Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 50

Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 50

. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh

1, Về kiến thức:

- Học sinh nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thàNh tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 và nhưng đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.

 * Trọng tâm :

- Qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ cách mạng tháng 8- 1945 đến 1975.

 - Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945- 1975

 - Những đổi mới ban đầu trong văn học Việt nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX

2, Kĩ năng : Biết cách nắm được nội dung kiểu bài khái quát

 B: TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY :

 

doc 67 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1334Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 11 - Tiết 1 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn: 21/8/2008
Giảng: 22/8/2008
Tiết 1, 2: 	KháI quát văn học Việt Nam từ cáCh mạNg tháNg tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX
 a. Mục tiêu bài học: 	Giúp học sinh
1, Về kiến thức:
- Học sinh nắm được một số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thàNh tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của văn học Việt nam từ cách mạng tháng tám 1945 đến 1975 và nhưng đổi mới bước đầu của văn học Việt nam giai đoạn từ 1975 nhất là từ 1986 đến hết thế kỉ XX.
 * 	Trọng tâm : 
- qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu của văn học việt nam từ cách mạng tháng 8- 1945 đến 1975.
 - Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945- 1975
 - Những đổi mới ban đầu trong văn học việt nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
2, 	Kĩ năng	: 	Biết cách nắm được nội dung kiểu bài khái quát
 B: Tiến trình giờ dạy :
 1, Ôn định 
 2, bài mới:
Công việc của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
HĐ1: Khởi động: Trải qua hơn nửa thế kỉ, nền văn học VN đã đạt được những thành tựu lớn. Để nhìn nhận và đánh giá lại quá trình đó, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài văn học sử khái quát..................
HĐ2: Hướng dẫn hs tìm hiểu sgk
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi
- Những yếu tố nào về lịch sử, xã hội, văn hoá đã tác động đến nền văn học?
Câu hỏi thảo luận;
- Thời gian; 5phút
- Hình thức: theo tổ
Hãy cho biết các chặng đường phát triển của văn học VN và những thành tựu chủ yếu
- Các tổ cử đại diện trình bày, giáo viên nhận xét bổ sung và hướng dẫn cách ghi.
Nhận xét gì về tác động của văn học đối với những nhiệm vụ chính trị của đất nước?
Dựa và sgk, hãy nêu những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam trong giai đoạn này.
- Hiểu như thế nào về tính sử thi và cảm hứng lãng mạn?
I: Khái quát văn hoá việt nam từ cách mạng tháng 8 1945 đến năm 1975.
 1, Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội 
- Đường lối lãnh đạo của đảng đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể cho một nền văn hoá mới: Văn hoá phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
- Từ 1945 đến 1975, đất nước ta phải qua sự kiện lớn lao .
+ Cuộc kháng chiến chống pháp, chống mĩ gian khổ ác liệt.
+ Xây dựng nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa.
 Tóm lại, tác động trực tiếp đến nền văn hoá.
- Nền kinh tế nghèo nàn chậm phát triển, điều kiện giao lưu với nước ngoài còn hạn chế.
 2, qúa trình phát triển và những thành tựu chủ yếu.
a, Chặng đường từ 1945đến 1954 
* qúa trình phát triển.
- Phản ánh không khí hồ hởi vui sướng của nhân dân ta sau khi đất nước độc lập (t8- 1945).
- Từ cuối năm 1946, văn hoá tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống pháp gian khổ. Ca ngợi sức mạnh quần chúng, tin tưởng vào tương lai của cuộc kháng chiến .
* Thành tựu.
- Truyện kí phát triển nhanh và mạnh.
- Thơ ca: Đạt nhiều thành tựu. Ca hgợi nhân dân đất nước anh hùng thơ ca kháng chiến trong hồ chí minh bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm.
- Kịch: Bắt đầu phát triển và gây được sự chú ý như vở kich Bắc Sơn..
b, Chặng đường từ 1955 đến 1964.
 - Văn hoá tập trung ca ngợi công cuộc lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Văn xuôi mở rộng đề tài khám phá con người cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm thể hiện khả năng phản ánh sâu sắc như: Người lái đò sông đà, mùa lạc.
- Thơ ca. phát triển mạnh mẽ hướng tới công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội với một niềm tin hồ hởi lãng mạng. Đồng thời bộc lộ nỗi xúc động thương nhớ miền núi .
c, Từ 1965 đến 1975.
 - Tập trung hướng tới cuộc kháng chiến chống mĩ.
 +Văn xuôi: Khắc hoạ thành công con người việt nam anh hùng, kiên cường, bất khuất.
+Thơ ca: Thể hiện cuộc ra quân vĩ đại của toàn thể dân tộc. Những tập thơ có tiếng vang lớn như: Ra trận, máu và hoa 
+Kịch: Phát triển mạnh, lí luận phê bình.
d, Văn học vùng định tạm chiến.
- Phủ định chế độ bất công, lên án bọn cướp nước.
- Kêu gọi cổ vũ tinh thần đấu tranh thống nhất đất nước.
*Tl: Các chặng đường phát triển trong văn học việt nam đã tạo nên diện mạo nền văn học mới; một nền văn học phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.
Tiết 2
3, Những đặc điểm cơ bản của văn học việt nam từ 1945đến 1975 .
a, Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước.
- qúa trình phát triển của văn họcđã theo sát những nhiệm vụ chính trị trọng đại của đất nước => Văn học là tấm gương phản chiếu những nhiệm vụ cách mạng, đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
b, Nền văn hoá hướng về đại chúng nên mang tính nhân dân sâu sắc.
c, Tính sử thi và cảm hứng lãng mạn.
*Tính sử thi:
- Đề cập đến những vấn đề trọng đại của đất nước.
- Nhân vật chính tiêu biểu kết tinh cho vẻ đẹp cuả cộng đồng.
- Lời văn sử thi trang trọng hào hùng.
* Cảm hứng lãng mạn:
- Cảm hứng trong cái tôi tràn đầy cãm xúc hướng tới lí tưởng với một niềm lạc quan phơi phới về tương lai.
Tóm lại, ba đặc điểm trên đã thấm nhuần trong các sáng tác của văn học.
 Những yếu tố nào về lịch sử, xã hội, văn hoá tác động đến văn học ?
Dựa vào sgk, tóm tắt một số thành tựu của văn học?
II Văn học việt nam từ 1975 đến hết thế kỉ XX
1, Hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá:
- sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước thông snhất, non sông liền một dải.
- Từ 1975 đến 1985, đất nước ta lại đứng trước những khó khăn khủng hoảng về kinh tế.
- Từ 1986, đại hội Đảng đã khẳng định đổi mới là nhu cầu của dân tộc.
Tóm lại nền văn hoá cũng phải đổi mới để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong thời đại mới. 
2, Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu .
 a, Thơ ca:
 - Không tạo được sự lôi cuốn như ở giai đoạn nhưng một số ít tác phẩm vẫn tạo được sư chú ý của người đọc.
 - Nội dung: Thiên về tổng kết đánh giá chiến tranh qua sự trải nghiệm của cá nhân.
Vd: Xuân quỳnh,Thanh Thảo, Hữu Thỉnh, Chế Lan Viên..
b, Văn xuôi
- Có nhiều khởi sắc:
+ Đổi mới cách nhìn về chiến tranh.
+ Chú ý khai thác vấn đề bức xúccập nhật trong đời thường đến quan tâm.
VD: Tiểu thuyết mảnh đất lắm người nhiều ma, mùa lá rụng
c, Kịch phát triển mạnh:
Tóm lại: Từ sau 1945 văn học việt nam bước vào thời kì đổi mới theo hướng dân chủ hoá mang đậm tính nhân văn.
III: Tổng kết. 
Hướng dẫn học sinh học tổng kết và ghi nhớ
 HĐ 4. Củng cố, luyện tập
1, Các chặng đường phát triển của vănhọc VN từ 1945 đến 1975?
2, Những đặc điểm cơ bản của văn học VN từ năm 1945 đến năm 1975?
3, Một số thành tựu ban đầu của văn học VN từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX?
 HĐ5 Hướng dẫn chuẩn bị bài ở nhà; Nghị luận về một tư tưởng đạo lí
Soạn:
Giảng: 
Chủ đề 3: Tiết7:
Các thao tác của bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí
A, Mục tiêu bài học:
1, Kiến thức: Giúp học sinh.
 - Củng cố được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí.
 - Kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý.
2, Kĩ năng:
 - Có ý thức và kĩ năng tiếp thunhững quan điểm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng đạo lí.
3, Thái độ:
 - Thích sưu tầm những tác phẩm nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
B, Tiến trình giờ dạy:
ổn định: Sĩ số 12A1
Kiểm tra: ghi nhớ
Bài mới
Công việc của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hướng dẫn hs thảo luận theo câu hỏi sách giáo khoa.
- Đọc đề bài và xác định.
 + Vấn đề nghị luận.
 + Nội dung nghị luận.
 + Phạm vi kiến thức.
 + Các thao tác nghị luận
.
Nêu hướng làm mở bài, tập viết mở bài, giáo viên đọc mẫu.
Hướng dẫn học sinh triển khai theo từng ý trong phần tìm hiêủ đề.
Hình thức thảo luận nhóm, các nhóm cử đại diện trình bày sau 5 phút
Gọi hs đọc to phần ghi nhớ
Hướng dẫn hs làm bài tập 1, gọi trình bày, giáo viên nhận xét đánh giá và sửa chữa.
I- Khái quát kiến thức đã học:
1, Tìm hiểu đề và lập dàn ý.
Đề bài:
 Hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: Ôi sống đẹp là thế nào hỡi bạn.
a, Tìm hiểu đề: 
- Vấn đề cần nghị luận: sống đẹp => Trình bày quan điểm về lối sống.
- quan niệm sống đẹp là như thế nào? Cần rèn luyện những phẩm chất gì để sống đẹp?
- Thao tác lập luận :Phân tích, so sánh, biểu cảm.
- Phạm vi kiến thức:
 +Tư liệu thực tế
 + Dẫn chứng thơ văn .
b, Lập dàn ý:
* Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề
- Nêu luận đề
VD; Tố Hữu, nhà thơ của lí tưởng cộng sản, người luôn chủ trương sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình đã viết ÔI sống đẹp là thế nào hỡi bạn? Câu thơ trên đã đặt ra cho chúng ta một vấn đề; sống đẹp là gì, thanh niên phải sống như thế nào để mai sau không khỏi ân hận mình đã sống hoài, sống phí 
* Thân bài:
- Giải thích: sống đẹp là gì?
- Phân tích những biểu hiện của sống đẹp
 + Lí tưởng đúng đắn.
 + Tâm hồn lành mạnh hướng tới cái đẹp, cái thiện, dung cảm
 + Trí tuệ sáng suốt tình cảm phong phú và nhân hậu 
 + Hoạt động tích cực mạnh mẽ.
Dẫn chứng:
- Trong qúa khứ; Các cô gái thanh niên xung phong, những tấm gương hi sinh quên mình
- Ngày nay; tấm gương quên mình cứu bạn như Trần Văn Thơ, các thủ khoa trong kì thi đại học như Chu Thị kim liên .đã nêu cao tinh thần vượt khó
- Phê phán những quan niệm và lối sống không đẹp, không có lí tưởng, chậm tiến bộ, ỉch kỉ, thạm lam, sa ngã vào các tệ nạn xã hội
- xây dựng phương hướng và những và những biện pháp phấn đấu để có thể sống đẹp.
2, Kết luận:
Hướng dẫn học sinh đọc ghi nhớ
II- phần luyện tập
Bài tập 1: Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu sau:
a, Vấn đề: Phẩm chất văn hoá trong nhân cách của mỗi con người.
b, Tên văn bản: Một trí tuệ có văn hoá
c, Các thao tác nghị luận:
Đoạn1: Văn hoá văn hoá: Thao tác giải thích.
Đoạn2: Một trí tuệ.. vấn đề gì:Thao tác phân tích.
Đoạn3:Còn lại: Thao tác bình luận.
4, Củng cố:
5, Hướng dẫn chủân bị chủ đề 4
Soạn; 
Giảng; 
Chủ đề 2; Tiết 3, 4, 5 Những nét chính về tác gia nguyễn ái quốc
- hồ chí minh
a. mục tiêu bài học; 
- Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM.
- Thấy được ý nghĩa to lớn và giá trị nhiều mặt của tác phẩm và vẻ đẹp tư tưởng tâm hồn tác giả.
- Có ý thức sưu tầm tìm đọc những tác phẩm của Người.
B. tiến trình giờ dạy;
1, ôn định; sĩ số 12A1: 
2, kiểm tra;
3, Bài mới;
Công việc của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác của Bác? Nhận xét?
Thống kê nhứng di sản văn học của Người?
Gợi ý; mỗi thể loại cần nêu theo hướng sau
- Mục đích sáng tác?
- Đặc điểm
- Ví dụ?
 Thảo luận nhóm theo gợi ý trên, đại diện nhóm trình bày, giáo viên nhận xét, đánh giá, hướng dẫn ghi
Nhận xét gì về phong cách nghệ thuật? Trình bày những nét riêng của từng thể loại?
Hướng dẫn hs làm bài tập
i- Sự nghiệp văn học
1, quan điểm sáng tác
a, Hồ Chí Minh coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng
Văn hoá văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy.
b, Người luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc, đồng thời đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ.
c, Khi cầm bút, Người luôn đặt và trả lời các câu hỏi;
- Viết cho ai?( đối tượng)
- Viết cái gì? ( Nội dung)
- Viết để làm gì? (mục đích)
- Viết như thế nào? ( Hình thức)
=> quan điểm trên thấm đẫm trong mọi sáng tác của Người.
2, di sản văn học; HCM để lại một di sản văn học lớn lao về tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách ... ến thức phong phú về triết học, văn hoá, lịch sử, địa lí
- Hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa.
* Tác phẩm chính: 
- Ngôi sao trên đỉnh Phú Văn Lâu ( 1971)
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? ( 1986)
- Hoa trái quanh tôi( 1995)
2. Hoàn cảnh sáng tác và vị trí đoạn trích:
- Hoàn cảnh sáng tác: Viết tại Huế ngày 4/1/1981.
- Vị trí: Thuộc phần thứ nhất của tác phẩm.
Hướng dẫn học sinh đọc SGK.
Đoạn trích có thể chia mấy đoạn? ý mỗi đoạn?
Nêu chủ đề đoạn trích?
Gợi ý: Vẻ đẹp của sông Hương? Tình cảm của tác giả? Lối viết như thế nào?
II. Đọc văn bản:
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
2. Chia đoạn: ba phần.
Đoạn 1: Từ đầu đến chân núi Kim Phụng: Thượng nguồn Sông Hương.
Đoan2: Tiếpquê hương xứ sở: 
Sông Hương khi chảy về đồng bằng và thành Huế.
Đoạn3: Còn lại: 
 Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử và thi ca dân tộc
3. Chủ đề: Với lối viết hướng nội tinh tế tài hoa và sự hiểu biết sâu sắc về lịch sử, địa lí, văn hoá, tác giả đã ca ngợi vẻ đẹp đầy chất thơ của sông Hương trong tình yêu, niềm tự hào sâu sắc.
Hướng dẫn học sinh đọc phần 1 và trả lời các câu hỏi sau:
Tìm những chi tiết miêu tả vùng thượng nguồn sông Hương? Nhận xét gì về cảnh vật và cách viết của tác giả?
GV: Theo tác giả: Nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành mà không chú ý tìm hiểu sông hương từ nguồn cội, người ta khó mà hiểu hết được vẻ đẹp trong phần tâm hồn sâu thẳm của dòng sông mà chính nó không muốn bộc lộ.
Hướng dẫn hs đọc từ Phải qua nhiều..tiếng gà
Tìm những chi tiết miêu tả sôngHương khi chảy về ngoại vi thành phố Huế?
Nhận xét gì về cách cảm nhận của tác giả?
GV: Chú ý các động từ gợi sự linh hoạt của lưu thuỷ
Xác định nghệ thuật nổi bật trong đoạn thơ trên? Hành trình của sông được tác giả ví như một hành trình của ai? Tại sao?
Hướng dẫn hs đọc từ Từ đâyTứ đại cảnh
Và trả lời các câu hỏi:
Khi chảy vào thành phố, sông được cảm nhận như thế nào? Qua những chi tiết nào? Nhận xét gì về dòng chảy có gì khác khi ở rừng già TRường Sơn?
Đọc phần cuối tr. 200-201.
Tìm những chi tiết miêu tả sông Hương khi rời khỏi kinh thành? Nghệ thuật gì? ý nghĩa?
Xác định nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích? Chỉ ra những phát hiện thú vị của tác giả đôí với dòng sông?
Trong lịch sử, sông Hương được ghi nhận như thế nào?
Tác giả đã tô đậm những phẩm chất gì của sông Hương trong lịch sử và thơ ca?
- Tìm những câu văn gợi sông Hương trong cảm hứng thi ca của nghệ sĩ? Và nhận xét? 
III. Đọc hiểu văn bản:
1. Thượng nguồn sông Hương:
- Là một bản trường ca của rừng già
- rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu..
- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.
- Sông Hương như một cô gái Di-gan phong skhoáng và man dại với bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng.
=> Nghệ thuật nhân hoá và lối viết tài hoa đã tô đậm sức sống mạnh liệt hoang dại đầy cá tính của thượng nguồn sông Hương.
2. Sông Hương khi chảy về ngoại vi đồng bằng và gặp kinh thành Huế:
a. Sông Hương khi chảy về đồng bằng:
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng.
- ra khỏi vùng rừng núi, sông chuyển dòng liên tục: vòng những khúc quanh đột ngột, vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên Mụ, xuôi dần về Huế, đi giữa âm vang, trôi đi giữa hai dãy đồi..
- Khi đi qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảosông mềm như một tấm lụa ánh lên nhiều màu sắc sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Khi qua lăng tẩm đền đài, sông mang niềm kiêu hãnh được phong kín bởi những rừng thông u tịch.
- Mặt nước phẳng lặng khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, giữa những xóm làng 
trung du bát ngát tiếng gà.
=> Đoạn văn có sự kết hợp giữa kể và tả đã làm nổi bật dòng chảy sống động của sông Hươngkhi đi qua những địa danh khác nhau củavùng ngoại vi đồng bằng xứ Huế.
- Trong cái nhìn lãng mạn của tác giả, hành trình của sông Hương được ví như một cuộc tìm gặp tình nhân của người con gái trong một câu chuyện tình yêu nhuốm màu cổ tích.
b. Sông Hương khi chảy vào thành Huế:
- Sông Hương vui tươi hẳn lên giữa nhưng xbiền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.
- Kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng Tây nam- đông bắc.
- Keó một cánh cung rất nhẹ sang Cồn Hến khiến dòng sông mềm hẳn đi như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu
-Giống như sông Xen của Pa-ri, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét, sông Hương nằm ngay giữa lòng thành phố Huế.
- Những chi lưu của sông Hương mang nước đi toả khắp đô thị làm đẹp cho cố đô.
- Sông Hương đẹp như một điệu slovv chậm dãi sâu lắng.
* TL: Với tình yêu sông Hương say đắm, tha thiết, tác giả đã nhân hoá, cảm nhận con sông bằng hội hoạ, âm nhạc để nhấn mạnh vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của Hương Giang khi ôm trọn thành phố Huế. Qua đó, ta cảm nhận được đức tính dịu dàng chung thuỷ tao nhã của những cô gái Huế.
c. Khi ra khỏi thành Huế:
- Rời khỏi kinh thành, sông Hương chếch mình về phía Bắc, ôm lấy đảo Cồn Hến.lưu luyến ra đi giữa màu xanh của tre trúc.
- Như sực nhớ ra điều gì, nó đột ngột đổi dòng, gặp lại thành phố lần cuối. Đó là nỗi vương vấn, chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu.
* Tiểu kết: 
Đoạn văn đã chứng minh ngòi bút tài hoa lãng mạn của tác giả. Nghệ thuật nhân hoá đã diễn tả những phát hiện thú vị của tác giả: Trải qua hành trình gian truân đầy thử thách nơi thượng nguồn, sông Hương đã trở thành một người tình dịu dàng chung thuỷ, không nỡ rời xa thành phố Huế.
3. Sông Hương trong mối quan hệ với lịch sử và thi ca dân tộc:
a. Với lịch sử;
- Thời các Vua Hùng, nó là dòng sông biên thuỳ xa xôi.
- Trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi, nó mang tên Linh Giang ( Dòng sông thiêng) đã chiến đấu oanh liệt.
- Thời Nguyễn Huệ, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân.
- Chứng kiến thời đại mới với Cách mạng tháng Tám 1945 và bao chiến công rung chuyển qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc sau này.
=> Sông Hương là một chứng nhân lịch sử kiên cường anh dũng đã trải qua những thăng trầm cùng đất nước.
b. Với thi ca: 
- Có một dòng thi ca về sông Hương.
- Dòng sông không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ.
- Mỗi nhà thơ đều có một cách khám phá riêng về nó như Tản Đà, Cao Bá Quát, bà Huyện Thanh Quan, trong thơ Tố Hữu.
=> Với thi ca, sông Hương là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn cho người nghệ sĩ.
Gọi hs đọc Ghi nhớ.
Tại sao nói đoạn trích tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Em hiểu thêm điềugì sau khi học xong đoạn trích?
Ghi nhớ.
Tổng kết:
Đoạn trích đã chứng minh phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường: vốn hiểu biết phong phú về địa lí, lịch sử, văn chương..
Văn phong tao nhã, hướng nội tài hoa.
Đoạn văn xuôi đầy chất thơ về sông Hương, giúp ta hiểu sâu sắc về một dòng sông đẹp.
Củng cố: Hướng dẫn hs làm bài tập số 1 SGK.
Từ hình ảnh sông Hương, em có liên tưởng gì đến dòng sông quê em?
Gợi ý: Sông Hồng
Thành phố lào Cai quê em tự hào vì đây là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Điểm khác biệt nổi bật của sông Hồng với sông Hương là:
+ màu nước sông quanh năm đỏ nặng phù sa.
+ Sông Hồng chảy qua nhiều đô thị nhiều thành phố khác nhau
+ Dòng chảy không klặng lẽ êm đềm như sông Hương bơỉ đây là con sông tiêu biểu cho miền Tây Bắc của Tổ Quốc.
Hướng dẫn chuẩn bị bài: Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
Soạn: 10/12/2008
Giảng: 11/12/2008
 Tiết 50: Đọc thêm.
 Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
 ( Trích Những năm tháng không thể nào quên, Võ Nguyên Giáp)
Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
Qua dòng hồi tưởng của tác giả, Học sinh hiểu thêm về lịch sử, nhận rõ những nguy nan của đất nước ta những ngày đầu độc lập
Thấy được sự ủng hộ của toàn dân và những quyết sách của Đảng để đưa đất nước ta vượt qua gian khó.
Thêm trân trọng nền hoà bình mà ta đang được hưởng.
Tiến trình giờ dạy:
ổn định
Kiểm tra: Phân tích hình ảnh sông Hương khi chảy qua kinh thành Huế.
Bài mới:
Công việc của thầy và trò
Kiến thức cơ bản
Hướng dẫn học sinh đọc thầm Tiểu dẫn
Và trả lời các câu hỏi:
- Em hiểu gì về đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà văn Hữu Mai?
- Nêu những hiểu biết của em về thể loại hồi kí? Đặc điểm nổi bật của hồi kí là gì?
I. tiểu dẫn:
1. Tác giả
* Võ Nguyên Giáp: Là vị tướng tài ba, là một tróng nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam.
* Hữu Mai: Nhà văn quân đội, người đã ghi lại hồi kí của đại tướng Võ Nguyên Giáp.
2. Vài nét về thể loại hồi kí và cuốn hồi kí Những năm tháng không thể nào quên.
a. Thể loại hồi kí:
- Hồi kí là nhớ và ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
- Người viết thường là những nhà lãnh đạo, hoặc những người nổi tiếng .
- Tính xác thực cao độ.
b. Cuốn hồi kí Những năm tháng không thể nào quên :
- Viết về những sự kiện trọng đại từ những ngày đầu trước CM tháng tám đến cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Tác giả không chỉ thuật lại mà còn bình luận, đánh giá, phân tích sâu sắc.
Hướng dẫn hs đọc văn bản và giải nghĩa từ khó.
Tìm bố cục? ý mỗi phần?
- Nêu chủ đề đoạn trích?
II. Đọc văn bản và giải nghĩa từ khó:
1. Đọc và giải nghĩa từ khó:
2. Chia đoạn: 4 phần:
- Đoạn 1: Từ đầu- miền bắc: từ thế đứng hiên ngang của dân tộc thời chống Mĩ, tác giả hồi tưởng về giờ phút hiểm nghèo của nước Việt Nam mới.
- Đoạn2: Tiếp ..trầm trọng: Những khó khăn của đất nước.
- Đoạn3: Tiếp.kg vàng: Ngững biện pháp tích cực của chính quyền mới và quyết tâm vượt qua khó khăn của nhân dân ta.
- Đoạn4: Còn lại: Hình ảnh Bác Hồ tượng trưng cho một nhà nước mới của nhân dân.
3. Chủ đề:
Qua hồi ức của một vị tướng tài ba, với việc tái hiện những người thật việc thật, ta cảm nhận được những nỗ lực to lớn của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta trong việc giữ vững nền độc lập sau CM tháng tám để khẳng định vị thế của một nước VN mới.
- Tổ chức thảo luận nhóm suy nghĩ trao đổi và cử đại diện trình bày các câu hỏi SGK
III. Hướng dẫn đọc, hiểu:
2. Điểm nhìn hiện tại: đất nước ta năm 1970, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra căng thẳng quyết liệt, nhưng dân tộc ta đã có thế đứng hiên ngang.
- Từ đây, tác giả hồi tưởng lạị năm 1945:
Năm 1945
Bây giờ (1970)
- Thời kì làm mưa làm gió của CNĐQ, gần 20 vạn quân Tưởng ập vào miền Bắc.
- Nước VN chưa có tên trên bản đồ thế giới, cả Đ D mang tên ấn độ chi-na thuộc Pháp
- Mỗi hành động của kẻ cướp không tránh khỏi sự trừng phạt.
- Nước VNDCCH đã là một nước tự do độc lập, được sự hân hoan chào đón của cả loài người tiến bộ
Cảm xúc của tác giả: tự hào khẳng định: Dân tộc ta đã có thế đứng vững mạnh hiên ngang, không khuất phục trước một kẻ thù nào.
3. Những khó khăn chồng chất của nước VN mới sau CM tháng Tám 1945:
- Tình thế: Nằm giữa bốn bề hùm sói, phải tự dốc mình để đấu tranh.
- Đảng phải hoạt động bí mật, chính quyền đã thành lập nhưng chưa được thế giới công nhận
- Kinh tế khó khăn: Ruộng đất vân xtrong tay địa chủ, hạn hán, lũ lụt, hàng hoá khan hiếm.
- Tài chính nguy ngập: Kho bạc chỉ có 1 triệu bạc rách
- Đời sống nhân dân đói khổ, nhiều nới phải ăn cháo, nạn đói, dịch bệnh phát sinh trở lại
- TDP lại xâm ược Nam Bộ
=> Khó khăn chồng chất tưởng chừng khó có thể vượt qua.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 12.doc