quả ra màn hình.
Bài toán ví dụ 2: Viết chương trình nhập vào từ bàn phím một xâu. Thay thế tất cả cụm kí tự “anh” bằng cụm kí tự “em”.
#include 
using namespace std;
int vt;
string s,s1;
int main()
{
 cout<<"moi nhap xau can thay the=";
 getline(cin,s);
 vt=-1;
 while(s.find("anh",0)!=-1)
 {
 vt=s.find("anh",0);
 s=s.erase(vt,3);
 s=s.insert(vt,"em");
 }
 cout <<s;
 return 0;
} 
Bước 2. Quan sát và hướng dẫn HS
- GV quan sát HS thực hiện các yêu cầu/trả lời các câu hỏi.
- GV khuyến khích các nhóm trao đổi, thảo luận.
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc theo nhóm.
Bước 3. GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức 
- GV yêu cầu 1 nhóm nêu kết quả, các nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm/câu trả lời của hoạt động.
 Bước 3. Báo cáo, góp ý, bổ sung để hoàn thiện
- HS cử đại diện trình bày đáp án của nhóm.
- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn.
4. Củng cố và dặn dò. (5 phút)
a. Củng cố
- Nhấn mạnh đối với thủ tục delete, hàm copy, thủ tục insert: vt là vị trí bắt đầu thực hiện thao tác;
- Các hàm trên kiểu xâu cho kết quả là một giá trị cụ thể là số, kí tự, hoặc xâu;
- Các thủ tục trên kiểu xâu làm thay đổi xâu;
- Hàm upcase chỉ in hoa 1 kí tự, không in hoa xâu.
b. Dặn dò
- Học bài.
- Viết chương trình cho bài toán mở rộng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Mỹ Tho, ngày.....tháng.....năm.......
 KÍ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_11_tiet_29_bai_12_kieu_xau_tiet_2.doc