Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (tiết 2) Nguyễn Tuân

Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (tiết 2) Nguyễn Tuân

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (TIẾT 2)

 Nguyễn Tuân

II. Đọc – hiểu

1. Nhân vật Huấn Cao

* Người nghệ sĩ tài hoa: có tài viết chữ

 + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm

 + “Những nét chữ vuông tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”

 + Có được chữ ông Huấn Cao như có một vật báu trên đời

? Ngoài là một người nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ, Huấn Cao còn là người như thế nào?

* Khí phách anh hùng

? Tìm những chi tiết thể hiện khí phách của Huấn Cao?

 - Xuất hiện trực tiếp với một cái gông trên cổ

 Gv: cái gông bằng gỗ lim, đã cũ, dài 8 thước, nặng 7,8 tạ vừa bóng loáng vừa sỉn những chất ghét đen sánh Cái gông thật đáng với tội án sáu người tử tù, nó chính là hiện thân về quyền lực và sức mạnh của giai cấp thống trị phong kiến. Nó là vật để đe doạ những người dân thường và là hình phạt cho những người dám nổi dậy chống lại triều đình phong kiến.

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3616Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11: Chữ người tử tù (tiết 2) Nguyễn Tuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữ người tử tù (tiết 2)
 Nguyễn Tuân
II. Đọc – hiểu
1. Nhân vật Huấn Cao
* Người nghệ sĩ tài hoa: có tài viết chữ
 + Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm
 + “Những nét chữ vuông tươi tắn nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người”
 + Có được chữ ông Huấn Cao như có một vật báu trên đời
? Ngoài là một người nghệ sĩ tài hoa, có tài viết chữ, Huấn Cao còn là người như thế nào?
* Khí phách anh hùng
? Tìm những chi tiết thể hiện khí phách của Huấn Cao?
 - Xuất hiện trực tiếp với một cái gông trên cổ
 Gv: cái gông bằng gỗ lim, đã cũ, dài 8 thước, nặng 7,8 tạ vừa bóng loáng vừa sỉn những chất ghét đen sánh à Cái gông thật đáng với tội án sáu người tử tù, nó chính là hiện thân về quyền lực và sức mạnh của giai cấp thống trị phong kiến. Nó là vật để đe doạ những người dân thường và là hình phạt cho những người dám nổi dậy chống lại triều đình phong kiến.
? Là người đứng đầu chiếc gông đó, Huấn Cao có tư thế và thái độ như thế nào?
 + Tư thế: ngang tàng
 + Thái độ: lạnh lùng
 Gv: Ông lạnh lùng cùng năm đồng chí chúc mũi gông nặng. Khom mình thúc mạnh đầu thang gông xuống thềm đá tảng đánh huỳnh một cái trước lời đe doạ của tên lính
? Trong những ngày bị giam giữ chờ ngày ra pháp trường, Huấn Cao thể hiện khí phách anh hùng ở chi tiết nào?
 - ở tù:
 + Thản nhiên nhận rượu thịt
 + Trả lời Quản ngục một cách khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng đặt chân vào đây”
? Qua thái độ đó của ông Huấn Cao, em thấy ông là người như thế nào?
 à Huấn Cao tin ở khí phách của mình
 Gv: Gông cùm và nhà tù có thể giam cầm ông về thể xác nhừn không thể cầm tù hay làm mất đi khí phách anh hùng, thậm chí nó cũng không thể thay đổi cách sống ngang tàng của ông. Nhà văn viết: “đến cái cảnh chết chém ông còn chẳng sợ nữa là những trò tiểu nhân thị oai này”
 Gv: ông Huấn Cao viết chữ đẹp nhưng trừ chỗ tri kỉ ông ít chịu cho chữ, có ý kiến cho rằng đó là vì ông kiêu ngạo, ý kiến của em?
 à Không phải vì ông kiêu ngạo mà chính là biết quý, biết trân trọng cái tài, cái đẹp, biết đặt nó đúng nơi xứng đáng với người biết thưởng thức.
? Như vậy, không chỉ là người tài hoa, khí phách, Huấn Cao còn là người như thế nào?
* Có thiên lương, có cái tâm trong sáng
? Phẩm chất đó được thể hiện như thế nào?
 + Không vì quyền thế, vàng ngọc mà ép mình viết chữ
 Gv: Đối với ông trên đời chỉ có một cái đáng trọng đó là thiên lương trong sạch, biết yêu cái đẹp, biết quý trọng cái tài.
 + Thuận cho chữ viên Quản ngục à cảm tấm lòng biệt nhỡn liên tài.
 Gv: Từ chỗ không muốn cho viên Quản ngục bước vào phòng giam của mình, ông chỉ coi y là loại cặn bã, tiểu nhân đắc chí, tiểu lại giữ tù nên đối xử rất cao ngạo, coi thường, đến khi đã thấy được thiên lương của Quản ngục thì ông đã đồng ý cho chữ. Đến đây ông đã coi Quản ngục là một người bạn tri âm, tri kỉ. Nghệ thuật thư pháp hay chính là sự tôn vinh cái đẹp đã khiến 2 con người vốn là kẻ thù trở thành tri âm tri kỉ với nhau.
 Nếu như thiếu cách cư xử này, nhân vật Huấn Cao sẽ không toàn vẹn. Việc Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục không phải là một việc làm để thanh toán nợ nần, cũng không phải là hành động của một người xắp bị tử hình đem tài sản cuối cùng cho người ở lại, cũng không phải là cơ hội phô diễn cuối cùng cái tài hoa. Đây trước hết là việc làm của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng trong thiên hạ, là tấm lòng của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ à Đó chính là thiên lương của một trí thức yêu nước rất tự trọng nhân cách, biết quý trọng cái tâm, cái thiên lương
? Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm gì về cái đẹp?
 ố Cái đẹp là sự thống nhất giữa tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và cái tâm trong sáng.
? Theo em, quan niệm này còn phù hợp với thời điểm ngày nay không?
 Gv: Nguyễn Du từng viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”; Bác Hồ cũng từng căn dặn: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy với mỗi thanh niên ngày nay, cần khắc phục mọi hoàn cảnh để rèn đức, luyện tài góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh.
? Nhà văn Nguyễn Tuân đề cao một nét đẹp văn hoá cổ truyền của dân tộc, qua đây cho thấy ông là người như thế nào?
 à Lòng yêu nước được biểu hiện một cách kín đáo
 Gv: Như vậy, xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao, một hình tượng lãng mạn có vẻ đẹp rực rỡ, uy nghi, Nguyễn Tuân đã bộc lộ một quan điểm, một lối sống của riêng mình: đề cao cái đẹp và con người tài hoa, đây cũng là một lối chơi ngông, một nét tính cách của Nguyễn Tuân nhằm đối lập với cái xã hội thực dân lúc bấy giờ.
2. Nhân vật Quản ngục
 Gv: Tác phẩm được xây dựng trên tình huống một cuộc kì ngộ giữa Quản ngục và Huấn Cao
? Trong hoàn cảnh kì ngộ ấy, Quản ngục có thái độ và tâm trạng như thế nào? 
 - Để tâm tới Huấn Cao, đầy cảm giác mến phục và tiếc xót trước Huấn Cao
? Thái độ, tâm trạng đó được bộc lộ qua những hành động như thế nào?
 + Ngồi băn khoăn bóp thái dương nghĩ ngợi
 Gv: Nhà văn miêu tả khuôn mặt đăm chiêu ấy “nhanh chóng trở thành mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”
 + Nhìn 6 người tử tù với một cặp mắt hiền lành và kiêng nể
 + Biệt đãi và nhẫn nhịn trước thái độ khinh bạc của Huấn Cao
 + Sốt ruột, lo lắng ngày đêm nghĩ cách xin chữ Huấn Cao
 + Tỏ lòng cùng thầy thơ lại, nhờ cậy thơ lại đến thưa chuyện với Huấn Cao
? Qua thái độ và tâm trạng đó, em thấy Quản ngục là người như thế nào?
 ố Một kẻ có tâm
 Gv: Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống với nhau bằng lừa lọc và tàn nhẫn thì đó là một kẻ có tâm, một người đồng cảm, tri âm với cái tài của Huấn Cao mà biệt đãi. là người có tấm lòng biết giá người và trọng cái tài. Nhà văn viết: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn và lừa lọc thì tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên Quan coi ngục này là một âm thanh trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật hỗn loạn, xô bồ
? Theo em, việc biệt đãi Huấn Cao còn thể hiện một vẻ đẹp nào khác trong con người viên Quản ngục?
 - Một con người có bản lĩnh
 Gv: Biệt đãi Huấn Cao trong hoàn cảnh đề lao hỗn loạn là một hành động chiến thắng bổn phận làm quan, vượt qua pháp chế, nó là hành động của con người có khí phách
? Sự chiến thắng bổn phận của Quản Ngục trước Huấn Cao còn thể hiện ở chi tiết nào?
 - Cúi mình trước Huấn Cao 2 lần
 Gv: Lần thứ nhất mang thái độ nhẫn nhịn, lần thứ 2 là cái cúi đầu “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”, cúi đầu trước Huấn Cao, trước cái đẹp
? 2 Cái cúi đầu đó có ý nghĩa gì?
 ố Làm sáng tỏ cái tâm, làm nên nhân cách Quản ngục, chứng tỏ cái đẹp, lòng yêu mến cái đẹp đã giúp Quản ngục chiến thắng bổn phận
 Gv: Có nhiều cái cúi đầu trong đời con người. Có những cái cúi đầu làm cho con người ta trở nên hèn hạ có những cái vái lạy làm cho con người đê tiện. Nhưng cũng có cái cúi đầu làm cho con người bỗng trở nên cao cả, sang trọng, lớn lao hơn. Đó là cái cúi đầu trước cái tài, cái đẹp, thiên lương. Huy Go cũng từng nói rất đúng rằng "Trước một trí tuệ tôi cúi đầu, trước một trái tim tôi quỳ gối" . Cái cúi đầu của Thầy Quản mang ý nghĩa đó. 
 ố Sự chiến thắng bổn phận ở Quản ngục là sự chiến thắng của cái đẹp, mang ý nghĩa nhân văn. nó thúc đẩy cốt truyện đi đến cảnh tượng cho chữ
3. Cảnh cho chữ
? Cảnh cho chữ diễn ra trong thời gian và không gian như thế nào?
 - Thời gian: Đêm cuối cùng của Huấn Cao – giữa lúc trại giam tỉnh Sơn còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh
 - Không gian: buồng giam thấp, chật hẹp, tối tăm, ẩm ướt và bẩn thỉu
? Em có nhận xét gì về không gian và thời gian đó?
 à Không gian không hợp với cảnh cho chữ à Cảnh tượng xưa nay chưa từng có
 Gv: Cảnh cho chữ thường diễn ra ở những nơi sang trọng như thư phòng, thư cảnh, còn ở đây, nó diễn ra ngay giữa nhà tù, nơi ngự trị của bóng tối, nơi thù địch với cái đẹp. 
? Trong không gian, thời gian ấy, cảnh tượng cho chữ diễn ra như thế nào?
 - Cảnh tượng: Một bó đước tẩm dầu rọi trên 3 cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
 + Huấn Cao: “cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang đậm tô nét chữ”
 + Quản ngục: “Khúm núm cất những đồng tiền kẽm”
 + Thầy thơ lại: “Run run bưng chậu mực”
? Khi miêu tả cảnh cho chữ, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
 - Nghệ thuật: tương phản: sự tương phản gay gắt giữa bóng tối và ánh sáng, cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, cái đẹp và sự tầm thường đê tiện
? Miêu tả cảnh cho chữ như vậy, tác giả muốn nói đến điều gì?
 ố Sự cầm tù nhân thân không cầm tù được nhân cách và sự sáng tạo bay bổng của tâm hồn nghệ sĩ, cái đẹp có thể ra đời ở bất cứ hoàn cảnh nào
 Gv: Để cho cái đẹp ra đời trong hoàn cảnh gai góc đó, nó thể hiện cái ngông của Nguyễn Tuân. Các nhân vật ở vị thế đảo lộn ghe ghớm: kẻ cho chữ là người tử tù đang ở thế uy nghi lồng lộng; Quản ngục – người có quyền uy và thơ lại, kẻ tự do về nhân thân, người đại diện cho chế độ lại đang “khúm núm”, “run run” kính cẩn trọng vọng kẻ tử tù. à Đó là sự hoà cảm của những tấm lòng tri âm tri kỉ đang quy tụ xung quanh cái đẹp của tình người và nghệ thuật
? Lời khuyên của Huấn Cao với viên Quản ngục ở cuối tác phẩm có ý nghĩa gì?
 Gv: Câu nói của HUấn Cao ngụ ý một điều sâu sắc, lời khen về thoi mực chính là lời khen dành cho tấm lòng của viên Quản ngục. Từ đó ông khuyên Quản ngục nên thay đổi chỗ ở đi.
 ố Cảnh cho chữ khép lại tác phẩm đã cho thấy ở ngay nơi ngục tôi, cái đẹp, cái thiện đã chiến thắng cái ác, cái xấu, cái đẹp có khả năng cứu rỗi con người nhưng nó không thể chung sống lâu dài cùng cái ác, cái xấu.
 Gv: tác giả đã đưa ra quan niệm về cái đẹp: cái đẹp là sự tổng hoà của 3 yếu tố: tài hoa, nhân tâm, khí phách, nhờ thế mà cứu rỗi được con người, qua đó cũng thể hiện niềm tin về con người nơi ông. 
III. Tổng kết
? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của tác phẩm? 
1. Nghệ thuật
 - Bút pháp kết hợp: + Cổ điển: Hệ thống từ ngữ H.V, đối thoại.
 + Hiện đại: Diễn biến tâm lí nhân vật (tả người), Cảnh giàu tính hội họa (Dựng cảnh).
2. Nội dung
 - Tác phẩm đạt giá trị nhân văn sâu sắc. 
 + Thể hiện quan niệm đúng đắn về cái đẹp, Cái đẹp là sự hội tụ của tài - tâm - khí phách, nó thuộc về con người và cứu rỗi con người. 
 + Thể hiện niềm tin, ngợi ca những con người có cốt cách, có thiên lương và lòng yêu chuộng cái đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docchu nguoi tu tu tiet 2 soan ki.doc