Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) Victor Hugo

Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) Victor Hugo

A.Mục đích yêu cầu

Giúp học sinh:

- Về kiến thức:

+ Phân tích, chứng minh được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-go qua hư cấu nhân vật và cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện.

+ Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn trích. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa Ác và Thiện, cường quyền và nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ mà còn khẳng định một lí tưởng.

- Về kĩ năng: Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.

- Về thái độ:

+ Nhận thức được vai trò của tình thương trong cuộc sống.

+ Yêu thương, trân trọng con người, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.

+ Hiểu và trân trọng các sáng tác của Victor Hugo.

 

docx 10 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 11291Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 11 - Người cầm quyền khôi phục uy quyền (trích những người khốn khổ) Victor Hugo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM 	 Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Trường THPT Long Trường	 Đoàn kiến tập Sư phạm 2016
GVHD: Bùi Thị Kim Dung 	 Giáo sinh: Lê Minh Lực
Lớp kiến tập: 11A7	 Bộ môn: Ngữ Văn
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
(Trích Những người khốn khổ)
Victor Hugo
A.Mục đích yêu cầu
Giúp học sinh:
Về kiến thức: 
+ Phân tích, chứng minh được những nét đặc trưng của bút pháp Huy-go qua hư cấu nhân vật và cốt truyện: nghệ thuật phóng đại trong so sánh và ẩn dụ, trong nghệ thuật tương phản; sự đan xen bình luận ngoại đề trong diễn biến câu chuyện.
+ Gắn được nghệ thuật trên với ý nghĩa nội dung của đoạn trích. Nghệ thuật phóng đại trong ẩn dụ, so sánh và nghệ thuật tương phản đều là phương tiện để biểu hiện một ý nghĩa tư tưởng tiến bộ: sự đối lập giữa Ác và Thiện, cường quyền và nạn nhân. Kết hợp với đoạn bình luận ngoại đề để biểu hiện trực tiếp cảm xúc của người kể chuyện, những biện pháp nghệ thuật trên không những có ý nghĩa phê phán cường quyền, khơi dậy mối đồng cảm với những người khốn khổ mà còn khẳng định một lí tưởng.
Về kĩ năng: Phân tích tâm lí, tính cách và xung đột nhân vật.
Về thái độ: 
+ Nhận thức được vai trò của tình thương trong cuộc sống.
+ Yêu thương, trân trọng con người, nhất là những người nghèo khổ, bất hạnh.
+ Hiểu và trân trọng các sáng tác của Victor Hugo.
B.Chuẩn bị:
Giáo viên: SGV+SGK+Giáo án+ Powerpoint
Học sinh: Đọc trước văn bản “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
C.Lên lớp:
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết mục đích yêu cầu của thao tác lập luận bình luận ?
3.Bài mới:
Phương pháp: phát vấn, bình giảng
Lời giới thiệu: Ở các tiết học trước các em đã được học các tác phẩm văn học nổi bật của Nga như Tôi yêu em của Puskin hay Người trong bao của Sê-khốp, các em cũng đã được tiếp cận làm quen với nền văn học Ấn Độ qua thơ tình của Tagore. Và hôm nay chúng ta sẽ lại tiếp tục tìm hiểu nền văn học của một đất nước khác, đó chính là Pháp thông qua tiểu thuyết Những người khốn khổ của Victor Hugo. Những người khốn khổ là bức tranh thu nhỏ của đời sống hiện thực ba mươi năm đầu của thế kỉ XIX với bao nỗi niềm và trăn trở của nhà văn. Để hiểu rõ hơn về tính chất hiện thực của tác phẩm, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a.Vị trí:
GV: Dựa vào SGK em hãy nêu một số nét chính về Victor Hugo.
Gợi ý:
-Victor Hugo (1802-1855), là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp.
-Là danh nhân của thế giới
GV giảng thêm. Cha Victor Hugo là một quân nhân, ông phải thường xuyên di chuyển khắp nơi, chính vì thế vào năm 1804 Mẹ Victor Hugo đã đưa Victor Hugo về Paris sinh sống, bà là người có tư tưởng tiến bộ, chính bà là người đã hướng ông chinh phục nàng thơ.
Tài năng của Victor Hugo được bộc lộ từ rất sớm. Năm 17 tuổi ông đã đạt giảng “Bông huệ vàng” đây là một giải thưởng rất uy tín của viện hàn lâm Pháp. Và sau đó ông có vở kịch Crowell nổi tiếng cả thế giới-ông trở thành chủ soái của nền văn học lãng mạng Pháp. 
b.Thời đại
GV: Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy nêu hiểu biết của mình về thời đại mà Victor Hugo sống ?
GV giảng thêm:
-Thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
àLà nhà văn lãng mạn có khuynh hướng dân chủ, tự do, đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người.
 Ông ảnh hưởng tư tưởng của mẹ đồng thời cũng chịu ảnh hưởng từ cha. Có thể nói Victor Hugo có tư tưởng đi từ bóng tối ra ánh sáng. Ông từng được nhà nước quân chủ lập hiến ưu đãi, nhưng sau đó ông đã chống lại khi Napoleon III lên ngôi. Ông đã bị đi đầy suốt 9 năm, Từ Bỉ sang đến anh sau đó ông trở về Pháp. Công xã Paris thất bại nhưng ông vẫn đứng về phía nhân dân.
Trong cuộc đời của mình, Victor Hugo quan niệm rằng: “khi tôi sáng tác tôi nói với cánh đồng, tôi nói với đường phố”. Như vậy đối tượng mà ông hướng tới là thiên nhiên và những con người cùng khổ. Nhưng nói đến đối tượng nào thì nó cũng xuất phát từ trái tim của mình, bằng yêu thương của mình dành cho nhân loại.
c.Tài năng
GV: Dựa vào SGK em hãy cho biết một số nét về sự nghiệp sáng tác của Victor Hugo?
Gợi ý:
-Là thiên tài văn chương ở nhiều thể loại.
Thơ: Lá thu (1831), Trừng phạt (1853)
Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831). Những người khốn khổ (1862)
Kịch: Éc-na-ni
2.Tác phẩm: Những người khốn khổ. 
GV: Em hãy cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
Gợi ý:
Hoàn cảnh sáng tác: Xuất bản năm 1862, được đánh giả là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX.
GV giảng:
Tác phẩm được thai nghén từ năm 1829. Qua 33 năm, bằng sự trải nghiệm của mình, tác giả đã cho ra đời tác phẩm vào năm 1862.
Nội dung: 
Tính hiện thực: Tái hiện chân thực đời sống của nhân dân
Tính sử thi: Tái hiện khung cảnh Paris trong suốt ba thâp kỉ đầu của thế kỉ XIX và những biến động lịch sử diễn ra trong thời gian này.
Xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-Giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau.
Tóm tắt tác phẩm: Giăng Van-Giăng là người lao động nghèo, bị khép tội tù khổ sai vì đã ăn cắp một cái bánh mì cho cháu. Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hoá của Giám mục Mi-ri-en. Ông đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị thanh tra Gia-ve nghi ngờ và theo dõi. Ông giúp đỡ Phăng-tin, tìm và nuôi Cô-dét, con gái Phăng-tin. Giăng Van-giăng còn cùng mọi người chiến đấu chống chính quyền tư sản. Ông cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt với Cô-dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
Bố cục 5 phần: Phăng-tin, Cô-dét, Ma-ri-uýt, tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni, Giăng Van-Giăng. 
3. Đoạn trích
GV: Em hãy cho biết xuất xứ và bố cục của đoạn trích ?
a.Xuất xứ: Chương IV, quyển 8 phần thứ nhất tiểu thuyết Những người khốn khổ
b.Bố cục: 3 phần
Phần 1 (Từ đầu đến “rùng mình”): nêu bối cảnh câu chuyện và nỗi sợ hãi của Phăng-tin trước Gia-ve.
Phần 2 (Tiếp theo đến “tắt thở”): cảnh bắt Giăng Van-giăng và cái chết của Phăng-tin.
Phần 3 (đoạn còn lại): thái độ và tâm trạng của Gia-ve và Giăng Van-giăng trước cái chết của Phăng-tin.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản
1.Nhan đề
GV: Theo em, trong đoạn trích này, ai là người cầm quyền? Ai là người khôi phục uy quyền? Đó là uy quyền gì?
- Nhan đề “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” có ý nghĩa gì?
Gợi ý: Đọc đoạn trích ta thấy rằng: Gia-ve lấy lại các quyền của mình. Đó là quyền lực của cái ác. Trong khi đó Giăng Van-giăng mất quyền thị trưởng nhưng kiên quyết lấy lại lòng yêu thương con người. Đó là quyền lực của cái thiện. như vậy nhan đề Người cầm quyền khôi phục uy quyền truyền tải sự tố cáo, lên án cái ác. Đồng thời khẳng định, ngợi ca cái thiện
2. Tình huống truyện
GV: Em hãy nêu tình huống truyện của đoạn trích?
Gợi ý:
-Vì cứu một người bị Gia-ve bắt nên Giăng Van-Giăng phải tự thú mình là người tù khổ sai
-Vì lo lắng cho bệnh của Phăng-tin nên Giăng Van-Giăng nài nỉ Gia –ve gia hạn cho 3 ngày
-Gia-ve mang theo lính bắt Giăng Van-Giăng tại phòng bệnh của Phăng-tinà Tình huống giàu kịch tính
Bộc lộ tính cách nhân vật và tư tưởng đoạn trích.
3.Hình tượng nhân vật Gia-ve
a.Ngoại hình
GV: Dựa vào SGK em hãy nêu các chi tiết có liên quan đến ngoại hình nhân vật. Từ đó em hãy nhận xét ngoại hình của nhân vật này.?
Gợi ý:
-Bộ mặt: gớm ghiếc
-Giọng nói: man rợ và điên cuồng, không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.
-Cặp mắt: như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ
Cái cười: ghê tởm phô ra tát cả hai hàm răng.
àTác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụà Gia-ve hiện lên như một con ác thú ghê tởm
b.Ngôn ngữ, hành động, thái độ
GV: Em hãy tìm các lời nói và hành động của Gia-ve đối với Giăng Van-Giăng, từ đó em hãy rút ra nhận xét về những hành động cũng như thái độ, ngôn ngữ của Gia-ve.
Gợi ý:
*Đối với Giăng Van-Giăng Ngôn ngữ: xưng hô thô thiển, vô văn hóa.
Hành động: lỗ mãng
GV: Gia-ve đã có những hành động và thái độ như thế nào với Phăng-tin?
Gợi ý:
*Đối với Phăng-tin
Ngôn ngữ: thô bỉ, khinh miệt
Hành động: lạnh lùng, thô bạo
Thái độ: vô cảm ngay khi Phăng-tin đã mất
GV: Em hãy nhận xét về nhân vật Gia-ve ?
Gợi ý:
Với Phăng-tin, Gia –ve là đao phủ, là kẻ dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của Phăng-tin
Gia-ve là một con ác thú, con thú giữ cửa cho chính quyền tư sản đương thời, là hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời 
4.Hình tượng nhân vật Giăng Van-Giăng
a.Thể hiện trực tiếp qua hành động và thái độ
GV: Khi Phăng-tin còn sống Giăng Van-Giăng đã có thái độ như thế nào với Phăng-tin và Gia-ve?
* Khi Phăng-tin còn sống:
-Đối vs Phăng-tin: nhẹ nhàng, từ tốn, ân cần
àYêu thương, trân trọng che chở với mục đích: cứu Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch
-Đối với Gia-ve: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ.
GV: Khi Phăng-tin qua đời cử chỉ thái độ của Giăng Van-Giăng đối với Phăng-tin và Gia-ve đã thay đổi như thế nào?
Gợi ý:
*Khi Phăng-tin qua đời:
-Đối với Gia-ve: Lên án mạnh mẽ quyết liệtàGia-ve khiếp sợ
-Đối với Phăng-tin:
Ngắm nhìn và ngồi yên lặng bên thi thể Phăng-tin.
Nhẹ nhàng hứa hẹn và an ủi vong linh của chị
àThái độ và tình cảm của Giăng Van-Giăng với mẹ con Phăng-tin xuất phát từ tình yêu thương của những người cảnh ngộ
b.Thể hiện gián tiếp
GV: Hình ảnh Giăng Van-Giăng hiện lên như thế nào qua thái độ của Phăng-tin và bà xơ Xem-pli-xơ ?
Gợi ý:
-Qua thái độ của Phăng-tin: phó thác, cầu cứu, tin tưởng tuyệt đối.
àmột vị cứu tinh, là ân nhân, là bậc đại hiền của chúa.
-Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng Van-Giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ.
Lời Giăng Van-Giăng cảm động đến mức thấu động cả đến tâm hồn của người chết.
GV giảng thêm: Có lẽ nào tin đc như thế đc không. Một người đàn ông đã phải nếm trải nhiều đau khổ của cuộc đời, một người đàn ông vừa mới phải thú tội, một người đàn ông nếu phải rời khỏi nơi đây là phải trở về với nhà tù, nơi mà đã trở thành ám ảnh, nơi mà ông không bao giờ muốn trở lại một lần nào nữa. Thế nhưng đối với người chết ông đã làm được những điều tuyệt vời này. Điều đó chỉ có thể được làm bằng tình thương của con người dành cho nhau. Tôn chỉ đó Giăng Van-Giăng đã thực hiện trong suốt cuộc đời của mình: lẽ sống là tình thương
GV: Tính cách của nhân vật Giăng Van-giăng còn được thể hiện qua lời bình luận ngoại đề của tác giả. Em hãy cho biết đó là những lời bình luận ngoại đề nào, và cho biết tác dụng của chúng?
Gợi ý:
“Ông nói gì với chị?
Người đàn ông bị ruồng bỏ ấy có thể nói gì với người đàn bà đã chết? Những lời nói ấy là gì vậy ?”
Những câu hỏi chỉ có một nội dung thôi, nhưng được lặp đi lặp lại rằng Giăng Van-Giăng đã nói gì với người đã chết. Thực ra đây chỉ là 1 cách hàm ẩn cho câu trả lời rằng Giăng Van-Giăng sẽ đi tìm Cô-dét và nuôi cô bé lớn khôn thành người !
Lời bình: Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại: cái nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới của cái thiện
Hình tượng Giăng Van-Giăng thể hiện quan điểm tư tưởng cà niềm tin vào con đường cải tạo xã hội của V.Huy-gô: Con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ
GiăngVan-Giăng không còn là một tội phạm bị kết án khổ sai trốn lệnh truy nã, cũng không phải là một con người khốn khổ, mà là một thiên sứ, một bậc thánh- một hiền nhân cao cả
Hoạt động 3: Tổng kết
Mời một học sinh đọc ghi nhớ SGK/80
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh trả lời câu hỏi
Học sinh đọc SGK trả lời câu hỏi
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
Học sinh đọc SGK và trả lời
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả
a.Cuộc đời:
-Victor Hugo (1802-1855), là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch nổi tiếng của nước Pháp.
-Là danh nhân của thế giới.
b.Thời đại:
-Thế kỉ đầy bão tố cách mạng.
àLà nhà văn lãng mạn có khuynh hướng dân chủ, tự do, đấu tranh không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người.
c.Sự nghiệp sáng tác
-Là chủ soái của nền văn học lãng mạn Pháp
-Là thiên tài văn chương ở nhiều thể loại.
Thơ: Lá thu (1831), Trừng phạt (1853)
Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831). Những người khốn khổ (1862)
Kịch: Éc-na-ni
2.Tác phẩm: Những người khốn khổ. 
a.Hoàn cảnh sáng tác:
Xuất bản năm 1862, được đánh giả là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ XIX.
b. Nội dung:
- Tính hiện thực: Tái hiện chân thực đời sống của nhân dân
- Tính sử thi: Tái hiện khung cảnh Paris trong suốt ba thâp kỉ đầu của thế kỉ XIX và những biến động lịch sử diễn ra trong thời gian này.
Xoay quanh số phận nhân vật Giăng Van-Giăng từ khi được ra tù đến lúc qua đời trong lãng quên thầm lặng với thông điệp cuối cùng: Trên đời, chỉ còn một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau. 
c.Bố cục:
Bố cục 5 phần: Phăng-tin, Cô-dét, Ma-ri-uýt, tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni, Giăng van-giăng. 
d. Tóm tắt:
Giăng Van-giăng, người lao động nghèo à bị tù khổ sai vì ăn cắp bánh mì cho cháu à ra tù, nhờ Mi –ri – en cảm hóa à đổi tên thành Ma – đơ – len, mở nhà máy, trở thành thị trưởng à Ông luôn bị thanh tra Gia – ve nghi ngờ và theo dõi à Ông giúp đỡ Phăng –tin, tìm nuôi Cô – dét à Ông cùng mọi người chiến đấu chống chính quyền tư sản à Cứu Ma – ri – uýt, tha chết cho Gia – ve à Ông vun đắp tình yêu của Ma – ri – uýt với Cô – dét à Chết trong cảnh cô đơn.
3. Đoạn trích
a.Xuất xứ: Đoạn trích thuộc quyển cuối, phần thứ nhất của tiểu thuyết Những người khốn khổ
b.Bố cục: 3 phần
Phần 1 (Từ đầu đến “rùng mình”): Giăng Van – giăng chưa mất hết uy quyền
Phần 2 (Tiếp theo đến “tắt thở”): Giăng Van – giăng đã mất hết uy quyền
Phần 3 (đoạn còn lại): Giăng Van –giăng khôi phục uy quyền
II.Đọc-hiểu văn bản
1.Nhan đề
+ Gia-ve lấy lại các quyền của mình => quyền lực của cái ác.
+ Giăng Van-giăng mất quyền thị trưởng nhưng kiên quyết lấy lại lòng yêu thương con người => quyền lực của cái thiện.
=> Tố cáo, lên án cái ác; khẳng định, ngợi ca cái thiện.
2. Tình huống truyện
-Tình huống giàu kịch tính
-Bộc lộ tính cách nhân vật và tư tưởng đoạn trích.
3.Hình tượng nhân vật Gia-ve
a.Ngoại hình
-Bộ mặt: gớm ghiếc
-Giọng nói: man rợ và điên cuồng, không phải tiếng người nói, mà là tiếng thú gầm.
-Cặp mắt: như cái móc sắt, với cái nhìn ấy hắn đã quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ
Cái cười: ghê tởm phô ra tát cả hai hàm răng.
àTác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, phóng đại mang tính ẩn dụà Gia-ve hiện lên như một con ác thú ghê tởm
b.Ngôn ngữ, hành động, thái độ
*Đối với Giăng Van-Giăng Ngôn ngữ: xưng hô thô thiển, vô văn hóa.
-Hành động: lỗ mãng
*Đối với Phăng-tin
Ngôn ngữ: thô bỉ, khinh miệt
Hành động: lạnh lùng, thô bạo
Thái độ: vô cảm ngay khi Phăng-tin đã mất
Với Phăng-tin, Gia –ve là đao phủ, là kẻ dẫn tới cái chết trong tuyệt vọng của Phăng-tin
Gia-ve là một con ác thú, con thú giữ cửa cho chính quyền tư sản đương thời, là hiện thân của cái ác trong xã hội đương thời .
4.Hình tượng nhân vật Giăng Van-Giăng
a.Thể hiện trực tiếp qua hành động và thái độ
* Khi Phăng-tin còn sống:
-Đối vs Phăng-tin: nhẹ nhàng, từ tốn, ân cần
àYêu thương, trân trọng che chở với mục đích: cứu Phăng-tin trong lúc bệnh tình nguy kịch
-Đối với Gia-ve: Cử chỉ điềm tĩnh, ngôn ngữ nhã nhặn, không tỏ ra khiếp sợ.
*Khi Phăng-tin qua đời:
-Đối với Gia-ve: Lên án mạnh mẽ quyết liệtàGia-ve khiếp sợ
-Đối với Phăng-tin:
Ngắm nhìn và ngồi yên lặng bên thi thể Phăng-tin. Nhẹ nhàng hứa hẹn và an ủi vong linh của chị
àThái độ và tình cảm của Giăng Van-Giăng với mẹ con Phăng-tin xuất phát từ tình yêu thương của những người cảnh ngộ
b.Thể hiện gián tiếp
-Qua thái độ của Phăng-tin: phó thác, cầu cứu, tin tưởng tuyệt đối.
àmột vị cứu tinh, là ân nhân, là bậc đại hiền của chúa.
-Qua câu chuyện mà bà xơ Xem-pli-xơ thường kể lại: Giăng Van-Giăng thì thầm, Phăng-tin nở nụ cười, gương mặt sáng rạng rỡ.
Lời Giăng Van-Giăng cảm động đến mức thấu động cả đến tâm hồn của người chết.
-Qua lời bình luận ngoại đề:
Lời bình: Chết tức là đi vào bầu ánh sáng vĩ đại: cái nhìn lãng mạn, thể hiện niềm tin bất diệt vào thế giới của cái thiện
Hình tượng Giăng Van-Giăng thể hiện quan điểm tư tưởng cà niềm tin vào con đường cải tạo xã hội của V.Huy-gô: Con đường hướng đến những người lao khổ bằng sức mạnh của tình thương và lòng nhân ái vô bờ
GiăngVan-Giăng không còn là một tội phạm bị kết án khổ sai trốn lệnh truy nã, cũng không phải là một con người khốn khổ, mà là một thiên sứ, một bậc thánh- một hiền nhân cao cả
III.Tổng kết
1. Nội dung
Ánh sáng của tình thương có thể đẩy lùi bóng tối của cường quyền và nhen nhóm niềm tin vào tương lai.
2. Nghệ thuật
- Thủ pháp đối lập, tương phản.
- Lời bình luận ngoại đề.
- Phóng đại, so sánh.
 Củng cố: Em hãy cho biết vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài Luyện tập thao tác lập luận bình luận.
D.Rút kinh nghiệm
Tham khảo:
+ Sách giáo khoa lớp 11, tập 2, cơ bản.
+ Sách giáo viên lớp 11, tập 2, cơ bản.
+ Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn lớp 11, tập 2
Phê duyệt của GVHD 	 TP.HCM, ngày 27 tháng 03 năm 2016
 Giáo sinh kí tên

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuan_28_Nguoi_cam_quyen_khoi_phuc_uy_quyen.docx