Giáo án Ngữ văn 11 - Tìm hiểu các tác phẩm của Xuân Diệu

Giáo án Ngữ văn 11 - Tìm hiểu các tác phẩm của Xuân Diệu

 Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian. Như một cái chạm tay khẽ nhẹ vào tâm hồn những người yêu thơ, thơ Xuân Diệu nhẹ nhàng và tinh tế như chính tác giả của nó, để lại trong tâm hồn người đọc một ấn tượng đậm nết và thật khó phôi pha về sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu như một khúc tình si say đắm ngọt ngào.thật đến từng hơi thở!

 Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm tước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đói với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:

 "Tôi muốn tắt nắng đi

 Cho màu đừng nhạt mất,

 Tôi muốn buộc gió lại

 Cho hương đừng bay đi."

 Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật.muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vột vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi.

 

doc 15 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 1180Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Tìm hiểu các tác phẩm của Xuân Diệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngay từ buổi đầu bước chân vào làng thơ, Xuân Diệu dường như đã tự chọn cho mình một lẽ sống: sống để yêu và tôn thờ Tình yêu! Phụng sự bằng trái tim yêu nồng cháy, bằng cuộc sống say mê và bằng việc "hăm hở" làm thơ tình! Nhắc đến Xuân Diệu, sẽ thật là thiếu sót nếu không kể tên "Vội vàng", "Đây mùa thu tới", và "Thơ duyên" trong tuyển tập "Thơ thơ" - đứa con đầu lòng mà "ông hoàng thơ tình" đã ban tặng cho nhân gian. Như một cái chạm tay khẽ nhẹ vào tâm hồn những người yêu thơ, thơ Xuân Diệu nhẹ nhàng và tinh tế như chính tác giả của nó, để lại trong tâm hồn người đọc một ấn tượng đậm nết và thật khó phôi pha về sự phóng túng, giàu có mà hết sức tinh tế trong đời sống nội tâm, tâm của hồn của cái "TÔI" trữ tình Xuân Diệu. Thơ Xuân Diệu như một khúc tình si say đắm ngọt ngào...thật đến từng hơi thở!
 Những vẻ đẹp của mùa xuân đâu chỉ của riêng Xuân Diệu. Từ nghìn năm tước, các bậc tiền bối đã có những vần thơ tràn trề về tình yêu đói với mùa xuân và cuộc sống. Nhưng yêu đến mức có những ham muốn táo bạo và khác thường như Xuân Diệu, đó là điều thật mới mẻ, thật mãnh liệt. Đặc biệt là cái cách nói của nhà thơ. Trong thơ ca trung đại, nét nổi bật là tính phi ngã, cái tôi trữ tình thường ẩn náu sau những hình tượng thiên nhiên. Trong khi đó, Xuân Diệu bộc lộ ý thức về cái tôi trữ tình thật táo bạo:
 "Tôi muốn tắt nắng đi
 Cho màu đừng nhạt mất,
 Tôi muốn buộc gió lại
 Cho hương đừng bay đi."
 Nói Xuân Diệu là một nhà thơ mới, quả không sai! Nếu như trong thơ ca của những thi sĩ lãng mạn ngày xưa, thiên đường là chốn bồng lai tiên cảnh, là nơi mây gió trăng hoa, thì trong quan niệm thơ của Xuân Diệu, cuộc sống trần gian mới thực là nơi hạnh phúc nhất, là nơi xinh đẹp và căng mọng nhựa sống nhất! Thơ lãng mạn của ông luôn có một niềm say mê ngoại giới, khác giới, một niềm khát khao giao cảm với đời, một lòng ham sống mãnh liệt đến tràn đầy. Dường như lòng yêu đời, yêu cuộc sống của ông đã biến cái ham muốn "tắt nắng", "buộc gió" trở nên quá táo bạo, đến độ lo âu trước sự thay đổi của đất trời, cảnh vật...muốn ôm tất cả, muốn giữ lại tất cả thiên nhiên với vẻ đẹp vốn có của nó. Ước muốn níu giữ thời gian, chặn vòng quay của vũ trụ,đảo ngược quy luật tự nhiên, phải chăng là ông đang muốn đoạt quyền tạo hóa. Nhưng trong cái phi lí đó, vẫn có sự đáng yêu của một tâm hồn lãng mạn yêu cuộc sống. Với ông, sống là cả một hạnh phúc lớn lao, kỳ diệu, sống là để tận hưởng và tận hiến. Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận như một thiên đường trên mặt đất, một bữa tiệc lớn của trần gian. Nhà thơ đã cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Cái thiên đường sắc hương đó hiện ra trong "Vột vàng" vừa như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc lên hương, vừa như một mâm tiệc với một thực đơn quyến rũ, lại vừa như một người tình đầy khêu gợi.
 Có ai đó đã nói rằng: “Xuân Diệu say đắm với tình yêu và hăng hái với mùa xuân, thả mình bơi trong ánh nắng, rung động với bướm chim, chất đầy trong tim mây trời thanh sắc”:
 "Của ong bướm này đây tuần tháng mật;
 Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
 Này đây lá của cành tơ phơ phất;
 Của yến anh này đây khúc tình si."
 Đó là niềm vui sướng của trái tim thi sĩ trẻ lần đầu tiên phát hiện ra 1 thiên dường trên mặt đất.Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dung thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của ngoại giới thì các thi sĩ thời Thơ mới lại huy động tất cả các giác quan từ nhiều góc độ để cảm nhân vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang. Trong đoạn thơ, điệp ngữ "này đây" được sử dụng 5 lần kết hợp với lối kiệt kê khiến nhịp thơ trở nên dồn dập, là một sự chỉ trỏ ngơ ngác, ngạc nhiên, lạ lẫm, như một tiếng reo vui sướng tột cùng để rồi chìm ngập đắm say trước trùng trùng điệp: Của ong bướm tuần tháng “mật” ngọt ngào, nào là hoa của đồng nội xanh “rì”, nào là lá của cành tơ “phơ phất”, của yến anh là khúc tình “si”; thể hiện sự phong phú bất tận của thiên nhiên. Tất cả mọi giác quan của thi sĩ như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống ngồn ngột đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp thật đáng yêu như một sự gợi mở hấp dẫn đến lạ kì, một sự mời mọc mà thiên nhiên là những "món ăn" có sẵn. Những vẻ đẹp được liệt kê bằng những tính từ đậm nhạt khác nhau để thể hiện tài năng sử dụng từ ngữ của Xuân Diệu - cảnh vật trong thơ ông đã trở nên cuộn trào sắc màu, cuộn trào sức sống. Sự vật bình thường ở ngoài đời cũng được đặt cho một dáng vẻ rất kiêu, rất hãnh diện, được trực tiếp nhận ánh sáng rực rỡ của lòng yêu cuộc sống từ hồn thơ Xuân Diệu đã trở nên lung linh, đẹp đẽ, là biểu tượng của mùa xuân và tuổi trẻ ở giữa cuộc đời! Thi pháp hiện đại đã chắp cánh cho những cảm giác mới mẻ của Xuân Diệu, giúp nhà thơ diễn tả trạng thái hồn nhiên, bồng bột trước cái sắc xuân trong cảnh vật, trong đất trời và của muôn loài. Cách ngắt nhịp trong đoạn thơ đầy linh hoạt, biến hoá (3/2/3 và 3/5). Đặc biệt là những hình ảnh, những khung cảnh được miêu tả thật cụ thể, in đậm phong cách XD: tuần tháng mật, đồng nội xanh rì ... tất cả tràn trề sự sống và thật đắm say!
 “Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
 Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
 Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
 Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
 Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân."
 Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời - vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Hình ảnh "thần vui hằng gõ cửa" gợi những liên tưởng gần gũi với hình tượng mặt trời trong thần thoại hy lạp xưa. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn khiến ngòi bút của Xuân Diệu thật sự xuất thần và thi sĩ đã sáng tạo nên 1 câu thơ tuyệt bút:"Tháng giêng ngon như một cặp môi gần". Một chữ “ngon” chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Đây là câu thơ hay nhất, mới nhất cho thấy màu sắc cảm giác và tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt của thi sĩ Xuân Diệu. Nhà thơ đem lại một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian "tháng giêng" so sánh với một hình ảnh vốn cụ thể, mang tính nhục cảm. Nhưng sao câu thơ Xuân Diệu vẫn tinh khôi, vẹn nguyên, trong sáng, lại gần gũi và trẻ trung đến thế. Cái mới trong thơ tình Xuân Diệu là thế! Đó là sư kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác khiến tình yêu thăng hoa. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, tâm hồn nhà thơ trỗi lên nỗi âu lo trước cái mong manh của xuân sắc sẽ phai tàn, sự đan xen hai luồng cảm xúc trái ngược là điều thường gặp trong thơ tình Xuân Diệu. Nó dẫn nhà thơ đến những suy tư và quan niệm nhân sinh mang tính triết lý. Thi nhân nhận ra cái quy luật khắc nghiệt của dòng chảy thời gian: "tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ lụi tàn ..." Hai tâm trạng trái ngược nhưng dồn nén trong dòng thơ "Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa". Về hình thức, đây là một cấu trúc độc đáo bởi nó ngắt thành 2 câu chứa đựng 2 tâm trạng, 2 cảm xúc trái ngược nhau: sung sướng-vội vàng. Nhưng điều mà Xuân Diệu muốn diễn tả là "vội vàng một nửa". Thường thì con người ở tuổi trung niên mới tiếc tuổi xuân. Ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang quá đỗi trẻ trung mà đã nuối tiếc, đã vội càng "Tôi không chờ nắng hạ mới hòai xuân." Vì sao vậy? Bởi với Xuân Diệu: 
 "Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua.
 Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già.
 Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
 Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,
 Không cho dài thời trẻ của nhân gian
 Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hòan,
 Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
 Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, 
 Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;
 Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
 Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt.
 Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
 Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
 Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,
 Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
 Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa.
 Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,"
 Nhưng quan niệm của Xuân Diệu vừa phi lí, vừa hợp lí, vừa quen lại vừa lạ. Quen vì người xưa đã từng thở dài "xuất thì bất tái lai". Và là bởi đó là tiếng nói của một cái tôi ham sống, coi mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là tất cả sự sống của mình. Biết rằng mùa xuân của đất trời vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, thi sĩ bâng khuâng, tiếc nuối ... Mối tương giao mầu nhiệm của cảnh vật, của tạo vật hình như cũng mang theo nỗi buồn “chia phôi”, hoặc “tiễn biệt”, phải “hờn” vì xa cách, phải “sợ” vì “độ phai tàn sắp sửa”. Cũng là “gió”, là “chim” nhưng gió khẽ “thì thào” vì “hờn”, còn “chim” thì bỗng ngừng hót, ngừng reo vì “sợ”! Câu hỏi tu từ xuất hiện cũng là để làm nổi bật cái nghịch lý giữa mùa xuân – tuổi trẻ và thời gian: "Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?" Con người hiện đại sống với quan niệm thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy mà mỗi mộy khoảnh khắc qua là mất đi vĩng viễn... Trái tim Xuân Diệu đa cảm quá và tâm hồn nhà thơ quá đỗi tinh tế trước bước đi của thời gian. Con người ấy lúc nào cũng "chẳng bao giờ nữa..." Câu cảm thán với cách ngắt nhịp biến hoá làm nổi bật nỗi lòng vừa lo lắng băn khoăn vừa luống cuống tiếc rẻ, bâng khuâng:
 Trong đoạn thơ này, cái giọng điệu sôi nổi, bồng bột, đắm say của Xuân Diệu thời "thơ thơ" thể hiện đầy đủ nhất. Những câu thơ chứa đựng cả giọng nói háo hức và nhịp đập của một con tim vồ vập muốn sống hết mình. Con tim ấy của một cái tôi trữ tình từng bộc bạch một cách chân thành. "Tôi chỉ là một cây kim bé nhỏ - mà vạn vật là muôn đá nam châm." Từng làn sóng ngôn từ lúc đan chéo nhau, lúc lại song song thành những đợt sóng ào ạt vỗ mãi vào tâm hồn người đọc. So với đoạn thơ trên, cách tự xưng của nhân vật trữ tình thay đổi. Phần đầu bài thơ, thi sĩ xưng "tôi" - cái tôi đơn lẻ đang đối thoại với đồng loại. Đến đây, thi sĩ xưng ta một cách đầy tự tin nhưng đã có thêm rất nhiều đồng minh cùng đứng lên đối diện với sự sống:"Chẳng bao giờ, ôi! 
 “Chẳng bao giờ nữa. - 
 Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,"
 "Ta muốn ôm.
 Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
 Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
 Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
 Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
 Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
 Cho chuếnh choáng mùi hương, cho đã đầy ánh sáng,
 Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
 Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!"
 Hình thức trình bày đoạn thơ rất đặc biệt, thể hiện dụng ý nghệ thuật của tác giả. Ba chữ "Ta muốn ôm" được đặt ở giữa dòng thơ mô phỏng hình ảnh nhân vật trữ tình đang dang rộng vòng tay để ôm tất cả sự sống lúc xuân thì - sự sống giữa thời tươi vào lòng. Đó là chân dung của một cái tôi đầy tham lam, ham hố đang dứng giữa trần gian, cuộc đời, dòng đời để ôm cho hết, riết cho chặt, cho say, cho chếnh choáng, thâu cho đã đầy, cho no nê, cho tới tận cùng những hương sắc của đất trời giữa mùa xuân... Tất thảy đều vồ vập, khát khao đến cháy bỏng với các mong muốn được giao hoà, giao cảm mãnh liệt với vạn vật, với cuộc đời. Đây quả là một khát khao vô biên, tuyệt đích, rất tiêu biểu cho cảm xúc th ...  để người đọc có thể cảm thông, thấu hiểu về một nét tâm trạng thường gặp ở các nhà thơ mới. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhìn ra một vẻ đẹp hiện đại rất thi vị của khổ thơ. Đó là ở cách nói "Củi một cành khô" thật đặc biệt, không chỉ thâu tóm cảm xúc của toàn khổ, mà còn hé mở tâm trạng của nhân vật trữ tình, một nỗi niềm đơn côi, lạc lõng.
2/ Khổ 2:
Nỗi lòng nhà thơ được gợi mở nhiều hơn qua hình ảnh quạnh vắng của không gian lạnh lẽo:
“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót,
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Bức tranh “Tràng giang” giờ đây đã có thêm hình ảnh những chiếc “cồn” của những làng xóm ở bên sông. Vì thế hai câu thơ đầu phảng phất cảm giác man mác, nhẹ nhàng mà sâu kín về một quê hương. Huy Cận đã vô tình phác ra một cảnh sắc rất quen thuộc về một miền quê nước Việt : bờ sông hoặc giữa lòng sông có những cồn đất nhỏ, xa xa ven sông có những âm thanh xao xác của một xóm làng. Nhưng đó không phải là tất cả ý nghĩa của câu thơ. Hai từ láy "lơ thơ" và "đìu hiu" được tác giả khéo sắp xếp trên cùng một dòng thơ đã vẽ nên một quang cảnh vắng lặng. "Lơ thơ" gợi sự ít ỏi, bé nhỏ "đìu hiu" lại gợi sự quạnh quẽ. Giữa khung cảnh "cồn nhỏ", gió thì "đìu hiu", một khung cảnh lạnh lẽo, tiêu điều ấy, con người trở nên đơn côi, rợn ngộp đến độ thốt lên "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Chỉ một câu thơ mà mang nhiều sắc thái, vừa gợi "đâu đó", âm thanh xa xôi, không rõ rệt, có thể là câu hỏi "đâu" như một nỗi niềm khao khát, mong mỏi của nhà thơ về một chút sự hoạt động, âm thanh sự sống của con người. Đó cũng có thể là "đâu có", một sự phủ định hoàn toàn, chung quanh đây chẳng hề có chút gì sống động để xua bớt cái tịch liêu của thiên nhiên. Tất cả vẫn chỉ là sự im lặng bao trùm lên dòng chảy tràng giang.
Đến câu thơ thứ ba thì không gian được mở ra theo một chiều khác, chiều cao qua hình ảnh của nắng và bầu trời : 
“Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót.”
"Nắng xuống, trời lên" gợi sự chuyển động, mở rộng về không gian, và gợi cả sự chia lìa: “lên” - “xuống”. Nắng xuống và trời lên, để lại một khoảng trống thăm thẳm mở ra, làm nên cảm giác mà Huy Cận đã diễn tả bằng một sự kết hợp từ độc đáo – “ sâu chót vót ”. "Sâu chót vót" là cảnh diễn đạt mới mẻ, đầy sáng tạo của Huy Cận, mang một nét đẹp hiện đại. Cụm từ này tạo cảm giác thăm thẳm về bầu trời và mặt nước. Không chỉ thế, phải có chữ “sâu” để không gian được nhuộm trong gam màu, gam cảm xúc buồn, trầm lắng. 
Đôi mắt nhà thơ không chỉ dừng ở bên ngoài của trời, của nắng, mà như xuyên thấu và cả vũ trụ, cả không gian bao la, vô tận. Cõi thiên nhiên ấy quả là mênh mông với "sông dài, trời rộng", còn những gì thuộc về con người thì lại bé nhỏ, cô đơn biết bao: 
“Sông dài, trời rộng, bến cô liêu”
Hình ảnh “bến cô liêu” với âm hưởng man mác của hai chữ “cô liêu” ấy, một lần nữa lại gợi ra một nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn về sự sống quá nhỏ nhoi, rất hữu hạn trong thiên nhiên, mà vụ trụ thì cứ mở ra mãi đến vô tận, vô cùng. Vẻ đẹp cổ điển của khổ thơ hiện ra qua các thi liệu quen thuộc trong Đường thi như: sông, trời, nắng, cuộc sông cón người thì buồn tẻ, chán chường với "vãn chợ chiều", mọi thứ đã tan rã, chia lìa.
3/ Khổ 3:
Đến khổ thơ thứ ba, nhà thơ lại nhìn về dòng sông, nhìn cảnh xung quanh mong mỏi có chút gì quen thuộc mang lại hơi ấm cho tâm hồn đang chìm vào giá lạnh, về cô đơn. Nhưng thiên nhiên đã đáp trả sự khao khát ấy bằng những hình ảnh càng quạnh quẽ, đìu hiu:
“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng,
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cần gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Hình như ở đây có cái gì đông đúc hơn lên, sự chuyển động dường như cũng đã nhanh hơn, mạnh mẽ hơn. Chúng ta nhận ra điều ấy qua từ “dạt” ngay ở câu thơ đầu tiên. Cảm giác đông đúc cũng thể hiện khá rõ trong ba chữ “hàng nối hàng”. Nhưng sự đông đúc ở đây lại chỉ là của những cánh bèo, hình ảnh từ lâu đã tượng trưng cho những kiếp phù sinh, cho cuộc sống không ý nghĩa. Hình ảnh “bèo dạt” ấy cũng đã từ lâu dùng để nói về số phận của những kiếp người không có khả năng tự làm chủ cuộc đời mình. Và cảm giác vô định ấy được Huy Cận nhấn thêm một lần nữa bằng hai chữ “về đâu”. Bèo trôi hàng hàng càng khiến lòng người rợn ngợp trước thiên nhiên, để từ đó cõi lòng càng đau đớn, cô đơn. Bên cạnh hàng nối hàng cánh bèo là "bờ xanh tiếp bãi vàng" như mở ra một không gian bao la vô cùng, vô tận, thiên nhiên nối tiếp thiên nhiên, dường không có con người, không có chút sinh hoạt của con người, không có sự giao hoà, nối kết:
“Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật”.
Tác giả đưa ra cấu trúc phủ định: "...không...không" để phủ định hoàn toàn những kết nối của con người. Không có con đò đậu. không có lấy một chiếc cầu tĩnh lặng, vô tri. Không có cả một chút bóng dáng con người mà thông thường người ta có thể mường tượng ra qua hình ảnh con đò.Trước mắt nhà thơ giờ đây không có chút gì gợi niềm thân mật để kéo mình ra khỏi nỗi cô đơn đang bao trùm, vây kín, chỉ có một thiên nhiên mênh mông, mênh mông. Cầu hay chuyến đò ngang, phương tiện giao kết của con người, dường như đã bị cõi thiên nhiên nhấn chìm, trôi đi nơi nào.
Và cảm giác của nhà thơ lại trở về với chiều dài và chiều rộng trong câu đề từ, khi nhà thơ viết câu thơ cuối : 
“Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”
Cảm giác về “không” gặp lại ở “lặng lẽ”, không hình, không cả tiếng. Câu thơ gợi cho người đọc cảm nhận về dòng chảy qua hết bờ xanh lại đến bãi vàng, nhưng tuyệt đối âm thầm. Chúng ta lại nhận ra thêm ở đây một nỗi buồn sông nước. 
4/ Khổ 4:
ở khổ cuối cùng của bài thơ,Huy Cận đã khéo vẽ nét đẹp cổ điển và hiện đại cho bầu trời trên cao:
 “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
Có thể nói rằng đây là khổ thơ duy nhất mà mỗi câu thơ đều gợi ra liên tưởng về một câu thơ Đường. Cũng không có khổ thơ nào trong “Tràng giang” lại vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh trời chiều trên sông nước rõ ràng và gợi cảm như ở khổ bốn này.
 Câu thơ thứ nhất đem đến cho ta cảm giác của một thiên nhiên vừa quen thuộc lại vừa lớn lao, kì vĩ. 
“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”
 Chỉ bảy chữ thôi mà câu thơ đã mở ra trước mắt người đọc một bức tranh mà ở đó những làn mây dường như được đùn, đẩy từ nơi mà bầu trời tiếp liền cùng mặt nước, cứ chất ngất mãi lên phía của trời cao thành hình giống như ngọn núi, nhưng lại là núi bạc. Những đám mây kia đang phản quang những tia nắng của trời chiều, nhờ vậy mà ánh lên, loá lên, hình thành một khoảng không gian lớn rộng, gợi nên cảm giác trong sáng hiếm có ở bài thơ. Và lại càng thi vị hơn khi nó được khơi nguồn cảm hứng từ một tứ thơ Đường cổ của Đỗ Phủ:
“Mặt đất mây đùn cửa ải xa”.
Vẫn nhìn lên bầu trời ấy, ở hai câu tiếp theo, nhà thơ điểm lên bức tranh bầu trời trên dòng tràng giang hình ảnh một cánh chim, một hình ảnh rất đặc trưng cho buổi chiều tà.
“Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa”
Cánh chim ấy không khỏi làm cho những người yêu thơ nhớ đến một câu thơ của Vương Bột :
“Lạc hà dữ cô lộ tề phi”
 (Ráng chiều đang sa xuống với con cò lẻ loi cùng bay) 
Song cánh chim chiều trong thơ Huy Cận không bình thản như thế thì nhà thơ nói đến “chim nghiêng cánh nhỏ”. Chi tiết ấy đủ làm người đọc nhận ra bóng chiều đang buông xuống. Bóng chiều vốn vô hình dường như giờ đây có thể được nhìn thấy như trong cảm giác về một vật thể hữu hình. Nhà thơ đã hữu hình hoá cái vô hình. Và như vậy chỉ bằng hai câu mà nhà thơ đem lại cho người đọc những xúc cảm thân thương, quen thuộc của quê hương, đất nước, để rồi từ cảnh quê trong hai câu đầu mà nói đến tình quê, đến nỗi nhớ quê nhà trong hai câu thơ cuối. Nỗi nhớ mênh mông như là những làn sóng đang dợn trên mặt sông và trải ra theo con nước về phía xa vời.
Có thế thấy nét hiện đại của ngòi bút Huy Cận bộc lộ rõ qua dấu hai chấm thần tình trong câu thơ sau. Dấu hai chấm này gợi mối quan hệ giữa chim và bóng chiều: Chim nghiêng cánh nhỏ kéo bóng chiều, cùng sa xuống mặt tràng giang, hay chính bóng chiều sa, đè nặng lên cánh chim nhỏ làm nghiêng lệch cả đi. Câu thơ tả không gian nhưng gợi được thời gian bởi nó sử dụng "cánh chim" và "bóng chiều", vốn là những hình tượng thẩm mỹ để tả hoàng hôn trong thơ ca cổ điển.
Nhưng giữa khung cảnh cổ điển đó, người đọc lại bắt gặp nét tâm trạng hiện đại:
“Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
"Dợn dợn" là một từ láy nguyên sáng tạo của Huy Cận, chưa từng thấy trước đó. Từ láy này hô ứng cùng cụm từ "vời con nước" cho thấy một nổi niềm bâng khuâng, cô đơn của "lòng quê". Nỗi niềm đó là nỗi niềm nhớ quê hương khi đang đứng giữa quê hương, nhưng quê hương đã không còn. Đây là nét tâm trạng chung của nhà thơ mới lúc bây giờ, một nỗi lòng đau xót trước cảnh mất nước.
Bên cạnh tâm trạng hiện đại ấy là tứ thơ cổ điện được gợi từ câu thơ: "Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai" của Thôi Hiệu. Xưa Thôi Hiệu cần vịn vào sóng để mà buồn, mà nhớ, còn Huy Cận thì buồn mà không cần ngoại cảnh, bởi từ nỗi buồn nó đã sâu sắc lắm rồi. Thế mới biết tấm lòng yêu quê hương thắm thiết đến nhường nào của nhà thơ hôm nay.
Cả bài thơ vừa mang nét đẹp cổ điển, vừa mang nét hiện đại. Vẻ đẹp cổ điển được thể hiện qua lối thơ bảy chữ mang đậm phong vị Đường thi, qua cách dùng từ láy nguyên, qua việc sử dụng các thi liệu cổ điển quen thuộc như: mây, sông, cánh chim... Và trên hết là cách vận dụng các tứ thơ cổ điển, gợi cho bài thơ không khí cổ kính, trầm mặc của thơ Đường.
Vẻ đẹp hiện đại lan toả qua các câu chữ sáng tạo, độc đáo của nhà thơ như "sâu chót vót", dấu hai chấm thần tình. Nhưng vẻ đẹp ấy đọng lại cuối cùng là tâm trạng nhớ quê hương ngay khi đứng giữa quê hương, nét tâm trạng hiện đại của các nhà tri thức muốn đóng góp sức mình cho đất nước mà đành bất lực, không làm gì được.
KB: 
Có thể nói “Tràng giang” đã, đang và sẽ mãi luôn đi sâu vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất Huy Cận, với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.
 “Traøng giang” laø töù thô mang ñaäm phong vò coå ñieån vì söû duïng ngheä thuaät ñoái xuyeân suoát, heä thoáng töø laùy phong phuù, theå thô thaát ngoân, caùch ngaét nhòp 4/3 cuûa thô coå vaø caû caâu keát ñöôïc truyeàn caûm höùng töø caâu thô cuûa cuûa thi só ñôøi Ñöôøng 10 theá kyû tröôùc. Nhöng beân caïnh ñoù cuõng laø nhöõng caùi hieän ñaïi nhö soøng soâng soùng löôïn, hình caûnh con thuyeàn, caûnh chôï chieàu ñaõ vaõn cuûa laøng queâ, caùnh chim chieàu chao lieäng, vaø hieän ñaïi nhaát ñoù chính laø 2 hình aûnh caønh cuûi khoâ vaø nhöõng lôùp beøo noái ñuoâi nhau troâi daït treân soâng. Noù laø nhöõng doøng caûm xuùc buoàn chaûy troâi, mang ñaäm daáu aán cuûa Huy Caän, vaø beân caïnh ñoù coøn boäc loä caùi toâi mang caûm xuùc caù nhaân: buoàn vôùi hoàn thô aõo naõo. Ñoïc “Traøng giang”, ta coù theå caûm nhaän ñöôïc noãi saàu ñöôïc boäc loä cuûa moät caùi toâi coâ ñôn tröôùc thieân nhieân roäng lôùn, trong ñoù thaám ñöôïm tình ngöôøi, tình ñôøi, loøng yeâu nöôùc thieát tha, thaàm kín. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_tim_hieu_cac_tac_pham_cua_xuan_dieu.doc