Giáo án Tin học 11 - Bài 10: Cấu trúc lặp (tiết 2) - Vũ Thị Thanh

Giáo án Tin học 11 - Bài 10: Cấu trúc lặp (tiết 2) - Vũ Thị Thanh

I. Mục Đích, Yêu Cầu

1. Kiến thức

- Nắm được câu lệnh lặp không biết trước số lần lặp với câu lệnh While – Do.

- Nắm được hoạt động, cấu trúc của câu lệnh While – Do.

- Nắm được thuật toán giải bài tập 2 trong SGK vận dụng lệnh While – Do.

2. Kĩ năng

- Biết vận dụng câu lênh While – Do giải một số bài toán đơn giản.

- Biết phân biệt khi nào sử dụng câu lệnh While – Do.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- GV: SGK, SBT, giáo án, bảng phụ,

- HS: SGK, SBT, chuẩn bị bài mới ở nhà.

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 4256Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học 11 - Bài 10: Cấu trúc lặp (tiết 2) - Vũ Thị Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 10 Cấu Trúc Lặp (Tiết 2)
Người soạn: Vũ Thị Thanh
Ngày soạn 03/10/2008
Giáo viên hướng dẫn: cô Lê Thị Bích Liên
I. Mục Đích, Yêu Cầu
Kiến thức
Nắm được câu lệnh lặp không biết trước số lần lặp với câu lệnh While – Do.
Nắm được hoạt động, cấu trúc của câu lệnh While – Do.
Nắm được thuật toán giải bài tập 2 trong SGK vận dụng lệnh While – Do.
Kĩ năng
Biết vận dụng câu lênh While – Do giải một số bài toán đơn giản.
Biết phân biệt khi nào sử dụng câu lệnh While – Do.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
GV: SGK, SBT, giáo án, bảng phụ,
HS: SGK, SBT, chuẩn bị bài mới ở nhà.
III. Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Lớp:	Sĩ số:	Vắng:
Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: Nêu cấu trúc và hoạt động của câu lệnh For – Do dạng tiến?
	Trả lời:
	* Cấu trúc câu lệnh For – Do:
	 For := to do ;
+ For, to, downto, do là các từ khóa.
+ biến đếm là biến đơn, kiểu số nguyên.
+ giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức cùng kiểu với biến đếm, giá trị đầu < giá trị cuối.
	* Hoạt động:
	Câu lệnh sau từ khóa Do được thực hiện tuần tự với giá trị biến đếm tăng lần lượt từ giá trị đầu đến giá trị cuối.
Bài mới
Đặt vấn đề:
Bài trước các em đã được biết cấu trúc lặp với số lần biết trước và lệnh For – Do, bài hôm nay chúng ta tiếp tục làm quen với khái niệm lặp với số lần không biết trước và câu lệnh While – Do, ta vào bài hôm nay:
Bài 10 Cấu trúc lặp (tiết 2)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Lặp với số lần chưa biết trước và câu lệnh While – Do
Xét bài toán 2 ở mục 1, tính tổng S:
cho đến khi .
Với a > 2.
Ý tưởng: Để giải bài toán trên, đầu tiên ta gán giá trị sau đó lần lượt cộng vào S một giá trị với N = 1, 2,  cho đến khi thì dừng.
Ta có thuật toán giải bài toán trên như SGK.
Cho HS quan sát SGK.và giải thích hoạt động của thuật toán
So sánh 2 bài toán 1 và bài toán 2 có gì giống nhau và khác nhau?
Nhận xét: Như vậy cả bài toán 1 và bài toán 2 đều mô tả cấu trúc lặp tuy nhiên bài toán 1 mô tả cấu trúc lặp với số lần biết trước bài toán dừng khi đã lặp đủ số lần, bài tập 2 mô tả cấu trúc lặp với số lần không biết trước bài toán dừng khi thỏa mãn một điều kiện 
+ Để mô tả cấu trúc lặp với số lần không biết trước, Pascal có câu lệnh While – Do.
Cấu trúc lệnh
Giải thích
Hoạt động
- Ta có thể biểu diễn câu lệnh While – Do bằng sơ đồ khối như sau:
- Gọi HS nhìn sơ đồ khối và mô tả lại hoạt động của câu lệnh.
- Câu hỏi: + Nếu biến nhận giá trị sai ngay từ đầu thì thực hiện bao nhiêu lần?
 + Nếu biến luôn nhận giá trị đúng thì thực hiện bao nhiêu lần?
- GV tổng kết đưa ra kết luận:
Xét bài toán 2 ở mục 1 ta có thuật toán mô tả dưới dạng sơ đồ khối như sau:
- Bảng phụ.
+ Mô tả thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên cho học sinh nắm bắt được việc giải bài toán
Đầu tiên ta khởi tạo , N = 0.
Kiểm tra điều kiện đúng của bài toán. Nếu thì dừng và đưa ra kết quả S. Nếu sai thì tăng giá trị của N và cộng vào S một giá trị 
- Cho HS xác định:
Đâu là biến điều khiển?
Đâu là biểu thức điều kiện ?
- Cho HS quan sát chương trình cài đặt thuật toán tính Tong_2 giải thích chương trình.
- Đối chiếu chương trình với sơ đồ khối, xét:
+ Các bước nào được lặp lại?
+ Điều kiện trong lệnh While là gì?
+ Câu lệnh sau Do là lệnh đơn hay lệnh ghép?
Ví dụ minh họa
- Xét bài toán tìm ƯCLN của hai số nguyên dương M và N.
- Gọi HS xác định bài toán.
- Bài toán ƯCLN của hai số ta có nhiều thuật toán khác nhau. Ta xét thuật giải đã học ở lớp 10 như sau:
- Ta có thuật toán để giải bài toán trên dưới dạng liết kê và sơ đồ khối như sau:
- GV: Mô tả lại hoạt động của thuật toán bằng ngôn ngữ tự nhiên cho hoc sinh nhớ lại?
+ Trước tiên ta kiểm tra 
B1: Nếu M=N thì đưa ra kết quả và dừng thuật toán
B2: Trong khi M N thì kiểm tra nếu M>N thì M->M-N
Ngược lại N->N-M
Câu hỏi: 
Quan sát thuật toán cho biết, trong thuật toán trên bước nào được lặp lại ? 
Lặp với số lần biết trước hay không biết trước?
Kết luận: Như vậy ta có thể dùng lệnh While – Do để giải bài toán tìm UCLN như sau:
 Cho HS quan sát thuật giải SGK. Ta thấy:
+ Biểu thức điều kiện vòng lặp là?
+ Lệnh sau Do?
+ Vòng lặp dừng khi?
- Chú ý
Ghi lại đầu bài.
Nghe giảng
Nghe giảng
Giống: cả hai bài toán đều lặp lại nhiều lần bước cộng giá trị vào tổng S
Khác: bài toán 1: ta cộng vào S giá trị với N= 1100 lần thì dừng. Bài toán 2 ta cộng vào S giá trị N=1, 2, 3,....... cho tới lúc thì dừng.
Nghe giảng
Ghi bài
+ Để mô tả cấu trúc lặp với số lần không biết trước, Pascal có câu lệnh như sau:
While do ;
Trong đó:
+ While, do là các từ khóa.
+ Điều kiện là biểu thức logic.
+ Câu lệnh là một câu lệnh đơn hoặc ghép.
Đầu tiên biểu thức được kiểm tra. Thực hiện sau từ khóa Do trong khi điều kiện còn đúng nếu sai thì thoát khỏi câu lệnh While và thực hiện câu lệnh sau câu lệnh While.
Biểu diễn câu lệnh While – do bằng sơ đồ khối:
Câu lệnh
Điều kiện
sai
Đúng
 Quan sát sơ đồ khối và mô tả hoạt động câu lệnh qua sơ đồ khối.
0 lần
Không xác định được
Chú ý:
Nếu biến nhận giá trị False ngay từ đầu thì câu lệnh không thực hiện lần nào
Nếu luôn nhận giá trị True thì được thực hiện mãi, ta gọi là vòng lặp vô hạn.
Nghe giảng và quan sát.
- Quan sát bảng phụ
Nghe giảng
- Xác định:
Biến điều khiển là N.
Điều kiện kiểm tra là 
 Bước 3, 4.
Not ()
Lệnh ghép
	Begin
	N:=N+1;
	S:=S+
	End;
Xác định:
- Input: hai số nguyên dương M và N.
- Output: ƯCLN của hai số nguyên dương M, N.
Nghe giảng
-Quan sát SGK ?
- nghe giảng
Trả lời: 
Bước 2
Lặp với số lần không biết trước
+ M N
+ if M>N then M->M – N else N=N-M
+ Dừng khi M=N
Chú ý:
Những lệnh trong vòng lặp thường lặp lại nhiều lần nên những thao tác không cần lặp nên đặt ngoài vòng lặp
IV Củng Cố Và Dặn Dò
Củng cố:
Các em nắm được cấu trúc lặp với số lần không biết trước 
Nắm được cấu trúc hoạt động của lệnh lặp While- do
Nắm được cách sử dụng lệnh While- do giải một số bài toán đơn giản
Dặn Dò
Về nhà xem lại bài học hôm nay
Làm bài tập va chuấn bị bài mới
V Nhận xét của GVHD
 GVHD

Tài liệu đính kèm:

  • docCau truc lap t211.doc