I/- Mục đích, yêu cầu.
1. Về kiến thức.
- Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt với ngôn ngữ máy và hợp ngữ.
- Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch.
2. Về kỹ năng.
- Học sinh nhận thức được những điều kiện cần thiết để có thể học ngôn ngữ lập trình.
II/- Phương pháp và phương tiện dạy học.
1. Phương pháp dạy học.
- Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng.
2. Phương tiện dạy học.
- Giáo án, SGK.
TUẦN 1 TIẾT 1 Ngày soạn: 28-07-2010 CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. I/- Mục đích, yêu cầu. Về kiến thức. Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt với ngôn ngữ máy và hợp ngữ. Hiểu ý nghĩa và nhiệm vụ của chương trình dịch. Phân biệt được biên dịch và thông dịch. Về kỹ năng. Học sinh nhận thức được những điều kiện cần thiết để có thể học ngôn ngữ lập trình. II/- Phương pháp và phương tiện dạy học. Phương pháp dạy học. Phương pháp đàm thoại, phương pháp diễn giảng. Phương tiện dạy học. Giáo án, SGK... III/- Tiến trình dạy học. Ổn định lớp. Tiến trình lên lớp. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG BÀI HỌC - Giới thiệu sơ bộ về nội dung của môn Tin học trong lớp 11. Dẫn dắt học sinh vào khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình. - Vậy thì lập trình là gì? - Cho ví dụ về một số ngôn ngữ lập trình? - Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, nhưng đối với chương trình lớp 11 thì chúng ta sẽ nghiên cứu về ngôn ngữ lập trình là Turbo Pascal... - Phân biệt ngôn ngữ bậc cao với các ngôn ngữ lập trình khác? - Tại sao người ta phải xây dựng các thuật toán dựa trên ngôn ngữ bậc cao? - Khi lập trình bằng ngôn ngữ bậc cao thì sử dụng ngôn ngữ thường ngày của chúng ta, nhưng máy tính có thể hiểu được ngôn ngữ đó không. Đưa ra khái niệm về chương trình dịch. - Thế nào là chương trình dịch? - Giải thích rõ hơn về vai trò của chương trình dịch. - Chương trình dịch có những loại nào? - GV giải thích cụ thể cho từng loại Thông dịch và Biên dịch. Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Pascal, C, C++, Java, VisualBasic... - Ngôn ngữ bậc cao là sử dụng ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta, đưa vào máy tính để máy tính thực hiện. Còn các ngôn ngữ khác sử dụng ngôn ngữ của máy để thực hiện giải toán. - Thuận tiện cho người lập trình. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao không phụ thuộc vào phần cứng máy tính. - Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao dễ hiểu, dễ hiệu chỉnh. - Có thể làm việc với nhiều kiểu dữ liệu và cách tổ chức đa dạng, thuận tiện cho mô tả bài toán... - Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành chương trình thực được trên máy tính được gọi là chương trình dịch. - Thông dịch và biên dịch. CHƯƠNG I: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. BÀI 1: KHÁI NIỆM LẬP TRÌNH VÀ NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH. Khái niệm lập trình . - Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. - Ví dụ: Pascal, C, C++... Chương trình dịch. - Chương trình đặc biệt có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành chương trình thực được trên máy tính được gọi là chương trình dịch. - Chương trình dịch gồm hai loại: Thông dịch và biên dịch.. Thông dịch (interpreter). - Được thực hiện bằng cách lặp lại dãy các bước sau: + Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình. + Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ưng trong ngôn ngữ máy. + Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được. Biên dịch (compiler). - Được thực hiện qua hai bước. + Duyệt, phát hiện lỗi kiểm tra tính đúng đắn của các câu lệnh trong chương trình nguồn. + Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy và có thể lưu trữ để sử dụng lại khi cần thiết. Củng cố. Nhấn mạnh lại các khái niệm lập trình. Phân biệt ngôn ngữ bậc cao với các loại ngôn ngữ khác. Phân biệt thông dịch và biên dịch. Dặn dò. Về nhà học bài và xem trước bài 2 Các thành phần của ngôn ngữ lập trình.
Tài liệu đính kèm: