Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tôi yêu em

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tôi yêu em

A.Mục tiêu bài học

 Giúp HS:

 - Cảm nhận được TY chân thành , cao đẹp trong NVTT

 - Nắm được ~ phẩm chất NT cơ bản tạo nên cái hay của bài thơ , từ đó có một vài ý niệm về phong cách thơ cổ điển của Pu-skin

B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV

C.K.tra bài cũ: Chủ đề tư tưởng và ý nghĩa thời sự của" Người trong bao"? L.hệ th.tế?

D.Hướng dẫn bài mới

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 125(ĐV)
Tôi yêu em
( Pu-skin) 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được TY chân thành , cao đẹp trong NVTT
 - Nắm được ~ phẩm chất NT cơ bản tạo nên cái hay của bài thơ , từ đó có một vài ý niệm về phong cách thơ cổ điển của Pu-skin
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.K.tra bài cũ: Chủ đề tư tưởng và ý nghĩa thời sự của" Người trong bao"? L.hệ th.tế?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS tìm hiểu những nét khái quát về Ta-go
? Thơ T có đặc điểm gì? 
*GV nói về đề tài của bài thơ và đóng góp của T.
*HĐ2:HDHS đọc- hiểu
- Gọi HS đọc bài 
- GV đọc diễn cảm bài thơ
*B1: HDHS tìm hiểu kết cấu bài thơ và tâm trạng NVTT
? Hãy tìm hiểu kết cấu bài thơ và tâm trạng NVTT? 
- HS trả lời GV nhận xét và bổ sung .
( GV giảng)
*B2: HDHS tìm hiểu 4 câu đầu
? Tình cảm phức tạp, tế nhị của NVTT trong 4 câu thơ đầu ntn?
( GV giảng) 
? Nhận xét về tiết tấu nhịp điệu các câu thơ? Tác dụng?
? Khi chuyển sang hai câu sau mạch thơ ntn? Hãy PT? 
? Tình cảm của NV " em" hé mở qua hai câu thơ ntn? ( qua từ nào) qua đó ta hiểu thêm được gì? 
( GV giảng) 
*HĐ3:GV củng cố bài học 
I.Tiểu dẫn
 1.Tác giả
 - " Mặt trời của thi ca Nga", là niềm vinh quang kiêu hãnh của nhân dân NGa
 - Cuộc đời: SGK
 - Tài năng VH: trên nhiều TL ( SGK)
- Thơ P: rất tinh tế khi viết về thiên nhiên, đằm thắm khi viết về nhũ mẫu,trong sáng khi viết về tình bạn và hết sức chân thành cao thượng khi viết về TY.
 2.Bài thơ:
 - TY là đề tài vĩnh cửu ko bao giờ cạn trong văn chương và đã có nhiều bài rất hay . Đóng góp của P là đã tạo ra một giọng điệu riêng khi viết về đề tài này 
II.Đoc- hiểu
 1.Kết cấu bài thơ và diễn biến tâm trạng NVTT
 *Kết cấu:
 - Toàn bài gồm hai câu lớn, mỗi câu 4 dòng thơ , chia bài thơ thành 2 phần 
 - Cả hai phần đều bắt đầu bằng" Tôi yêu em" -> Thoạt nhìn tưởng như ý quẩn trùng lặp nhưng đọc kĩ mới thấy ý thơ ào ạt trào lên, như ~ con sóng, con sóng sau to hơn con sóng trước , phần sau mạnh hơn phần trước
 - Phần 2 láy lại 2 lần " Tôi yêu em", toàn bài láy lại 3 lần điệp khúc này( duy trì giọng điệu chủ đạo toàn bài: sự chân thành, và giữ chức năng chìa khóa mở ra ~ cung bậc t/c và chiều sâu bí ẩn của t.trạng NVTT . ) 
 * Diễn biến tâm trạng:
 - Bốn câu đầu: ~ mâu thuẫn giằng xé
 - Hai câu giữa: nỗi khổ đau tuyệt vọng
 - Hai câu cuối: sự cao thượng chân thành
-> tình cảm giãi bày ở phần 1 được láy lại ở phần 2 và nâng lên cao hơn ở phần 3.
 => Xét kết cấu bài thơ, ta thấy cái trật tự lôgic trong cách giãi bày tình cảm của NVTT : thông báo việc " rút lui" -> chối bỏ say mê -> dập tắt ngọn lửa tình 
 Nhưng trật tự này chỉ là bề ngoài, trong sâu thẳm tâm linh, mạch cảm xúc của NVTT cuồn cuộn chảy bất chấp lôgíc, ko nói được, cảm xúc đó chốc chốc lại bật lên như một điệp khúc " Tôi yêu em" 
 => Xét hình thức : trật tự lôgíc >< đó bộc lộ sự day dứt , trăn trở trong lòng NVTT,nó ko tin rằng đây là mối tình"ko hi vọng" 
 2.T.cảm phức tạp, tế nhị của NVTT trong 4câu đầu:
 * Hai câu đầu :
 - Tế nhị : thể hiện qua cách xưng hô mở đầu bài thơ " Tôi yêu em" ( nếu so sánh " tôi yêu cô. anh yêu em" ?) 
 - Phức tạp: Những từ " chừng có thể", " chưa hẳn" ( nghĩa: có lẽ, chưa hoàn tòan) -> biểu thị tính chất khó xác định của tâm hồn, t.cảm. NVTT thành thật bộc lộ cõi lòng mình. Trong đáy sâu t.hồn TY vẫn chưa hoàn toàn lụi tắt, vẫn dai dẳng cháy và vẫn còn được ấp iu .
 - > Tiết điệu thơ chậm rãi, đứt quãng( bởi ~dấu ngắt có độ nghỉ lâu), c.xúc thơ dàn trải, lan tỏa phù hợp với t.trạng suy tư, tr.trở, d.dứt của NVTT về TY của mình 
 * Hai câu sau: Mạch thơ đột ngột chuyển hướng . Từ ko được dùng hai lần ( phần dịch nghĩa) như nhấn mạnh dứt khoát đầy tính lí trí của NVTT : tự buộc mình phải chối bỏ TY của mình , dập tắt nốt chút lửa tàn đó. Chứng tỏ sự > thể hiện khát vọng TY mãnh liệt.
 - T/cảm của NV " Em" hé mở ở 2 câu này chỉ qua 2 từ " Băn khoăn" và " buồn" ( dịch thơ: bận lòng, bóng u hoài) -> sự éo le trong q.hệ t/c:TY của Tôi ko đem lại niềm vui HP mà chỉ là nỗi bận lòng, nỗi buồn của em. Vì tôn trọng t/c người mình yêu, NVTT tự chối bỏ TY trong nỗi khổ đau giằng xé -> một TY đơn phương.
 Qua đó ta hiểu thêm về cách dùng các hình dung từ một cách chính xác mạnh bạo của P 
* Củng cố : diễn biến tâm trạng của NVTT-> thể hiện TY chân thành, mãnh liệt và cao thượng .
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng bài thơ, liên hệ bản thân 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
H.Kiến thức bổ sung 
Tiết 126(ĐV)
Tôi yêu em
( Pu-skin) 
A.Mục tiêu bài học
 Giúp HS:
 - Cảm nhận được TY chân thành , cao đẹp trong NVTT
 - Nắm được ~ phẩm chất NT cơ bản tạo nên cái hay của bài thơ , từ đó có một vài ý niệm về phong cách thơ cổ điển của Pu-skin
B.Phương tiện chuẩn bị: Giáo án, SGK, SGV
C.K.tra bài cũ: Chủ đề tư tưởng và ý nghĩa thời sự của" Người trong bao"? L.hệ th.tế?
D.Hướng dẫn bài mới
Nội dung hoạt động
Kiến thức cơ bản
*HĐ1:HDHS đọc- hiểu
B1: Tìm hiểu hai câu 5,6
? Trạng thái tìnhcảm của NVTT ở hai câu này ntn? 
 ( GV giảng) 
*B2: HDHS tìm hiểu haoi câu thơ cuối 
?Xu hướng vươn tới sự cao cả trong tư tưởng, tình cảm của P ở hai câu cuối được thể hiện ntn? 
( GV giảng)
?Có người nói câu thơ cuối là sự thăng hoa của TY, đưa TY lên ngôi . Y kiến em ntn? 
( GV nói thêm và lấy dẫn chứng )
Khi E nói ko còn yêu A nữa
A ko tin E đã nói thật lòng
C.s vốn có lắm điều bực bội
Nên giận hờn buộc miệng cứ như không
Và cả khi anh bảo hết yêu em
Xin E hãy đừng tin lời anh nói
Anh cũng giống như mọi người thôi, em ạ
Lúc muộn phiền miệng lưỡi dễ chua cay
 ( Nguyễn Nhật ánh)
*HĐ2: HDHS làm BT nâng cao
*HĐ3: HDHS đọc thêm
*GV lưu ý một số nét về tác giả .
*HDHS tìm hiểuđặc điểm TL ( HS đọc tri thức đoc- hiểu SGK)
*GV nói qua về ND của bài thơ 
* GV nêu một số BP NT đặc sắc.
* HDHS tự rút ra ý nghĩa của bài thơ
*HĐ4:GV củng cố bài học 
I.Đoc- hiểu
2.Trạng thái tìnhcảm của NVTT ở hai câu 5,6;
 - Điệp khúc " Tôi yêu em" gắn với 2 dòng thơ cùng sự xuất hiện một loạt các hình dung từ ( âm thầm...) 
 Mỗi từ ở đây như cô đặc một trạng thái cảm xúc cụ thể : nỗi đau khổ âm thầm, niềm tuyệt vọng, sự rụt rè lẫn trong hậm hực và cả lòng ghen tuông giày vò, hành hạ.
 -> Chỉ qua 2 câu thơ mà dường như ~ lớp từ t/cẩn chìm dưới đáy sâu tâm hồn phơi mở, dồn nén ~ c.xúc 
 - Những từ " lúc, khi" góp phần diễn tả ~ biến động dồn dập trong c.xúc,t/c của NVTT
 - Câu 6 có nói đến lòng ghen tuông ( P có nhiềubài thơ viết về lòng ghen) Trong TY, yêu và ghen là hai trạng thái t/c đốilập nhưng thống nhất . Ghen thực ra là một biểu hiện của TY. Nhưng xét về thực chất đó là biểu hiện của thức TY ích kỉ . Lòng ghen tuông mù quáng dễ làm con người ta rơi vào sự thấp hèn . Đối với P- ghen tuông gợi " nỗibuồn đen tối" 
 -> Nhấn mạnh "lòng ghen" câu thơ gợi t.trạng nặng nề, u ám trong NVTT. Đến đây có cảm tưởngnhư NVTT rơi vào đáy sâu của nỗi khổ giày vò hành hạ.
 3. Xu hướng vươn tới sự cao cả trong tư tưởng, tình cảm của P ở hai câu cuối: 
 - Điệp khúc thứ ba gắn với 2 câu cuối . Mạchcảm xúc thay đổi đột ngột . Cảm xúc bị dồn nén ở hai câu trước giờ đây như được giải tỏa, dâng cao bởi sự xuất hiện của ~ hình dung từ : chân thành, đằm thắm 
 - Với ~ hình dung từ, câu thơ có sức hấp dẫn riêng. Tiết điệu nhanh, gấp, góp phần diễn tả tính chất sáng tươi, dạt dào cảm xúc 
 - Câu cuối : vượt lên nỗi buồn đau u ám, lòng ghen tuông ích kỉ, NVTT cầu chúc ( cầu em..) -> thể hiện sự chân thành , cao thượng trong TY của NVTT. -> Câu thơ là sự thăng hoa của TY, đưa TY lên ngôi .
 + Lời cầu chúc khẳng định TY đích thực của mình: luôn chân thành, đằm thắm, ko bao giờ lụi tắt, luôn dạt dào sáng tươi...
 + Mặt khác trong còn hàm ẩn lời nhắn nhủ của một trái tim cao cả : em hãy sáng suốt phân biệt vàng thau, lựa chọn người yêu với TY chân thành đằm thắm ( có thể hiểu : ko bao giờ em có thể tìm thấy mộtngười yêu em như tôi đã yêu em ) 
 -> Câu thơ cuối cùng là lời chối bỏ TY hay vun đắp cho TY? ( ý vị chìm sâu khó thấy- sâu sắc vô cùng) 
 II. Tổng kết 
 - ý nghĩa nhân văn của hình tượng NVTT- khát vọng TY chân thành, cao đẹp 
 - Tư tưởng tình cảm của nhà thơ: bài thơ là lời nhắn nhủ mang tính thông điệp của một trái tim cao cả - Ty chân thành và cao thượng thì sẽ trường tồn cùng thời gian Nhưng nếu gặp ngày buồn rầu đau đớn
 Em thầm thì hãy gọi tên lên
 Và hãy còn đây một kỉ nệm
 Em vẫn còn sống giữa một trái tim
(- Pu-skin )
III. Bài tập nâng cao
 - Những BPNT : Cách kết cấu, giọng điệu, cách sử dụng ngôn từ -> mang phong cách cổ điển .
IV. Đọc thêm: 
Bài thơ số 28
 ( Ta-go)
1.Tác giả:
 - Ta-go-> nhà văn lỗi lạc của Ân Độ , một trong ~ thiên tài của AĐ và thế giới . Là người châu á đầu tiên nhận giải thưởng Nôbenvề văn chương 1913
 - Thơ Ta-go: viết nhiều về TY , quan niệm của ông về TY sâu sắc và tiến bộ 
 2.Bài thơ:
 - Đặc điểm TL của bài thơ: thơ văn xuôi ( tri thức đọc - hiểu SGK) 
 - Cấu trúc bài thơ: 3-> 3-> 2 ( 7 dòng) -> 7-> 6 -> 2
 - Nội dung: 
 + Nói lên quan niệm về TY- tinh thần sẵn sàng hi sinh, tấm lòng hiến dâng cao cả cho TY 
 + Trái tim Ty ko hề đơn giản- nó tiềm ẩn mầm mống đối lập, mâu thuẫn : vừa sung sướng, vừa khổ đau , vừa đòi hỏi, vừa giàu sang 
 + Sự trọn vẹn trong TY là vô hạn, nhưng TY vẫn khao khát biết trọn nó . Nếu mỗi người tình biết hướng về cái trọn vẹn để nắm bắt, để khám phá, sáng tạo thì công việc đó chính là HP. 
 + Muốn có HP trong TY thì ko gì bằng hằng ngày cứ nhân lòng tin yêu, sự hiểu biết , sự hòa hợp lên như rót đầy cốc rượu nồng ( T từng ví TY là cđ trong trạng thái tràn đầy như cốc có rượu )-> Đó là chânlí của T- nhà thơ trữ tình tinh tế bậc nhất. 
 - NT: + bài thơ TT giàu chất triết lí được phô diễn bằng lời lẽ, h.ảnh sinh động, lập luận khúc chiết . TG đặt v/đề rồi phản đề để khẳng định chân lí. ( hợp tư duy người AĐ)
 + Đặc trưng: hướng về cái vô hạn của vũ trụ, chiêm nghiệm chiều sâu TG tâm linh của con người 
 + Cấu trúc bài thơ chặt chẽ, có hệ thống mạch lạc thể hiện tư duy lôgíc và triết học của TG . SD cá thủ pháp tượng trưng so sánh, ví von, ẩn dụ, phù hợp với ND tạo cho bài thơ có sức rung cảm. 
 - ý nghĩa : có tác dụng giáo dục sâu sắc nhất là lớp trẻ trong thời hiện đại 
*Củng cố : ý nghĩa nhân văn của hai bài thơ 
E.Hướng dẫn học ở nhà
 - Học thuộc lòng một số đoạn hay trong bài thơ 
 - Liên hệ bản thân 
G.Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài soạn NV 11
 - SGV 11 Nâng cao
H.Kiến thức bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docT125,126 Toi yeu em.doc