Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam

Tuần: 8

Tiết: 29,30

ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

I - MỤC TIÊU

 Giúp HS:

- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về VHVN trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11.

 - Hình thành năng lực đọc hiểu văn bản phân tích văn học theo từng cấp độ, sự kiện, tác giả, hiện tượng ngôn ngữ văn học.Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và pp ôn tập , rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học tiếp theo .

II – CHUẨN BỊ

-GV : sgk- sgv, tuyển tập văn học Việt Nam ( Văn học trung đại )

-HS : Đọc bài & soạn bài .

- PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1767Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 29, 30: Ôn tập văn học trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Tiết: 29,30
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
I - MỤC TIÊU 
	 Giúp HS: 
- Hệ thống được những kiến thức cơ bản về VHVN trung đại đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
 	- Hình thành năng lực đọc hiểu văn bản phân tích văn học theo từng cấp độ, sự kiện, tác giả, hiện tượng ngôn ngữ văn học.Tự đánh giá được kiến thức về văn học trung đại và pp ôn tập , rút kinh nghiệm để học tốt hơn phần văn học tiếp theo .
II – CHUẨN BỊ 
-GV : sgk- sgv, tuyển tập văn học Việt Nam ( Văn học trung đại )
-HS : Đọc bài & soạn bài .
- PP :Gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, hướng dẫn trả lời câu hỏi sgk.	
III- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1 : Ôn tập về nội dung văn học 
*GV: Cho hs đọc kĩ câu 1 sgk
* Nội dung yêu nước giai đoạn này là: trung quân ái quốc cảm hứng yêu nước đa dạng ở một số phương diện: ý thức độc lập, tự chủ tự cường lòng căm thù giặc...
Bên cạnh nội dung yêu nước đã có ở giai đoạn văn học trước. VH trong giai đoạn này xuất hiện những nội dung mới: ý thức về vai trò của hiền tài dối với đất nước “Chiếu cầu hiền-NTN, “Xin lập khoa luật”- Nguyễn Trường Tộ” . Chủ nghĩa yêu nước trong VH nửa cuối thế kỉ 19 mang âm hưởng bi tráng qua các tác phẩm của Nguyên Đình Chiểu.
* GV nêu câu hỏi :Vì sao đến cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX CNNĐ mới xuất hiện thành một trào lưu văn học? Hãy tìm những nội dung nhân đạo trong văn học thời kì này ?
Văn học từ thế kỉ 18 đến tk 19 xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa .với nhiều tác phẩm lớn
Cảm hứng nhân đạo trong VHTĐ bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người VN, vừa tiếp thu tư tưởng tích cực của nho giáo, phật giáo, đạo giáo...Các tác phẩm văn học giai đoạn này đề cao con người, đấu tranh với mọi thế lực đen tối của xã hội phong kiến để khẳng định những giá trị chân chính của con người.
*GV nhắc lại nội dung nhân đạo trong một số tác phẩm 
- “Truyện Kiều” của Nguyễn Du: Đề cao vai trò của tình yêu đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân. Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống qua tác phẩm, nhà thơ còn qua mối tình Kim Kiều đặt ra vấn đề chống định mệnh.
+ Thơ Hồ Xuân Hương đó là con người cá nhân khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cách thẳng thắn những ước muốn của người phụ nữ bằng cách nói ngang tàng với một cá tính mạnh mẽ.
*GVyêu cầu hs tóm tắt thật ngắn gọn ND đoạn trích và trả lời câu hỏi 3 sgk
* GV giảng nhắc lại ý 
Trịnh phủ là nơi thâm nghiêm đầy uy quyền. Uy quyền nơi phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo truyền lệnh những tiếng dạ ran những con người oai vệ và những người khúm núm sợ sệt . Phủ chúa là một thế giới riêng biệt, người vào phải qua rất nhiều cửa gác, mọi việc phải có quan truyền lệnh chỉ dẫn, thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ...
*GV nêu ý hỏi theo câu hỏi 4 sgk
Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc là bức tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân khởi nghĩa đầu tiên xuất hiện trong văn học. Điều đó thể hiện qua yếu tố bi (đau thương)và yếu tố tráng (hào hùng). Yếu tố bi gợi lên từ đời sống lam lũ, vất vả và nỗi đau thương mất mát, tiếng khóc của người còn sống. Yếu tố tráng thể hiện qua lòng căm thù giặc, hành động quả cảm ngợi ca công đức của những nghĩa quân đã hi sinh. Đó là tiếng khóc đau thương cao cả.
*GV cho hs lập bảng thống kê nội dung nghệ thuật như sgk.
* GVgiảng ý : Khái niệm tính quy phạm: “quy” là thước; “phạm” là khuôn. Tính quy phạm của VH là những giới hạn trong sáng tác nghệ thuật mà người cầm bút tuân theo khuôn thước, kiểu mẫu có sẵn thành công thức. Người viết văn, làm thơ trung đại ít tìm tòi cái mới. VD: miêu tả thiên nhiên thì thường có : sơn, thuỷ, phong, hoa, tuyết, nguyệt...
* GV nhắc lại một số điển cố ,điển tích trong các bài học
- “Bài ca ngất ngưỡng”: “phơi phới ngọn đông phong”..nhằm nói lên thú tiêu dao của người sống ngoài vòng danh lợi đồng thời cũng tự khẳng định mình.
- “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” “ông tiên ngủ kĩ”, danh lợi, những điển tích, điển cố,...=> bộc lộ sự chán ghét của người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đồng thời thể hiện niềm khao khát đổi thay cuộc sống.
** GV giảng thêm một số sáng tạo phá cách , phá luật của thơ VN trung đại lấy VD bài “Câu cá mùa thu”của Nguyễn Khuyến 
-Khuynh hướng phá vỡ tính quy phạm qua “Câu cá mùa thu”
+ Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn, khung cảnh làng quê, ao thu..=> phá vỡ tính quy phạm.
+ Nghệ thuật: “gợn tí, đưa vèo, trong veo...”đã đem lại cho bài thơ sức biểu cảm rất lớn khi miêu tả thiên nhiên cũng như tâm trạng của nhà thơ.
-Đọc câu hỏi 1 và tìm ý trả lời . HS có thể nội dung của CNYN có trong từng bài cụ thể 
+ “Chạy Gịăc” của Nguyễn Đình Chiểu: lòng căm thù giặc nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị tàn phá.
+ “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” - Nguyễn Đình Chiểu: lòng thương cảm & sự biết ơn với những người nghĩa sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.
+ “ Bài ca phong cảnh Hương Sơn” -Chu Mạnh Trinh: ngợi ca vẻ đẹp Hương Sơn => vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
+ Nội dung mới: ý thức về vai trò của hiền tài dối với đất nước “Chiếu cầu hiền”-Ngô Thì Nhậm. Đề cao vai trò của luật pháp đối với xã hội “ Xin lập khoa luật”của Nguyễn Trường Tộ.
-HS tìm ý trả lời 
Nội dung nhân đạo trong giai đoạn này: thương cảm trước bi kịch và đồng cảm với khát vọng của con người, khẳng định đề cao tài năng nhân phẩm ,lên án tố cáo những thế lực chà đạp lên con người ,đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc, hướng vào cuộc sống của con người.
-HS tìm nd nhân đạo một số tác phẩm mới học .
+ “Thơ Tú Xương” : nụ cười giải thoát cá nhân, khẳng định cá tính cá nhân mạnh mẽ của mình .
+ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến: tâm sự con người trống rỗng u uất. “Khóc Dương Khuê”ca ngợi tình bạn thắm thiết ,thủy chung .
+“Truyện Lục Vân Tiên”của Nguyễn Đình Chiểu: con người cá nhân nghĩa hiệp hành động theo những chuẩn mực đạo đức nho giáo.
+ “Bài ca ngất ngưởng”- Nguyễn Công Trứ: quan niệm sống tự do, khoáng đạt ,con người cá nhân công danh hưởng lạc ngoài khuôn khổ.
-HS: tóm tắt và trả lời câu hỏi 
“ Thượng kinh kí sự” ghi lại việc tác giả lên kinh đô chữa bệnh cho thái tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm. Đoạn trích “ Vào phủ chúa Trịnh” là bức tranh chân thực cuộc sống nơi phủ chúa, được khắc họa ở hai phương diện:
+ Cuộc sống: xa hoa ,giàu sang. Phủ chúa cực kì giàu sang và hết sức xa hoa, từ tiện nghi sinh hoạt đến đồ ăn thức uống .
+ Cuộc sống nơi Trịnh phủ âm u thiếu sinh khí, thâm nghiêm kiểu mê cung đầy quyền uy nhưng thiếu sự sống.
-HS thảo luận nhóm trả lời 
+Đề cao đạo lí nhân nghĩa qua truyện Lục Vân Tiên.
 +Nội dung yêu nước qua “Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” 
+Nghệ thuật: Tính chất đạo đức trữ tình.Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.
+ Nhận xét về yếu tố bi, tráng 
Yếu tố bi gợi lên từ đời sống lam lũ, vất vả và nỗi đau thương mất mát, tiếng khóc của người còn sống. Yếu tố tráng thể hiện qua lòng căm thù giặc,
-HS điền vào bảng hệ thống theo mẫu sgk ,các nhóm kiểm tra chéo và bổ sung .
-HS: Truyện “ Lục Vân Tiên” sử dụng các điển tích liên quan đến các bậc vua tàn ác, không chăm lo đời sống của nhân dân: vua Kiệt, Trụ, U, Lệ
-HS tìm hiểu tính tượng trưng trong thơ & phát biểu 
 “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát: bút pháp tượng trưng => Bãi cát là hình ảnh tượng trưng cho con đường danh lợi: nhọc nhằn, đau khổ. Những người đi trên bãi cát là những người vì công danh còn nhiều khó khăn, vất vả.
 Hình ảnh con đường cùng là tượng trưng cho con đường công danh vô nghĩa. Con đường không thể giúp ông đạt được lí tưởng cao đẹp của mình.
- HS kể tên các thể loại văn học đã được học từ lớp 10
“ Chiếu cầu hiền” của Ngô Thì Nhậm; “Cáo bình ngô” của Nguyễn Trãi; “văn tế Trương Quỳnh Như” của Phạm Thái “Tự tình” của Hồ Xuân Hương...
I. NỘI DUNG 
 1 .Chủ nghĩa yêu nước 
 * Nội dung của CNYN 
-Yêu thiên nhiên ,đất nước
- Niềm tự hào dân tộc 
- Lòng căm thù giặc 
- Ý chí chiến đấu , chiến thắng giặc ngoại xâm. 
 * Những biểu hiện mới trong ND yêu nước .
-Âm hưởng bi tráng trong thơ văn NĐC nó phản ánh một thời khổ nhục nhưng vĩ đại 
- Tư tưởng canh tân đất nước – đề cao vai trò của luật pháp đối với xã hội “ Xin lập khoa luật”
- Đề cao vai trò của người trí thức đối với sự phát triển của đất nước “Chiếu cầu hiền”
2. Chủ nghĩa yêu nước 
* Nội dung 
- Khát khao tự do, tình yêu , hạnh phúc 
- Cảm thông với số phận người phụ nữ .
- Đề cao truyền thống đạo lí, khẳng định quyền sống của con người cá nhân.
- Lên án ,tố cáo những thế lực chà đạp lên con người .
* Những biểu hiện mới của CNNĐ trong văn học 
-Hướng vào quyền sống con người – ý thức cá nhân ( Truyện kiều, thơ Hồ Xuân Hương)
Quyền sống hạnh phúc , tài năng, 
 tình yêu ( Độc Tiểu Thanh kí, Tự tình, Bài ca ngất ngưởng)
3. Giá trị hiện thực đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
“Vào phủ chúa Trịnh” đã ghi lại chân thực và sâu sắc hình ảnh phủ chúa Trịnh:
-Cuộc sống rất xa hoa với những cung điện kiêu sa, những cảnh giàu sang tột đỉnh.
- Cuộc sống thiếu sinh khí ,yếu ớt : Cuộc sống âm u ,thiếu sinh khí , thiếu sức sống.
4. Giá trị nội và nghệ thuật trong thơ văn NĐC 
-Giá trị nội dung thơ : đề cao đạo lí nhân nghĩa (Lục Vân Tiên) yêu nước bất khuất chống giặc ngoại xâm ( Thơ văn yêu nước, các bài văn tế , thơ Nôm Đường luật ) 
- Giá trị nghệ thuật: tính chất đạo đức- trữ tình , màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, qua hình tượng nghệ thuật.
-Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc
v Bi : đau buồn ,thương tiếc; qua đời sống lam lũ, nỗi đau thương, mất mát của người nghĩa sĩ , tiếng khóc đau thương của người thân
v Tráng : hào hùng tráng lệ; qua lòng yêu nước,căm thù giặc, hành động quả cảm của người nghĩa quân , sự ca ngợi công đức của những người anh hùng đã hi sinh vì nước, vì dân.
=>Trước Nguyễn Đình Chiểu văn học dân tộc chưa có một hình tượng hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ.
 II.PHƯƠNG PHÁP 
 1.Tư duy nghệ thuật
Ÿ Thường theo kiểu mẫu,công thức (tính quy phạm) 
Ÿ VD : Công thức tả cảnh thiên nhiên theo như tranh tứ bình : tùng ,cúc ,trúc, mai hoặc tứ quí long,lân,qui phụng
 2.Quan niệm thẩm mĩ: 
Hướng về những cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, ưa sử dụng những điển cố, điển tích, thi liệu Hán học.
3.Bút pháp nghệ thuật:
 Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.
4.Thể loại
VHTĐ sử dụng nhiều thể loại : chiếu, cáo ,hịch, văn tế, điều trần, hát nói , thơ thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt...
4.Củng cố 
- Nội dung yêu nước và nhân đạo ở một số tác phẩm đã học.
- Cho hs phân tích văn bản cụ thể.
5. Dặn dò:
 Xem và chuẩn bị bài làm bài viết số 3 

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI26.doc