Giáo án Tin học 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Nguyễn Đình Thọ

Giáo án Tin học 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Nguyễn Đình Thọ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Kiến thức

- Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học

- Hiểu lệnh gán

2. Kỹ năng

- Viết được lệnh gán

- Viết được biểu thức số học và logíc với các phép toán thông dụng

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY – HỌC

1. Phương pháp:

Đàm thoại, quan sát và thuyết trình

2. Phương tiện

Giáo viên: Giáo án, SGK và đồ dùng dạy học

Học sinh: SGK,vở ghi

III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Ổn định lớp (1)

Sĩ số . Vắng .Có phép .Không phép .

2. Bài mới (40)

 

doc 7 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4654Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 6: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán - Nguyễn Đình Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 6 Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán
	Ngày soạn: /10/2008
	Ngày giảng: 
	Người soạn: Nguyễn Đình Thọ
	GVHD: Lê Bích Liên
Mục đích yêu cầu
Kiến thức
Biết các khái niệm: Phép toán, biểu thức số học, hàm số học
Hiểu lệnh gán 
Kỹ năng
Viết được lệnh gán
Viết được biểu thức số học và logíc với các phép toán thông dụng
Phương tiện Dạy – Học
Phương pháp: 
Đàm thoại, quan sát và thuyết trình
Phương tiện
Giáo viên: Giáo án, SGK và đồ dùng dạy học
Học sinh: SGK,vở ghi
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
ổn định lớp (1’)
Sĩ số. Vắng ..Có phép..Không phép .
Bài mới (40’) 
Nội dung
Hoat động của giáo viên và học sinh
Phép toán 
Bảng kí hiệu các phép toán trong toán và trong Pascal
(SGK –Trang 24)
Ví dụ: 
Trong toán học có biểu thức:
a:b
x ≥ 3
x T y 
Tương tự các biểu thức được viết lần lượt trong Pascal
a/b
x>=3
x and y
* Chú ý:
Kết quả của phép toán quan hệ cho giá trị logíc
Phép toán logíc thường được dùng để kết hợp các biểu thức quan hệ lại với nhau
Biểu thức số học
 * Khái niệm: Biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng kiểu số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn các phép toán số học, các dấu ngoặc tròn ( và ) tạo thành một biểu thức có dạng tương tư như cách viết trong toán học
 * Quy tắc 
Chỉ dùng cặp dấu ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết
Viết lần lượt từ trái qua phải 
Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích 
 * Thứ tự thực hiện các phép toán 
Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước
Dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự các phép toán : nhân(*), chia(/), chia nguyên(div), lấy phần dư(mod) thực hiện trước và các phép toán cộng(+) trừ (-) thực hiện sau
* Ví dụ : Bảng phụ SGK( Trang 25)
Biểu thức trong toán hoc:
2x+3y-z
(x-y)(5-z) +2x
Biểu thức được viết trong Pascal lần lượt là:
2*x+3*y-z
(4*x+2*y)/z
(x-y)*(5-z)+2*x
 * Chú ý: 
Nếu biểu thứcchứa một hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực, giá trị của biểu thức cũng kiểu thực .
Trong một số trươgf hợp nên dùng biến trung gian để có thể tránh được viết lại biểu thức nhiều lần
Hàm số học chuẩn 
* Khái niệm : Hàm số học chuẩn là các chương trình tính giá trị của các hàm toán họcthường dùng được chứa trong thư viện của ngôn ngữ lập trình 
* Cách viết 
tên_hàm;
Trong đó đối số là một hoặc nhiều biểu thức số học
* Bảng phụ một số hàm số học chuẩn thường dùng SGK( trang 26)
* Chú ý:
Hàm chuẩn có thể tham gia vào các biểu thức như các toán hạng 
Kết quả của hàm có thể là nguyên hay thực hay phụ thuộc vào kiểu của đối số
* Ví dụ:
Biểu thức được viết trong toán học :
ax2+bx+c
2x
(1-sinx)(2-ex)
Biểu thức được viết trong Pascal:
a*x*x + b*b+c
2*x-sqrt(5-x)
(1-si(x))*(2-exp(x))
Biểu thức quan hệ 
* Biểu thức quan hệ có dạng
Trong đó , và cùng là xâu hoặc biểu thức số học
* Trình tự thực hiện biểu thức quan hệ
Tính giá trị biểu thức 
Thực hiện phép toán toán quan hệ
Kết quả của phép toán quan hệ là giá trị logíc (true hoặc false)
* Ví dụ:
 x >=10
i-1>2*j+1
5. Biểu thức logic 
Biểu thức logic là các biểu thức logíc đơn giản , các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ.
Phép toán not được viết trước biểu thức cần phủ định
Các phép toán and và or dùng để kết hợp nhiều biểu thức logic,hoặc quan hệ thành một biểu thức 
* Ví dụ:
Các biểu thức được viết trong toán học:
2 ≤ x <6
x 5 
Tương tự các biểu thức được viết trong Pascal lần lượt là:
(x ≥2) and (x<6)
(x5)
Câu lệnh gán
* Cấu trúc câu lệnh gán trong Pascal:
 :=;
Trong đó tên biến là tên của biến đơn,kiểu của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến
* Chức năng của lệnh gán là đặt cho biến có tên ở trái dấu “:=” giá trị bằng giá trị của biểu thức ở vế phaỉ
* Ví dụ:
x1:= -b/a-x2;
s:=s1+s2;
i:=i+1
Gv: Để mô tả các thao tác trong thuật toán , mỗi ngôn ngữ lập trình đêù xác định và sử dụng một số khái niệm cơ bản: phép toán, biểu thức, gán giá trị cho biến sau đây ta sẽ tìm hiể một số khái niệm đó trong pascal
Ta đi vào mục 1.Phép toán
Hs: Nghe giảng và ghi chép đề mục 
Gv: Trong toán học các em đã được biết các phép toán nào?
Hs: Trả lời câu hỏi 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh (cộng(+),trừ(-), nhân(x), div(chia nguyên),mod(lấy phần dư))
Gv: Vậy đối với ngôn ngữ lập trình thì có khác biệt hay không?
Hs: Trả lời câu hỏi 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh câu trả lời của học sinh (có khác biệt)
Gv: Sau đây các em cùng quan sát bảng phụ về các phép toán trong toán học và trong pascal để thấy rõ sự khác biệt này.
Gv: Treo bảng phụ: kí hiệu phép toán trong toán học và trong pascal đồng thời giải thích cho học sinh
Gv: Các em để trống một khoảng trong vở để về vẽ bảng các kí hiệu
Gv: Sau đây thầy có một vài ví dụ minh hoạ cho cách biểu diễn trên 
Ví dụ:
Trong toán học có biểu thức:
a:b
x ≥ 3
x T y 
Tương tự các biểu thức được viết lần lượt trong Pascal
a/b
x>=3
x and y
Hs: Ghi chép
Gv: Sau đây thầy có chú ý:
Kết quả của phép toán quan hệ cho giá trị logíc
Phép toán logíc thường được dùng để kết hợp các biểu thức quan hệ lại với nhau
Hs: Ghi chép chú ý
Gv: Ta vừa đi tìm hiểu xong phần 1 Phép toán, bây giời ta sang phần 2.Biểu thức số học ,* Khái niệm
Hs: Ghi đầu mục
Gv: 
Biểu thức số học là một biến kiểu số hoặc một hằng số hoặc các biến kiểu số và các hằng kiểu số liên kết với nhau bởi một số hữu hạn các phép toán số học, các dấu ngoặc tròn ( và ) tạo thành một biểu thức 
Hs: Ghi chép khái niệm
Gv: Vậy cách viết biểu thức trong ngônngữ lập trình có khác so với trong toan họck hay không? Ta đi sang dấu hoa thị thứ 2 ,* Quy tắc
Hs: Ghi chép đề mục
Gv: Quy tắc viết giống như viết trong toán học:
Quy tắc 
Chỉ dùng cặp dấu ngoặc tròn để xác định trình tự thực hiện phép toán trong trường hợp cần thiết
Viết lần lượt từ trái qua phải 
Không được bỏ qua dấu nhân (*) trong tích 
Hs: Ghi chép quy tắc 
Gv: Vậy thứ tự của phép toán được thực hiện như thế nào. Ta sang dấu hoa thị thứ 3, * Thứ tự thực hiện phép toán
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv: 
Thực hiện các phép toán trong ngoặc trước
Dãy các phép toán không chứa ngoặc thì thực hiện từ trái sang phải, theo thứ tự các phép toán : nhân(*), chia(/), chia nguyên(div), lấy phần dư(mod) thực hiện trước và các phép toán cộng(+) trừ (-) thực hiện sau
Hs: Ghi chép 
Gv: Sau đây ta có một số ví dụ minh hoạ cho điều này , các em ghi dấu hoa thị thứ 4, * Ví dụ, các em quan sát bảng phụ
Hs: Ghi chép đề mục và quan sát bảng phụ
Gv: Giải thích cho học sinh về bảng phụ
Hs: Nghe giảng 
Gv: Sau đây thầy có ví dụ biểu thức số học trong toán học một em hãy viết biểu thức này theo cách biểu diễn trong pascal?
Biểu thức trong toán hoc:
(x-y)(5-z) +2x
Hs: Suy nghĩ và lên bảng viết
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh bài làm của học sinh( (4*x+2*y)/z ;
(x-y)*(5-z)+2*x )
Gv: Qua trên các em chú ý điểm sau đây:
Nếu biểu thứcchứa một hằng hay biến kiểu thực thì ta có biểu thức số học thực, giá trị của biểu thức cũng kiểu thực .
Trong một số trươgf hợp nên dùng biến trung gian để có thể tránh được viết lại biểu thức nhiều lần
Hs: Nghe giảng 
Gv: Ta đi tìm hiểu phần tiếp theo, 3. Hàm số học chuẩn, * Khái niệm
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv: 
* Khái niệm : Hàm số học chuẩn là các chương trình tính giá trị của các hàm toán họcthường dùng được chứa trong thư viện của ngôn ngữ lập trình 
Hs: Ghi chép khái niệm
Gv: Vậy cách viết tên hàm thế nào ? ta sang dấu hoa thị thứ 2, * Cách viết
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv: 
tên_hàm;
Trong đó đối số là một hoặc nhiều biểu thức số học
Hs: Ghi chép 
Gv: Sau đây các em cùng quan sát lên bảng phụ ,đây là một số hàm chuẩn 40
40thường dùng, Gv treo bảng phụ lên bảng 
Hs: Quan sát 
Gv: Giảng giả cho học sinh về các hàm, biểu diễ của nó trong toán học và trong pascal
Hs: Quan sát và nghe giảng
Gv: Các em ghi chú ý sau :
Hàm chuẩn có thể tham gia vào các biểu thức như các toán hạng 
Kết quả của hàm có thể là nguyên hay thực hay phụ thuộc vào kiểu của đối số
Hs: Ghi chép chú ý
Gv: Sau đây thầy có một vài ví dụ minh hoạ
Biểu thức được viết trong toán học :
ax2+bx+c
2 Biểu thức được viết trong Pascal:
a*x*x + b*b+c
2*x-sqrt(5-x)
Hs: Ghi chép ví dụ 
Gv: Sau đây là một ví dụ , biểu thức được viết theo toán học một em hãy viết theo cách viết của pascal :
(1-sinx)(2-ex)
Hs: Suy nghĩ và lên bảng viết 
Gv: Nhận xét và hoàn chỉnh bài làm của học sinh( (1-si(x))*(2- exp(x) )
Gv: Tiếp theo ta đi tìm hiểu phần tiếp theo của bài ,4. Biểu thức quan hệ
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv: Một biểu thức quan hệ là kết quả của việc hai biểu thức cùng kiểu liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ
Hs: Nghe giảng 
Gv: * Biểu thức quan hệ có dạng :
Hs: Ghi chép 
Gv: Các em ghi dấu hoa thị thứ2 ,
* Trình tự thực hiện biểu thức quan hệ
Tính giá trị biểu thức 
Thực hiện phép toán toán quan hệ
Kết quả của phép toán quan hệ là giá trị logíc (true hoặc false)
Hs: Ghi chép 
Gv: Sau đây là một vài ví dụ về biểu thức quan hệ:
x >=10
i-1>2*j+1
Hs: Ghi chép 
Gv: Giải thích cho học sinh về ví dụ :
ở ví dụ đầu biểu thức nhận giá trị true khi x nhận giá trị ≥ 10, và nhận giá trị false khi x nhận giá trị <10
ở ví dụ thứ 2 ta cho cặp (i,j)=(3,0) nghiễm nhiên biểu thức luôn nhận giá trị true vì thế vào ta có 2 >1,ta lại cho cặp (i,j)=(2,1) thế vào biểu thức trên ta có 1>3 sai do đó biểu thức nhận giá trị fasle
Gv: Ta sang mục 5.Biểu thức logic
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv: 
Biểu thức logic là các biểu thức logíc đơn giản , các biểu thức quan hệ liên kết với nhau bởi phép toán quan hệ.
Phép toán not được viết trước biểu thức cần phủ định
Các phép toán and và or dùng để kết hợp nhiều biểu thức logic,hoặc quan hệ thành một biểu thức 
Hs: Ghi chép 
Gv: Ta có một số ví dụ sau đây:
Các biểu thức được viết trong toán học:
2 ≤ x <6
x 5 
Tương tự các biểu thức được viết trong Pascal lần lượt là:
(x ≥2) and (x<6)
(x5)
Gv: Các em về nhà láy thêm ví dụ về 2 cách viết này, bây giờ ta chuyến sang mục 6.Câu lệnh gán 
Hs: Ghi chép đề mục 
Gv:
 *Cấu trúc lệnh gán trong pascal
:=;
Trong đó tên biến là tên của biến đơn, kiểu của biểu thức phải phù hợp với kiểu của biến
Hs: Ghi chép cấu trúc
Gv: 
* Chức năng của lệnh gán
Chức năng của lệnh gán là đặt cho biến có tên ở trái dấu “:=” giá trị bằng giá trị của biểu thức ở vế phải
Hs: Ghi chép 
Gv: Sau đây là một vài ví dụ minh hoạ 
* Ví dụ:
s:=s1+s2;
i:=i+1
x1:= -b/a-x2;
Gv: Giải thích ở ví dụ đầu ta tính tổng của s1 và s2 sau đó gán cho s,các câu lệnh sau cung như vậy 
Củng cố và dặn dò(4’)
Cần nắm vững các phép toán trong Pascal: các biểu thức số học, các hàm chuẩn thường dùng, biểu thức quan hệ, biểu thức logic và các phép toán logíc, câu lệnh gán 
Học bài và làm bài tập trong sách bài tập, xem trước bài 7 và 8
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 6Phep toan bieu thuc cau lenh gan.doc