Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ

Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ

- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham muốn mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh Huế.

 - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

1. Kiến thức:

- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống.

- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.

2. Kĩ năng:

- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại.

- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ.

3. Thái độ

- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.

4. Định hướng phát triển năng lực

-Để học sinh có năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

-Năng lực đọc- hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại

-Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận

 

docx 6 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1032Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Bài: Đây thôn vĩ dạ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết:
Tiết PPCT:
Ngày dạy:
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
- Hàn Mặc Tử -
 I. MỤC TIÊU
- Cảm nhận được tình yêu đời, lòng ham muốn mãnh liệt mà đầy uẩn khúc qua bức tranh phong cảnh Huế.
 - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.
1. Kiến thức:
- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn Vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất hạnh của một con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống. 
- Phong cách thơ Hàn Mặc Tử qua bài thơ: một hồn thơ luôn quằn quại yêu, đau; trí tưởng tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà quyện giữa thực và ảo.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 
- Cảm thụ, phân tích tác phẩm thơ. 
3. Thái độ 
- Nhận thức về giá trị cuộc sống từ cuộc đời và cảm xúc thơ Hàn Mặc Tử.
4. Định hướng phát triển năng lực
-Để học sinh có năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học
-Năng lực đọc- hiểu thơ hiện đại Việt Nam theo đặc trưng thể loại
-Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận
II. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 Hoạt động 1. Khởi động/ mở bài
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh phát huy được năng lực của mình chia sẻ ý kiến cho nhau, được hỗ trợ giúp đỡ nhau hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập
2. Nhiệm vụ học tập của học sinh
- Học sinh cùng nhau thảo luận và trình bày ý kiến của mình.
3. Cách thức tiến hành hoạt động
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm để tham gia trò chơi: Tìm hiểu về các nhà thơ trong phong trào thơ mới Việt Nam: Kể tên các tác giả, tác phẩm trong phong trào thơ mới của văn học Việt Nam.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
1. Mục tiêu
- Giúp học sinh nắm vững kiến thức về nội dung bài học
2. Nhiệm vụ của học sinh
- Chuẩn bị bài ở nhà nêu ra ý kiến mà mình hiểu
3. Cách thức tiến hành
- Giáo viên đặt ra những câu hỏi gợi mở cho học sinh nắm được bài
Hoạt động 3. Luyện tập
1. Mục tiêu
-Củng cố lại kiến thức cho học sinh
2. Nhiệm vụ của học sinh
-Ôn lại các kiến thức đã học trên lớp
3. Cách thức tiến hành
-Giáo viên trình chiếu cho học sinh làm bài tập trắc nghiệm củng cố lại kiến thức
Hoạt động 4. Vận dụng
1. Mục tiêu
-Thông qua bài học, học sinh có thể vận dụng được kiến thức để liên hệ với cái tác phẩm khác.
2. Nhiệm vụ của học sinh 
-Làm việc trao dổi nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời
3. Cách thức tiến hành
- Giáo viên đưa ra câu hỏi vận dụng cho học sinh thảo luận nhóm: Thông qua diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ em có suy nghĩ gì về tình yêu thiên nhiên đất nước và nghị lực sống của con người thời hiện đại?
Hoạt động 5. Tìm tòi mở rộng	
1. Mục tiêu
-Tìm tòi hiểu thêm về bài học thông qua bài tập giáo viên giao
2. Nhiệm vụ của học sinh
-	Học sinh sưu tầm trên sách, báo hoặc trong các sách tham khảo về bài học và trình bài sản phẩm trong tiết học sau
3. Cách thức tiến hành
-	Giáo viên cho học sinh về sưu tầm những bài viết phê bình văn học về tác giả và tác phẩm của các nhà thơ trong phong trào thơ mới.
Lời dẫn: Trên văn đàn văn chương Việt Nam vào khoảng những năm 1932-1945 đã xuất hiện rất nhiều những nhà thơ mới. Đây là giai đoạn thơ ca Việt Nam phát triển đa dạng và phong phú nhất. Mỗi một nhà thơ lại đề ra cho mình một cái tôi nghệ thuật rất mới và rất riêng trong từng sáng tác. Và khi nói đến phong trào thơ mới, nhà phê bình Đỗ Lai Thúy đã đã gọi đó là một "Cây nấm lạ trên gia hệ của văn mạch dân tộc". Cái "lạ" của thơ mới, có người biết, có người chưa biết, nhưng cái "lạ" mà người thi sĩ Hàn Mặc Tử mang theo khi bước vào làng thơ, thì hẳn ai cũng rõ. Những vần thơ điên loạn với ngập tràn ý tượng của hồn, trăng, và máu đã không thôi ám ảnh những ai yêu thơ Hàn, đọc thơ Hàn. Nhưng chẳng ai có thể tưởng đến giữa một rừng thơ ma quái và kì dị ấy, lại mọc lên một bông hoa trong sáng tinh khôi, còn vương bao hương sắc ở đời. Bông hoa ấy Hàn đặt tên "Đây thôn Vĩ Dạ", và để làm rõ hơn vì sao bài thơ lại trong sáng, tinh khôi và chất chứa bao nỗi niềm xúc cảm của nhà thơ thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài “Đây thôn Vĩ Dạ” để hiểu thêm về vấn đề này.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
* GV yêu cầu HS đọc phần tiểu
dẫn.
* Gv hỏi: Dựa vào tiểu dẫn và sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy khái quát một vài nét về nhà thơ Hàn Mặc Tử?
2.Tác phẩm
* Gv hỏi: - Em hãy trình bày xuất xứ và
hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
* Gv: Mời 1-2 Hs đọc diễn cảm
bài thơ. (Lưu ý: hs đọc với giọng nhẹ nhàng, thiết tha phù hợp với phong cảnh, con người Huế).
* GV hỏi:
- Nêu bố cục và nội dung chính
của từng phần?
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1:
* Gv gọi 1 Hs đọc lại khổ 1
* GV cho HS tìm hiểu câu thơ đầu:
-Mở đầu bài thơ là một câu hỏi. Em hãy cho biết đó là câu hỏi của ai?
-Giọng điệu hỏi như thế nào? Ý
nghĩa của lời hỏi?
*GV bình giảng: Đây là lời của người xưa được tác giả nói hộ, là lời trách móc hờn dỗi, là lời mời mọc, là lời tự phân thân của tác giả tự trách mình. Và đằng sau lời trách đó còn là niềm tiếc nuối, sự tuổi hờn của tác giả.
* GV hỏi HS : Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được miêu tả với những màu sắc như thế nào?
-GV: Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ được nhà thơ khắc họa trong thời điểm bình minh:
+ Điệp từ nắng nhấn
mạnh ánh sáng của buổi bình minh. 
+ Nắng rọi vào sương trên những lá cau, tạo thành sự hoà phối giữa màu và ánh->vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi. “Nắng mới lên”: cái nắng đầu tiên của một ngày-> tinh khôi, trong trẻo.
+ Từ “mướt” diễn tả một sắc xanh mượt mà và tràn đầy sức sống.
+ “ Xanh như ngọc” gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này
 +“vườn ai”: đại từ phiếm chỉ“ai” gợi sự bâng khuâng trong tâm hồn thi nhân.
*GV hỏi: Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền?
-GV: “mặt chữ điền” khuôn mặt vuông vức, đẹp, phúc hậu. Theo quan niệm dân gian khuôn mặt được che bởi nhưng lá trúc càng kín đáo bí ẩn. lá trúc che ngang lại mang vẻ đẹp kín đáo,dịu dàng. Chi tiết làm cho bức tranh Vĩ Dạ thêm nét đẹp dịu nhẹ, kín đáo, bí ẩn nhưng giàu sự sống. Vẻ đẹp này được nhìn qua tâm tưởng của người gắn bó quê hương nhung không có dịp trở về và cũng không hi vọng trở về nên nó hiện ra càng lung linh. Một vẻ đẹp được ánh xạ qua lăng kính của một hồn thơ yêu cuộc sống nhưng không có thời gian để tận hưởng hết vẻ đẹp của nó nên nó càng trở nên xa xôi, trở nên đẹp lạ kỳ.
HS đọc phần Tiểu dẫn,phát biểu ngắn gọn vềtác giả Hàn Mặc Tử
HS dựa vào kiến thức
trong phần Tiểu dẫn để
trả lời
HS đọc lại khổ 1
HS tìm câu trả lời và phát biểu ý kiến
HS trả lời câu hỏi
HS trả lời câu hỏi
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Hàn Mặc Tử (1912-1940),
tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ra ở Đồng Hới, Quảng
Bình. 
- Ông từng sống và làm việc
ở Huế. Năm 1936, ông mắc
bệnh phong và mất tại trại
phong Quy Hòa (1940).
- Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Duyên
kì ngộ,... 
- Hồn thơ mãnh liệt, gắn bó tha thiết với cuộc đời và quằn quại đau đớn.
→ Hàn Mặc Tử là nhà thơ tài hoa và bạc mệnh
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ:
 Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" lúc đầu có tên "Ở đây thôn Vĩ Dạ", được sáng tác vào khoảng năm 1938 in lần đầu trong tập "Thơ Điên" về sau đổi thành “Đau thương”.
 b. Hoàn cảnh sáng tác:
Bài thơ được gợi cảm hứng từ
một tấm thiệp của Hoàng Cúc
gửi tặng Hàn Mặc Tử để động
viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh hiểm nghèo 
c. Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn
Vĩ và tình người tha thiết. 
- Khổ 2: Cảnh đêm trăng thôn
Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa. - Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Khổ 1:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
- Câu hỏi tu từ như một lời chào mời trách cứ nhẹ nhàng. Đây là câu hỏi nhà thơ tự phân thân để hỏi chính mình.
=> Câu hỏi thể hiện một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên.
- Vẻ đẹp của cảnh : 
+Vẻ đẹp của nắng qua cách lặp từ trong cùng một câu thơ. Nắng mới lên gợi vẻ trong trẻo tinh khôi.
+ Vẻ đẹp của màu xanh: 
 Xanh “mướt” mang một sắc xanh mượt mà tràn đầy sức sống. 
 “ Xanh như ngọc” gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng.
 “vườn ai”: đại từ phiếm chỉ“ai” gợi sự bâng khuângtrong tâm hồn thi nhân.
-Vẻ đẹp của người:
+ Thấp thoáng hiện ra sau lá trúc tạo ra vẻ đẹp duyên dáng
+ Gương mặt chữ điền  là biểu tượng của nét đẹp phúc hậu, hiền lành, trung thực.
=> Trong hoài niệm của nhà thơ “ thôn Vĩ” không chỉ đẹp bởi cảnh mà còn đẹp bởi người cảnh và người giao hòa nên thơ nên họa.
V. CỦNG CỐ 
VI. DẶN DÒ

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_11_bai_day_thon_vi_da.docx