Giáo án Hóa học 11 - Bài số 40: Ancol

Giáo án Hóa học 11 - Bài số 40: Ancol

1.Về kiến thức:

Học sinh biết:

- Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử ancol, đồng phân, danh pháp.

- Tính chất vật lí của ancol, liên kết hidro.

Học sinh hiểu:

- Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocarbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro.

- Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro.

Học sinh vận dụng:

- Viết đồng phân và đọc tên.

2. Kĩ năng:

- Từ công thức cấu tạo biết gọi tên ancol và ngược lại.

- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân của ancol.

- Vận dụng liên kết hidro để giải thích một số tính chất vật lí của ancol.

3.Tình cảm, thái độ:

Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng hợp lí ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol

 

doc 7 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài số 40: Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Người soạn: Huỳnh Minh Trung
Bài 40: ANCOL 
I.MỤC TIÊU:
1.Về kiến thức:
Học sinh biết:
- Khái niệm, phân loại, cấu tạo phân tử ancol, đồng phân, danh pháp.
- Tính chất vật lí của ancol, liên kết hidro.
Học sinh hiểu:
- Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocarbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro.
- Các ancol tan nhiều trong nước là do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro.
Học sinh vận dụng:
- Viết đồng phân và đọc tên.
2. Kĩ năng:
- Từ công thức cấu tạo biết gọi tên ancol và ngược lại.
- Viết được công thức cấu tạo các đồng phân của ancol.
- Vận dụng liên kết hidro để giải thích một số tính chất vật lí của ancol.
3.Tình cảm, thái độ:
Bên cạnh những lợi ích đem lại còn biết cách sử dụng hợp lí ancol để tránh nguy hiểm, tự bảo vệ trước những tác hại của ancol.
4.Năng lực cần hướng tới:
- Năng lực tự học.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề. 
II.Phương pháp dạy học:
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Trực quan
- Đàm thoại 
- Hợp tác nhóm
III.CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên:
+ Giáo án
+ Sách giáo khoa
+ Bảng phụ
- Học sinh: 
+ Xem lại kiến thức có liên quan ( Dẫn xuất halogen)
+ Chuẩn bị bài mới (Ancol)
 IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp: (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra trong quá trình dạy học)
3.Hoạt động dạy học: (44 phút)
Vào bài: Tình hình tai nạn giao thông là vấn đề quan trọng mà ai ai cũng quan tâm. Nguyên nhân chính dẫn tới tai nạn giao thông là do người điều khiển xe quá làm dụng bia rượu. Vậy thành phần chính của bia rượu là gì, có công thức hóa học ra sao và tính chất vật lí như thế nào? Hôm nay, lớp chúng ta tìm hiểu bài Ancol
Hoạt động giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Định nghĩa, phân loại: (12 phút)
1. Định nghĩa:
Hãy phân loại các hợp chất sau CH4, C2H5 OH, C4H8, C3H8, C2H5 Cl, C6H6, C2H4(OH)2, C6H5CH2OH
Hidrocacbon
Dẫn xuất HC
HC thơm
Hợp chất X
Hợp chất X có đặc điểm chung là gì?
 Kết hợp với sách giáo khoa một bạn hãy nêu định nghĩa ancol.
 Vì sao C6H5OH không phải ancol ? 
Giáo viên nhắc lại ancol là những hợp chất hữu cơ mà trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no.
Lưu ý: mỗi nguyên tử C no chỉ liên kết với một nhóm –OH
2. Phân loại:
* Bậc của ancol.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Một bạn hãy nêu định nghĩa thế nào là bậc của dẫn xuất halogen?
- Bậc của ancol cũng được định nghĩa tương tự, vậy hãy cho thầy biết thế nào là bậc của ancol ?
Ví dụ: Xác định bậc của ancol sau:
CH3CH2CH2CH2OH (A)
CH3CH2CH(OH)CH3 (B)
(CH3)3COH (C) 
=> Có 5 loại ancol chúng ta sẽ học trong chương trình SGK :
 + Ancol no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có một nhóm –OH liên kết trực tiếp với gốc ankyl CTC: CnH2n+1OH
 +Ancol không no, đơn chức, mạch hở :Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon không no.
 +Ancol thơm, đơn chức: Phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.
 +Ancol vòng no, đơn chức: Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon vòng no.
 +Ancol đa chức: Phân tử có 2 hay nhiều nhóm –OH .
=> Từ những định nghĩa của giáo viên vừa nêu, yêu cầu học sinh cho ví dụ:
Hidrocacbon
Dẫn xuất HC
HC thơm
Hợp chất X
CH4, C4H8, C3H8,
C2H5 Cl
C6H6
C2H5 OH,
 C2H4 (OH)2, C6H5CH2OH
Chúng cùng có nhóm –OH, liên kết trực tiếp với C no.
Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm –OH liên kết trực tiếp với cacbon no.
Vì nhóm –OH liên kết với cacbon không no.
- Bậc của dẫn xuất halogen là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nguyên tử halogen.
- Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết với nhóm –OH.
A bậc 1
B bậc 2
C bậc 3 
ví dụ: CH3-OH, C3H7-OH
Ví dụ: CH2=CH-CH2-OH, 
CH3-CH=CH-CH2-OH,
 Ví dụ: C6H5CH2OH
Ví dụ: 
Ví dụ: CH2 (OH) – CH2 (OH)
I.Định nghĩa, phân loại:
 1.Định nghĩa:
 Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm hydroxyl –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon no.
Lưu ý:mỗi nguyên tử C no chỉ liên kết với một nhóm –OH
2.Phân loại:
* Bậc của ancol là bậc của nguyên tử C liên kết trực tiếp với nhóm –OH.
a.Ancol no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có một nhóm –OH liên kết trực tiếp với gốc ankyl
CTC: CnH2n+1OH(n≥1)
Vd: CH3-OH, C3H7-OH,
b.Ancol không no, đơn chức, mạch hở: Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no của gốc hidrocacbon không no.
CTC:CnH2n+1-2kOH
(n,k≥1)
Vd: CH2=CH-CH2-OH, 
CH3-CH=CH-CH2-OH,
c.Ancol thơm, đơn chức: Phân tử có nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc mạch nhánh của vòng benzen.
CTC: CnH2n-7OH (n≥6)
Vd: C6H5CH2OH
d.Ancol vòng no, đơn chức: Phân tử có một nhóm –OH liên kết với nguyên tử cacbon no thuộc gốc hidrocacbon vòng no.
CTC: CnH2n-3OH (n≥3)
Vd:
e.Ancol đa chức: Phân tử có 2 hay nhiều nhóm –OH ancol.
CTC: R(OH)x (x≥2)
Vd: CH2 (OH) –CH2 (OH)
Hoạt động 2: Đồng phân, danh pháp (12 phút)
- Trong chương trình chúng ta chỉ nghiên cứu về đồng phân của ancol no, đơn chức, mạch hở.
- Học sinh nghiên cứu sgk và cho thầy biết ancol có những loại đồng phân nào?
Yêu cầu học sinh lên bảng và viết các đồng phân của C4H9OH. 
 Các đồng phân vừa viết có tên gọi như thế nào bây giờ chúng ta sẽ nghiên cứu phần tiếp theo: danh pháp.
 Nghiên cứu sgk, yêu cầu học sinh cho biết cách đọc tên thông thường.
 Gọi học sinh đọc tên thông thường các đồng phân của C4H9OH (có sự hướng dẫn của giáo viên) ?
Ancol còn được gọi theo cách khác đó là tên thay thế. Cho thầy biết cấu tạo của tên thay thế?
Lưu ý: Mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -OH, đánh số thứ tự sao cho nhóm -OH là nhỏ nhất.
Tương tự một bạn đọc tên thay thế các đồng phân của C4H9OH
Có 2 loại đồng phân:
Đồng phân mạch C
Đồng phân vị trí nhóm –OH 
CH3CH2CH2CH2OH
CH3CH2CH(OH)CH3 
(CH3)2CHCH2OH
(CH3)3COH 
Ancol+ Tên gốc ankyl+ ic
CH3CH2CH2CH2OH 
 ancol butylic
CH3CH2CH(OH)CH3 
 ancol sec- butylic
(CH3)2CHCH2OH 
 ancol isobutylic
(CH3)3COH 
ancol tert-butylic
Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính + số chỉ vị trí nhóm –OH + ol
CH3CH2CH2CH2OH 
 butan-1-ol
CH3CH2CH(OH)CH3 
 butan-2-ol
(CH3)2CHCH2OH 
2-metylpropan-1-ol
(CH3)3COH 
2-metylpropan-2-ol
II. Đồng phân, danh pháp:
 1.Đồng phân:
- Các ancol no, đơn chức, mạch hở có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí nhóm chức –OH.
 2.Danh pháp:
a.Tên thông thường:
Ancol+ tên gốc ankyl+ ic
b.Tên thay thế:
 Tên hidrocacbon tương ứng với mạch chính+ số chỉ vị trí nhóm –OH+ ol.
Lưu ý: Mạch chính là mạch cacbon dài nhất có chứa nhóm -OH, đánh số thứ tự sao cho nhóm -OH là nhỏ nhất.
Hoạt động 3: Tính chất vật lí (10 phút)
Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu phần III để tìm hiểu về tính chất vật lí của ancol
Cả lớp theo dõi bảng 8.3 và hoàn thành bảng phụ 
Trạng thái
Độ tan
Nhiệt độ sôi
Tại sao các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete? Và tại sao ancol lại tan nhiều trong nước?
Giáo viên hướng dẫn và vẽ liên kết hidro lên bảng và yêu cầu học sinh vẽ vào vở.
Nguyên tử H mang điện tích dương của nhóm OH này khi ở gần với nguyên tử O mang điện tích âm của nhóm OH kia thì tạo ra liên kết hidro.
Trạng thái
Độ tan
Nhiệt độ sôi
C1 đến C12: lỏng
C13 trở lên: rắn 
Từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước
khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng theo
- Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hidrocacbon có cùng phân tử khối hoặc các đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hidro. 
- Các ancol tan nhiều trong nước do các phân tử ancol và các phân tử nước tạo được liên kết hidro
III.Tính chất vật lí:
- Trạng thái: từ C1 đến C12: lỏng, C13 trở lên: rắn
- Độ tan: Từ C1 đến C3 tan vô hạn trong nước
- Nhiệt độ sôi: khi phân tử khối tăng thì nhiệt độ sôi cũng tăng theo.
* Liên kết hidro:
Nguyên tử H mang điện tích dương của nhóm OH này khi ở gần với nguyên tử O mang điện tích âm của nhóm OH kia thì tạo ra liên kết hidro
4. Tổng kết, đánh giá: (8 phút)
 a. Trọng tâm bài:
 - Danh pháp của ancol
 - Bậc của ancol
 - So sánh nhiệt độ sôi ancol với các hợp chất khác
 - Liên kết hidro
 b. Bài tập vận dụng:
 Hãy viết tất cả các đồng phân ancol của C5H11OH và gọi tên thay thế của những đồng phân đó.
 CH3 - CH2 - CH2 - CH2 - CH2 - OH pentan-1-ol
 CH3 - CH2 - CH2 - CH – CH3 pentan-3-ol
 OH
 CH3 - CH2 - CH2 - CH – CH3 pentan-2-ol
 OH
CH3 – CH- CH2 - CH – OH
 CH3 3-metylbutan-1-ol
CH3 – CH- CH2 – CH3
 CH3 OH	 3-metylbutan-2-ol
 OH
CH3 – CH- CH2 – CH3
 CH3 	 2-metylbutan-2-ol
CH3 – CH- CH – CH2 – OH
 CH3	 2-metylbutan-1-ol
 CH3
CH3 – C – CH2-OH 
 CH3 2,2- đimetylpropan-1-ol
c. Hướng dẫn tự học:
- Bài tập về nhà: bài 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9/sgk/186,187 
- Chuẩn bị bài mới “Ancol: Tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng”
Hidrocacbon
Dẫn xuất 
hidrocacbon
Hidrocacbon thơm
Hợp chất X
Trạng thái
Độ tan
Nhiệt độ sôi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_11_bai_so_40_ancol.doc