I. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau:
- Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang .(1). chuyển động tự do được gọi là các ion.
- Quá trình phân li các chất trong nước ra .(2). gọi là sự điện li. Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là .(3).
- .(4)., .(5). và .(6).là những chất điện li.
- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước, các .(7).đều phân li ra ion.
- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước .(8). số phân tử phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.
Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau:
BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI I. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: - Các dung dịch axit, bazơ và muối dẫn được điện là do trong dung dịch của chúng có các tiểu phân mang ...(1)......................... chuyển động tự do được gọi là các ion. - Quá trình phân li các chất trong nước ra ...(2).................... gọi là sự điện li. Những chất khi tan trong nước phân li ra ion được gọi là ...(3)....................... - ...(4).................., ...(5).................. và ...(6).........................là những chất điện li. - Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước, các ...(7)................................đều phân li ra ion. - Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước ...(8).................................... số phân tử phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. Câu 2: Điền thông tin còn thiếu và đánh dấu ۷ (có, đúng) vào ô trống thích hợp trong bảng sau: HỢP CHẤT THUỘC LOẠI CHẤT PHƯƠNG TRÌNH ĐIỆN LI Điện li mạnh Điện li yếu Không điện li NaOH KOH C6H6 (benzen) Ba(OH)2 HCl H2SO4 HNO3 C12H22O11 (đường saccarozơ) HNO2 HF HClO HClO4 CH3COOH (axit axetic) NaCl K2SO4 Al(NO3)3 CuSO4 Al2(SO4)3 Na2CO3 AgNO3 C2H5OH (ancol etylic) Câu 3: Cho các dung dịch có cùng nồng độ (1M): NaCl, K2SO4, HF, C6H16O6 (đường glucozơ). So sánh khả năng dẫn điện của các dung dịch trên, giải thích? Câu 4: Tính nồng độ mol ion trong các trường hợp sau: a. Dung dịch Ba(OH)2 0,5M. b. Dung dịch BaNO3)2 1M. c. Dung dịch H2SO4 0,5M. d. Dung dịch hỗn hợp gồm KCl 0,12M và BaCl2 0,22M. II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1. Trắc nghiệm lý thuyết ● Mức độ nhận biết Câu 1: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. H2O. B. NaCl. C. C2H5OH. D. CH3COOH. Câu 2: Chất nào sau đây là chất điện li? A. Na2CO3. B. C6H12O6. C. C2H5OH. D. C6H6. Câu 3: Chất nào sau đây không dẫn điện được? A. KCl rắn, khan. B. CaCl2 nóng chảy. C. NaOH nóng chảy. D. Dung dịch HBr. Câu 4: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước? A. Ba(OH)2. B. MgCl2. C. C6H12O6 (glucozơ). D. HClO3. Câu 5: Dung dịch chất nào sau đây không dẫn điện được? A. HCl trong C6H6 (benzen). B. Ca(OH)2 trong nước. C. CH3COONa trong nước. D. NaHSO4 trong nước. Câu 6: Dãy chất nào sau đây, trong nước đều là chất điện li yếu? A. H2S, H2SO3, H2SO4. B. H2CO3, H3PO4, Ba(OH)2. C. H2S, CH3COOH, HClO. D. H2SO3, HClO, Al2(SO4)3. Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dung dịch C2H5OH dẫn điện. B. Dung dịch NaCl dẫn điện. C. CH3COOH là chất điện li yếu. D. HCl là chất điện li mạnh. ● Mức độ thông hiểu Câu 8: Phương trình điện li nào dưới đây được viết đúng? A. B. C. D. Câu 9: Phương trình điện li viết đúng là A. B. C. D. Câu 10: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l, dung dịch nào dẫn điện kém nhất? A. HBr. B. HCl. C. HI. D. HF. Câu 11: Cho các chất dưới đây: HClO4, HClO, HF, HNO3, H2S. Số chất thuộc loại chất điện li mạnh là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Câu 12: Cho dãy các chất: KAl(SO4)2.12H2O, C2H5OH, C12H22O11 (saccarozơ), CH3COOH, Ca(OH)2, CH3COONH4. Số chất điện li là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 13: Cho các nhận định sau: (a) NaCl rắn, khan; NaOH rắn, khan; dung dịch ancol etylic (C2H5OH); glixerol (C3H5(OH)3) không dẫn điện. (b) Dung dịch axit, bazơ, muối, benzen đều dẫn điện. (c) Những dung dịch có các tiểu phân mang điện tích (ion) chuyển động tự do có khả năng dẫn điện. (d) Quá trình phân li các chất trong nước ra ion là sự điện li. (e) Những chất tan trong nước phân li ra ion gọi là chất điện li. Số nhận định đúng là A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 14: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ, chỉ thấy bóng đèn ở cốc (3) sáng: Cho các nhận định sau: (a) Dung dịch NaCl có khả năng dẫn điện. (b) Dung dịch nước cất và dung dịch saccarozơ không có khả năng dẫn điện. (c) Thay dung dịch natri clorua bằng dung dịch axit clohiđric hoặc dung dịch natri hiđroxit, thấy bóng đèn ở cốc (3) sáng. (d) Thay dung dịch natri clorua bằng dung dịch ancol etylic hoặc dung dịch axit axetic, thấy bóng đèn ở cốc (3) không sáng. Số nhận định đúng là A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. 2. Trắc nghiệm tính toán ● Mức độ thông hiểu Câu 15: Nồng độ mol của cation trong dung dịch CaCl2 0,1M là A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 16: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Ba(NO3)2 0,10M là A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,1M. D. 0,2M. Câu 17: Nồng độ mol của anion trong dung dịch Al2(SO4)3 0,10M là A. 0,3M. B. 0,4M. C. 0,1M. D. 0,2M. ● Mức độ vận dụng Câu 18: Trộn 150 ml dung dịch MgCl2 0,5M với 50 ml dung dịch NaCl 1M thì nồng độ ion Cl- có trong dung dịch tạo thành là A. 2M. B. 1M. C. 1,5M. D. 0,5M. Câu 19: Cho 200 ml dung dịch X chứa HCl 1M và NaCl 1M. Số mol của các ion Na+, Cl-, H+ trong dung dịch X lần lượt là A. 0,2; 0,4; 0,2. B. 0,2; 0,2; 0,2. C. 0,1; 0,2; 0,1. D. 0,1; 0,4; 0,1. Câu 20: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M với 100 ml dung dịch KOH 0,5M, thu được dung dịch X. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch X là A. 1,5M. B. 0,55M. C. 0,65M. D. 0,75M.
Tài liệu đính kèm: