Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng

Tuần: 7

Tiết: 28

 THỰC HÀNH

 VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG

I - MỤC TIÊU

- Giúp HS: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa .

-Luyện tập để sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội các từ với các nghĩa khác nhau đồng thời lựa chọn từ thích hợp trong từng ngữ cảnh

-Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quí vốn từ ngữ phong phú , giàu sức biểu hiện của tiếng Việt .

II-CHUẨN BỊ

 - GV : sgk- sgv , Từ điển TV, bảng phụ

 -HS : Đọc bài, làm bài tập trong bảng phụ .

 - PP :Nêu vấn đề , thảo luận nhóm

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1469Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11CB tiết 28: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Tiết: 28 	
 	THỰC HÀNH 
 VỀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG SỬ DỤNG
I - MỤC TIÊU 
- Giúp HS: Củng cố và nâng cao những hiểu biết về các phương thức chuyển nghĩa của từ và hiện tượng từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa .
-Luyện tập để sử dụng từ theo các nghĩa khác nhau và lĩnh hội các từ với các nghĩa khác nhau đồng thời lựa chọn từ thích hợp trong từng ngữ cảnh 
-Bồi dưỡng và nâng cao tình cảm yêu quí vốn từ ngữ phong phú , giàu sức biểu hiện của tiếng Việt .
II-CHUẨN BỊ 
 - GV : sgk- sgv , Töø ñieån TV, baûng phuï 
 -HS : Ñoïc baøi, laøm baøi taäp trong baûng phuï .
 - PP :Neâu vaán ñeà , thaûo luaän nhoùm 
III - TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp:
Kiểm tra:
 Anh (chị ) hãy nêu những hiểu biết của mình về nghĩa của từ?
 3. Bài mới: 
Trong thực tế ngôn ngữ của một dân tộc bao giờ cũng chỉ có số lượng hữu hạn nhưng để đáp ứng nhu cầu vô hạn của việc sử dụng ngôn ngữ trong đời sống bao giờ cũng phải có sự sáng tạo nên từ mới. Một trong những sự sáng tạo từ mới tiêu biểu là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ đồng nghĩa. Bài học này sẽ giúp chúng ta thực hành về hai hiện tượng này trong tiếng Việt.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn hs ôn tập về nghĩa của từ .
*GV nhắc lại nghĩa của từ : Nghĩa gốc, nghĩa chuyển , từ đồng nghĩa (Kến thức lớp 6) 
HĐ 2: Hướng dẫn luyện tập 
*GV: Cho hs đđọc & thảo luận bt 1
* GV nhận xét tổng kết về từ Lá => Các nghĩa trên của từ “lá” được sử dụng theo phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ theo lối liên tưởng tương đồng.
* GV: Gọi hs đặt câu theo yêu cầu bài tập 2 
* Chọn một ,hai câu hay lưu bảng 
* GV: Gọi hs đọc bt3 & đặt câu theo yêu cầu 
*GV đọc bài tập 4 và lầm theo yêu cầu .
Nếu thay các từ trên câu thơ sẽ là:
 Nhờ em em có nhận lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Sắc thái ý nghĩa hai câu thơ hoàn toàn thay đổi. “ cậy” không đơn thuần là nhờ mà còn biểu thị sắc thái khẩn cầu, sự gởi gắm cả tấm lòng của Thuý Kiều với Thuý Vân .
-Từ “chịu” không chỉ là nhận mà còn hàm ý không có sự lựa chọn nào khác. Nếu dùng từ nhận vẫn có thể chối từ nhưng trong câu nói của Kiều nàng đã đặt em vào tình thế buộc phải chấp nhận. Vì hơn ai hết Kiều hiểu rằng sự chấp nhận của Thuý Vân trong hoàn cảnh ấy là một sự hi sinh . Từ “chịu, cậy” đã thể hiện được sự tinh tế của Thuý Kiều, sự tài hoa trong cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Du.
*GV gọi hs đọc bt 5 và làm bài 
- Từ “canh cánh” mang nét nghĩa của tất cả các từ trên.giúp người đọc hình dung được trạng thái liên tục ám ảnh, thường trực trong tình cảnh nhớ nước trong tâm hồn Bác.
- HS nhắc lại các khái niệm về từ 
-HS thảo luận nhóm trả lời 
 a. “ Lá vàng ......vèo” nghĩa gốc bộ phận của cây thường ở ngọn, cành cây thường có màu xanh ,dáng mỏng.
b. “Lá” dùng với các từ chỉ bộ phận chỉ cơ thể con người : Lá gan, lá phổi, lá lách.
Lá => vật bằng giấy : Lá thư, lá đơn,...
Lá => vật bằng vải :Lá cờ,lá buồm...
Lá => chỉ vật bằng tre nứa, cỏ: Lá cờ,lá buồm...
Lá =>chỉ vật kim loại : Lá tôn, lá đồng
- Một hs đọc vd mẫu về từ tay các nhón phát biểu về các từ :
w Từ “đầu”
 Hắn là tên cầm đầu
w Chân
Nó đã có chân trong đội bóng đá lớp tôi.
w Tay
 Tay này có biệt tài ca vọng cổ.
w Miệng
 Nhà ông ấy có năm miệng ăn.
 Tim 
Bác ơi ! tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người 
 Tố Hữu 
-HS: đặt câu theo các từ 
 Ÿ Từ “chua”
- Những câu hát nghe chua chát quá 
 Ÿ “ngọt”
-Nói ngọt lọt đến xương. 
 Ÿ “bùi”
-“Lời của mẹ nghe bùi tai quá”
Ÿ nhạt 
- Những tiếng cười nhạt thếch .
- HS đọc bài tập 4 
 Từ cậy thay bằng từ nhờ nghĩa giống nhau nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm.
từ cậy = nhờ,vâng, nhận nghĩa chỉ sự đồng ý nhưng sắc thái ý nghĩa khác nhau 
- HS đọc bt và trả lời từ chọn 
a. Từ canh cánh: thể hiện một tấm lòng nhớ nước.
b.Từ “quan hệ hoặc từ liên can” trung hoà về sắc thái tình cảm hơn các từ khác.
c. Từ “bạn” mang sắc thái ý nghĩa trung hoà những từ khác không phù hợp với văn cảnh vì mang ý nghĩa thân mật hơn từ bạn.
I.ÔN TẬP VỀ NGHĨA CỦA TỪ 
 -Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa 
-Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ ,tạo ra từ nhiều nghĩa ( Nghĩa gốc, nghĩa chuyển) 
- Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện ban đầu làm cơ sở hình thành nghĩa khác . Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc . 
II. THỰC HÀNH LUYỆN TẬP 
 1. Bài tập 1
a. “ Lá vàng .đưa vèo”
 Từ “lá” được dùng theo nghĩa gốc bộ phận của cây thường ở trên ngọn hay trên cành ,có màu xanh, ,hình dáng mỏng, có vai trò tạo ra chất hữu cơ nuôi cây.
=>Nghĩa này có ngay từ khi từ “lá” xuất hiện trong tiếng việt.
b. “Lá gan, lá phổi, lá lách...” chỉ bộ phận trong cơ thể có hình chiếc lá.
- “Lá thư, lá đơn,..”.những vật giấy dùng để ghi, vẽ..
- “ Lá cờ,lá buồm...”vật bằng vải có hình dạng như chiếc lá.
- “Lá cót, lá chiếu, ...”những vật làm bằng gỗ tre ,nứa có hình dạng như chiếc lá.
- “Lá tôn, lá đồng” những vật bằng kim loại có hình dạng như chiếc lá.
=> Các từ “Lá” trên đều có nét nghĩa chung là chỉ thuộc tính có hình dáng mỏng như lá 
2. Bài tập 2
* Trong TV có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ phận thân thể con người nhưng có nghĩa chuyển chỉ vật dụng và cả con người như : đầu , chân , tay , miệng , tim
* Ví dụ:
- “Đầu xanh có tội tình gì?” câu thơ của ND ý chỉ Thúy kiều còn trẻ và vô tội .
- Ông Ba có chân trong hội cựu chiến binh của tỉnh chỉ vị trí của con người .
-“ Anh ấy có trái tim thật nhân hậu” chỉ người nhân hậu .
3. Bài tập 3
* Các từ chỉ vị giác : mặn ,nhạt chua, cay ,đắng ,chát ,ngọt, bùi đều có hiện tượng chuyển nghĩa 
* Đặt câu chỉ đặc điểm của âm thanh , của lời nói , tình cảm , cảm xúc .
- Câu nói của anh nghe nhạt quá!
- Ngọt lịm yêu thương giọng Qủang Bình.
- Ông tôi kể chuyện nghe thật bùi tai
- Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.
-Từ lâu, chi đã thấm thía nỗi đắng cay của cảnh cô đơn .
4. Bài tập 4 
-Có thể thay từ cậy = nhờ là từ đồng nghĩa bằng lời nói tác động đến người khác với mong muốn họ giúp mình làm một việc gì đó . Từ cậy thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ và hiệu quả của việc giúp đỡ 
- Có thể thay từ chịu = nhận , nghe, vângchỉ sự đồng ý,sự chấp thuận với lời người khác nhưng sắc thái biểu đạt lại khác nhau.
Ÿ Nhận tiếp nhận ,đồng ý một cách bình thường.
Ÿ Nghe, vâng đòng ý chấpthuận của kẻ dưới đv người trên thể hiện thái độ ngoan ngoãn ,kính trọng .
Ÿ Chịu thuận theo lời người khác theo một lẽ nào đó mà mình có thể không hài lòng
5. Bài tập 5
a. Từ canh cánh khắc họa tâm trạng day dứt ,triền miên thể hiện một tấm lòng nhớ nước.
b. Anh ấy không “liên can” gì đến việc này.
c. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước.
4.Củng cố 
 Tính nhiều nghĩa của từ là quá trình chuyển nghĩa.
 Một số ý về hiện tượng đồng nghĩa.
5.Dặn dò:
 Xem và soạn bài “Ôn tạp về văn học”

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI25.doc