Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ ( Hàn Mặc Tử)

Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ ( Hàn Mặc Tử)

Tuần 22

 Đọc văn

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

( HÀN MẶC TỬ)

TIẾT 85

I - Mục tiêu cần đạt.

 Giúp học sinh:

 - Cảm nhận được tình yêu đời và lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của một hồn thơ, thể hiện qua niềm thiết tha đến khắc khoải với cảnh vật và con người.

- Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán khá điển hình của mạch thơ.

- Chỉ ra được lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.

II - Phương pháp, phương tiện.

 1,Phương pháp.

 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.

 2,Phương tiện.

 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1972Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 tiết 85: Đây thôn vĩ dạ ( Hàn Mặc Tử)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22
 Đọc văn 
Đây thôn vĩ dạ
( hàn mặc tử)
Tiết 85
Ngày soạn: 10/2/2008
I - Mục tiêu cần đạt.
 Giúp học sinh:
 - Cảm nhận được tình yêu đời và lòng ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của một hồn thơ, thể hiện qua niềm thiết tha đến khắc khoải với cảnh vật và con người.
- Nhận ra được dạng liên kết vừa đứt đoạn vừa nhất quán khá điển hình của mạch thơ.
- Chỉ ra được lối tạo hình giản dị mà tài hoa của thi phẩm.
II - Phương pháp, phương tiện.
 1,Phương pháp.
 -Dạy học theo hình thức giảng giải, thuyết trình, phát vấn, chia nhóm thảo luận.
 2,Phương tiện.
 -Sử dụng SGK,SGV,Sách tham khảo.
III - Tiến trình dạy học.
 1,ổn định lớp.
 2,Kiểm tra bài cũ. Cảm nhận vẻ đẹp 2 câu thơ cuối của bài thơ : “ LBKXD”?
 3,Dạy bài mới.
 Hoạt động của GV 
 và 
 Học Sinh
 Yêu cầu cần đạt 
CH: Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ?
- ấn tượng của Em về tác giả.
Là người có cuộc đời bất hạnh nhất, lạ nhất, phức tạp nhất, bí ẩn nhất trong các nhà thơ mới.
- Bút danh: Phong Trần, Lệ Thanh...
CH: Đọc bài thơ ? Chia bố cục bài thơ?
CH: Cảnh vườn VD hiện lên trong tâm tưởng của nhà thơ ntn?
Đại từ " Ai" vừa trầm trồ trước vẻ đẹp vườn VD vừa xót xa tiếc nuối bởi vẻ đẹp đó là của thế giới bên ngoài đầy mong ước, khát khao.
CH: Cảnh sông nước VD hiện lên ntn?
- Thường gió mây đi luền còn ở đây.
- Sử dụng câu hỏi tu từ và đại từ Ai.
CH: Hình ảnh khách đuờng xa được khắc hoạ như thế nào?
Một bên cuộc sống, tình yêu đang hé mở, một bên cuộc sống đang lụi tắt dần.
4. Củng cố.
5. Dặn dò.
I/ Tiểu dẫn.
- Tác giả: HMT ( 1912 - 1940) - huyện Phong Lộc - tỉnh Đồng Hới ( nay là Quảng Bình), xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
- Nổi tiếng là thần đồng thơ, được xem là hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào thơ mới. Thế giới thơ điên loạn với máu, hồn, trăng...hồn thơ khao khát tình yêu, cuộc sống nhưng luôn quằn quại đau đớn, dường như có cuộc vật lộn đau đớn, giằng xé giữa linh hồn và thể xác.
- Sáng tác tiêu biểu:
+ " Gái quê" ( 1936), " Thơ điên" ( 1938)
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ in trong tập " Đau thương" là kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
- Hoàn cảnh sáng tác: HMT làm ở sở đạc điền Quy Nhơn.........bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh.....
II/ Đọc – chia bố cục.
1. Đọc 
2. Bố cục.
- Khổ I: Cảnh vườn Vĩ Dạ
- Khổ II: Cảnh sông nước Vĩ Dạ
- Khổ III: Khát vọng của nhà thơ.
III/ Đọc hiểu.
1. Khổ 1.
- Câu 1: Sao ....Vĩ:
+ Vừa là một câu hỏi, lời mời về VD.
+ Thực ra tác giả vừa tự hỏi vừa tự trách mình trong sự khao khát trở về Vĩ Dạ.
-> Là một cái cớ gợi thức để nhà thơ trở về VD bằng con đường hoài niệm.
- 3 câu sau: cảnh vườn VD:
+ Nắng hàng cau: thứ nắng mới chiếu dài trên những thân cau còn đẫm sương đêm.
-> Gợi một vẻ đẹp thanh khiết, sơ nguyên trong trẻo.
+ Vườn: Mướt quá xanh như ngọc, một màu xanh non mượt mà, óng ả, mỡ màng của cây lá không một gợn bụi.
+ Lá trúc che ngang.
+ Con người: mặt chữ điền phúc hậu, kín đáo, dịu dàng của con người xứ Huế. Tạo một vẻ đẹp hài hoà cân đối cho bức tranh vườn thôn Vĩ.
- Tâm trạng: khát khao được trở về với vườn Vĩ, với thế giới bên ngoài, một khao khát thành thực, da diết.
2. Khổ 2.
- Cảnh vật:
+ Gió lối gió, mây đường mây
-> Trạng thái chia lìa đôi ngả, sự vật biệt lập, tách rời.
+ Dòng nước buồn thiu: sự ngưng đọng đến nao lòng.
+ Hoa bắp vên sông lay khẽ khàng khiến nỗi buồn trở lên hiu hắt.
+ Thuyền chở trăng đậu bến sông trăng: cảnh vật hư ảo và lạnh lẽo.
- Tâm trạng: Qua câu hỏi có chở kịp trăng về hay không: thể hiện sự khao khát mong đợi khẩn thiết của nhân vật trữ tình, hé mở một mặc cảm về thực tại, một thế sống chạy đua với thời gian vì cuộc chia lia đang đến gần.
3. Khổ 3: 
- Khách đường xa: có thể là Hoàng Cúc, hoặc một người khách nào đó.
+ áo trắng: tinh khôi và thánh thiện, trắng quá khiến hình ảnh khách đường xa trở lên nhạt nhoà và hư ảo.
- Hiện tại: ở đây, sương khói cảnh vật hư ảo tạo một hố sâu ngăn cách giữa nhà thơ với cuộc đời.
- Câu hỏi: ai biết tình ai có đậm đà, câu hỏi xót xa, con người khao khát sống nhưng cuộc sống đang lụi tắt dần.
IV/ Tổng kết.
1. Nội dung.
- Thể hiện tình yêu quê hương, khao khát giao cảm với cuộc đời, con người và sự mặc cảm trước thân phận bi kịch.
2. Nghệ thuật.
- Sử dụng câu hỏi tu từ, đại từ, miêu tả
- Làm bài tập nâng cao 
- Soạn bài tiếp theo

Tài liệu đính kèm:

  • doc85 Day thon Vi Da.doc