Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại - Trường THPT Long Khánh

Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại - Trường THPT Long Khánh

I: Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Biết phân biệt được hai loại chương trình con: Hàm và thủ tục.

Biết được cấu trúc của một chương trình con.

Biết phân biệt được tham số hình thức với tham số thực sự, biến cục bộ với biến toàn cục.

2. Kỹ năng:

- Nhận biết được hai loại tham số hình thức và tham số thật sự.

- Nhận biết được phạm vi hoạt động của biến toàn cục, biến cục bộ.

- Cách thực hiện một chương trinh con

 3. Thái độ:

- Phát huy tinh thần học tập theo nhóm.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Bảng phụ, máy chiếu.

 -HS: Sách GK, sách bài tập

III. Phương pháp:

 

doc 5 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2384Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 17: Chương trình con và phân loại - Trường THPT Long Khánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 17 CHƯƠNG TRÌNH CON VÀ PHÂN LOẠI
I: Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Biết phân biệt được hai loại chương trình con: Hàm và thủ tục.
Biết được cấu trúc của một chương trình con.
Biết phân biệt được tham số hình thức với tham số thực sự, biến cục bộ với biến toàn cục.
2. Kỹ năng:
- Nhận biết được hai loại tham số hình thức và tham số thật sự.
- Nhận biết được phạm vi hoạt động của biến toàn cục, biến cục bộ.
- Cách thực hiện một chương trinh con
 3. Thái độ:
- Phát huy tinh thần học tập theo nhóm.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Bảng phụ, máy chiếu.
 -HS: Sách GK, sách bài tập
III. Phương pháp:
 - Đặt vấn đề.
 - Thuyết trình.
 - Diễn giải, dùng bảng để ghi lại các chi tiết quan trọng trong ví dụ
 - Phát huy tính sáng tạo của học sinh.
IV. Tiến trình bài học.
Nhắc lại bài cũ: 5p
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm chương trình con là gi?
GV: Giải thích lại các lợi ích của việc sử dụng chương trình con
Nội dung bài mới
Hoạt động của thầy
TG
Hoạt động của trò
Nội dung
GV : Chương trình con gồm có mấy lọai?
GV: Hàm Function phải trả giá trị qua tên của nó. VD: hàm Sin(x) nhận giá trị của số thực x sau đó thực hiện tính toán, nhưng sau khi tính toán xong thì hàm Sin(x) cũng phải mang giá trị luôn.
Thự hiện trên Pascal với ví dụ:
Thực hiện lệnh gọi hàm Sin(x) và Thủ tục Writeln;
- Nếu gọi Sin(x); thì chương trình báo lỗi
Sửa lỗi a:=Sin(x); 
- Nếu gọi Writeln; thì chương trình hoạt động bình thường
GV: Trình bày cấu trúc của một chương trình???
GV: Dùng máy Over head để chiếu cấu trúc của chương trình con lên màn chiếu .
GV: Cấu trúc của chương trình con cũng tương tự chương trình chính.
GV: Vậy chương trình con gồm những phần nào?
GV : Vậy phần nào bắt buộc phải có?
GV: Trình chiếu 2 đọan chương trình gồm: Chương trình chính và Chương trình con.
Câu hỏi: Sự khác biệt giữa chương trình chính và chương trình con?
GV : Trình chiếu lên bảng yêu cầu học sinh xác định tham số hình thức
GV: Trình chiếu lên bảng yêu cầu học sinh xác định biến cục bộ
GV: Trình chiếu lên bảng yêu cầu học sinh xác định biến toàn cục
GV: Để sự dụng được chương trình con thì phải gọi nó lên để sử dụng. Vậy ta phải dùng lời gọi như thế nào
GV : yêu cầu học sinh xác định tham số thực tế với đoạn chương trình đang trình chiếu trên bảng.
10p
20p
5p
HS: Có 2 loại đó là 
 + Hàm (Function)
 + Thủ Tục (Procedure)
HS: Lắng nghe
ProGram tenchuongtrinh;
Var a,bc:real
Begin
End.
HS: Quan sát
HS: Phần Đầu
HS: Kết thúc chương trình chính End là dấu . Còn End kết thúc chương trình con là dấu ;
HS: Trả lời dựa vào Ví dụ trên bảng:
Luythua(x:real;k:integer):real;
x,k là 2 tham số hình thức
HS: Các biến được khai báo trong chương trình con là biến cục bộ
HS: Các biến được khai báo ở chương trình chính là biến toàn cục
HS: Đọc SGK
HS: Luythua(2,3);
Thì 2 và 3 là 2 tham số thực tế
2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con :
a. Phân lọai
Hàm (Function) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
VD: Sin(x), Cos(x), Sqrt(x)  Length(x)
Thủ tục (Procedure) là chương trình con thực hiện một số thao tác nào đó nhưng không trả về một giá trị nào qua tên của nó.
VD: Writeln, Readln, Delete, 
b. Cấu trúc chương trình con:
Phần đầu:
Cấu trúc chương trình con tương tự chương trình chính, nhưng nhất thiết phải có phần đầu để khai báo tên, nếu là Hàm thì phải có khai báo kiểu dữ liệu trả về.
Phần Khai Báo:
có thể khai báo cho dữ liệu vào và ra, các hằng được sử dụng trong chương trình con.
Phần Thân:
Là các dãy lệnh được thưc hiện trong chương trình con từ dữ liệu vào và được kết quả như mong muốn.
Tham số hình thức: 
 Các biến được khai báo cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con.
 Các biến được khai báo dùng riêng cho chương trình con được gọi là biến cục bộ. Chương trình chính và các chương trình con khác không thể sử dụng được các biến này.
 Các biến được khai báo ở chương trình chính là biến toàn cục và các chương trình con đều sử dụng được các biến này. 
c. Thực hiện chương trình con
Tham số thực: 
 Để thực hiện gọi một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi, bao gồm tên chương trình con với các tham số(nếu có) là các hằng số hoặc biến chứa dữ liệu tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc ( ). Các hằng và biến này được gọi là các tham số thực.
VD: 	Sqr(225);
	Luythua(a,n);
	HCN(Chieudai,Chieurong);
 HCN(5,4) 
*Cũng cố kiến thức: 5p
 Những nội dung đã học:
 -Chương trình con có mấy lọai
-Tham số hình thức, tham số thức tế, biến toàn cục, biến cục bộ
*Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết sau làm bài thực hành
V. Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn.
	Giáo Viên Hướng Dẫn	Giáo Sinh Thực Tập
	Phạm Văn Hòa	Nguyễn Đức Cảnh

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 17 Chuong trinh con-Tin hoc 11(tiet 2).doc